Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Ngày nay, nghèo đói và chống nghèo đói đã trở thành vấn đề toàn cầu. Nhiều quốc gia, tổ chức và diễn đàn quốc tế đều lấy hoạt động chống nghèo đói làm một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình hoạt động. Ở nước ta, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu cơ bản trong hoạt động của mình là giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ mới để đem lại hạnh phúc, ấm no cho mọi người dân Việt Nam. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, Đảng và Nhà nước phải tạo điều kiện “Làm cho người nghèo đủ ăn. Người đủ ăn thì khá, giàu. Người khá, giàu thì giàu thêm”. Trong những năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có bước tiến phát triển vượt bậc, đời sống của đa số dân cư được cải thiện. Công tác xoá đói giảm nghèo (XĐGN) đã thu được những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, mức sống của người dân vẫn còn thấp, phân hoá thu nhập có xu hướng tăng lên. Một bộ phận dân cư sống nghèo đói - trong đó có những gia đình có nhiều đóng góp cho cách mạng vẫn chịu nhiều thua thiệt trong hoà nhập cộng đồng và không đủ sức tiếp nhận những thành quả do công cuộc đổi mới đem lại. Hiện nay, tỉ lệ hộ đói nghèo của nước ta là 10,86% (khoảng 2 triệu hộ). Đặc biệt, có hơn 1000 xã nghèo đói với số hộ nghèo chiếm từ 40% trở lên. Từ khi thực sự trở thành phong trào và có một số văn bản quy phạm pháp luật ở một số khía cạnh khác nhau, công tác xoá đói, giảm nghèo ở nước ta đã được Liên hợp quốc đánh giá là có nhiều sáng tạo và tiến bộ; các tổ chức quốc tế như UNDP, UNFPA, UNICEP, FAO. đã có cam kết tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam phát triển. Nhưng nếu nhìn lại một cách nghiêm túc vẫn còn có những bất cập và thiếu sót cần sớm khắc phục và bổ sung để thúc đẩy nhanh hơn, hiệu quả hơn công cuộc XĐGN ở nước ta. Chương trình quốc gia XĐGN đã được triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng hiệu quả chưa cao. Tuy số hộ nghèo hàng năm giảm trên 20%, nhưng với tiêu chuẩn phân định nghèo rất thấp. Một khía cạnh rất đáng quan tâm ở đây là còn nhiều hộ gia đình ở những vùng dân tộc thiểu số thực sự đang lúng túng, quẩn quanh trong tình trạng đói nghèo, gặp khó khăn về khách quan và chủ quan khó có thể vượt qua nếu không có sự giúp đỡ từ phía Nhà nước và xã hội. Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số thực sự là một vấn đề bức xúc, cần được xem xét và soi sáng, dưới nhiều khía cạnh, nhiều góc độ nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau, để giải quyết một cách khoa học, có hiệu quả. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001) đã khảng định tiếp tục đầu tư, giúp đỡ “những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo”, “phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả xoá đói, giảm nghèo” và định mục tiêu “cơ bản xoá hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10% vào năm 2005”. Vì vậy, việc xem xét, đánh giá thực trạng nghèo đói và hình thành những giải pháp để XĐGN ở một vùng khó khăn như là vùng dân tộc thiểu số nước ta là vấn đề thiết thực, cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Cho nên học viên lựa chọn đề tài luận văn là: “ Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam : Thực trạng và giải pháp”.

doc125 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2448 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan