Từ thời nguyên thuỷ, trang phục xuất hiện để đáp ứng nhu cầu cuộc sống loài
người. Qua những phát hiện của khảo cổ học cho thấy thời đại đồ đá con người đã
biết tạo và sử dụng trang phục. Nguyên nhân xuất hiện trang phục là do nhu cầu cần
thiết bảo vệ cơ thể con người trước những tác động có hại của thiên nhiên khắc
nghiệt như khí hậu, môi trường
Trang phục thời nguyên thuỷ chưa có một hình dáng cụ thể. Nguyên liệu chủ
yếu chỉ là da thú, vỏ cây, lá cây
Theo sát cùng quá trình phát triển của con người, trang phục cũng được cải tạo,
sáng chế. Từ những vật liệu chủ yếu trong thiên nhiên con người đã biết kết nối, đan
bện chúng lại thành những tấm lớn quấn quanh cơ thể. Con người đã biết kết sợi, đan
thành áo và guồng sợi ra đời. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, con người đã phát
minh ra máy dệt. Nghề dệt càng phát triển thì con người càng biết cách sáng tạo ra
nhiều kiểu trang phục lạ, đẹp mắt Đó chính là những cải biến lớn về kiểu dáng, màu
sắc Nghành may bắt đầu xuất hiện.
Từng thời kỳ phát triển của xã hội khác nhau trang phục cũng phát triển theo xu
hướng khác nhau. Dân tộc, tôn giáo, giới tính, đẳng cấp xã hội, lứa tuổi cũng đã có
những chọn lựa trang phục riêng biệt.
Văn hoá, kỹ thuật ngày càng phát triển, sự thay thế chế độ cũ bằng chế độ mới
cũng làm trang phục thay đổi theo. Con nguời của chế độ cũ chỉ được mặc trang phục
theo quy định đẳng cấp thì ngày nay sự tự do hoá và đa dạng hóa về trang phục đã
nói lên sự phát triển về mặt trình độ và nhận thức tiến bộ của con người. Ngành may
mặc vì thế cũng lớn mạnh theo
93 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4988 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất cho các công đoạn sản xuất chính của mã hàng CTF04 - 115V6 tại công ty cổ phần may Hồ Gươm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
z
TIỂU LUẬN:
Xây dựng quy trình công nghệ sản
xuất cho các công đoạn sản xuất chính
của mã hàng CTF04 - 115V6 tại công ty
cổ phần may Hồ Gươm
Chương I
Sự xuất hiện ngành may
Từ thời nguyên thuỷ, trang phục xuất hiện để đáp ứng nhu cầu cuộc sống loài
người. Qua những phát hiện của khảo cổ học cho thấy thời đại đồ đá con người đã
biết tạo và sử dụng trang phục. Nguyên nhân xuất hiện trang phục là do nhu cầu cần
thiết bảo vệ cơ thể con người trước những tác động có hại của thiên nhiên khắc
nghiệt như khí hậu, môi trường…
Trang phục thời nguyên thuỷ chưa có một hình dáng cụ thể. Nguyên liệu chủ
yếu chỉ là da thú, vỏ cây, lá cây…
Theo sát cùng quá trình phát triển của con người, trang phục cũng được cải tạo,
sáng chế. Từ những vật liệu chủ yếu trong thiên nhiên con người đã biết kết nối, đan
bện chúng lại thành những tấm lớn quấn quanh cơ thể. Con người đã biết kết sợi, đan
thành áo và guồng sợi ra đời. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, con người đã phát
minh ra máy dệt. Nghề dệt càng phát triển thì con người càng biết cách sáng tạo ra
nhiều kiểu trang phục lạ, đẹp mắt…Đó chính là những cải biến lớn về kiểu dáng, màu
sắc…Nghành may bắt đầu xuất hiện.
Từng thời kỳ phát triển của xã hội khác nhau trang phục cũng phát triển theo xu
hướng khác nhau. Dân tộc, tôn giáo, giới tính, đẳng cấp xã hội, lứa tuổi cũng đã có
những chọn lựa trang phục riêng biệt.
Văn hoá, kỹ thuật ngày càng phát triển, sự thay thế chế độ cũ bằng chế độ mới
cũng làm trang phục thay đổi theo. Con nguời của chế độ cũ chỉ được mặc trang phục
theo quy định đẳng cấp thì ngày nay sự tự do hoá và đa dạng hóa về trang phục đã
nói lên sự phát triển về mặt trình độ và nhận thức tiến bộ của con người. Ngành may
mặc vì thế cũng lớn mạnh theo.
Xã hội ngày càng phát triển, trang phục đã trở thành đối tượng của mỹ thuật.
Quần áo không những là để bảo vệ cơ thể mà còn làm tăng vẻ đẹp của con người. Để
đáp ứng được nhu cầu đa dạng của con người, ngành may mặc cũng thay đổi để thích
nghi theo. Từ những xưởng may nhỏ, thô sơ, công nghiệp lạc hậu ngành may đã lớn
mạnh thành những xưởng may lớn với hàng ngàn công nhân, thiết bị hiện
đại…Nhiều phương pháp khoa học đã được thiết lập mang tính khoa học cao, tính
chuyên môn hoá đem lại năng suất chất lượng ngày một tăng. ở một số nước như:
Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nhật… ngành may đã trở thành một ngành công nghiệp
xuất khẩu chính trong nền kinh tế quốc dân.
Đối với Việt Nam, ngành may mặc là một ngành còn rất non trẻ.
Từ thời phong kiến, ngành may mặc phát triển cầm chừng, trang phục đẹp chủ
yếu phục vụ cho tầng lớp vua, quan, địa chủ, nhà giàu. Vải trên thị trường chủ yếu là
lụa và satanh đen sần sùi, dệt bằng tay. Trải qua các thời điểm lịch sử, trang phục
người Việt biến đổi lúc nhanh lúc chậm với những nét độc đáo riêng mang đậm
phong cách dân tộc. Song nhìn chung sự biến đổi trang phục Việt Nam cũng theo
dòng phát triển trang phục thế giới.
Khi thực dân Pháp chiếm đóng nước ta, ngành may đã có những bước phát triển
theo sau ngành dệt. Máy may bắt đầu xuất hiện nhưng số lượng nhỏ và riêng lẻ,
mang tính chất cá nhân. Người may đo là chủ yếu.
Từ năm 1945 đến 1954, ngành may mặc bắt đầu được chú ý nhưng gặp nhiều
khó khăn do tính xã hội.
Từ năm 1954 đến 1975, Miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa, ngành may mặc được
đầu tư phát triển thành những hợp tác xã và đã ra đời những xí nghiệp may. Miền
Nam Việt Nam ngành may mặc phát triển mạnh và Âu hóa nhưng vẫn còn mang tính
chất cá nhân và những nhóm người may trang phục theo xu hướng.
Sau 1975 đến 1986, do ảnh hưởng của chiến tranh, cơ chế thị trường và cơ chế
quản lý cũ kỷ cộng với trang thiết bị nghèo nàn và lạc hậu nên thời kỳ đầu ngành
công nghiệp may Việt Nam phát triển chậm. Trải qua những bước thăng trầm, ngành
công nghiệp may Việt Nam đã có những bước phát triển cả vể bề rộng lẫn chiều sâu.
Từ 1986 đến nay, với những chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
trong nền kinh tế thị trường, ngành công nghiệp may đã tập trung đổi mới công nghệ,
thiết bị, cải tạo, nâng cấp nhà xưởng…nhằm đưa ngành công nghiệp may mặc Việt
Nam phát triển tiến kịp các nước phát triển trên thế giới cũng như khu vực.
Những năm của thập kỷ 90, ngành may mặc của ta đã thu được những kết quả đáng
mừng chuyển hướng kịp thời với nền kinh tế thị trường, không những duy trì được
sản xuất mà còn phát triển với nhịp độ cao. Kim ngạch xuất khẩu tăng đều với công
tác đầu tư đổi mới thiết bị đáp ứng nhu cầu hàng may sẳn có chất lượng cao, phong
phú về kiểu dáng, mẩu mốt để phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đến
nay, hơn 95% thiết bị cuả ngành may đã được đổi mới. Các cơ sở may xuất khẩu
nhìn chung đều sử dụng thiết bị của Nhật, Đức… đã có một số dây chuyền đồng bộ
để may sơ mi ở các công ty như: May 10, May Thăng Long, May Việt Tiến… Dây
chuyền may quần âu như: May Nhà Bè, may Hai, May Việt Thắng…
Bước sang thế kỷ 21, ngành dệt may Việt Nam có những chuyển mình rõ rệt hơn,
nhiều cơ hội lớn đang đến và nhiều thách thức không nhỏ.
Dưới đây là một số thông tin đáng chú ý trong những tháng đầu năm 2004:
Xuất khẩu hàng dệt may sang Đài Loan 3 tháng đầu năm tăng khá: Theo số
liệu thống kê chính thức, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Đài Loan trong
tháng 3/2004 ước đạt gần 17,5 triệu USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ 2003.
Nga: Xuất khẩu sang thị trường Nga 3 tháng đầu năm tăng khá, tăng 14,24%.
Xuất khẩu áo thun và áo thể thao tăng mạnh, trong khi xuất khẩu áo Jackét, áo khoác
và áo sơ mi lại giảm.
Cộng hoà Séc: Do sắp gia nhập EU vào ngày 1/5 nên xuất khẩu hàng dệt may
của ta sang Cộng hoà Séc đã tăng rất mạnh, tăng tới 88,9% so với cùng kỳ năm 2003,
đạt trên 8,7 triệu USD. Trong đó, tăng mạnh là các mặt hàng áo thun, quần, quần áo
sợi acrylic, áo Jackét … trong khi đó, xuất khẩu áo sơ mi lại giảm. Dự báo, sau 1/5
xuất khẩu hàng dệt may sang Cộng hoà Séc và 9 nước khác mới gia nhập EU sẻ giảm
mạnh.
Australia: Xuất khẩu hàng dệt may 3 tháng đầu năm sang Australia giảm
mạnh( giảm 35,22% ) mặc dù kinh tế nước này phục hồi mạnh và đồng Đôla
Australia tăng giá.
Ba Lan: Xuất khẩu hàng dệt may sang Ba Lan tăng khá, tăng 18,71%. Trong
đó, xuất khẩu quần soóc, quần lửng và găng tay tăng mạnh, trong khi xuất khẩu áo
thun và áo sơ mi lại giảm….
Theo đà phát triển của ngành dệt may trong nước, đã có rất nhiều Công ty may thành
công trong quá trình gia công hàng xuất khẩu, trong số đó phải kể đến Công ty cổ
phần may Hồ Gươm. Công ty đã có những bước chuyển mạnh mẽ, góp phần không
nhỏ vào sự phát triển ngành dệt may Việt Nam.
Chương II.
Công ty cổ phần may Hồ Gươm
A.khái quát về Công ty cổ phần may Hồ Gươm
I. Quá trình hình thành Công ty cổ phần may Hồ Gươm:
Tháng 8 năm 1993 Xí nghiệp Sản xuất và dịch vụ May thuộc Liên hiệp Sản
xuất nhập khẩu may – Bộ Công Nghiệp thành lập Xưởng May 2 tại địa điểm 201-
Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nôi. Với 1.020 m2 nhà xưởng trên diện tích đất
524 m2, 127 thiết bị công nghệ và hơn 200 công nhân viên làm việc theo chế độ hai
ca. Nhiệm vụ chính là sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu. Đó chính là đơn vị
tiền thân của Công ty cổ phần May Hồ Gươm.
Sau khi Tổng Công Ty Dệt - May Việt Nam thành lập, ngày 25 tháng 11 năm
1995 Xưởng may 2 được Tổng Công Ty Dệt - May Việt Nam quyết định trở thành Xí
nghiệp May thời trang Trương Định- đơn vị thành viên của Công ty Dịch Vụ Thương
Mại số 1 trực thuộc Tổng Công Ty Dệt - May Việt Nam với chức năng sản xuất hàng
may mặc thời trang phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Ngày O2 tháng 03 năm 1998, Tổng Công Ty Dệt - May Việt Nam quyết định
chuyển Xí nghiệp May thời trang Trương Định thành Công Ty May Hồ Gươm- Công ty
thành viên thuộc Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 28/CP và 44/CP về cổ phần hoá doanh
nghiệp Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho phương án cổ phần
hoá của Công ty May Hồ Gươm, ngày 16 tháng 11 năm 1999 Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp đã ký Quyết định số 73/1999/QĐ_BCN chuyển Công ty May Hồ Gươm thành
Công ty cổ phần May Hồ Gươm kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2000. Đại hội cổ đông
thành lập đã được tổ chức thành công vào ngày 03 tháng 01 năm 2000 với 517 cổ
đông tức 100% số cán bộ công nhân viên của công ty. Đơn vị đã trở thành một trong
những Công ty thực hiện cổ phần hoá và cổ phần hóa toàn bộ doanh nghiệp đầu tiên
của Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam.
II. Quá trình xây dựng, mở rộng và phát triển Công ty cổ phần May Hồ
Gươm:
Tháng 8 năm 1993 với 1.020 m2 nhà xưởng trên diện tích đất 524 m2, 127
thiết bị công nghệ và hơn hai trăm công nhân viên làm việc theo chế độ 2 ca nhiệm
vụ chính là sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Trong hai năm 1996, 1997 doanh thu của Công ty May Hồ Gươm tiếp tục tăng năm
sau cao hơn hai lần năm trước.
Đến năm 1999 Công ty đã cải tạo nhà xưởng từ 2 tầng thành 2 nhà 5 tầng, 1
nhà đơn nguyên 3 tầng với tổng diện tích sử dụng là 2.910m2, có trang bị thang máy,
có nhà ăn tập thể, văn phòng làm việc.
Năm 1998 đến nay Công ty May Hồ Gươm đã áp dụng hệ thống quản lý ISO
9002. Năm 1999, Công ty May Hồ Gươm đã đạt danh hiệu “ Đơn vị thi đua xuất sắc
” của Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam và Bằng khen của Bộ Công Nghiệp.
Thực hiện chiến lược phát triển tăng tốc ngành Dệt may đến 2010 đã được Chính
phủ phê duyệt, Đảng uỷ, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Công ty đã thông qua chương
trình đầu tư phát triển về các tỉnh ngoài Hà Nội.
Ngày 15 tháng 08 năm 2001 Công ty Cổ phần May Hồ Gươm tổ chức khánh
thành cơ sở May 2 của mình tại Thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng
Yên và nhận chứng chỉ ISO 9002 của hai tổ chức UKAS (Vương quốc Anh) và RAB
(Liên bang Hoa Kỳ) đồng công nhận.
Trên diện tích 3 ha do UBND Tỉnh Hưng Yên cấp cho thuê này đang hoạt
động 2 xí nghiệp may và 1 xí nghiệp dệt len, sử dụng 1800 lao động sản xuất hàng
hoá, mở rộng thị trường Mỹ, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Tiếp đến Công ty cổ phần May Hồ Gươm đã lập dự án đầu tư và đã tiến hành
thực hiện xây dựng tại địa bàn xã An Hưng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
cơ sở 3 với tổng mức đầu tư trên 50 tỷ đồng xây dựng 3 xí nghiệp may công suất 4,5
triệu sản phẩm trên một năm, một xí nghiệp bao bì phụ liệu may và một xí nghiệp
giặt trên diện tích 5 ha. Nhà số 1(Xí nghiệp may 5) đi vào hoạt động đã thu hút 600
lao động tại địa phương và nhà số 2 được đưa vào hoạt động trong quý IV năm 2003.
Trong 10 năm phấn đấu (từ 1993- 2003) Công ty cổ phần May Hồ Gươm đã
xây dựng, mở rộng và phát triển với những thành quả sau:
Xí nghiệp thành viên đã hoạt động: 05 xí nghiệp
Đơn vị trực thuộc: 04 xí nghiệp
Đơn vị liên doanh: 01 xí nghiệp liên doanh (tại Hưng Yên).
- Tổng số cán bộ công nhân viên: 2.400 (không kể liên doanh)
Trong đó:
- Cán bộ quản lý nhân, nhân viên nghiệp vụ: 86 người.
- Cán bộ trực tiếp sản xuất: 2314 người.
Tổng diện tích nhà xưởng: 23.500 m2.
Công ty sản xuất những sản phẩm: áo Jackét, quần âu nam, Jean, quần áo trẻ
em, váy, áo dài, quần áo dệt kim, mũ vải, túi đựng…
Thị trường: Châu âu, Châu á, Bắc Phi, Trung Mỹ, Canada, Mỹ, Hàn Quốc,
Trung Quốc…
Các hãng nổi tiếng đã ký hợp đồng cùng Công ty cổ phần may Hồ Gươm: JC
Penny, Wandisney, Lee, Taget, SK, C&A, Catimini, Boss, Niche…
Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm:
Doanh thu tăng: 58,32%
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng: 80,43%
Nộp ngân sách nhà nước tăng: 20,99%.
Cụ thể:
Doanh thu
Năm 1999/1998: 260,51% tăng 160,51%
Năm 2000/1999: 102,76% tăng 2,76%
Năm 2001/2000: 123,87% tăng 23,87%
Năm 2002/2001: 189,48% tăng 89,48%
Năm 2003/2002: 200,00% tăng 100,00%
Nộp ngân sách :
Năm 1999/1998: 125% tăng 25%
Năm 2000/1999: 110% tăng 10%
Năm 2001/2000: 557% tăng 457%
Năm 2002/2001: 307,69% tăng 207,69%.
Hiệu quả sử dụng vốn ngân sách:
- Năm 1998 một đồng vốn NS công ty tạo ra 2,44 đồng DT
- Năm 1999 một đồng vốn NS công ty tạo ra 13,10 đồng DT tăng 436,89%
- Từ năm 2000 công ty chuyển sang hoạt động là Công ty cổ phần.
Lao động và tiền lương:
- Năm 2001 lao động bình quân 900 người thu nhập bình quân 805.000 đ/ng/
th.
- Năm 2002 lao động toàn công ty là: 1270 người tăng 122,22%, thu nhập
bình quân tăng 5,00%.
- Năm 2003 công ty dự kiến mức thu nhập bình quân lên 900,00 đ/ng/th.
Những danh hiệu và phần thưởng Công ty đã đạt được:
Liên tục từ năm 1997 đến nay cơ sở Đảng Công ty được công nhận là Chi bộ Đảng,
Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
- Liên tục từ năm 1999 đến nay Công ty đã đạt danh hiệu, nhận cờ “Đơn vị thi
đua xuất sắc” của Tổng công ty Dệt - May Việt Nam. Được nhận bằng khen của Bộ
Công nghiệp.
- Bằng khen của Bộ Thương mại và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về
thành tích xuất khẩu, đặc biệt là một đơn vị xuất khẩu hàng may mặc đầu tiên vào
Mỹ từ năm 2000 với phần thưởng 140 triệu đồng.
- Liên tục từ năm 1998 đến nay Công Đoàn công ty được nhận bằng khen
“Công Đoàn có thành tích xuất sắc” trong phong trào công nhân viên chức và hoạt
động Công Đoàn của Ban chấp hành Công Đoàn Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam.
III. Cơ cấu và chức năng của từng bộ phận trong Công ty cổ phần may Hồ Gươm:
Công ty cổ phần May Hồ Gươm là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập trực
thuộc Tổng công ty Dệt- May Việt Nam và được quyền quyết định tổ chức bộ máy
quản lý trong doanh nghiệp mình.
Để phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp và hoạt động có hiệu quả nhất
Công ty cổ phần May Hồ Gươm đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình phân cấp từ
trên xuống dưới. Theo mô hình này thì mọi hoạt động của toàn công ty đều chịu sự
chỉ đạo của Tổng giám đốc thống nhất thông suốt từ trên xuống.
1. Cơ cấu:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Hội đồng quản trị: thực hiện chức năng quản lý hoạt động của công ty, chịu
trách nhiệm về sự phát triển của công ty.
Chủ tịch Hội đồng quản trị( Tổng giám đốc ): là người chịu trách nhiệm chung
cho mọi công việc của Hội đồng quản trị, tổ chức phân công nhiệm vụ cho các thành
viên để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị.Thay mặt Hội đồng
quản trị ký nhận vốn( kể cả nợ), ký các nghị quyết, quyết định và văn bản hoặc thông
qua các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị để thực hiện trong công ty.
Phó tổng giám đốc: Là người hổ trợ cho Tổng giám đốc, có quyền quyết định
công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty khi Tổng giám đốc đi
Kế toán
trưởng
Phòng KH-
XNK
Phòng kỹ
thuật
Phòng KTTV
Phòng kinh
doanh
Văn phòng
Phó tổng giám
đốc
Xí nghiệp may
I
Các phân xưởng may là,
cắt, hoàn thiện, tổ
nghiệp vụ
Xí nghiệp may
2
Xí nghiệp may
3
Các phân xưởng may là,
cắt, hoàn thiện, tổ
nghiệp vụ
Tổng giám
đốc
Hội đồng
quản trị
Các phân xưởng may là,
cắt, hoàn thiện, tổ
Xí nghiệp liên
doanh
Xí nghiệp mau 5
Các phân xưởng may là,
cắt, hoàn thiện, tổ
vắng uỷ quyền lại. Chiụ trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được phân
công.
Phòng Kế hoạch_Xuất nhập khẩu: Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Điều hành các hoạt động xuất nhập khẩu: cân đối hạn
ngạch, thanh quyết toán hợp đồng với khách hàng, với Hải quan và các Cơ quan hủư
quan khác về nguyên phụ liệu. Chỉ đạo việc xuất nhập khẩu hàng hoá, chế độ bảo
quản kho hàng, cấp phát nguyên phụ liệu, các loại vật tư cho sản xuất theo quy định
của ISO 9002. Xác định chiến lược thị trường và nghiên cứu mở rộng thị trường hàng
năm để tham mưu cho Tổng giám đốc. Là đầu mối giao dịch tiếp xúc, nhận và cung
cấp thông tin cho khách hàng. Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, lập các thủ tục
khiếu nại khi có các sự không phù hợp xảy ra. Lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt
động mua hàng trong thị trường nội địa để đảm bảo chất lượng, nguyên phụ liệu theo
đúng yêu cầu. Xây dựng, quản lý và thực hiện các dự án kế hoạch đầu tư và sản xuất
kinh doanh.
Phòng kinh doanh: thông tin về nhu cầu khách hàng để cải tiến về chất lượng,
kiểu dáng, màu sắc, nguyên liệu phù hợp với thị hiếu và điều kiện của từng đối
tượng, khách hàng. Nằm bắt tình hình biến động thị trường, theo từng thời kỳ. Báo
cáo về doanh thu hàng tháng. Nắm bắt tốc độ và khả năng tiêu thụ của từng mã hàng,
lượng hàng dự trử và tồn kho. Thông tin về nguyên phụ liệu, khả năng đáp ứng của
từng nhà thầu phụ theo định hướng sản phẩm.
