Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào các thị trường phi hạng ngạch

Trong quá trình phát triển, các nước công nghiệp tiên tiến như Anh, Pháp, Nhật. trước đây, cũng như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. hiện nay thường quan tâm phát triển sản xuất, xuất khẩu dệt may như một ngành xuất khẩu chính. Ở Việt Nam, ngành dệt may trong các năm qua cũng được quan tâm đầu tư, mở rộng năng lực sản xuất, và cũng trải qua bao thăng trầm bởi thị trường quốc tế và cơ chế quản lý trong nước. Đến nay, kim ngạch ngành dệt may năm 2002 đạt mức 2,7 tỷ USD, chiếm gần 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, chỉ đứng sau xuất khẩu dầu thô. Xuất khẩu dệt may đã tạo dựng được bước phát triển khởi sắc đáng mừng. Để thực hiện thắng lợi chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay ngành công nghiệp nói chung cần duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm, trong đó ngành dệt may cần có tốc độ tăng trưởng cao hơn, nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng chung, và tiến kịp các nước ASEAN trong lộ trình hội nhập. Để đi xa hơn nữa, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam đang có nhiều việc cần làm: đổi mới công nghệ hàng loạt cơ sở sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh quốc tế, chuyển mạnh hơn nữa hình thức gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp, mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu v.v.

doc106 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào các thị trường phi hạng ngạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình phát triển, các nước công nghiệp tiên tiến như Anh, Pháp, Nhật... trước đây, cũng như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore... hiện nay thường quan tâm phát triển sản xuất, xuất khẩu dệt may như một ngành xuất khẩu chính. Ở Việt Nam, ngành dệt may trong các năm qua cũng được quan tâm đầu tư, mở rộng năng lực sản xuất, và cũng trải qua bao thăng trầm bởi thị trường quốc tế và cơ chế quản lý trong nước. Đến nay, kim ngạch ngành dệt may năm 2002 đạt mức 2,7 tỷ USD, chiếm gần 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, chỉ đứng sau xuất khẩu dầu thô. Xuất khẩu dệt may đã tạo dựng được bước phát triển khởi sắc đáng mừng. Để thực hiện thắng lợi chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay ngành công nghiệp nói chung cần duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm, trong đó ngành dệt may cần có tốc độ tăng trưởng cao hơn, nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng chung, và tiến kịp các nước ASEAN trong lộ trình hội nhập. Để đi xa hơn nữa, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam đang có nhiều việc cần làm: đổi mới công nghệ hàng loạt cơ sở sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh quốc tế, chuyển mạnh hơn nữa hình thức gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp, mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu v.v... Ý thức được tình hình trên, em đã quyết định lựa chọn đề tài: " Một số giải pháp chủ yếu nhằm đầy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào các thị trường phi hạn ngạch" cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Kết cấu đề tài gồm 3 chương sau: Chương I: Tổng quan về một số thị trường dệt may phi hạn ngạch trên thế giới Chương II: Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam những năm qua Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào các thị trường phi hạn ngạch Do những hạn chế về thời gian, tài liệu và khả năng của người viết nên nội dung khoá luận này chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô và góp ý của đông đảo bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 15 tháng 12 năm 2003 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY PHI HẠN NGẠCH TRÊN THẾ GIỚI Hiện nay, thế giới đang tồn tại hai hình thái thị trường dệt may chủ yếu. Đó là thị trường hạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch (nếu căn cứ vào tiêu chí có sự ấn định về mặt số lượng của nước nhập khẩu đối với nước xuất khẩu). Thị trường hạn ngạch gồm những nước và khu vực như thị trường EU, thị trường Canada,... Thị trường phi hạn ngạch gồm các nước và khu vực không hạn chế mức nhập khẩu và chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của chính sản phẩm đó Khoá luận sẽ tập trung nghiên cứu nhưng thị trường phi hạn ngạch điển hình là: Nhật Bản, SNG (chủ yếu là Nga) và Châu Phi. Ngoài ra khoá luận còn nêu tóm tắt một số thị trường khác như ASEAN, Ôxtraylia và Trung Đông. 1. THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN, MỘT THỊ TRƯỜNG KHÓ TÍNH NHƯNG ĐẦY HẤP DẪN Thị trường Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, chỉ đứng sau thị trường Mỹ và thị trường EU. Tuy nhiên nếu với thị trường EU và thị trường Mỹ hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam bị hạn chế bởi hạn ngạch thì khi chúng ta xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản lại không phải chịu hạn ngạch. Như vậy, có thể khẳng định rằng Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng dệt may phi hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Vậy thị trường Nhật Bản có những đặc điểm gì ? 1.1. Mức tiêu thụ Nhật Bản là một thị trường mở, có quy mô tương đối lớn đối với các nhà xuất khẩu hàng may mặc nước ngoài. Với số dân là 126,9 triệu người và mức thu nhập bình quân hàng năm vào khoảng 30.039 USD/người, Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng may mặc lớn thứ hai trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên việc mua sắm của người Nhật Bản đối với các sản phẩm nói chung và các sản phẩm may mặc nói riêng đều khác biệt với các thị trường như Mỹ và EU hay bất kỳ một thị trường nào khác. Một trong những nguyên nhân là Nhật Bản đang đối mặt với sự thay đổi giữa các nhóm tuổi trong xã hội theo hướng già hoá dân số tương đối nhanh chóng. Theo một nghiên cứu về xu hướng thay đổi dân số Nhật Bản giai đoạn 1990-2025 cho thấy: năm 2000 nhóm tuổi từ 15-29 là 16 triệu người thì tới năm 2010 sẽ giảm xuống còn 12,3 triệu người và đến năm 2025 chỉ còn 10,8 triệu người. Số dân có độ tuổi từ 30-59 cũng có mức giảm đáng kể qua các năm như năm 2000 có 42,7 triệu người, đến năm 2010 giảm xuống 42,2 triệu người, năm 2025 độ tuổi này chỉ còn 38,7 triệu người. Trong khi đó nhóm dân số có độ tuổi từ 60-64 lại tăng lên. Năm 2000 có 4,4 triệu người nhưng đến năm 2025 sẽ tăng lên 5,3 triệu người, nhóm dân số có độ tuổi trên 65 cũng có mức tăng như vậy. (Tạp chí công nghiệp Việt Nam số 12/2003) Xu hướng già hoá dân số của Nhật Bản sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cách thức tiêu dùng hàng hoá, sự lựa chọn, sở thích, thói quen, tâm lý tiêu dùng, đồng thời nó còn tác động đến mức chi tiêu của người Nhật Bản. Nếu như trước đây, vào thập niên 80, các gia đình Nhật Bản đoạt ngôi vô địch về tỷ lệ gửi tiền tiết kiệm so với thu nhập nhưng giờ đây tỷ lệ này chỉ tương đương với người Mỹ vốn quen thói tiêu hoang. Theo số liệu mới nhất của chính quyền Nhật Bản cho thấy tỷ lệ tiền tiết kiệm so với thu nhập của các hộ gia đình người Nhật giảm từ 23% năm 1975 còn 14% năm 1990; 6,9% năm 2001; 4% năm 2002 và 2% vào quý I năm 2003 (Tạp chí công nghiệp Việt Nam số 31/2003). Tỷ lệ này thậm chí còn thấp hơn cả tỷ lệ tiết kiệm 3,5% của người Mỹ và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 10% ở Liên minh Châu Âu (EU). Sự giảm sút về tỷ lệ tiền tiết kiệm khiến cho mức chi tiêu so với thu nhập của người Nhật Bản tăng lên. Do vậy sẽ không hề ngạc nhiên khi kết quả một cuộc điều tra về người tiêu dùng Nhật Bản cách đây hai năm về tiêu chí mà họ quan tâm nhất khi chọn mua hàng may mặc đã cho thấy: giữa hai tiêu chí là giá cả và chất lượng, người tiêu dùng Nhật Bản có xu hướng ưu tiên giá cả hàng may mặc hơn chất lượng hàng hoá một cách tương đối. Vậy nhưng theo kết quả một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết, có đến 42% người tiêu dùng chọn mua hàng may mặc dựa theo kiểu dáng; 25% khách hàng lựa chọn theo chất lượng; 21% lựa chọn theo nhãn mác; 12% khách hàng lựa chọn theo giá cả (Tạp chí công nghiệp Việt Nam số 12/2003). Qua những con số trên chúng ta có thể thấy rằng đã có một sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của người Nhật Bản một cách tương đối, từ quan tâm đến giá cả giờ chuyển sang quan tâm nhiều hơn đến chất lượng mặc dù từ trước đến nay người Nhật Bản vẫn luôn khắt khe và khó tính thậm chí còn được đánh giá là thị trường khó tính nhất thế giới. Đặc biệt đối với hàng dệt may, người Nhật chú ý đến từng đường kim mũi chỉ, sản phẩm không được có sai sót gì dù là nhỏ nhất. Vậy là với mức chi tiêu "thoáng" hơn, giờ đây người Nhật Bản sẵn sàng trả giá cao để mua những sản phẩm chất lượng tốt, tính thời trang thẩm mỹ cao. Sản phẩm còn phải thể hiện được những nét đặc trưng của nơi sản xuất về truyền thống văn hoá, nguyên vật liệu bởi họ quan niệm rằng một sản phẩm may mặc không chỉ đáp ứng nhu cầu thông thường là để mặc, mà nó còn là một sản phẩm nghệ thuật làm đẹp cho người sử dụng. Họ trở nên tin tưởng và dễ dàng bỏ tiền ra mua những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản như tiêu chuẩn công nghiệp Nhật (JIS) hoặc các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000. Người tiêu dùng Nhật Bản cũng sẵn sàng từ chối những sản phẩm làm theo kiểu dáng "hàng nhái" cho dù bán với giá rẻ hoặc những sản phẩm có những vết xước, vết bẩn trên bao bì, những sợi chỉ sợi bông còn sót lại trên bề mặt sản phẩm, kể cả sản phẩm sắp xếp không ngăn nắp đẹp mắt, bị xô lệch. Đây có thể sẽ là những gợi ý để doanh nghiệp Việt Nam tham khảo khi muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản vì hiện tại nhiều chuyên gia kinh tế Nhật Bản đều có chung một nhận xét về hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam: mặc dù hàng may mặc Việt Nam đạt chất lượng tốt nhưng không đồng đều, không ổn định, kiểu dáng mẫu mã rất nghèo nàn và chưa thể hiện được những yếu tố đặc trưng của sản phẩm may mặc Việt Nam. Ngoài ra, mức tiêu thụ hàng may mặc của người dân Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của giá đồng Yên. Còn nhớ cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ năm 98 đã làm cho nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng nặng nề, kinh tế suy thoái, sức mua giảm sút. Nhưng khi nền kinh tế nước này có dấu hiệu phục hồi, đồng Yên tăng giá, giá hàng hóa giảm, do vậy người tiêu dùng Nhật Bản thấy không cần phải tiết kiệm để giữ giá trị tài sản thực. Mức tiêu thụ hàng may mặc của người Nhật Đơn vị: triệu Yên Chủng loại  1997  1998  1999  2000  2001   Hàng dệt kim  1.176.768  1.155.672  1.024.614  1.078.446  1.055.324   Hàng dệt thoi  1.638.039  1.565.785  1.372.379  1.500.833  1.498.793   Tổng  2.814.806  2.721.457  2.396.994  2.579.279  2.554.117   (Nguồn: Báocáo của JETRO) Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy dấu hiệu phục hồi của kinh tế Nhật Bản qua mức tăng của năm 2000 so với năm 1999. Tuy nhiên đến năm 2001 kinh tế Nhật Bản cũng như nhiều nền kinh tế lớn khác như Mỹ đều bị tác động bởi vụ khủng bố 11/9 nhưng sự suy giảm mức tiêu thụ của người dân Nhật Bản không quá nhiều. Vậy nên chúng ta hãy tiếp tục tin tưởng vào triển vọng sáng sủa của kinh tế Nhật Bản thời gian tới. 1.2 Cơ cấu tiêu thụ các sản phẩm dệt may Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ rất nhiều hàng dệt may. Nhìn chung hàng dệt may được tiêu thụ có thể phân thành hai nhóm chính nếu căn cứ theo phương thức dệt là hàng dệt kim và hàng dệt thoi. Trong đó hàng dệt kim thường chiếm tới 70% tổng khối lượng nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản. Trong nhóm hàng dệt kim, những mặt hàng được người Nhật quan tâm thường là các loại áo len, áo khoác nam, áo khoác nữ, sơ mi, quần áo trẻ em, găng tay, bít tất, áo gile, T.shirt, quần áo dệt kim, quần áo thể thao, áo jacket. Trong đó hàng dệt kim với chất liệu là len hoặc cotton được ưa chuộng hơn cả. Bên cạnh đó, hàng dệt thoi mà chủ yếu là lụa tơ tằm, các loại áo sơ mi dệt thoi chất liệu bông, áo blouse, đồ lót, váy làm từ chất liệu tơ tằm cũng được người Nhật Bản yêu thích. 1.3. Mức tự cung đảm bảo Là nước nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ hai trên thế giới, khối lượng nhập khẩu hàng may mặc của Nhật Bản tăng nhanh qua các năm. Mức nhập khẩu có chững lại khi nền kinh tế Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ 1997-1998. Nhưng kể từ sau khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật đang tăng trở lại. Ngược với xu hướng nhập khẩu ngày càng nhiều, hiện nay mức sản xuất hàng dệt may trong nước của Nhật Bản ngày một suy giảm, nhất là từ năm 1992 cả về mặt giá trị và số lượng. Một trong nguyên nhân chủ yếu khiến cho việc sản xuất tại thị trường nội địa không được mở rộng là do sự suy giảm sức mua trên thị trường, áp lực của nền kinh tế giảm phát những năm vừa qua, đơn giá sản phẩm bị hạ xuống một cách đáng kể qua từng năm. Để đáp ứng đòi hỏi hạ giá bán hàng hoá, các nhà bán lẻ đã buộc phải bán hàng hoá với giá rẻ, dẫn tới việc giảm tỷ suất lợi nhuận trong ngành dệt may Nhật Bản. Và hệ quả tất yếu là các nhà sản xuất hàng dệt may và các hãng buôn đã chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài nhằm đối phó với tình hình này. Trong 5- 10 năm qua việc chuyển hoạt động sản xuất hàng dệt may ra nước ngoài đã phát triển rất nhanh mà điểm đến thường là những nước đang phát triển rất gần với Nhật Bản. Đầu tiên là sự chuyển dịch sang Hàn Quốc và Đài Loan. Tiếp đó là thị trường Trung Quốc và thị trường Inđônêxia, hai trong số nhiều nước thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á với nguồn nguyên phụ liệu dồi dào, nguồn lao động phong phú với giá tương đối rẻ. Hiện nay Trung Quốc được xem là một "cơ sở" sản xuất lớn và là nguồn nhập khẩu quan trọng của Nhật Bản. Hiện tại mức sản xuất trong nước của Nhật Bản chỉ chiếm trên dưới 30% tổng lượng tiêu thụ hàng dệt may của thị trường nội địa. Xu hướng này sẽ được thể hiện rõ hơn qua bảng số liệu dưới đây. Năng lực sản xuất nội địa (Đơn vị:triệu Yên) Chủng loại  1997  1998  1999  2000  2001   Hàng dệt kim  415.602  381.422  314.742  280.585  211.124   Hàng dệt thoi  660.404  585.595  484.036  502.190  377.956   Nguồn:Báo cáo của JETRO Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng mức tự cung trong nước cả hai loại hàng dệt kim và dệt thoi đều giảm nhưng hàng dệt kim giảm nhanh hơn hàng dệt thoi từ năm 1998, hàng dệt thoi giảm nhưng tốc độ giảm tương đối ổn định. Nhưng việc chuyển sản xuất ra nước ngoài với nhịp độ nhanh trong 5-10 năm trở lại đây đã tác động xấu đến thị trường nội địa Nhật Bản. Thậm chí tại Nhật Bản đã có nhiều đánh giá lại là xét cho cùng sản phẩm mà người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm nhiều nhất lại không có sẵn cho họ. Có thể việc chuyển sản