Tốc độtăng trưỏng của Hà Nội 2010 là 10,6% so với mức tăng trung bình của cả
nước là 6.8 % . Với mức tăng trung bình cao nhưvậy Hà Nội Hà Nội là nơi lí
tưởng cho việc tiêu thụhàng hóa chất lượng cao . Đặc biệt là với sản phẩm của
dựán là cà chua trồng theo phương pháp thủy canh , giá thành sẽhơn so với rau
bán ngoài chợ
59 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2634 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng trang trại trồng cà chua với công nghệthủy sinh không cần đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BÀI LUẬN
Dự án đầu tư
Xây dựng trang trại trồng cà chua với công
nghệ thủy sinh không cần đất.
Địa điểm :Gia Lâm Hà Nội.
Nhóm lập dự án đầu tư _7
Lớp đầu tư 50 B
Các thành viên trong nhóm:
1.Lê Quang Long ( Nhóm trưởng)
2.Nguyễn thị Thu Huyền
3.Nguyễn Thị Nhung
4.Nguyễn Tiến Mạnh
2
Chương I: Căn cứ chủ yếu để xác định sự cần thiết phải đầu tư.
1. Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện
dự án đầu tư
1.1.Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng tới sự ra đời của dự án.
1.1 Môi trường kinh tế vĩ mô.
1.1.1 Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưỏng của Hà Nội 2010 là 10,6% so với mức tăng trung bình của cả
nước là 6.8 % . Với mức tăng trung bình cao như vậy Hà Nội Hà Nội là nơi lí
tưởng cho việc tiêu thụ hàng hóa chất lượng cao . Đặc biệt là với sản phẩm của
dự án là cà chua trồng theo phương pháp thủy canh , giá thành sẽ hơn so với rau
bán ngoài chợ.
1.1.2 Lãi suất
HIện tại lãi suất cho vay của ngân hàng là 23% / tháng . Đó là lãi suất rất cao
đối với bất kì ngành nghề sản suất kinh daonh nào .Hiện tại các câu ti vay vốn
ngân hàng để kinh daonh phần lớn phải chịu lỗ do phải chịu tiền lãi vay cao .
Dự án trồng rau an toàn đang được sự khuyến khích ưu đãi của chính phủ nên
cso lẽ lãi suất vay có thể là 20% bớt phần nào gánh nặng chi phí vốn nếu dự án
được đầu tư
1.1.3 Lạm phát
Tỉ lệ lạm phát năm 2010 là 11% cao vượt so với chỉ tiêu quốc hội đề ra là 5% .
Lạm phát cao sẽ là môtj rủi ro tiềm tàng làm suy giảm hiệu quả đầu tư . Nó sẽ tác
đậu đẩy lãi suất tăng cao , tăng chi phí vốn giảm lợi nhuận dự án nên sẽ làm giảm
hiệu quả.
1.1.4 NGoại thương
HIện nay , rau quả trung quốc đang tràn ngập ở thị trường Việt Nam , do giá rẻ
tư thương thường nhập khẩu rau quả trung quốc qua các đường tiểu ngạch . Không
những thế còn dán mác rau an toàn bày bán ở chợ cái đó sẽ làm mất lòng tin của
người tiêu dùng về rau sạch , gây tâm lí hoang mang lo sợ , chính vì vậy cũng gây
ảnh hưởng tới dự án trong việc đưa sản phẩm tới tay khách hàng.
1.2/Các văn bản kỹ thuậtvà căn cứ pháp lí
-Quyết định số 67/1998/QĐ-BNN_KHKT ngày 28/04/1998 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn về quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn.
3
-Pháp lệnh VSATTP ngày 26/7/2003.
+Quyết định số 15 ngày 14/4/2004 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn quy định 4 tiêu chuẩn về rau an toàn :
+Hàm lượng kim loại nặng được khống chế ở mức cho phép phụ thuộc vào
nước tưới, chất đất và phân bón.
+Hàm lượng Nitrat chủ yếu là do phân bón bằng đạm Ure, nếu phân bón
quá gần ngày thu hoạch thì hàm lượng sẽ vượt quá chỉ tiêu.
+Hàm lượng vi sinh vật được quyết định do nước tưới và phân bón nên chỉ
được dùng nước giếng khoan nước sông lớn, không bón phân chưa qua xử
lý.
+Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
--> Giúp dự án xem xét sản phẩm có đảm bảo chất lượng an toàn không
điều này là mấu chốt tạo nên thương hiệu , và từ đó anh hưởng tới số lựơn
và giá thành sản phẩm, anhe hưởng tới kết quả đầu tư
-Quyết định số 03/2007/QĐ_BNN quy định về công bố tiêu chuẩn, chất
lượng sản phẩm ,hàng hóa đặc thù chuyên ngành nông nghiệp.
Quy định số 04/2007/QĐ-BNN ban hành quyết định về quản lý sản xuất và
chứng nhận rau an toàn.
-Văn bản chính thức VIETGAP của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn.Tiêu chuẩn GAP do chi cục bảo vệ thực vật công bố.
4
-Quyết định 107/2008/QĐ-ttg về chính sách hỗ trợ sx, chế biến, tiêu thụ rau quả an
toàn:
+ Mục tiêu của Quyết định là đến năm 2015 100% diện tích rau, 100% diện tích
cây ăn quả, 100% diện tích chè tại các vùng sản xuất an toàn tập trung đáp ứng
yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt-> thế nên dự án đi
vào hoạt động sẽ giúp chính phủ hoàn thành mục tiêu trên
+Đôi tượng được hưởng chính sách có Đầu tư sản xuất cho rau quả chè an toàn
Ædự án sẽ thuận lợi hơn trong việc cho phép đi vào xây dựng và hoạt động
Trong khoản 3 điều 1 :
+ Ngân sách nhà nước sẽ khảo sát địa hình , quy đinh quy mô và quy định nhưng
vùn phù hợp cho vùng sản xuất , đồng thời xây dựng cải tạo cơ sở hạ tầng
+ Ngân sách địa phương hỗ trợ đậu tư cho buôn bán kho bảo quản , xúc tiến thương
mại chuyển giao khoa học kĩ thuật
+ Tổ chức đầu tư rau quả chè an toàn được ưu tiên thuê đất , hoăc tiền sử dụng đất
với giá ưu đãi cao nhất....
-> điều này sẽ giup cho dự án giảm chi phí đầu tư , tăng lợi nhuân , tăng hiệu quả sản
xuất sau này
Các văn bản của khối kinh tế và quản lý nhà nước :
-Thông tư số 09/BKH/VPKT ngày 21/09/1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn lập và thẩm định dự án đầu tư.
* Những khó khăn khi thực hiên những căn cứ pháp lí này:
- Những dự án được thành phố duyệt không nhiều : theo một bài báo hiện nay có
16 dự án xây dựng vùng rau an toàn với diện tích 1925 ha đang trình bày các cơ sở
và UBND thành phố nhưng chỉ có 3 dự án với 187 ha đươc thành phố phê duyệt ,
một phần lí do đươc nêu ra đó là làm viêc thiếu hiệu quả của cơ quan chức năng,
đồng thời tình hình quy hoạch của cả địa phương chưa ổn định còn trồng chéo
nhau gây mất thời gian cho việc phê duyệt cũng như thưc hiện dự án.Không gải
quyết khéo khâu này thì sẽ ảnh hưởng tới tốc độ của dự án làm tăng chi phí và
giảm hiệu quả đầu tư.
5
1.3/ Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự ra đời của dự án.
1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của thành phố Hà Nội.
Kinh tế thủ đô năm 2010 đã phục hồi và tăng trưởng khá, tăng trưởng cao hơn
chỉ tiêu đề ra và gấp 1,64 lần mức tăng chung của cả nước. Với kết quả này, mức
tăng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 10,7%. Năm nay, tăng trường GDP
của thủ đô ước đạt 11%, thu nhập bình quân đạt khoảng 37 triệu đồng (tương
đương 1.900 USD)
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện nay,
tổng diện tích trồng rau của thành phố đạt gần 11.650 ha, trong đó chỉ có 2.105 ha
trồng rau an toàn. Mỗi năm thành phố đã tự sản xuất được khoảng 570.000 tấn rau,
đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu về rau xanh trên địa bàn . Đúng là đáng lo ngại
khi chỉ có trên 2.000 ha rau sạch, còn 9.000 ha còn lại, số lượng rau sạch chiếm
bao nhiêu phần trăm thì chưa có một báo cáo nào chỉ ra được . Theo số liệu thống
kê từ báo cáo của 62 tỉnh, thành thì số vụ ngộ độc là 2.160 vụ, số người chết do
ngộ độc thực phẩm 391 người. Riêng năm 2008, số vụ ngộ độc là 468 vụ và có 89
người chết. Trong đó số vụ ngộ độc do ăn phải rau quả chưa chất gậy hại không
phải hiếm. Có một báo cáo của Bộ NNPTNT thì kết quả kiểm tra ngẫu nhiên trên
rau quả tươi ở một số tỉnh, thành phố ở quý III, quý IV năm 2008 trong 76 mẫu rau
có đến 40 mẫu ô nhiễm vi sinh vật vượt quá giới hạn cho phép chiếm 52,6%. ->
những điều trên cho thấy sự báo động về an toàn thực phẩm trên địa bàn cả nươc
nói chung và Hà Nội nói riêng . Nó cũng cho thấy sự cần thiết trong viêc phát triển
và mở rộng nguồn thực phẩm an toàn trong đó có rau an toàn trên cả nước
Vậy nên trong các chính sách của mình Nhà nước luôn khuyến khích phát triển
nông nghiệp nhất là trồng cá cây rau , cây ăn quả theo phương pháp an toàn và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án về nông nghiệp.
6
1.3.2.Tình hình kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm.
Huyện Gia Lâm là khu vực phát triển đô thị ở phía Đông Bắc của Thủ đô Hà
Nội, là nơi tập trung các công trình đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật quan
trọng của quốc gia và của thành phố. Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực phát triển
các cơ sở công nghiệp quy mô, các trung tâm dịch vụ, thương mại lớn. Toàn huyện
hiện có 3 siêu thị lớn, 17 chợ, trong đó có 13 chợ quy mô bán kiên cố; có 890
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với số vốn hơn 3.300 tỷ đồng, thu hút 13.118 lao
động(năm2009).
Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh năm 2008 đạt gần 603 triệu đồng.
Hết quý I/2009, giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng 10,96% so với quý I năm
2008, trong đó thương mại dịch vụ 16,7%, công nghiệp xây dựng tăng 12,2%.
Là khu vực nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội, Gia Lâm có giá trị sản
xuất nông, thủy sản năm sau cao hơn năm trước. Trồng trọt tăng bình quân 1,5%,
chăn nuôi tăng 5,6%, thủy sản tăng 10,2%; diện tích rau an toàn đạt 60%. Một số
cây trồng hiệu quả kinh tế thấp có xu hướng giảm dần, được thay thế bằng các diện
tích cây ăn quả, rau hoa, cây cảnh có hiệu quả kinh tế cao hơn. Gia Lâm cũng đã
hình thành các vùng sản xuất rau an toàn (RAT) tập trung tại các xã Văn Đắc, Lệ
Chi, Đặng Xá, Đông Dư... Huyện Gia Lâm phấn đấu đến năm 2010, 100% diện
tích rau trên địa bàn đều được sản xuất theo quy trình RAT.
Về văn hoá-xã hội: Trong 3 năm trở lại đây, đời sống của người dân huyện Gia
Lâm được nâng lên một cách rõ rệt. Năm 2008 đã có hơn 10.000 lao động của
huyện được tạo việc làm và có thu nhập ổn định; số hộ nghèo giảm còn 2,3%; xóa
xong nhà dột nát; 100% xã, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn; 22 trường học đạt
chuẩn quốc gia; 100% các đường liên thôn, xã được bê tông hóa.
Như vậy có thể nói việc triển khai thực hiện Dự án sản xuất rau sạch tai địa bàn xã
Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội là một lựa chọn đúng đắn, những lợi thế của Hà
Nội sẽ góp phần quan trọng cho sự thành công của dự án.
1.4/ Điều kiện tự nhiên của huyện Gia Lâm và tiềm năng cho phát triển trồng
rau sạch
1.4.1.Điều kiện tự nhiên
-Vị trí địa lý: Huyện lỵ Thị trấn Trâu Quỳ nằm ở phía Đông Hà Nội
Diện tích: 108,4466 km² .Số xã, thị trấn: 22. Dân số Số dân: 190.194
7
Mật độ: 1753 người/km² Thành phần dân tộc: Chủ yếu là Kinh
Huyện Gia Lâm có rất nhiều đất nông phục vụ cho nông nghiệp . Gia Lâm còn
là địa phương cung cấp rau thường xuyên cho địa bàn Hà Nội .Do đó lao động ở
đây có kinh nghiêm về trồng rau ,có thời gian dài tiếp xúc với thị trường cung cầu
về rau nên sẽ hiểu rõ về thị trường này, vì sẽ dễ dàng tiếp thu công nghệ trồng rau
và thâm nhập vào thị trường dễ dàng
-Đất đai
Diện tích đất của Hà Nội là 921 km2, được chia làm 3 loại đất chính: đất phù sa,
đất cằn cỗi và đất xám. Phần lớn phù sa được bồi đắp từ các sông ngòi với diện
tích 52.500ha tập trung chủ yếu ở các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm và một
vài xã ở huyện Đông Anh. Diện tích đất cằn cỗi vào khoảng 33.000ha
--> Dự án trồng rau an toàn do áp dụng công nghệ thủy sinh không cần đất nêu
trạng trại có thể xây dựng ơy nhưng nơi đất cằn cỗi miễn là địa hình đủ vững chắc
để dựng nhà kính. Nhưng cần phải chú ý nên xây dựng ở nhưng nơi cao ráo tránh
bị ngập do lũ lụt
- Khí hậu
Khí hậu của Hà Nội thuộc khu vực nhiệt đới, gió mùa lạnh và nắng, với lượng
mưa trung bình 1.689 mm, có 80% lượng mưa tập trung vào các tháng từ 5-8 trong
đó có mưa to và bão rơi vào khoảng tháng 7. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm
trước đến tháng 4 năm sau, thời gian khô nhất trong năm rơi vào các tháng 12, 1 và
tháng 2.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24o, tháng 1 là tháng lạnh nhất với nhiệt độ
trung bình là 16o và tháng 7 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình lên tới 29o.
Độ ẩm kéo dài gần như quanh năm, các tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3, 4 và
tháng 8, độ ẩm thấp nhất rơi vào các tháng 10, 11 và 12.
Trời nắng trung bình 4h một ngày, từ tháng 5 đến tháng 10 trời nắng kéo dài từ 5 –
6 h/ ngày, tuy nhiên từ tháng 2 đến tháng 3 lại giảm xuống chỉ còn 1,6h/ngày.
--> do trồng rau trong nhà kính nên không bị ảnh hưởng nhiều từ thời tiết nhiệt độ
có thể trồng rau quanh năm .
Qua đó ta có thể thấy khi chọn Gia Lâm làm nơi xây dựng trang trại . Chúng ta
sẽ tiết kiệm được một chi phí , thời gian đào tạo nguồn nhân lực do người dân nơi
đây đã trồng rau quả lâu năm hiểu khá rõ về ra quả.
8
+Ở đây chúng ta tiết kiệm được chi phí xây đường xá, và gần nguồn tiêu thụ giảm
giá thành chi phi vận chuyển . Nguồn cung rau quả luôn được liên tục , tươi mới
+Như đã nói ở rên chính sách vĩ mô nhà nước khuyến khích đầu tư sản xuất buôn
bán rau quả .Chúng ta sẽ sẽ được ưu đãi về giá thuê đát , đựợc trợ cấp của tỉnh
về xây dựng công trình phụ như đường dẫn nước, đường điện ....
ÆDo đó sẽ giảm được chi phí sản xuất ,giảm được giá thành chính vì thế sẽ tăng
lợi nhuận
1.4.2. - Tiềm năng phát triển trang trại rau thủy canh:
-Gia Lâm có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Gia
Lâm có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi. Là một vùng có điều kiện tự nhiên điển
hình của Thăng Long Hà Nội,,song Hồng chảy qua,một năm 4 mùa,nhiệt độ trung
bình năm là 23,6 độ,độ ẩm trung bình cao 79%,lượng mưa trung bình 1800mm,một
năm có khoảng 114 ngày mưa. Mặc dù trồng rau nhà kính,cũng hạn chế nhiều ảnh
hưởng của thiên nhiên,nhưng sản xuất nông nghiệp không thể hoàn toàn tách rời
với thiên nhiên.
Địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng,rất thuận lơi cho việc xây dựng những
trang trại lớn.
-Gia Lâm có truyền thống trồng rau:
Gia Lâm có nhiều nông phẩm được ưa thích,như ổi Đông Dư, Trâu Quỳ được
biết đến như là "thủ phủ" cây giống của các tỉnh phía Bắc Gia Lâm cũng đã hình
thành các vùng sản xuất RAT tập trung tại các xã Văn Đắc, Lệ Chi, Đặng Xá,
Đông Dư...
Người dân có nhiều kinh nghiệm theo dõi chăm sóc rau. Nhưng kinh nghiệm
lâu năm cũng gây trở ngại trong việc thay đổi tiếp thu công nghệ mới. Tuy
nhiên,chúng ta có thể khắc phục bằng cách ban đầu sử dụng nguồn lao động
khoảng 25 đến 40 tuổi,vừa có sẵn một lượng kinh nghiệm lại vừa có khả năng tiếp
thu công nghệ mới.
Con người Gia Lâm ngày càng có mức sống cao. Gia Lâm thuộc Hà Nôi,thủ đô
nước ta những năm vừa qua đều có mức tăng trưởng cao,năm 2010 tăng trưởng
11%,thu nhập bình quân đạt 37 triệu.
ÆVì vậy,thị trường tiêu thụ rau chất lượng cao khá rộng và không chỉ có nhắm đến
nội thành Hà Nội,mà ngay tại Gia Lâm cũng có thể tiêu thụ một lượng lớn.
-Gia Lâm có cơ sở hạ tầng tốt. Giao thong ở đây khá thuận lợi cho việc vận
chuyển rau vào Hà Nội,tới các siêu thị lớn như BigC,Metro…tiết kiệm đáng kể
được chi phí vận chuyển,bảo quản
-Thương hiệu nông nghiệp của Gia Lâm. Gia Lâm trồng rau an toàn chất
lượng,nhưng những khách sạn lớn ở đây vẫn sử dụng rau nhập khẩu tử Đà Lạt hoặc
9
Thái Lan,và rau Gia Lâm chỉ phục vụ cho nhu cầu bình dân thôi. Cần phát triển
công tác xây dựng thương hiệu đúng mức cho nguồn rau sạch năng suất cao,sản
phẩm rau sẽ có được sự công nhận của thị trường,giá trị kinh tế sẽ cao. Dù ban đầu
có thể khá tốn kém chi phí. Vì thực tế nguồn rau sạch ở đây có chất lượng không
thua kém các vùng trên,đặc biệt là được sử dụng công nghệ thủy canh trong nhà
kính.
Như vậy,điều kiện tự nhiên,văn hóa xã hội có nhiều thuận lợi cho dự án trang trại
trồng rau bằng công nghệ thủy canh trong nhà kính.Thế mạnh của chúng ta là kết
hợp nguồn lực công nghệ cao và công tác quản lý các khâu từ lập dự án,đến thực
hiện dự án một cách đồng bộ,có quy hoạch và quan tâm đúng mức đến tạo lập
thương hiệu rau sạch chất lượng cao.
1.5.Điều kiện về dân số và lao động.
Theo Báo cáo, trong giai đoạn 2007-2009, Việt Nam gặp nhiều thách thức do tác
động của nền kinh tế toàn cầu bị suy giảm với những ảnh hưởng rõ rệt đến thị
trường lao động. Báo cáo cũng chỉ ra một số xu hướng quan trọng về việc làm như:
Việt Nam đã đạt được các mục tiêu của Chương trình việc làm bền vững, đó là một
yếu tố quan trọng để chống đói nghèo. Tỷ trọng việc làm dễ bị tổn thương giảm
xuống 4,3% do sự gia tăng tỷ trọng lao động làm công ăn lương là 2,9% và gia
tăng lao động tự làm là 8,2%. Tuy nhiên, lại có sự gia tăng tỷ trọng lao động gia
đình không được trả công là 4,0%, đi ngược lại với xu hướng trên.
Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ việc làm tính trên dân số tương đối cao, ứng với
gần 75% dân số từ 15 tuổi trở lên. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bất ổn của khủng
hoảng tài chính toàn cầu, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam đã giảm
trong giai đoạn 2007-2009. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng đối với nam
giới và nữ giới trong độ tuổi 15-19 từ 37,1% năm 2007 lên 43,8% năm 2009, cho
thấy đã có một lực lượng lớn thanh thiếu niên rời bỏ nhà trường để tìm việc kiếm
sống và hỗ trợ gia đình.
Số liệu được đưa ra trong báo cáo cũng cho thấy, ngành chiếm nhiều lao động
nhất ở Việt Nam là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với gần 23 triệu lao
động -năm 2008. Nhưng việc làm trong ngành nông nghệp, lâm nghiệp và thủy sản
có chiều hướng giảm và sẽ ở mức 21,1 triệu lao động vào năm 2020
Còn theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Hợp tác phát triển nguồn nhân lực
C&D mới được công bố đầu tháng 2-2010 thì có tới 64% lao động nữ thiếu việc
làm ổn định. Trong số đó, có tới 25% số lao động có mức lương không tương xứng
với công sức lao động bỏ ra. Điều đó cho thấy, xu hướng việc làm năm 2010 vẫn
thiếu tính bền vững.Nghiên cứu được thực hiện từ năm 1997 tới năm 2007 khẳng
10
định, chỉ có gần 23% tổng lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực làm
công ăn lương, còn lại 77% đang tự làm việc ở hình thức hộ gia đình, sản xuất,
kinh doanh nhỏ.
Î Qua đó ta thấy nguồn lao động cho nông nghiệp rất dồi dào.
-Dân số tại huyện Gia Lâm là khoảng 227.600 người (năm 2009).
Theo quy mô nghiên cứu lập quy hoạch, ước tính đến năm 2020, dân số toàn
huyện vào khoảng 323.000 người: khoảng 130.000 dân khu vực đô thị và 193.000
dân khu vực ngoài đô thị. Trong đó, lao động nông nghiệp khoảng 16,2 ngàn người
( chiếm tỷ lệ khoảng 10%) và lao động phi nông nghiệp (công nghiệp - xây dựng,
dịch vụ) khoảng 145,4 ngàn người.
ÆVới những đặc điểm về lực lượng lao động tại địa phương,khi dự án xây dựng sẽ
có nguồn cung cấp lao động dồi dào và chất lượng, chi phí không cao. Đồng thời
việc thực hiện dự án sẽ góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp trong tỉnh.
2)Quy hoạch và kế hoạch phát triển dự án đầu tư:
2.1.Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp :
Phát triển sản xuất nông nghiệp Hà Nội theo hướng sản xuất hàng hoá và công
nghệ cao. Ưu tiên trồng cây lúa năng suất cao, trồng hoa và cây cảnh, cây ăn quả,
trồng rau sạch, chăn nuôi đại gia súc, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền
thống, phát triển các làng nghề mới liên kết với các KCN, sử dụng công nghệ
không gây ô nhiễm và nâng cao tính cạnh tranh của các làng nghề.
Phát triển dân cư nông thôn, hình thành các trung tâm tiểu vùng trong huyện là các
thị trấn hoặc thị tứ để cung cấp các dịch vụ công cộng thiết yếu. Xây dựng mô hình
thí điểm các cụm dân cư đổi mới gắn với các trung tâm dịch vụ sản suất tại các
cụm, điểm dân cư trung tâm xã như: Điểm dân cư xã sản xuất lúa tại Thanh Oai,
chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì, nuôi trồng thủy sản tại Mỹ Đức, trồng rau an toàn tại
Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm, trồng cây ăn quả tại Đan Phương, trồng hoa tại Mê
Linh, điểm dân cư TTCN, làng nghề tại Thường Tín, Chương Mỹ... Xây dựng các
cơ chế chính sách hỗ trợ, bảo hộ về thuế và giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ
dân. Từng bước nhân rộng mô hình này, tạo nên vùng nông thôn đặc trưng cho Thủ
đô Hà nội, kết hợp với việc giữ gìn và phát huy bản sắc các làng xóm, di tích tín
ngưỡng khai thác phát triển du lịch. Hạn chế tăng mật độ dân số khu vực nông thôn
và tăng cường các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn, đặc biệt tại
các làng nghề.
11
Từ năm 2010, sau khi UBND TP.Hà Nội phê duyệt “Định hướng quy hoạch
mạng lưới sản xuất RAT trên địa bàn TP.Hà Nội đến năm 2020” cùng với những
triển khai tích cực của Sở NNPTNT, RAT đã tìm được thị trường tiêu thụ.Diện tích
trồng rau liên tục tăng.Ngày 28.1.2010, UBND TP.Hà Nội đã phê duyệt “Định
hướng quy hoạch mạng lưới sản xuất RAT trên địa bàn thành phố đến năm 2020”.
Theo đó, đến năm 2015 diện tích sản xuất rau là 13.930,6ha, trong đó các vùng sản
xuất tập trung là 151 vùng với tổng diện tích 6.602ha.
Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội (Sở NNPTNT) cho biết, kết quả quản lý
đến hết tháng 12.2010, RAT được phân ra các loại có diện tích cụ thể như sau:
RAT được sản xuất theo quy trình sản xuất rau hữu cơ có tổng diện tích 10,2ha của
10 nhóm nông d