Từ khi xu thế toàn cầu hóa trở nên phổ biến và thống trị nền kinh tế của các quốc gia trên khắp thế giới, thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là kênh đầu tư hết sức quan trọng đối với các quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia kém và đang phát triển để thực hiện công việc phát triển kinh tế đất nước. Có những thời kỳ, FDI được coi như chìa khóa của sự thành công của các nền kinh tế. Vậy những gì đang diễn ra trên thế giới có phản ánh được những điều đó hay không? Hay nói chính xác hơn là dòng vốn FDI đang chảy theo những khu vực nào và theo những xu hướng nào? Liệu rằng FDI có còn là một bàn đạp vững chắc để các quốc gia tăng tốc phát triển kinh nữa hay không? Những nước đang phát triển như Trung Quốc hay chính Việt Nam chúng ta đã có những động thái nào để thực hiện chiến lược thu hút nguồn vốn FDI? V v và .v v
Đứng trên góc độ của nhà đầu tư thì những câu hỏi trên đây không phải là những hỏi quá khó để có câu trả lời. Thế nhưng liệu rằng chính phủ các quốc gia có tìm ra được phương thức nào hợp lý để duy trì mức thu hút FDI cao và bền vững hay không ? Và hơn hết là duy trì và nâng cao tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia mình. Xuất phát từ những thực tế còn tồn tại và nhìn nhận một xu hướng mới trong phát triển kinh tế thông qua dòng vốn FDI, chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này nhằm những nội dung sau sau đây:
Tìm ra những xu hướng đang tồn tại trong dòng vốn FDI trên thế giới, những biến động trong thời gian qua cũng như những nhận định chung nhất về FDI trên toàn thế giới (chương 1).
Đi vào khu vực châu Á để tìm hiểu thực trạng đang diễn ra của xu hướng dòng vốn FDI. Đồng thời cũng đánh giá những rủi ro và lợi ích đạt được của các quốc gia đi đầu tư thông qua các công ty đa quốc gia. Cuối cùng là để tìm ra được những bất cập trong chính sách thu hút vồn FDI ở khu vực này. (chương 2)
Tìm hiểu tình hình ở Trung Quốc về các khía cạnh như: thực trạng thu hút FDI ở nước này, các định hướng phát triển, chiến lược thu hút vốn FDI, các chính sách của chính phủ Trung Quốc đang được thực hiện được nhìn nhận và đánh giá như thế nào?. Đồng thời chúng tôi cũng xem xét tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc đi theo những định hướng thu hút dòng vốn FDI trong tương lai và trong một chiến lược dài hạn hơn. (chương 3)
Cuối cùng, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị quan trọng để Việt Nam thực hiện chiến lược thu hút vốn FDI ngày càng bền vững và gia tăng. Việc rút ra những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia và Trung Quốc là một bài học lớn, cũng là một trong những yếu tố quan trọng để giúp chính chúng ta làm tốt công việc thu hút FDI. Những khuyến nghị đưa ra nhằm mục đích tham khảo cho chính phủ cũng như các công ty trong nước hoạch định cho mình được một chiến lược hợp lý trong giai đoạn hiện nay và cả sau này. (chương 4)
142 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2565 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới nói chung, ở Trung Quốc nói riêng, những lợi ích và rủi ro gặp phải và những khuyến nghị mới cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
BỘ MÔN TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
**********
Bài nghiên cứu:
XU HƯỚNG DÒNG VỐN FDI TRÊN THẾ GIỚI NÓI CHUNG, Ở TRUNG QUỐC NÓI RIỀNG. NHỮNG LỢI ÍCH VÀ RỦI RO GẶP PHẢI VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ MỚI CHO VIỆT NAM.
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng.
Nhóm nghiên cứu: TCDN khối 2 K33.
Nhóm trưởng : Lê Đức Thảo – lớp TC 5 K33.
Tp.HCM tháng 9 năm 2010
Lời mở đầu.
Từ khi xu thế toàn cầu hóa trở nên phổ biến và thống trị nền kinh tế của các quốc gia trên khắp thế giới, thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là kênh đầu tư hết sức quan trọng đối với các quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia kém và đang phát triển để thực hiện công việc phát triển kinh tế đất nước. Có những thời kỳ, FDI được coi như chìa khóa của sự thành công của các nền kinh tế. Vậy những gì đang diễn ra trên thế giới có phản ánh được những điều đó hay không? Hay nói chính xác hơn là dòng vốn FDI đang chảy theo những khu vực nào và theo những xu hướng nào? Liệu rằng FDI có còn là một bàn đạp vững chắc để các quốc gia tăng tốc phát triển kinh nữa hay không? Những nước đang phát triển như Trung Quốc hay chính Việt Nam chúng ta đã có những động thái nào để thực hiện chiến lược thu hút nguồn vốn FDI? V…v…và ..v…v
Đứng trên góc độ của nhà đầu tư thì những câu hỏi trên đây không phải là những hỏi quá khó để có câu trả lời. Thế nhưng liệu rằng chính phủ các quốc gia có tìm ra được phương thức nào hợp lý để duy trì mức thu hút FDI cao và bền vững hay không ? Và hơn hết là duy trì và nâng cao tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia mình. Xuất phát từ những thực tế còn tồn tại và nhìn nhận một xu hướng mới trong phát triển kinh tế thông qua dòng vốn FDI, chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này nhằm những nội dung sau sau đây:
Tìm ra những xu hướng đang tồn tại trong dòng vốn FDI trên thế giới, những biến động trong thời gian qua cũng như những nhận định chung nhất về FDI trên toàn thế giới (chương 1).
Đi vào khu vực châu Á để tìm hiểu thực trạng đang diễn ra của xu hướng dòng vốn FDI. Đồng thời cũng đánh giá những rủi ro và lợi ích đạt được của các quốc gia đi đầu tư thông qua các công ty đa quốc gia. Cuối cùng là để tìm ra được những bất cập trong chính sách thu hút vồn FDI ở khu vực này. (chương 2)
Tìm hiểu tình hình ở Trung Quốc về các khía cạnh như: thực trạng thu hút FDI ở nước này, các định hướng phát triển, chiến lược thu hút vốn FDI, các chính sách của chính phủ Trung Quốc đang được thực hiện được nhìn nhận và đánh giá như thế nào?. Đồng thời chúng tôi cũng xem xét tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc đi theo những định hướng thu hút dòng vốn FDI trong tương lai và trong một chiến lược dài hạn hơn. (chương 3)
Cuối cùng, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị quan trọng để Việt Nam thực hiện chiến lược thu hút vốn FDI ngày càng bền vững và gia tăng. Việc rút ra những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia và Trung Quốc là một bài học lớn, cũng là một trong những yếu tố quan trọng để giúp chính chúng ta làm tốt công việc thu hút FDI. Những khuyến nghị đưa ra nhằm mục đích tham khảo cho chính phủ cũng như các công ty trong nước hoạch định cho mình được một chiến lược hợp lý trong giai đoạn hiện nay và cả sau này. (chương 4)
Bài nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp tổng hợp từ định tính : nhận định của các nhà kinh tế, các chuyên gia, các tổ chức, bộ ngành của của các quốc gia… đến phương pháp định lượng: lấy số liệu, thống kê từ các nguồn có uy tín các cục, bộ ngành các quốc gia. Bài nghiên cứu cũng sử dụng nhiều tài liệu nghiên cứu đi trước của các tác giả, nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách trên thế giới và từ các quốc gia cũng như trong nước.
Chúng tôi hi vọng qua bài nghiên cứu, người đọc sẽ có được những cái nhìn chung nhất về dòng vốn FDI trong giai đoạn hiện nay cũng như có những hiểu biết cụ thể về từng khu vực và quốc gia trên thế giới về FDI. Đồng thời, điều quan trọng nhất là chúng ta áp dụng được vào thực tế Việt Nam giúp phát triển kinh tế, ổn định và năng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI.
Lợi ích và rủi ro của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 8
1.1.1. Lợi ích : 8
1.1.2. Rủi ro : 14
1.2. Xu hướng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 18
1.2.1. Điếm đến FDI: 18
1.2.2. Sự thay đổi về lĩnh vực đầu tư: 27
1.2.3. Vai trò của các quỹ đầu tư tư nhân và quỹ đầu tư quốc gia ngày càng quan trọng. 29
1.2.4 Sự thay đổi về hình thức đầu tư và các dự án mới. 30
Chương 2. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI Ở CHÂU Á – THỰC TRẠNG, NHỮNG RỦI RO VÀ LỢI ÍCH CHẤU Á GẶP PHẢI.
2.1. Châu Á – tình hình và xu hướng thu hút FDI. 36
2.1.1 Nhận xét chung về tình hình các nước Châu Á hiện nay. 35
2.1.2. Tình hình FDI của khu vực Châu Á. 46
2.2. Lợi ích và rủi ro của MNCs đầu tư bằng vốn FDI. 50
2.2.1.Lợi ích: 50
2.2.2. Rủi ro. 53
Chương 3. TÌNH HÌNH FDI TẠI TRUNG QUỐC, THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC.
3.1. Các yếu tố tác động đến việc thu hút FDI ở Trung Quốc. 57
3.1.1.Vốn. 57
3.1.2.Môi trường cạnh tranh. 58
3.1.3.Môi trường quản lý-chính sách. 58
3.1.4.Sự ổn định. 58
3.1.5.Chính sách mở cửa, giao thương quốc tế. 59
3.2.Những số liệu cụ thể về FDI ở Trung Quốc. 59
3.2.Những hướng dẫn mới của Trung Quốc về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 62
3.3.Một cái nhìn khái quát về chính sách ưu đãi thuế của Trung Quốc. 66
3.4.Định hướng thị trường – yếu tố chủ đạo đến thu hút FDI của Trung Quốc. 72
3.5.Định hướng xuất khẩu: đóng vai trò quyết định trong thu hút FDI ở Trung Quốc. 77
3.6.Khuyến nghị cho chính sách của Chính phủ Trung Quốc. 79
3.6.1.Cải cách pháp luật đầu tư đang chậm trễ. 81
3.6.2.Khuyến nghị trong quản lý. 82
3.7.1. Nhượng quyền thương mại. 84
3.7.2.Quá trình phê duyệt. 85
3.7.3. Các vấn đề về luật cạnh tranh. 86
3.8.4.Phát triển một chiến lược Sở hữu trí tuệ cho Trung Quốc. 86
3.7.5.Xây dựng thương hiệu. 87
Chương 4: VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
4.1. Một vài đặc điểm của Việt Nam. 89
4.1. Vài nét về phát triển FDI tại Việt Nam : các giai đoạn đầu tư. 89
4.1.1. Giai đoạn 1(1987-1989): sau thời gian đầu tư thăm dò. 89
4.1.2. Giai đoạn 2 (từ 1990- 1996) : gia tăng mạnh mẽ. 89
4.1.3. Giai đoạn 3 (1997- 2002): có phần chậm lại. 90
4.1.4. Giai đoạn 4 (2003 đến nay) : được cải thiện và tăng lên cả chất lượng. 92
4. 2.Vài nét sơ lược về VN. 93
4.2.1. Chính trị Việt Nam. 93
4.2.2.Địa lý kinh tế. 94
4.2.3.Dân số. 94
4.2.4. Cơ cấu ngành. 94
4.2.5.Tổng quan kinh tế Việt Nam. 94
4.3. Lợi ích và rủi ro của MNC khi đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. 95
4.3.1. Từ góc độ của MNCs. 95
4.3.1.1. Lợi thế: 95
4.3.1.2. Bất lợi. 97
4.3.2. Từ phía nước sở tại ( Việt Nam). 98
4.3.2.1. Lợi ích. 98
4.3.2.2. Rủi ro. 103
4.4.Thực trạng dòng vốn FDI tại VN những năm vừa qua. 104
4.4.1. Xu hướng đầu tư của MNCs đang dần thay đổi. 104
4.4.1.1. Theo ngành. 104
4.4.1.2. Theo khu vực : 111
4.4.1.3. Theo quốc gia đầu tư : 113
4.4.1.4. Theo hình thức đầu tư. 117
4.4.2. Thực trạng đăng ký vốn và giải ngân. 118
4.5.So sánh với Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho việc thu hút FDI của Việt Nam......................................................................................................................123
4.5.1. Trung Quốc và Việt Nam 123
4.5.2. Bài học thu hút đầu tư. 128
Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo.
CHƯƠNG 1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI.
Lợi ích và rủi ro của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Lợi ích :
a) Tăng năng suất: Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp tăng năng suất, khi một công ty có nỗ lực muốn bán sản phẩm ban đầu của mình tại các thị trường mới có thể làm tăng mức thu nhập cổ phần của mình do tăng năng suất. Điều này làm giảm chi phí bình quân từng đơn vị sản phẩm. Công ty càng sử dụng nhiều máy móc thiết bị thì khả năng này càng có điều kiện thuận lợi để thực hiện.
b) Tiếp cận thị trường mới và giảm xung đột thương mại: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương.
Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.
Sử dụng yếu tố nước ngoài trong sản xuất: Nguồn lao động, nguồn tài nguyên. Các chi phí sử dụng đất đai và lao động có thể khác biệt rất xa giữa các quốc gia. Các công ty đa quốc gia thường cố gắng thiết lập việc sản xuất tại địa điểm có giá lao động và đất đai rẻ. Do thị trường không hoàn hảo ở một số quốc gia chẳng hạn như do thông tin không hoàn hảo, các chi phí giao dịch, di dời dân cư, các rào cản trong việc thâm nhập vào một ngành công nghiệp… làm cho chi phí lao động không nhất thiết tương đương giữa các thị trường. Các công ty đa quốc gia thực hiện việc nghiên cứu thị trường để xác dịnh xem họ có thể thu được lợi nhuận không từ các chi phí rẻ hơn khi sản xuất ở những thị trường đó.
( Sử dụng nguyên vật liệu nước ngoài trong sản xất: Do các chi phí vận chuyển, một công ty cố gắng tránh nhập khẩu nguyên vật liệu từ một đất nước khác, đặc biệt là khi công ty dự tính sẽ bán thành phẩm ngược lại cho người tiêu dùng tại nước đó, một giải pháp khả thi hơn là phát triển việc sản xuất sản phẩm tại một nước mà nuyên vật liệu có sẵn. Dù cho sản phẩm sản phẩm sản xuất ra sẽ được bán ở một nơi nào khác, quyết định nhập khẩu nguyên vật liệu sẽ không phù hợp.
( Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên: Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự.
Khai thác chuyên gia và công nghệ: Sử dụng được công nghệ nước ngoài, các công ty thiết lập ngày càng nhiều các nhà máy ở nước ngoài hay mua lại các nhà máy hiện hữu của nước ngoài để học hỏi thêm về công nghệ của các quốc gia khác. Công nghệ này sau đó được sử dụng để cải tiến quy trình sản xuất tại các nhà máy của các công ty con trên khắp thế giới. Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ.
Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs, việc National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy.
Thị trường tiêu thụ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện thu hút nguồn nhu cầu mới, các công ty đa quốc gia thường đạt tới một giai đoạn mà sự phát triển bị hạn chế tại xứ sở của họ. Điều này có thể do sự cạnh tranh mãnh liệt đối với những sản phẩm mà họ bán ra trên thị trường. Ngay cả khi có rất ít cạnh tranh, thị phần của họ có thể đạt đến đỉnh cao hay các nhu cầu chung cho các sản phẩm có thể bị giảm sút do những thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng. Như vậy giải pháp khả thi là cân nhắc việc lựa chọn một thị trường nước ngoài nơi có những nhu cầu tiềm ẩn cho các sản phẩm ấy. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng giúp các MNC thâm nhập vào những thị trường nơi có thể đạt được lợi nhuận cao, các MNC có thể thâm nhập vào những thị trường khác, nơi họ có thể đạt được lợi nhuận cao. Nếu những công ty khác trong cùng một lĩnh vực công nghệ đã chứng minh được rằng những nguồn thu nhập cao có thể thực hiện được ở những thị trường khác thì một công ty đa quốc gia nào đó cũng có thể quyết định thâm nhập vào thị trường đó. Họ có thể đưa ra kế hoạch giảm giá bán khá cao đối với sản phẩm đang phổ biến trên thị trường. Một trở ngại phổ biến cho chiến lược này là những người kinh doanh đã có mặt trước đó trong thị trường có thể tìm mọi cách không cho đối thủ mới chiếm thị phần của mình, thí dụ bằng cách giảm giá tương đương hoặc thấp hơn mức giảm giá của đối thủ mới khi họ vừa thâm nhập vào thị trường này.
c) Phát huy lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia :
Công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng...
Công nghệ hiện đại, nguồn vốn lớno ty có thể trở nên quốc tế hóa nếu như họ sở hữu các tiềm lực hay kỹ năng mà các đối thủ cạnh tranh không bao giờ có. Trên thực tế thị trường thường không bao giờ hoàn hảo, kết quả là một số quốc gia có thể chiếm hữu một số thuận lợi hơn một số quốc gia khác đối với những thị trường khác nhau. Ngay cả trong phạm vi một quốc gia nào đó, một số công ty có thể chiếm hữu một số thuận lợi hơn các công ty khác. Điển hình trong lĩnh vực công nghệ, nếu một công ty nào đó sỡ hữu công nghệ tiên tiến và đã khai thác được sự thuận lợi này một cách thành công ở thị trường trong nước, công ty đó cũng có khả năng khai thác nó trên thị trường quốc tế. Công nghệ không hề bị hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới. Công nghệ còn có thể đưa ra một quy trình tài chính, tiếp thị và sản xuất hiệu quả hơn. Trong một chừng mực nào đó, công ty sẽ được thuận lợi hơn các đối thủ và có thể thu được lợi nhuận từ việc trở nên quốc tế hóa.
d) Đa dạng hóa ở tầm cỡ quốc tế:
Đa dạng hóa quá trình sản xuất: Một trong những lý do tại sao các công ty tiến hành kinh doanh ở tầm cỡ quốc tế là sự đa dạng hóa quá trình sản xuất. Nếu tất cả các tài sản của một công ty được tổ chức nhằm điều tiết việc kinh doanh một sản phẩm nào đó trong một quốc gia, nguồn tiền mặt của một công ty rất có khả năng trở nên bất ổn định, đó là kết quả của những tình thế thay đổi trongphamj vi công nghệ của công ty hay trong phạm vi nền kinh tế. Công ty có thể giảm bớt sự thay đổi của nguồn tiền mặt bằng cách đa dạng hóa nguyên liệu sản xuất.
Nhu cầu cho tất cả các loại sản phẩm được sản xuất trong cùng một nước có phần nào chịu ảnh hưởng của nền kinh tế nước đó. Công ty có thể giảm bớt rủi ro bằng cách chào bán các nguyên liệu và sản phẩm giữa các quốc gia khác nhau. Với việc đa dạng hóa kinh doanh và cả trong sản xuất ở tầm cỡ quốc tế, công ty có thể giữ cho nguồn tiền mặt thực của mình ít bị chao đảo. Mức độ của sự đa dạng hóa quốc tế có thể làm ổn định nguồn tiền mặt của các công ty đa quốc gia lại tùy thuộc vào tiềm năng của thị trường nước ngoài.
Phản ứng với giá trị thay đổi của ngoại tệ: Khi một công ty cho rằng ngoại tệ của một quốc gia nào đó bị giảm giá, công ty đó có thể tính đến khả năng đầu tư trực tiếp vào đất nước đó. Do sự giảm giá ngoại tệ, mức phí tổn ban đầu có thể khá thấp. Nếu đồng ngoại tệ đó mạnh lên theo thời gan, thu nhập được chuyển về công ty mẹ sẽ tăng lên.
Thí dụ vào những năm 1980, các công ty Nhật tăng cường việc đầu tư trực tiếp vào Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc và vùng Đông Nam Á, nguyên do một phần do đồng yên tăng mạnh và vào thời điểm đó mức phí tổn ban đầu tương đối thấp khi thiết lập các công ty con. Một nguyên nhân khác dẫn đến việc đầu tư trực tiếp là bù đắp nhu cầu thay đang thay đổi cho việc xuất khẩu của công ty do những dao động về tỷ giá hối đoái.
Phản ứng với các kiềm hãm thương mại: Trong một số trường hợp, một công ty đa quốc gia sử dụng việc đầu tư trực tiếp như là một chiến lược phòng ngự hơn là tấn công.
Thí dụ như nhà máy sản xuất ô tô của Nhật sẽ thành lập một chi nhánh tại Mỹ do tiên đoán rằng việc xuất khẩu ô tô sang Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng bởi những hạn chế thương mại rất nghiên ngặt. Các có thể giới hạn hoặc ngăn cản việc xuất khẩu ô ô tại Nhật sang Mỹ và đầu tư trực tiếp vào một công ty con của Nhật tại Mỹ được xem như một chính sách phòng ngự tốt.
e) Mang lại những thuận lợi về mặt chính trị: Một số công ty đa quốc gia đóng tại những nước có nền chính trị không ổn định đang cố gắng phát triển sang những nước ổn định hơn. Mặt khác khi hoạt động của một công ty đa quốc gia ngày càng mở rộng và đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế đó là cơ sở để có được những thuận lợi về mặt chính trị.
1.1.2. Rủi ro :
a) Rủi ro về chính trị, văn hóa, xã hội :
( Chính sách, thể chế của các quốc gia:
Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của một số nền kinh tế đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và khó tiếp cận. Tại một số nền kinh tế có sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước
(Ví dụ: chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp của Lào được áp dụng trên toàn quốc nhưng địa phương vẫn thu thêm thuế thu nhập.
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền kinh tế cũng như các thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư (đất đai, phê duyệt thiết kế.v.v.) khá phức tạp, kéo dài thời gian, tốn kém về chi phí cho doanh nghiệp, thủ tục thông quan phức tạp (ví dụ tại LB Nga, Lào).
( Giới hạn việc chuyển giao:
Công ty địa phương của nước chủ nhà có thể sẽ cố gắng xuất khẩu hàng hóa sang một quốc gia khác , làm giảm doanh thu của bên chuyển nhượng.
Rất khó kiển tra chất lượng trong quy trình sản xuất của công ty địa phương.
Những bí quyết công nghệ cung cấp cho công ty địa phương có thể bị rò rỉ sang công ty đối thủ trong quốc gia đó.
( Tình hình chính trị:
Các rủi ro về chính trị phát sinh từ những rối loạn chính trị như bạo động, biểu tình, khủng bố, nội chiến và chiến tranh giữa các quốc gia. Hậu quả của sự rối loạn gồm có sự sụp đổ nền kinh tế, và việc cấm đoán chuyển tiền về nước.
( Ví dụ như nhiều công ty Mỹ đã mất trắng những cơ sở đầu tư trị giá hàng trăm triệu USD sau cuộc chiến tranh Irac. Việc cấm chuyển tiền lãi về nước là điều không phải hiếm khi xảy ra ngay tại các nước phương Tây khác.
( Văn hóa, xã hội :
Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều lo ngại về hệ thố