xuất hàng dệt may ra nước ngoài những năm tới sẽ không còn nhanh và nhiều như trước nữa. Nhu cầu nhập khẩu Với mức tự cung đảm bảo chỉ đáp ứng được khoảng 30% tổng mức tiêu thụ hàng dệt may trên thị trường nội địa nên kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản thường rất lớn cả về mặt giá trị và khối lượng, chiếm xấp xỉ 70% tổng cầu của thị trường đối với cả hai loại là hàng dệt kim và hàng dệt thoi. Một nguyên nhân mà mục 1.3 đã nêu, đó là do xu hướng chuyển sản xuất ra nước ngoài của các công ty Nhật Bản nhằm đối phó với tình trạng giảm tỷ suất lợi nhuận trong ngành dệt may. Hình thức mà các công ty này hoạt động dựa trên sự liên doanh liên kết với các công ty Trung Quốc. Do vậy những sản phẩm được làm ra ở những thị trường như thế này dễ dàng được người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận hơn bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất ở các nước khác, những hàng hoá được sản xuất ở Trung Quốc được đối xử như với hàng hoá được sản xuất tại Nhật Bản vậy. Hàng may mặc nhập khẩu của Nhật Bản bao gồm hàng dệt thoi và hàng dệt kim. Dưới đây là bảng số liệu kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản trong một số năm gần đây. Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản (Đơn vị:triệu Yên) Chủng loại  1997  1998  1999  2000  2001   Hàng dệt kim  770.412  782.895  719.019  808.410  853.171   Hàng dệt thoi  995.394  995.394  902.634  1.013.980  1.135.825   Nguồn:Báo cáo của JETRO Ngoài ra còn có một cách phân loại hàng dệt may nhập khẩu nữa là căn cứ theo những đặc điểm khác biệt nổi bật nhất của hàng hoá nhập khẩu so với hàng hoá của Nhật Bản người ta chia ra thành những loại sau: Những sản phẩm có sức thu hút, có tính thời trang, có chất lượng cao. Đó là những sản phẩm đặc biệt hấp dẫn về cả màu sắc, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, thiết kế cũng như sự khéo léo tinh tế trong từng đường nét của sản phẩm. Với những đặc điểm nổi bật đó, loại sản phẩm này thường được nhập khẩu từ những trung tâm thời trang nổi tiếng trên thế giới tập trung chủ yếu ở Mỹ và các nước EU. Những sản phẩm làm từ những loại nguyên phụ liệu hiếm không thể sản xuất được ở Nhật Bản như len cashmere, vải nỉ angora, hoặc một số loại len ít phổ biến khác... Những sản phẩm đòi hỏi nhiều lao động, với nhiều khâu thủ công tỉ mỉ thường được sản xuất ở các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào nhưng giá nhân công lại rẻ. Những sản phẩm thủ công mang đậm truyền thống dân tộc của nơi sản xuất ra nó. Đó là những sản phẩm truyền thống được làm bằng tay. Hầu như không phân biệt chủng loại, những sản phẩm như thế đều được nhập khẩu vào Nhật Bản bởi người Nhật rất coi trọng những nét đặc trưng cá biệt của sản phẩm, đặc biệt là những nét đẹp của từng nền văn hoá mỗi dân tộc ẩn chứa trong sản phẩm đó. 1.5. Những nhà cung cấp chủ yếu của Nhật Bản Hiện tại bạn hàng chính của Nhật Bản là các khu vực, các nước và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, EU, Mỹ, ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. 1.5.1.Trung Quốc Trung Quốc được xem là nhà cung cấp hàng dệt may lớn nhất của Nhật Bản trên hai thị trường: thị trường đại chúng và thị trường hàng hoá cấp trung. Theo thống kê xuất nhập khẩu hàng dệt may, Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết có tới 79,6% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt kim và 80,4% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt thoi năm 2001 của Nhật Bản là do Trung Quốc cung cấp. Nếu xét về lượng nhập khẩu thì Trung Quốc còn chiếm thị phần lớn hơn với hàng dệt kim là 87,7% và hàng dệt thoi là 89,9%. Như vậy Trung Quốc đã chiếm ưu thế tuyệt đối với cả hai nhóm hàng dệt thoi và dệt kim. Hiện tại không chỉ có các công ty Nhật Bản mà cả các các doanh nghiệp Mỹ và các hãng kinh doanh ở EU đã chuyển hoạt động sản xuất của mình sang Trung Quốc nhằm giảm giá thành sản phẩm và để rút ngắn thời gian giao hàng. Trung Quốc luôn chiếm ưu thế trên thị trường đại chúng với những mặt hàng bình dân và thị trường sản phẩm cấp trung bởi nguồn nguyên phụ liệu trong nước phong phú, lực lượng lao động dồi dào, mức lương không cao. Chính vì vậy mức giá hàng hoá Trung Quốc đưa ra luôn có sức cạnh tranh lớn trên thị trường Nhật Bản. Đó là những thuận lợi khiến Trung Quốc chiếm thế thượng phong với hầu hết các mặt hàng trên hai thị trường kể trên. Trong những năm vừa qua, với việc gia tăng hoạt động gia công xuất khẩu, Trung Quốc càng tạo được cho mình một chỗ đứng vững chắc tại thị trường Nhật Bản. 1.5.2.Hàn Quốc Do vị trí địa lý gần kề Nhật Bản nên Hàn Quốc có được những ưu thế về vận tải hơn các nước khác. Thực vậy hàng hoá từ cảng Pusan của Hàn Quốc có thể chuyên chở tới cảng Shimonoseki nằm ở phía Tây của Nhật Bản chỉ trong vòng một ngày. Điều đó đã tạo cho Hàn Quốc những lợi thế nhất định. Tuy nhiên với sự tăng giá của đồngWon thời gian gần đây và giá nhân công cao đã làm khả năng cạnh tranh cuả hàng dệt may Hàn Quốc giảm đáng kể nhất là những mặt hàng dành cho thị trường đại chúng. Vì thế, hiện nay Hàn Quốc chủ yếu tập trung sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng cấp trung hơn là những mặt hàng bình dân như trước kia. 1.5.3.EU Tuy bất lợi cả về khoảng cách địa lý cũng như giá nhân công cao hơn hẳn các nước ASEAN nhưng hàng dệt may của EU vẫn có thể đứng vững trên thị trường Nhật Bản, bởi những mặt hàng xuất khẩu của EU sang thị trường này thường là những mặt hàng cao cấp, hợp thời trang và đắt tiền. Đó là những sản phẩm gắn với những tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp thời trang thế giới, nhưng số lượng cung cấp chỉ có hạn. Ngoài ra EU cũng được coi là đã khéo léo sử dụng những ảnh hưởng của mình tại thị trường dệt may Nhật Bản. Song một điều không thể phủ nhận là hàng dệt may của EU được đánh giá rất cao bởi sự tinh tế trong việc sử dụng màu sắc sản phẩm, việc kết hợp khéo léo hơn hẳn những sản phẩm của Nhật Bản. Nhưng từ cuối thập niên 80 phần lớn những những sản phẩm của các thương hiệu lớn của EU đều đã được sản xuất tại Nhật Bản dưới hình thức license chứ không còn được nhập khẩu trực tiếp từ EU. 1.5.4. Mỹ Việc nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản từ Mỹ bắt đầu tăng đáng kể từ cuối những năm 80. Điều đó đã biến Mỹ trở thành một trong những nhà cung cấp hàng may mặc quan trọng đối với Nhật Bản. Hầu hết các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ là những loại quần áo thông thường, thứ đến là những mặt hàng thời trang. Trên thực tế một trong những thế mạnh về hàng dệt may của Mỹ là mặt hàng chất liệu cotton. 1.5.5.ASEAN Bắt đầu từ giữa thập kỷ 80 khi việc xuất khẩu hàng dệt may của các nước công nghiệp mới (NIEs) sang Nhật Bản có xu hướng giảm thì cũng là lúc các nước ASEAN như Thái Lan, Inđônêxia, Philippin từng bước tìm chỗ đứng cho mình trên thị trường Nhật Bản. Mặc dù ngành dệt may tương đối phát triển nhưng ASEAN vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ những hàng hoá của Trung Quốc. Gần đây hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam có dấu hiệu tăng trưởng. Cho dù hiện nay những nước ASEAN vẫn còn cần phải giải quyết nhiều vấn đề như nguồn nguyên phụ liệu, công nghệ thiết bị sản xuất, giá nhân công nhưng chắc chắn xuất khẩu của ASEAN sang Nhật Bản sẽ tăng trưởng trong tương lai. 2. THỊ TRƯỜNG TRUYỀN THỐNG SNG 2.1. Đặc điểm của thị trường SNG Đây là khu v
Luận văn liên quan