Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình - Thực trạng và giải pháp

Hiện nay, xoá đói giảm nghèo được mọi quốc gia trên thế giới coi như một yêu cầu, đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức, xã hội, văn hoá, kinh tế chính trị. Bởi vì đói nghèo không những là lực cản lớn nhất của sự phát triển mà nó còn gây nên sự tàn phá ghê gớm về đạo đức tinh thần, làm thiếu an toàn xã hội, làm suy kiệt kinh tế và làm suy sụp về chính trị, phương hại đến an ninh. Đối với Việt nam trong giai đoạn hiện nay, xoá đói giảm nghèo là một trọng trách lớn của toàn Đảng, toàn dân. Đảng, chính phủ, nhân dân Việt nam cùng nhiều tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt nam đang cùng nhau tìm kiếm những giải pháp tiếp cận để giảm tỷ lệ nghèo đói, đặc biệt là ở các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng sâu, vùng xa. Việt nam có tổng dân số khoảng trên 76 triệu người thuộc 54 dân tộc khác nhau. Gần 80 % dân số làm nông nghiệp tại các vùng nông thôn và vùng dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa nơi tập trung hầu hết các hộ nghèo đói. Trong thời gian vừa qua, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, cùng với sự trợ giúp của các tổ chức trong nước và quốc tế trong hoạt động xoá đói giảm nghèo. Việt nam đã thu được những kết quả bước đầu rất khả quan thể hiện ở tăng mức chi tiêu bình quân trên đầu người. Số người có chi tiêu trên đầu người thấp hơn mức nghèo đói đã giảm mạnh từ 58 % năm 1993 xuống 37 % năm 1998. Số người sống dưới “ ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm” đã giảm từ 25 % xuống còn 15 % (theo ngưỡng nghèo năm 1993, đã có sự điều chỉnh về giá cả). Thực tế trên cho thấy rằng, chính sách xoá đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước có nhiều ưu việt. Song, việc triển khai thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo đến các vùng khó khăn vẫn còn nhiều lúng túng, bất cập và thiếu đồng bộ. Nhiều cán bộ được giao triển khai các chính sách của chính phủ đến các vùng khó khăn còn yếu về năng lực, thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về tính ưu việt của chính sách nên một số cán bộ đã thiếu đi cách nhìn khách quan và những kỹ năng tiếp cận với người nghèo, vùng nghèo, dẫn đến hiệu quả một số chương trình xoá đói giảm nghèo không cao. Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu: “ Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình thực trạng và giải pháp” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế chuyên ngành kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa.

doc127 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2505 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên