Giáo dục ở bất cứ thời đại và quốc gia nào cũng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Một vấn đề cấp thiết hiện nay trong ngành giáo dục của nước ta là đảm bảo và nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII của Đảng đã khẳng định: “Giáo dục và Đào tạo hiện nay phải có một bước chuyển nhanh về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và qui mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy – học trong các nhà trường nhằm nhanh chóng đưa giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước”.
Bước sang thế kỷ XXI, xã hội loài người đã và đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và quản lý chất lượng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Chất lượng và các phương thức quản lý chất lượng hiện đại thực sự đã và đang trở thành nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh và phát triển của các quốc gia nói chung và của từng tổ chức nói riêng. Đối với ngành giáo dục của nước ta cũng vậy, đổi mới quản lý giáo dục nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã và đang là một nhiệm vụ mang tính chiến lược trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo theo định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá.
Chúng ta cũng nhận thấy rằng một trong những rào cản lớn nhất của sự phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia là sự thiếu vắng một nền giáo dục có chất lượng. Sự thất bại của nền giáo dục bộc lộ ở việc nó không đến được với tất cả mọi người, không cung ứng cho mọi người những cơ hội học tập bình đẳng, đảm bảo chất lượng học tập tốt. Cho nên việc xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng đào tạo đối với cơ sở giáo dục là vô cùng cần thiết. Nó sẽ giúp cho chúng ta nhìn nhận lại thực tế những gì mà nền giáo dục của ta đã làm được để từ đó xác định hướng đi cho phù hợp. Đây cũng đã và đang là vấn đề được đông đảo đội ngũ giáo viên, các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục ở các cấp quan tâm. Đã từ lâu chúng ta tốn rất nhiều thời gian để bàn về chất lượng giáo dục của chúng ta hiện nay, đặc biệt là chất lượng giáo duc Đại học- Một vấn đề nóng hổi mà bất kỳ ai cũng phải quan tâm trong những năm gần đây. Chất lượng giáo dục của chúng ta hiện nay còn thấp vì chưa thỏa mãn được yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Có lẽ một trong những nguyên nhân quan trọng là do việc quản lý chất lượng, tức là việc kiểm định quá trình tạo ra chất lượng sản phẩm trong giáo dục, cũng như xác định các điều kiện cần và đủ để đảm bảo chất lượng trong giáo dục chưa được thực thi theo một hệ thống chuẩn mực thống nhất. Hay nói cách khác chúng ta chưa thực sự tuân thủ và vận hành theo quy trình hệ thống đảm bảo chất lượng sao cho có hiệu quả nhất. Vậy phải làm thế nào để có thể đảm bảo được chất lượng giáo dục đại học. Đây chính là ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề mà chúng ta đang tìm hiểu, nghiên cứu.
Khoa Luật trưc thuộc ĐHQGHN, tiền thân là một Khoa thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập từ năm 1976. Là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu luật học hàng đầu của cả nước đào tạo cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ luật học. Năm 2000 Khoa Luật đã trở thành một Khoa độc lập trực thuộc ĐHQGHN có tư cách pháp nhân (theo Quyết định số 85/TCCB ngày 07/3/2000 của Giám đốc ĐHQGHN). Trong giai đoạn hiện nay yêu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo dù diễn ra nhanh hay chậm nhưng đó là điều tất yếu. Nhận thức rõ điều đó năm 2006 Khoa Luật đã đăng ký tham gia chương trình kiểm định chất lượng đơn vị đào tạo của ĐHQGHN nhằm đảm bảo chất lượng và nâng cao vị thế của mình trong giới đào tạo luật học trong và ngoài nước, tiến tới thành lập Trường đại học Luật thành viên của ĐHQGHN vào năm 2010. Xuất phát từ ý nghĩa đó chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội” để nghiên cứu với hy vọng góp phần nhỏ bé trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học- một trong những mảng đào tạo chính của Khoa, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội trong tương lai.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam có chú trọng nhiều đến công tác quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo. Song đây vẫn còn là một vấn đề rộng lớn, phức tạp và phạm vi ứng dụng còn hạn hẹp. Vì vây công tác đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng vẫn còn là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, chưa thực sự được nhiều người thậm chí cả những nhà quản lý trực tiếp ở các cấp biết đến và quan tâm đến một cách đúng mức. Đây cũng là một khó khăn cho việc triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Làm thế nào để giúp cho mọi người hiểu được bản chất của quy trình kiểm định chất lượng để tiến tới việc tuân thủ và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng phù hợp, nhằm phát huy tính hiệu quả cao nhất và có thể đảm bảo được chất lượng giáo dục đại học, đó chính là tính cấp thiết và tầm quan trọng của đề tài luận văn nêu trên.
105 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2452 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Vấn đề chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đang là mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Đề tài: “ Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học của Khoa Luật ĐHQGHN” cũng không nằm ngoài mục đích đó. Tác giả hy vọng qua đề tài nghiên cứu này sẽ góp một phần nhỏ bé nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa Luật ĐHQGHN trong giai đoạn hiện nay.
Thành công của luận văn có sự đóng góp không nhỏ của các nhà Khoa học, các thầy cô giáo của Khoa Sư phạm và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GD
GDĐH
ĐTĐH
ĐBCL
KĐCL
NCKH
THPT
CB,VC
CB-GV-NV
CBGD
QLĐT&KH
CT-HSSV
HCTH
QHQT
HTQT
XNC
Giáo dục
Giáo dục đại học
Đào tạo đại học
Đảm bảo chất lượng
Kiểm định chất lượng
Nghiên cứu khoa học
Trung học phổ thông
Cán bộ, viên chức
Cán bộ- Giáo viên- Nhân viên
Cán bộ giảng dạy
Quản lý Đào tạo & khoa học
Công tác Học sinh-Sinh viên
Hành chính Tổng hợp
Quan hệ Quốc tế
Hợp tác Quốc tế
Xuất nhập cảnh
MỤC LỤC
Mở đầu
Lý do chọn đề tài 6
Mục đích nghiên cứu 8
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 8
Nhiệm vụ nghiên cứu 9
Khách thể và đối tượng nghiên cứu 9
Vấn đề nghiên cứu 9
Giả thuyết khoa học 9
Phương pháp nghiên cứu 10
Cấu trúc của luận văn 10
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống ĐBCL đào tạo đại học 11
Các khái niệm cơ bản của đề tài 11
1.1.1. Quản lý 11
1.1.2. Quản lý giáo dục 13
Quản lý giáo dục đại học 14
Quan niệm về chất lượng, chất lượng đào tạo, chất lượng ĐTĐH 17
1.2.1. Quan niệm về chất lượng 17
1.2.2. Quan niệm về chất lượng trong giáo dục đào tạo 20
1.2.3. Quan niệm về chất lượng trong đào tạo đại học 22
Quản lý chất lượng đào tạo đại học 24
1.3. Kiểm định chất lượng, kiểm định chất lượng đào tạo đại học 25
1.3.1. Kiểm định chất lượng 25
1.3.2. Kiểm định chất lượng đào tạo đại học 26
1.3.3. Kinh nghiệm KĐCL giáo dục đại học của một số nước trên thế giới 27
1.4. Đảm bảo chất lượng 32
Hệ thống đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học 34
1.5.1. Các lĩnh vực cần quản lý 35
1.5.2. Những tiêu chí làm cơ sở cho việc đánh giá 35
1.2.3. Các quy trình ĐBCL, KĐCL, quản lý chất lượng 43
Chương 2. Thực trạng công tác đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học của Khoa Luật - ĐHQGHN 44
Tổng quan về Khoa Luật ĐHQGHN 44
Quá trình thành lập và phát triển của Khoa 44
Đinh hướng, mục tiêu phát triển của Khoa 46
Thực trạng công tác ĐBCL đào tạo đại học của Khoa Luật 47
Lĩnh vực 1: Công tác tổ chức và quản lý 47
Lĩnh vực 2: Chương trình đào tạo và các hoạt động đào tạo 50
Lĩnh vực 3: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên 55
Lĩnh vực 4: Người học 60
Lĩnh vực 5: NCKH, dịch vụ và chuyển giao công nghệ 63
Lĩnh vực 6: Hoạt động hợp tác quốc tế 68
Lĩnh vực 7: Trang thiết bị, cơ sở vật chất 70
Lĩnh vực 8: Các nguồn tài chính 71
Nhận xét, đánh giá chung về công tác ĐBCL của Khoa Luật 73
Nhận xét chung 73
Những hạn chế, tồn tại trong công tác ĐBCL 74
Sự cần thiết phải xây dựng và vận hành hệ thống ĐBCL 74
Chương 3. Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của Khoa Luật - ĐHQGHN
Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của Khoa Luật 77
Nguyên tắc lựa chọn để xây dựng hệ thống ĐBCL 77
Đề xuất xây dựng hệ thống ĐBCL của Khoa Luật 74
Xác định các lĩnh vực cần quản lý 75
Xây dựng hệ thống các tiêu chí và thủ tục quy trình tương ứng với từng lĩnh vực, tiểu lĩnh vực, công việc trong từng lĩnh vực 75
Thiết lập cơ cấu tổ chức của hệ thống ĐBCL 75
Xây dựng các tiêu chí của hệ thống ĐBCL 76
Phân công trách nhiệm xây dựng các tiêu chí và thủ tục, qui trình ứng với từng lĩnh vực, tiểu lĩnh vực, công việc trong từng lĩnh vực 78
Công bố hệ thống ĐBCL của Khoa 88
Thử xây dựng thủ tục, quy trình thực hiện các công việc trong lĩnh vực Hợp tác Quốc tế của Khoa Luật ĐHQGHN 88
3.2.1. Xây dựng quy trình “Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế của Khoa Luật ĐHQGHN” 88
3.2.1.1. Nguyên tắc xây dựng 88
3.2.1.2. Xây dựng các thủ tục và quy trình thực hiện 89
3.2.2. Xây dựng quy trình “Quản lý công tác Hợp tác quốc tế của Khoa Luật ĐHQGHN” 93
3.2.2.1. Nguyên tắc xây dựng 93
3.2.2.2. Xây dựng các thủ tục và quy trình thực hiện 93
1) Thủ tục, qui trình Quản lý đoàn vào 93
2) Thủ tục, qui trình Quản lý đoàn ra 96
3) Thủ tục, qui trình Ký kết các văn kiện hợp tác quốc tế 98
4) Thủ tục, qui trình Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế 98
5) Thủ tục, qui trình Quản lý các Quỹ, dự án, học bổng 99
3.3. Vận hành hệ thống ĐBCL đào tạo đại học của Khoa Luật ĐHQGHN 99
3.3.1. Yêu cầu vận hành hệ thống ĐBCL 101
3.3.2. Xem xét của lãnh đạo 102
3.2.3. Kiểm tra, đánh giá hệ thống ĐBCL 103
3.2.4. Công tác cải tiến, vận hành liên tục của hệ thống ĐBCL 104
3.4. Kiểm chứng về tính cấp thiết và tính khả thi của hệ thống ĐBCL đã xây dựng 105
Kết luận và khuyến nghị 107
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Giáo dục ở bất cứ thời đại và quốc gia nào cũng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Một vấn đề cấp thiết hiện nay trong ngành giáo dục của nước ta là đảm bảo và nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII của Đảng đã khẳng định: “Giáo dục và Đào tạo hiện nay phải có một bước chuyển nhanh về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và qui mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy – học trong các nhà trường nhằm nhanh chóng đưa giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước”.
Bước sang thế kỷ XXI, xã hội loài người đã và đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và quản lý chất lượng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Chất lượng và các phương thức quản lý chất lượng hiện đại thực sự đã và đang trở thành nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh và phát triển của các quốc gia nói chung và của từng tổ chức nói riêng. Đối với ngành giáo dục của nước ta cũng vậy, đổi mới quản lý giáo dục nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã và đang là một nhiệm vụ mang tính chiến lược trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo theo định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá.
Chúng ta cũng nhận thấy rằng một trong những rào cản lớn nhất của sự phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia là sự thiếu vắng một nền giáo dục có chất lượng. Sự thất bại của nền giáo dục bộc lộ ở việc nó không đến được với tất cả mọi người, không cung ứng cho mọi người những cơ hội học tập bình đẳng, đảm bảo chất lượng học tập tốt. Cho nên việc xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng đào tạo đối với cơ sở giáo dục là vô cùng cần thiết. Nó sẽ giúp cho chúng ta nhìn nhận lại thực tế những gì mà nền giáo dục của ta đã làm được để từ đó xác định hướng đi cho phù hợp. Đây cũng đã và đang là vấn đề được đông đảo đội ngũ giáo viên, các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục ở các cấp quan tâm. Đã từ lâu chúng ta tốn rất nhiều thời gian để bàn về chất lượng giáo dục của chúng ta hiện nay, đặc biệt là chất lượng giáo duc Đại học- Một vấn đề nóng hổi mà bất kỳ ai cũng phải quan tâm trong những năm gần đây. Chất lượng giáo dục của chúng ta hiện nay còn thấp vì chưa thỏa mãn được yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Có lẽ một trong những nguyên nhân quan trọng là do việc quản lý chất lượng, tức là việc kiểm định quá trình tạo ra chất lượng sản phẩm trong giáo dục, cũng như xác định các điều kiện cần và đủ để đảm bảo chất lượng trong giáo dục chưa được thực thi theo một hệ thống chuẩn mực thống nhất. Hay nói cách khác chúng ta chưa thực sự tuân thủ và vận hành theo quy trình hệ thống đảm bảo chất lượng sao cho có hiệu quả nhất. Vậy phải làm thế nào để có thể đảm bảo được chất lượng giáo dục đại học. Đây chính là ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề mà chúng ta đang tìm hiểu, nghiên cứu.
Khoa Luật trưc thuộc ĐHQGHN, tiền thân là một Khoa thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập từ năm 1976. Là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu luật học hàng đầu của cả nước đào tạo cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ luật học. Năm 2000 Khoa Luật đã trở thành một Khoa độc lập trực thuộc ĐHQGHN có tư cách pháp nhân (theo Quyết định số 85/TCCB ngày 07/3/2000 của Giám đốc ĐHQGHN). Trong giai đoạn hiện nay yêu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo dù diễn ra nhanh hay chậm nhưng đó là điều tất yếu. Nhận thức rõ điều đó năm 2006 Khoa Luật đã đăng ký tham gia chương trình kiểm định chất lượng đơn vị đào tạo của ĐHQGHN nhằm đảm bảo chất lượng và nâng cao vị thế của mình trong giới đào tạo luật học trong và ngoài nước, tiến tới thành lập Trường đại học Luật thành viên của ĐHQGHN vào năm 2010. Xuất phát từ ý nghĩa đó chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội” để nghiên cứu với hy vọng góp phần nhỏ bé trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học- một trong những mảng đào tạo chính của Khoa, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội trong tương lai.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam có chú trọng nhiều đến công tác quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo. Song đây vẫn còn là một vấn đề rộng lớn, phức tạp và phạm vi ứng dụng còn hạn hẹp. Vì vây công tác đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng vẫn còn là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, chưa thực sự được nhiều người thậm chí cả những nhà quản lý trực tiếp ở các cấp biết đến và quan tâm đến một cách đúng mức. Đây cũng là một khó khăn cho việc triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Làm thế nào để giúp cho mọi người hiểu được bản chất của quy trình kiểm định chất lượng để tiến tới việc tuân thủ và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng phù hợp, nhằm phát huy tính hiệu quả cao nhất và có thể đảm bảo được chất lượng giáo dục đại học, đó chính là tính cấp thiết và tầm quan trọng của đề tài luận văn nêu trên.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong công tác đảm bảo, quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học phù hợp với điều kiện hiện nay của Khoa Luật, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa, góp phần thực hiện đúng mục tiêu phấn đấu trở thành trường đại học Luật, thành viên của ĐHQGHN vào năm 2010.
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác đảm bảo chất lượng đào tạo đạo học và trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Về phạm vi thời gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng công tác đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của Khoa Luật từ năm 2003 đến nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của các khái niệm quản lý, quản lý chất lượng và hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học của Khoa Luật ĐHQGHN.
- Lựa chọn một hoặc hai lĩnh vực để xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học của Khoa Luật ĐHQGHN sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN.
- Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học của Khoa Luật ĐHQGHN.
6. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu vấn đề cơ bản sau:
- Làm thế nào để xây dựng được hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học và vận hành nó sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất với Khoa Luật ĐHQGHN?
Giả thuyết khoa học:
Nếu xây dựng và vận hành một cách sáng tạo, linh hoạt, đồng thời triển khai đồng bộ hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chung của Khoa cũng như hoàn thành được mục tiêu sứ mạng trở thành trường đại học Luật, thành viên của ĐHQGHN vào năm 2010.
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn sẽ được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học.
Chương 2: Thực trạng công tác đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN.
Chương 3: : Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN.
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1. Khái niệm Quản lý
Quản lý là một hiện tượng xã hội, là một dạng hoạt động đặc thù của con người, là sản phẩm và là yếu tố gắn chặt với hợp tác lao động. Theo C.Mác thì bất cứ lao động xã hội nào hay lao động chung trực tiếp nào cũng đều ít nhiều cần đến sự quản lý. Marx cũng cho rằng, quản lý về bản chất nó là quá trình điều chỉnh mọi quá trình xã hội khác. Một cách ví von đầy hình ảnh, ông nói “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều chỉnh mình còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng” [7.tr.23] để nêu lên sự tất yếu và vô cùng quan trọng của hoạt động quản lý trong quá trình phát triển của xã hội loài người.
Hoạt động quản lý điều khiển mọi hệ thống động xã hội ở tầm vi mô cũng như vĩ mô, vì vậy cách tiếp cận quản lý cũng xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau.
