Nước Việt Nam đang vững bước và đã gặt hái nhiều thành công trên con đường
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đạt được những thành tựu ấy, nhân tố không thể thiếu là
những con người có năng lực hành động, dám nghĩ, dám làm trước những vấn đề khó khăn
mà thời đại đặt ra. Việc học ngày nay không chỉ là học kiến thức mà là học cách học, cách
suy nghĩ, cách phát hiện và giải quyết vấn đề. Đó là những năng lực mà cuộc sống hiện đại
hết sức coi trọng.
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề quan
tâm hàng đầu của ngành giáo dục. Điều 28 Luật Giáo dục đã ghi: “phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp học tập, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh.” Thế nhưng, việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học như thế
nào để nâng cao chất lượng giảng dạy là một vấn đề không đơn giản, đòi hỏi các nhà giáo
dục phải quan tâm đầu tư, nghiên cứu.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy thực tế, chúng tôi nhận thấy Grap
và Algorit với tư cách là phương pháp dạy học phức hợp có vai trò đặc biệt quan trọng, đáp
ứng được rất nhiều yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học ngày nay
174 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng một số bài lên lớp có sử dụng grap, algorit phần Hidrocacbon lớp 11 ban cơ bản để nâng cao chất lượng dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
__________
Nguyễn Ngọc Anh Thư
XAÂY DÖÏNG MOÄT SOÁ BAØI LEÂN LÔÙP
COÙ SÖÛ DUÏNG GRAP, ALGORIT
PHAÀN HIDROCACBON LÔÙP 11 BAN CÔ BAÛN
ÑEÅ NAÂNG CAO CHAÁT LÖÔÏNG DAÏY HOÏC
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
__________
Nguyễn Ngọc Anh Thư
XAÂY DÖÏNG MOÄT SOÁ BAØI LEÂN LÔÙP
COÙ SÖÛ DUÏNG GRAP, ALGORIT
PHAÀN HIDROCACBON LÔÙP 11 BAN CÔ BAÛN
ÑEÅ NAÂNG CAO CHAÁT LÖÔÏNG DAÏY HOÏC
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ TRỌNG TÍN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh, Phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa
học được hoàn thành tốt đẹp.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Trọng Tín người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Đồng thời xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Trịnh Văn Biều đã quan
tâm động viên, khuyến khích tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập.
Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng viên trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí
minh đã tận tình giảng dạy, mở rộng và làm sâu sắc kiến thức chuyên môn đến cho chúng
tôi.
Tác giả xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu - Quý thầy cô trường THPT Lương
Văn Can, THPT Ngô Gia Tự, THPT Bình Chánh, THPT Lê Minh Xuân, THPT Cần Đước
(Long An) đã có nhiều giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững
chắc, tạo điều kiện cho tác giả thực hiện tốt luận văn này.
Trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều sơ sót. Kính mong quí thầy cô góp ý để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Nguyễn Ngọc Anh Thư
TP Hồ Chí Minh 2011
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 1
MỤC LỤC ................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... 1
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... 2
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................... 5
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 7
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 8
3. Nhiệm vụ của đề tài ............................................................................................... 8
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 8
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 8
6. Giả thuyết khoa học ............................................................................................... 8
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 9
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........... 10
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 10
1.1.1. Những nghiên cứu về vận dụng lý thuyết grap và algorit vào dạy học hóa học ở
nước ngoài ..................................................................................................................... 10
1.1.2. Những nghiên cứu về vận dụng phương pháp grap và algorit vào dạy học hóa
học ở Việt Nam .............................................................................................................. 11
1.2. Bài lên lớp (BLL) ............................................................................................. 14
1.2.1. Định nghĩa [17], [25], [28] .................................................................................. 14
1.2.2. Các thành tố và mối liên hệ giữa các thành tố của BLL [25] , [26] , [28] .......... 15
1.3. Phương pháp grap dạy học ............................................................................... 20
1.3.1. Khái niệm [44], [29] ............................................................................................ 20
1.3.2. Những đặc điểm của grap nội dung BLL ............................................................ 20
1.3.3. Algorit của việc lập grap nội dung dạy học [29, tr 44] ....................................... 21
1.4. Phương pháp algorit dạy học ............................................................................ 22
1.4.1. Khái niệm algorit và phương pháp algorit dạy học ............................................. 22