Phòng kỹ thuật: Tiếp thu các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ từ khách hàng, chỉ đạo
công tác triển khai kỹ thuật, chuẩn bị sản xuất cho các phân xưởng theo đúng yêu cầu
của khách hàng. Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu, ban hành định mức kinh tế kỹ
thuật, định mức nguyên phụ liệu. Chỉ đạo công tác quản lý thiết bị, công tác cơ điện,
nghiên cứu và chỉ đạo áp dụng các công nghệ mới, tham mưu cho Tổng giám đốc các
chương trình đầu tư trên cơ sở nghiên cứu kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới. Làm
việc cùng khách hàng khi xảy ra sự không phù hợp, chỉ đạo các biện pháp khắc phục,
phòng ngừa, xử lý sản phẩm không phù hợp.
Cung cấp hồ sơ kỹ thuật của mã hàng mới cho các bộ phận sản xuất chính
trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt, là tài liệu để hướng dẫn quá trình kỹ thuật thực
hiện và đối chiếu để đánh giá chất lượng sản phẩm của từng công đoạn và của sản
phẩm cuối cùng.
Phòng Tài chính kế toán: Là nơi lập kế hoạch tài chính và kiểm soát ngân quỹ,
thu nhập, phân loại xử lý tổng hợp số liệu thông tin về hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp, quản lý, lưu trữ các tài liệu, số liệu thống kê của công ty. Hệ thống thu thập
thông tin được thực hiện qua máy tính, các báo cáo theo một mẩu thống nhất. Các
báo cáo định kỳ: hàng ngày, tháng, quý, sáu tháng, năm được báo cáo theo từng đều
được cập nhật hàng ngày.
Văn phòng công ty: giao dịch với các cơ quan có liên quan, các cơ quan cấp trên
và trên cấp trên. Tiến hành việc tuyển dụng, ký hợp đồng lao động và tổ chức việc
đào tạo theo kế hoạch được Tổng giám đốc duyệt. Xác định yêu cầu, trình độ chuyên
môn cho cán bộ, nhân viên. Trên cơ sở đó quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ. Thực
hiện các biện pháp để khuyến khích cán bộ, nhân viên, đặc biệt khi hoàn thành nhiệm
vụ về chất lượng.
Phòng thị trường: Là nơi chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ tài liệu liên quan
đến sự thay đổi của thị trường, nhu cầu, giá cả, mức sống. Phòng thị trường phải trực
tiếp nắm bắt vấn đề của những khách hàng trọng điểm, của thị trường trong và ngoài
nước, có văn bản báo cáo lên Tổng giám đốc.
Nhà xưởng: ở bất kỳ một xưởng may nào của Công ty cổ phần May Hồ Gươm
cũng gồm phân xưởng cắt, phân xưởng may, phân xưởng hoàn thành và nhà kho.
Chức năng của mỗi phân xưởng đều gắn liền với từng công đoạn hoàn thành sản
phẩm may.
b. Vai trò tổ chức trong Công ty cổ phần may Hồ Gươm
I. Lãnh đạo tổ chức:
1. Lãnh đạo công ty có vai trò quan trọng trong việc xây dựng:
- Chính sách khách hàng: giữ vững những bạn hàng truyền thống, phát triển
quan hệ khách hàng sâu rộng.
- Chính sách đầu tư: chắc chắn và hiệu quả cho sản xuất và kinh doanh.
- Chính sách chất lượng: thiết lập hệ thống quản lý và công bố Chính sách
Chất lượng.
- Xác định phương hướng và mục tiêu hoạt động của Công ty.
- Xem xét định kỳ hệ thống chất lượng, cải tiến liên tục các hoạt động của
Công ty để đãm bảo có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu đã đặt ra.
Sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao:
Trước những khó khăn và thách thức của nền kinh tế thị trường, lãnh đạo
Công ty cổ phần may Hồ Gươm nhận thức rõ: khách hàng là người quyết định sự tồn
tại và phát triển của Công ty. Từ đó xác định mục tiêu chiến lược là hướng tới thoả
mãn và tạo lòng tin cho khách hàng ở mức tốt nhất. Điều này được thể hiện rõ ràng
thông qua Chính sách Chất lượng và mục tiêu hoạt động của Công ty.
Chính sách chất lượng của Công ty cổ phần May Hồ Gươm là: Luôn l