Theo PGS.TS. Đặng Quốc Bảo: Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Chính sự phân công hợp tác lao động nhằm đạt đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn. Trong công việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý [23,T17]
Theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về quản lý: “Quản lý xã hội một cách khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay những hệ thống khác nhau của hệ thống xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan vốn có của nó, nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra” [7.tr.283].
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và TS. Nguyễn Quốc Chí thì quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, lãnh đạo và kiểm tra [16,T19] . Như vậy có thể nói rằng bất luận một tổ chức nào với mục đích gì, cơ cấu và quy mô ra sao đều cần phải có sự quản lý và người quản lý để tổ chức hoạt động để đạt được mục đích của mình. Người quản lý phải là người có trách nhiệm phân bố nhân lực và các nguồn lực khác, đồng thời chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức để tổ chức hoạt động có hiệu quả và đạt được mục đích đặt ra.
Trên phương diện hoạt động của một tổ chức thì: “Quản lý là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung và khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến”. [14,tr24]. Nói cách khác “Quản lý là sự tác động liên tục, có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) về mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”. [25,tr71]
Nói một cách tổng quát nhất có thể xem Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục đích của quản lý
Các nhà lý luận quản lý quốc tế như Prederics William Taylor (Mỹ - 1856 – 1915), Henri Fayol (Pháp – 1841 – 1925), Max Weber (Đức – 1864 – 1920) đều đã khẳng định: “Quản lý là khoa học đồng thời là nghệ thuật”. Bởi vì quản lý tuỳ thuộc và điều kiện, tình huống cụ thể dẫn đến sự vận động của đối tượng đến hiệu quả tối ưu, cho nên người quản lý khi vận dụng lý thuyết quản lý vào công việc của mình phải hết sức linh hoạt và mềm dẻo.
Vậy người quản lý phải làm gì và làm như thế nào để đạt được mục đích quản lý? Có bốn quy trình (chức năng quản lý) mà người quản lý phải vận hành trong quá trình quản lý đó là:
- Kế hoạch hoá (Planning)
- Tổ chức (Organizing)
- Chỉ đạo-lãnh đạo (Leading)
- Kiểm tra (Controlling)
1.1.2. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người. Cũng như mọi hoạt động khác của xã hội loài người, giáo dục cũng được quản lý trên bình diện thực tiễn ngay từ khi hoạt động giáo dục có tổ chức mới hoàn thành. Bản thân giáo dục được tổ chức và có mục đích đã là một thực tiễn giáo dục cộng đồng.
Các nhà lý luận về quản lý giáo dục Xô Viết cũ đã nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau về quản lý giáo dục và đưa ra một số định nghĩa như sau:
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp với lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo các thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội. Một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong quản lý giáo dục đó là tính đặc trưng nhân văn của nhà trường với tư cách là một hệ thống xã hội. Các quan hệ cơ bản trong quản lý giáo dục là quan hệ giữa người quản lý với người dạy và người học trong các hoạt động giáo dục. Các mối quan hệ khác biểu hiện trong quan hệ giữa các cấp bậc quản lý, giữa người với người (Giáo viên- giáo viên-Sinh viên, Giáo viên-Lãnh đạo…), giữa người với việc (quá trình hoạt động giáo dục), giữa người với vật (điều kiện giáo dục, cơ sở vật chất…)
Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tâm điểm là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.
Nói cách khác khác quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên khách thể, tập hợp đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu của hệ quản lý. Trong đó chủ thể quản lý là người quản lý còn khách thể quản lý là các điều kiện đảm bảo chất lượng trong giáo dục.
Trong nội dung quản lý nhà nước về giáo dục cũng được xác định rõ trong điều 99 của Luật giáo dục (sửa đổi-2005), trong đó có đề cập đến việc “Tổ chức quản lý việc đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục” điều này có một ý nghiã vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trong việc phát triển quy mô của hệ thống giáo dục quốc dân nước ta hiện nay.
Chúng ta thấy các nội dung quản lý đều liên quan trực tiếp đến chất lượng giáo dục từ mục tiêu giáo dục, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục (Chương trình, giáo viên, cơ sở vật chất, tổ chức quản lý…), cho đến các công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam (2001 – 2010) cũng đã nêu lên yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục, mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục.
1.1.3. Quản lý giáo dục đại học
Theo Luật Giáo dục (2005), giáo dục đại học bao gồm:
- Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai năm đến ba năm học tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiêph trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành.
- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành.
- Đào tạo trình độ thạc sỹ được thực hiện từ hai năm đên ba năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học.
- Đào tạo trình độ tiến sỹ được thực hiện trong bốn năm học đối với người tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm đối với người có b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van de in.doc
- Phu luc.doc