1.4.2. Các kiểu algorit dạy học [28, tr 54] ..................................................................... 23
1.4.3. Ba khái niệm cơ bản của tiếp cận algorit............................................................. 24
1.4.4. Những nét đặc trưng cơ bản của algorit dạy học [28, tr 55] ................................ 26
1.4.5. Ba bước soạn BLL bằng phương pháp algorit dạy học [28, tr 55] ...................... 26
1.5. Thực trạng của việc vận dụng phương pháp grap và phương pháp algorit vào
dạy học hoá học ở trường THPT hiện nay .............................................................. 27
1.5.1. Mục đích điều tra ................................................................................................. 27
1.5.2. Đối tượng điều tra ................................................................................................ 27
1.5.3. Kết quả điều tra.................................................................................................... 29
Chương 2: XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI LÊN LỚP CÓ SỬ DỤNG
GRAP, ALGORIT PHẦN HIĐROCACBON LỚP 11 BAN CƠ BẢN
ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ....................................... 35
2.1. Những nội dung cơ bản của phần hiđrocacbon lớp 11 .................................... 35
2.1.1. Cấu trúc và kế hoạch dạy học phần hiđrocacbon lớp 11 ban cơ bản .................. 35
2.1.2. Mục tiêu của phần hiđrocacbon [11] , [38] ......................................................... 36
2.1.3. Nội dung cơ bản của phần hiđrocacbon [11, tr 49] ............................................. 38
2.2. Đề xuất một số trường hợp có thể sử dụng phương pháp grap khi giảng dạy
phần hiđrocacbon lớp 11 ban cơ bản ....................................................................... 39
2.2.1. Xây dựng grap nội dung bài lên lớp truyền thụ kiến thức mới ........................... 39
2.2.2. Xây dựng grap nội dung cho bài ôn tập – luyện tập ............................................ 44
2.2.3. Xây dựng grap nội dung bài thực hành ............................................................... 46
2.3. Đề xuất một số trường hợp có thể sử dụng phương pháp algorit khi giảng dạy
phần hiđrocacbon lớp 11 ban cơ bản ....................................................................... 47
2.3.1. Xây dựng algorit giải một số dạng bài tập cơ bản ............................................... 47
2.3.2. Xây dựng algorit cho bài thực hành thí nghiệm .................................................. 59
2.4. Xây dựng một số bài lên lớp có sử dụng grap, algorit phần hiđrocacbon lớp 11
ban cơ bản ................................................................................................................ 60
2.4.1. Xây dựng bài lên lớp truyền thụ kiến thức mới ................................................... 60
2.4.2. Xây dựng bài lên lớp luyện tập về hóa học ......................................................... 89
2.4.3. Xây dựng bài lên lớp ôn tập về hóa học ............................................................ 102
2.4.4. Xây dựng bài lên lớp thực hành hóa học ........................................................... 109
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................. 115
3.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................... 115
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ................................................................................... 115
3.3. Đối tượng thực nghiệm .................................................................................. 115
3.4. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm ........................................................ 116
3.4.1. Dùng phương pháp thống kê toán học ............................................................... 116
3.4.2. Xử l ý các ý kiến nhận xét của HS và GV .......................................................... 117
3.5. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................... 118
3.6. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................... 120
3.6.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 120
3.6.2. Kết quả của việc lấy ý kiến nhận xét của HS và GV ......................................... 135
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 143
1. Kết luận ............................................................................................................. 143
2. Kiến nghị ........................................................................................................... 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 146
PHỤ LỤC ................................................................................................ 150
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLL : Bài lên lớp
BGD và ĐT : Bộ giáo dục và đào tạo
CTCT : công thức cấu tạo
CTPT : công thức phân tử
dd : dung dịch
đktc : điều kiện tiêu chuẩn
ĐC : đối chứng
g : gam
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
KT : kiểm tra
ND : nội dung
PP : phương pháp
PPDH : phương pháp dạy học
PTHH : phương trình hóa học
SGK : Sách giáo khoa
TN : thực nghiệm
TNSP : Thực nghiệm sư phạm
THPT : Trung học phổ thông
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung
1.1 Bảng tổng hợp phiếu thăm dò thực trạng
1.2 Số lượng phiếu thăm dò thống kê theo thâm niên giảng dạy
1.3 Số lượng phiếu thăm dò thống kê theo trình độ
1.4 Một số khó khăn GV thường gặp khi giảng dạy phần hidrocacbon
1.5 Mức độ sử dụng các PPDH
1.6
Mức độ sử dụng phương pháp grap và algorit khi giảng dạy phần
hidrocacbon
1.7 Một số ưu điểm và hạn chế của phương pháp grap dạy học
1.8 Một số ưu điểm và hạn chế của phương pháp algorit dạy học
2.1 Cấu trúc và kế hoạch dạy học phần hidrocacbon lớp 11 ban cơ bản
2.2 Mục tiêu của chương hidrocacbon no
2.3 Mục tiêu của chương hidrocacbon không no
2.4
Mục tiêu của chương hidrocacbon thơm – Nguồn hidrocacbon thiên
nhiên – Hệ thống hóa về hidrocacbon
2.5 Nội dung cơ bản của phần hidrocacbon
3.1 Các lớp TN và ĐC
3.2 Đối tượng HS thực hiện phiếu thăm dò
3.3 Điểm quy đổi các mức độ trả lời của phiếu thăm dò
3.4 Danh sách các bài kiểm tra
3.5 Phân phối kết quả bài kiểm tra “Ankan”
3.6 Phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra “Ankan”
3.7 Phân loại kết quả bài kiểm tra “Ankan”
3.8 Các tham số đặc trưng bài kiểm tra “Ankan”
3.9 Phân phối kết quả bài kiểm tra 15 phút
3.10 Phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra 15 phút
3.11 Phân loại kết quả bài kiểm tra 15 phút
3.12 Các tham số đặc trưng bài kiểm tra 15 phút
3.13 Phân phối kết quả bài kiểm tra “Anken”
3.14 Phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra “Anken”
3.15 Phân loại kết quả bài kiểm tra “Anken”
3.16 Các tham số đặc trưng bài kiểm tra “Anken”
3.17 Phân phối kết quả bài kiểm tra 1 tiết
3.18 Phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra 1 tiết
3.19 Phân loại kết quả bài kiểm tra 1 tiết
3.20 Các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1 tiết
3.21
Phân phối kết quả bài kiểm tra “Benzen và đồng đẳng – Một số
hidrocacbon thơm khác”
3.22
Phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra “Benzen
và đồng đẳng – Một số hidrocacbon thơm khác”
3.23
Phân loại kết quả bài kiểm tra “Benzen và đồng đẳng – Một số
hidrocacbon thơm khác”
3.24
Các tham số đặc trưng bài kiểm tra “Benzen và đồng đẳng – Một số
hidrocacbon thơm khác”
3.25 Giá trị kiểm định giả thuyết thống kê các bài kiểm tra
3.26 Phân phối kết quả bài kiểm tra độ bền kiến thức
3.27 Tần suất bài kiểm tra độ bền kiến thức
3.28 Tần suất lũy tích bài kiểm tra độ bền kiến thức
3.29 Phân loại kết quả bài kiểm tra kiểm tra độ bền kiến thức
3.30 Các tham số đặc trưng trong bài kiểm tra độ bền kiến thức
3.31
Giá trị kiểm định giả thuyết thống kê bài kiểm tra độ bền kiến thức
của các lớp TN và ĐC
3.32 Điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn của các bài kiểm tra
3.33 Phân loại kết quả của các bài kiểm tra
3.34 Số lượng phiếu thăm dò
3.35
Ý kiến HS về các grap nội dung dạy học trong các bài lên lớp phần
hidroacbon
3.36
Ý kiến HS về phương pháp algorit trong các bài lên lớp phần
hidrocacbon
3.37 Ý kiến HS sau khi học các bài lên lớp có sử dụng grap, algorit
3.38
Ý kiến GV về nội dung và cách tổ chức bài lên lớp có sử dụng
grap, algorit
3.39
Ý kiến GV về tinh thần, thái độ học tập của HS và bầu không khí
lớp học
3.40
Ý kiến GV về mức độ nắm vững kiến thức và kết quả học tập nhóm
TN – ĐC
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Nội dung
1.1 Bốn thành tố cơ bản của bài lên lớp
1.2 Mối liên hệ giữa bốn thành tố của bài lên lớp
1.3 Các kiểu bài lên lớp
2.1 Grap nội dung bài “Ankan” được xây dựng theo hình thức 1
2.2 Grap nội dung bài “Anken” được xây dựng theo hình thức 1
2.3 Grap nội dung bài “Ankin” được xây dựng theo hình thức 2
2.4
Grap nội dung bài “Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon
thơm khác” được xây dựng theo hình thức 2
2.5
Grap nội dung bài “ Luyên tập Ankin” được xây dựng theo hình
thức grap đầy đủ
2.6 Grap nội dung bài thực hành 4
3.1
Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra
“Ankan”
3.2
Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra 15
phút
3.3
Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra
“Anken”
3.4
Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra 1
tiết
3.5
Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra
“Benzen và đồng đẳng – Một số hidrocacbon thơm khác”
3.6
Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra độ
bền kiến thức của cặp lớp TN1 – ĐC1 (11A5 – 11A7 trường Lương
Văn Can)
3.7
Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra độ
bền kiến thức của cặp lớp TN2 – ĐC2 (11A9 – 11A16 trường
Lương Văn Can)
3.8
Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra độ
bền kiến thức của cặp lớp TN3 – ĐC3 (11A3 – 11A5 trường Ngô
Gia Tự)
3.9
Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra độ
bền kiến thức của cặp lớp TN4 – ĐC4 (11A3 – 11A5 trường Bình
Chánh)
3.10
Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra độ
bền kiến thức của cặp lớp TN5 – ĐC5 (11B6 – 11B12 trường Lê
Minh Xuân)
3.11
Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra độ
bền kiến thức của cặp lớp TN6 – ĐC6 (11C1– 11C10 trường Cần
Đước)
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước Việt Nam đang vững bước và đã gặt hái nhiều thành công trên con đường
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đạt được những thành tựu ấy, nhân tố không thể thiếu là
những con người có năng lực hành động, dám nghĩ, dám làm trước những vấn đề khó khăn
mà thời đại đặt ra. Việc học ngày nay không chỉ là học kiến thức mà là học cách học, cách
suy nghĩ, cách phát hiện và giải quyết vấn đề. Đó là những năng lực mà cuộc sống hiện đại
hết sức coi trọng.
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề quan
tâm hàng đầu của ngành giáo dục. Điều 28 Luật Giáo dục đã ghi: “phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp học tập, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh.” Thế nhưng, việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học như thế
nào để nâng cao chất lượng giảng dạy là một vấn đề không đơn giản, đòi hỏi các nhà giáo
dục phải quan tâm đầu tư, nghiên cứu.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy thực tế, chúng tôi nhận thấy Grap
và Algorit với tư cách là phương pháp dạy học phức hợp có vai trò đặc biệt quan trọng, đáp
ứng được rất nhiều yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học ngày nay.
Bên cạnh đó, phần hidrocacbon lớp 11 có thể được xem là cánh cửa đầu tiên đưa học
sinh THPT bước vào thế giới hóa học hữu cơ. Bước đầu làm quen với kiến thức hữu cơ trừu
tượng, đa dạng, phức tạp chắc chắn học sinh không tránh khỏi những bỡ ngỡ và khó khăn,
đặc biệt là với những học sinh yếu kém. Do đó, việc thiết kế, sử dụng grap và algorit nhằm
cụ thể hóa, hệ thống hóa kiến thức trừu tượng và định hướng phương pháp giải quyết vấn đề
giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức, rèn luyện năng lực học tập là một vấn đề có ý
nghĩa thực tiễn.
Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI LÊN LỚP CÓ
SỬ DỤNG GRAP, ALGORIT PHẦN HIDROCACBON LỚP 11 BAN CƠ BẢN ĐỂ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một số BLL có sử dụng grap, algorit phần hiđrocacbon lớp 11 ban cơ bản
để nâng cao chất lượng dạy học.
3. Nhiệm vụ của đề tài
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học, grap dạy học, algorit dạy học.
3.2. Nghiên cứu để xây dựng các BLL trong phần hidrocacbon lớp 11 ban cơ bản có khả
năng thể hiện bằng grap, algorit. Ứng dụng grap và algorit để xây dựng các bài đó thành
BLL nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
3.4. Tổng kết đề tài nghiên cứu và đưa ra những ý kiến đề xuất.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc xây dựng một số BLL hóa học có sử dụng grap, algorit.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và học hóa học ở trường THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: một số BLL trong phần hidrocacbon lớp 11 ban cơ bản có khả năng thể
hiện bằng grap và algorit.
- Địa bàn: Thành phố Hồ Chí Minh (gồm 4 trường THPT: Lương Văn Can – Q.8,
Ngô Gia Tự - Q.8, Bình Chánh – huyện Bình Chánh, Lê Minh Xuân - huyện Bình Chánh)
và tỉnh Long An (trường THPT Cần Đước).
- Thời gian: Từ tháng 8/2010 đến tháng 7/2011.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu BLL có sử dụng grap, algorit phần hidrocacbon lớp 11 cơ bản được xây dựng
tốt, hoàn thiện và sử dụng đúng chỗ, đúng mục đích, hợp lí sẽ giúp việc dạy của giáo viên
được hay hơn, học sinh tiếp thu bài tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
7. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lí thuyết và nội dung của
đề tài.
- Phân tích và tổng hợp.
- Hệ thống hóa, khái quát hóa.
- Phương pháp mô hình hóa.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Trò chuyện, phỏng vấn.
- Điều tra bằng phiếu câu hỏi.
- Phương pháp chuyên gia.
- Thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp toán học
- Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp thống kê toán học.
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về vận dụng lý thuyết grap và algorit vào dạy học hóa học
ở nư