Xây dựng một nền kinh tế mới hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu

Sau thời kỳ mở cửa, đặc biệt là từ những năm 90 trở lại đây, Việt Nam không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác hữu nghị, giao lưu, buôn bán với các nước bên ngoài. Những mối quan hệ này phát sinh từ các lợi ích kinh tế là chủ yếu; và trong đó thì hoạt động xuất khẩu của Việt Nam là hoạt động mang tầm quan trọng chiến lược. Cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược thương mại quốc tế của Việt Nam phải xuất phát từ điều kiện môi trường kinh tế quốc tế hiện tại và những điều kiện thuận lợi vốn có của Việt Nam để tham gia vào sự phân công lao động quốc tế một cách đúng đắn nhất. Trong giai đoạn đầu, sự phân công lao động đó cần dựa trên lợi thế so sánh của từng quốc gia để sản xuất các sản phẩm và trao đổi với nhau. Xuất phát từ những lợi thế so sánh của Việt Nam và các nước trên thế giới, trong giai đoạn đầu này, Việt Nam sẽ sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô và sản phẩm nông nghiệp, một số sản phẩm sử dụng nhiều lao động, công nghệ trung bình, sử dụng ít vốn ngoại tệ thu được thông qua hoạt động xuất khẩu đó, Việt Nam sẽ có tiền đề cho hoạt động nhập khẩu tư liệu sản xuất và công nghệ. Thông qua việc ứng dụng các tư liệu sản xuất và công nghệ tiên tiến sẽ góp phần giúp Việt Nam đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đại hội Đảng lần thứ VII (6/1991) đã xác định đường lối đối ngoại: “độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá”, và sau Đại hội Đảng lần thứ VIII (7/1996) là: “Xây dựng một nền kinh tế mới hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu Chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc với bước đi thích hợp”. Tuy nhiên, Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác, chiến lược phát triển trong tương lai phải nhanh chóng chuyển từ việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế sang sản phẩm chế biến. Muốn vậy, ta cần phải đẩy mạnh tính hiệu quả từ hoạt động xuất khẩu; đặc biệt là các mặt hàng chủ lực bởi các mặt hàng này hiện chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta. Đề tài này sẽ nghiên cứu về thực trạng và từ đó tập trung đề ra các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của nước ta. Về kết cấu nội dung của đề án, nội dung đề án chia làm 2 phần (ngoài lời mở đầu và kết luận) như sau: Phần I: Cơ sở lý luận chung (Tổng quan về lý thuyết) 1- Vai trò của xuất khẩu hàng hoá 2- Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu Phần II: Thực trạng và giải pháp 1- Thực trạng: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực (doanh số, thị trường) 2- Các vấn đề trong hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực 3- Các giải pháp Để có thể hoàn thành được vấn đề nghiên cứu đặt ra này với tư cách là đề án của môn học Kinh Tế Thương Mại, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tụy của Thầy giáo, Thạc sỹ Nguyễn Việt Cường; nhờ đó mà đề án này được hoàn thành một cách trọn vẹn hơn.

doc32 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng một nền kinh tế mới hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan