Xuất khẩu hoa khô sang thị trường Nhật Bản của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoa Việt

Hoa được coi là biểu tượng của vẻ đẹp cuộc sống. Tát cả chúng ta, có lẽ, không ai. lại có thể thờ ơ, lạnh lùng trước một đóa hoa đẹp. Từ bao đời nay, hoa được dùng để trang trí làm đẹp, hay để tặng cho nhau, chúc mừng nhau, hay để biểu lộ tình cảm thiêng liêng của mỗi nguời. Vì vây, mỗi loại hoa được gắn với một ý nghĩa khác nhau, đó là biêu tuợng của tình yêu, hay tình bạn, sự trong sáng, chân thành Nhưng hoa chỉ tươi đẹp trong một thời gian ngắn, rồi sẽ tàn phai, để lại sự luyến tiếc cho không ít người.Và, với công nghệ hoa khô hiện đại ngày nay, việc giữ những bông hoa tươi đẹp có thể lên đến vài năm mà chúng vẫn mỏng manh, tươi đẹp, tự nhiên quyến rũ như thể mới đựoc hái từ trên cành xuống. VÌ vậy, ngày nay hoa khô đang đựoc ưa chuông khắp nơi. Với thị hiếu thích mới lạ, nhu cầu hoa khô đang trên đà phát triển, theo các nhà nghiên cứu thị trường cho biết, hoa khô đang ngày được ưa chuộng vì vẻ đẹp và hiệu quả sử dụng cao của nó. Và theo dự báo thì nhập khẩu hoa khô ngày sẽ càng tăng để đáp ứng nhu cầu của con người. Vì vậy, hoa khô đang là một sản phẩm có nhiều tiềm năng trong tương lai, và sẽ hứa hẹn cho những nước xuất khẩu hoa. Nắm lấy cơ hội này, các doanh nghiệp xuât khẩu hoa Việt Nam đang thay đổi chiến lược xuất khẩu hoa khô. Đặc biệt là các doanh nghiệp tại Lâm Đồng, xứ sở của các loài hoa đẹp Việt Nam, đang từng bước tìm cách tiếp cận với công nghệ mới và học hỏi kinh nghiệm xuât khẩu hoa khô ra thị trường nước ngoài. Với những uư đãi của thiên nhiên cùng với nguồn nhân lưc dồi dào, Việt Nam đang có những cơ hội để phát triển thị trường hoa khô thú vị này. Đáng lưu ý nhất trong các thị trường nhập khẩu là thị trường Nhật Bản, xứ sở măt trời mọc. Nhật Bản đang là nước nhập khẩu hoa khô nhiều nhất thế giới và dư báo con số này sẽ còn tăng trong tương lai. Người Nhật với nền văn hóa truyền thống, rất thích chơi hoa và tặng hoa cho những người thân yêu. Tuy nhiên, do nhu cầu, sở thích thay đổi, hoa ở nơi đây đã không còn làm thỏa mãn người dân nước này, bởi phong lan Thái, tuylip Hà Lan, cúc Đài Loan, sen Việt Nam, cẩm chướng Colombia hay hồng Iran. đã chinh phục họ. Vì vậy, trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chọn: “ Hoa khô và thị trường Nhật Bản”, nhằm đưa ra bức tranh cục diện về việc xuất khẩu hoa khô của các doanh nghiệp Viêt Nam ra thị trường Nhật Bản, theo đó là những đánh giá, phân tích của nhóm để thấy được triển vọng mới của các nhà xuất khẩu hoa khô Việt Nam. Và cuối cùng là đề xuất chiến lược thâm nhập thị trường Nhật của nhóm, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể có những chiến lược dài hạn tốt để có thể thu lợi ích lâu dài từ thị trường tiềm năng này.

doc17 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xuất khẩu hoa khô sang thị trường Nhật Bản của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoa Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Hoa được coi là biểu tượng của vẻ đẹp cuộc sống. Tát cả chúng ta, có lẽ, không ai. lại có thể thờ ơ, lạnh lùng trước một đóa hoa đẹp. Từ bao đời nay, hoa được dùng để trang trí làm đẹp, hay để tặng cho nhau, chúc mừng nhau, hay để biểu lộ tình cảm thiêng liêng của mỗi nguời. Vì vây, mỗi loại hoa được gắn với một ý nghĩa khác nhau, đó là biêu tuợng của tình yêu, hay tình bạn, sự trong sáng, chân thành… Nhưng hoa chỉ tươi đẹp trong một thời gian ngắn, rồi sẽ tàn phai, để lại sự luyến tiếc cho không ít người.Và, với công nghệ hoa khô hiện đại ngày nay, việc giữ những bông hoa tươi đẹp có thể lên đến vài năm mà chúng vẫn mỏng manh, tươi đẹp, tự nhiên quyến rũ như thể mới đựoc hái từ trên cành xuống. VÌ vậy, ngày nay hoa khô đang đựoc ưa chuông khắp nơi. Với thị hiếu thích mới lạ, nhu cầu hoa khô đang trên đà phát triển, theo các nhà nghiên cứu thị trường cho biết, hoa khô đang ngày được ưa chuộng vì vẻ đẹp và hiệu quả sử dụng cao của nó. Và theo dự báo thì nhập khẩu hoa khô ngày sẽ càng tăng để đáp ứng nhu cầu của con người. Vì vậy, hoa khô đang là một sản phẩm có nhiều tiềm năng trong tương lai, và sẽ hứa hẹn cho những nước xuất khẩu hoa.. Nắm lấy cơ hội này, các doanh nghiệp xuât khẩu hoa Việt Nam đang thay đổi chiến lược xuất khẩu hoa khô. Đặc biệt là các doanh nghiệp tại Lâm Đồng, xứ sở của các loài hoa đẹp Việt Nam, đang từng bước tìm cách tiếp cận với công nghệ mới và học hỏi kinh nghiệm xuât khẩu hoa khô ra thị trường nước ngoài. Với những uư đãi của thiên nhiên cùng với nguồn nhân lưc dồi dào, Việt Nam đang có những cơ hội để phát triển thị trường hoa khô thú vị này. Đáng lưu ý nhất trong các thị trường nhập khẩu là thị trường Nhật Bản, xứ sở măt trời mọc. Nhật Bản đang là nước nhập khẩu hoa khô nhiều nhất thế giới và dư báo con số này sẽ còn tăng trong tương lai. Người Nhật với nền văn hóa truyền thống, rất thích chơi hoa và tặng hoa cho những người thân yêu. Tuy nhiên, do nhu cầu, sở thích thay đổi, hoa ở nơi đây đã không còn làm thỏa mãn người dân nước này, bởi phong lan Thái, tuylip Hà Lan, cúc Đài Loan, sen Việt Nam, cẩm chướng Colombia hay hồng Iran... đã chinh phục họ. Vì vậy, trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chọn: “ Hoa khô và thị trường Nhật Bản”, nhằm đưa ra bức tranh cục diện về việc xuất khẩu hoa khô của các doanh nghiệp Viêt Nam ra thị trường Nhật Bản, theo đó là những đánh giá, phân tích của nhóm để thấy được triển vọng mới của các nhà xuất khẩu hoa khô Việt Nam. Và cuối cùng là đề xuất chiến lược thâm nhập thị trường Nhật của nhóm, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể có những chiến lược dài hạn tốt để có thể thu lợi ích lâu dài từ thị trường tiềm năng này. CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY. 1.Giới thiệu chung : Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoa Việt Tên giao dịch: HoaViet Limited Company Địa chỉ :54A Hùng Vương, Tp Đà Lạt Điện thoại :+(84) (63) 811233 Fax +(84) (63) 811233 Email info@hoaviet.vn Website www.hoaviet.vn 2.Hoạt động chính của công ty : Kinh doanh, xuất nhập khẩu các nguồn giống hoa mới Sản xuất cây giống bằng phương pháp in vitro theo quy mô công nghiệp          Tổng diện tích phòng lab 2000 m2 với trang thiết bị hiện đại, công suất 7.000.000 cây giống/năm          Hệ thống vườn ươm với diện tích 1 hectare, cung cấp 400.000 cây con giống một tháng Thu mua sản xuất các loại hoa cắt cành xuất khẩu         Hệ thống kho lạnh, nhà đóng gói hơn 1500 m2, công suất 2.000.000 cành/tháng Sản xuất hoa sấy khô         Diện tích nhà xưởng 1000 m2, khả năng sản xuất 200.000 cành/tháng 3. Cơ cấu công ty : 4. Sản phẩm hoa khô: Hoa là một quà vô giá của thiên nhiên, là biểu tượng cho cái đẹp. Thế nhưng chúng lại chóng tàn và mất đi vẻ đẹp chỉ sau một vài ngày…Đối với những ai yêu hoa hoặc muốn lưu giữ những kỉ niệm đáng nhớ của mình trong mỗi bông hoa thì điều nay thật đáng tiếc.Tuy nhiên giờ đây nhờ những công nghệ hiện đại những bông hoa hoàn toàn có thể vượt qua những giới hạn thời gian ngắn ngủi trước đây để khoe sắc thắm tô điểm cho cuộc sống của con người trong một thời gian lâu hơn nhiều từ 3- 10 năm. Sau một thời gian học hỏi,nghiên cứu và thử nghiệm áp dụng công nghệ sấy khô hiện đại của Nhật Bản hiện nay công ty đã sản xuất ra được những đoá hoa sấy còn nguyên vẻ tự nhiên, tươi mới như hoa ngoài vườn với thời gian sử dụng lên đến vài năm. Những mặt hàng hoa sấy khô chính hiện tại của công ty gồm có: Hồng Cẩm chướng Cúc Cẩm tú cầu … Đặc điểm nổi bật của những sản phẩm này là: Dù đã được xử lý sấy khô nhưng cánh hoa vẫn mềm mại, nhụy tươi tắn như chưa hề được xử Màu sắc của hoa rất đa dạng và sống động chân thực tuỳ theo yêu cầu của khách hàng (Đến nay, công ty có thể nhuộm 30 màu khác nhau cho mỗi loài hoa) Có thể giữ được tuổi thọ đến hơn 3 năm Có thể lựa chọn mùi theo ý thích QUY TRÌNH SẢN XUẤT HOA KHÔ CỦA CÔNG TY: Phương pháp sấy hoa dùng ở đây là phương pháp HOT-AIR DRYING ON RACKS ( Sấy khô bằng khí nóng ) Đây là phương pháp đẩy không khí nóng qua một đường hầm có hoa treo trong đó, không khí ẩm sẽ được đẩy ra đầu kia . Làm hoa khô không phải là việc đơn giản,làm sao để giữ được hình dạng hoa như lúc ban đầu? Thực tế cho thấy hoa sẽ có xu hướng nở ra trong quá trình làm khô và cánh hoa sẽ rơi ra khi hoa khô hoàn toàn.Từ đó,doanh nghiệp chúng tôi ưu tiên sử dụng những bông hoa còn non và trong quá trình sấy, hoa sẽ nở ra một chút,như thế hình dạng của nó khi khô sẽ được hoàn hảo. Trong quá trình làm hoa khô doanh nghiệp chúng tôi đặt biệt chú ý đến các vấn đề sau: 1. Ngắt hoa tươi vào buổi sáng sớm, để cho sương bốc hơi hết nước còn đọng trên hoa,làm như thế sẽ tránh hoa bị hư do còn hơi nước 2 .Cột hoa bằng một sợi dây và treo ngược trong quá trình sấy.Làm như thế chúng tôi sẽ đảm bảo thân hoa sẽ thẳng trong quá trính sấy.Do đó,sẽ đảm bảo hình dạng tự nhiên của hoa.Nâng cao chất lương và vẻ đẹp của hoa so với các doanh nghiệp khac. 4. Tẩm mùi cho hoa .Hoa khô chúng tôi có nhiều mùi phù hợp sở thích của nhiều người Với phương pháp chú trọng đến hình dáng và chất lượng hoa,chúng tôi tin rằng sẽ đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nhập khẩu hoa của nhật bản và xuất khẩu với số lượng lớn hơn vào thị trường Nhật. Mô hình minh họa Chương II:TIỀM NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG HOA KHÔ TẠI NHẬT 1.MÔI TRƯỜNG KINH TẾ: Về kinh tế, hiện Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) và nền kinh tế đứng thứ ba thế giới (sau Mỹ và Trung Quốc). - Tăng trưởng GDP: Năm 2005 GDP của Nhật Bản là 4.664 tỷ USD với mức tăng trưởng 2,7%. Thu nhập bình quân đầu người: 31.500 USD Năm 2006, mức tăng trưởng GDP của Nhật Bản đạt 2,8%, cao hơn 0,4% so với năm 2005 Năm 2007 là 2% (đứng thứ 186 thế giới). Lạm phát: Năm 2005, tỉ lệ lạm phát của Nhật Bản là 0,2% Ngoài ra thị trường tiêu dùng lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, đồng thời là thị trường nhập khẩu lớn, nhất là đối với các nước đang phát triển. Từ sự phân tích trên,doanh nghiệp chúng tôi đánh giá Nhật Bản nơi mà sức mua tương đối cao và khả năng thu được lợi nhuận tốt.. Quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong những năm gần đây, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế không ngừng được mở rộng và phát triển. Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.Việc này sẽ góp phần tạo đà thuận lợi hơn cho việc xuất hàng hoá Việt Nam sang Nhật nói chung và xuất khẩu hoa khô của công ty nói riêng. 2.MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ: Thể chế chính trị: Chế độ quân chủ lập hiến với nghị viện và chính phủ Trong thời gian quá chính trị Nhật Bản có một số thay đổi cơ bản.Tuy nhiên về cơ bản các chính sách về kinh tế xã hội của Nhật vẩn tương đối ổn định ,không có những thay đổi quá lớn. Đại diện ngoại giao Nhật Bản tại Việt Nam: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam - 27 Liễu Giai , Ba Đình, Hà Nội, Viet Nam. Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Tp. Hồ Chí Minh - 13-17 Nguyễn Huệ, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đại diện ngoại giao Việt Nam tại Nhật: Tokyo: Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka (Đã có đại diện ngoại giao ở cả 2 quốc gia ,thuận lợi giao thương buôn bán ở 2 nước.Chính vì thế chúng tôi sẽ tận dụng quan hệ giao thương đã có giữa hai nước và phát triển nó hơn nữa với mặt hàng hoa khô. 3.MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ: Nhật Bản là nước có nền văn hoá đậm chất Á Đông lâu đời. Một trong những điểm nổi bật của nền văn hoá đó là : Hoa đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người Nhật. Người dân ở Nhật Bản dành rất nhiều tình yêu và sự tôn trọng cho hoa và họ đã kết hợp hoa vào phong cách sống của họ trong mọi lứa tuổi. Vào các dịp lễ Tết, chơi hoa và tặng hoa cho nhau là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Nhật Bản. Nhu cầu chơi hoa đã trở nên phổ biến trong mỗi gia đình. Lúc đó, người ta còn có thói quen mua hoa để tặng người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Vì vậy, vào các ngày giỗ tổ (tháng 3), ngày của Mẹ (tháng 5), Noel và năm mới ở Nhật, nhu cầu về hoa thường tăng mạnh. Ngoài ra, thói quen tặng hoa chúc mừng vào ngày khai trương, kỷ niệm, thành lập công ty... cũng rất phổ biến. 4.NHU CẦU HOA KHÔ CỦA THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN - Theo rau hoa quả Việt Nam nhu cầu,sở thích của người dân Nhật bản đã thay đổi,họ có xu hướng ưa chuộng những hoa nhập khẩu từ nước ngoài,từ năm 2005,họ đã nhập khẩu từ Việt nam một số loại hoa tươi,cành…và đặc biệt, hiện nay, người tiêu dùng Nhật Bản đang có xu hướng thích chơi hoa khô vì vẻ đẹp và hiệu quả sử dụng rất cao. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoa trong nước đáp ứng nhu cầu của thị trường khó tính này. Xuất khẩu hoa khô cũng là một hướng phát triển tốt cho ngành trong thời gian tới.Chính vì thế doanh nghiệp chúng tôi đã nắm bắt cơ hội này Theo thống kê, ngoài lượng hoa mà thị trường nội địa cung cấp, hàng năm Nhật Bản còn nhập khoảng 500 triệu USD hoa ngoại. Con số này được dự báo sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới (khoảng từ 5-7%). Nhu cầu tiêu thụ hoa trong nước chủ yếu được đáp ứng bằng nguồn hàng nhập khẩu. Trong những năm gần đây, nhập khẩu hoa của Nhật Bản đang ngày một tăng cao. Hàng năm, nhu cầu tiêu thụ hoa của Nhật vào khoảng 453 triệu Đôla Mỹ. Năm 2002 Nhật chỉ nhập khẩu khoảng 10,6% tổng nhu cầu tiêu thụ hoa trong nước, nhưng sang đến năm 2003 con số này đã tăng lên mức 11,4%, năm 2004 đạt tỷ lệ 12,9%. Xu hướng này chứng tỏ hoa nhập khẩu đang ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường Nhật Bản. Số liệu thống kê một số loài hoa nhập khẩu của Nhật Bản (Đơn vị tính: 1000 USD) Mã HS  Miêu tả  10 tháng 2005     Tổng nhập khẩu của Nhật Bản  Nhập khẩu từ Việt Nam  Tổng nhập khẩu của Nhật Bản  Nhập khẩu từ Việt Nam  Tổng nhập khẩu của Nhật Bản  Nhập khẩu từ Việt Nam   060210  Cành giâm không có rễ, cành ghép  10.035  445  10.385  378  8.976  467   060290  Các loại cây sống khác  77.674  89  75.283  88  64.498  75   060310  Hoa tươi gồm: hoa phong lan và các loại hoa khác  170.843  3.524  204.183  5.570  171.061  5.158   0604  Tán lá, cành không có hoa, các loại cỏ dùng làm trang trí, hoa tươi, khô  46.510  152  46.575  129  38.767  169   Tổng cộng:     305.062  4.209  336.425  6.166  283.302  5.868   Tỷ trọng XK của Việt Nam (%):     1,4%     1,8%     2,1%   Tăng trưởng     10,3%  46,5%            Tuy nhiên hiện nay tỉ trọng hoa Việt Nam xuất khẩu sang Nhật còn rất thấp.Do đó Việt Nam hiện còn đang là thị trường mà Nhật Bản muốn nhập khẩu hoa tươi và hoa khô nhiều hơn nữa.. Thị trường xuất khẩu hoa tươi và khô các loại 8 tháng đầu năm 2009 Thị trường  8T/08  8T/09  8T/09 so 8T/08 (%)  Tỷ trọng 8T/08 (%)  Tỷ trọng 8T/09 (%)    Trị giá (USD)  Trị giá (USD)      Nhật Bản  4.106.429,1  6.184.686,7  50,6  77,9  84,0   Ôxtrâylia  781.914,0  603.008,6  -22,9  14,8  8,2   Đài Loan  146.909,2  247.246,6  68,3  2,8  3,4   Mỹ  13.594,0  79.539,5  485,1  0,3  1,1   ấn Độ  0,0  77.689,4  0,0  0,0  1,1   Hà Lan  8.599,2  54.694,5  536,0  0,2  0,7   Singapore  7.030,5  36.751,1  422,7  0,1  0,5   Hàn Quốc  0,0  30.266,4  0,0  0,0  0,4   Đức  0,0  27.180,0  0,0  0,0  0,4   Chilê  0,0  18.225,0  0,0  0,0  0,2   Thái Lan  0,0  3.923,4  0,0  0,0  0,1   Ba Lan  0,0  1.110,0  0,0  0,0  0,0   American Samoa  3.290,0  0,0  -100,0  0,1  0,0   Inđônêxia  280,8  0,0  -100,0  0,0  0,0   Nga  9.311,3  0,0  -100,0  0,2  0,0   Trung Quốc  194.141,8  0,0  -100,0  3,7  0,0   Tổng  5.271.499,9  7.364.320,9  39,7  100,0  100,0   Kim ngạch xuất khẩu hoa tươi và khô các loại 8 tháng đầu năm 2009 Chủng loại  8T/08  8T/09  8T/09 so 8T/08 (%)    Trị giá (USD)  Trị giá (USD)    Tổng  5.271.499,9  7.364.320,9  39,7   Cúc các loại  3.026.408,3  4.433.122,3  46,5   Cẩm chướng tươi  1.494.094,1  1.485.962,6  -0,5   Hoa hồng tươi  382.266,3  671.652,9  75,7   Lan Hồ Điệp  116.929,6  354.568,0  203,2   Lan vũ nữ  0,0  160.213,5  0,0   Hoa hồi  0,0  108.694,3  0,0   Hoa khô trang trí  35.403,9  62.792,8  77,4   Hoa đay khô  0,0  27.180,0  0,0   Cát tường  0,0  19.814,0  0,0   Địa lan  0,0  13.860,0  0,0   Phong lan tươi  576,8  11.880,0  1.959,6   Hoa cây trầu không  0,0  4.145,0  0,0   Hoa tươi các loại  1.757,1  3.999,0  127,6   Nhài khô  0,0  2.924,0  0,0   Hoa cúc nhân tạo  0,0  2.402,4  0,0   Hoa Hiên  0,0  1.110,0  0,0   Hoa hòe sấy khô  194.141,8  0,0  -100,0   Hoa phăng  19.922,0  0,0  -100,0   Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết, giá hoa khô xuất khẩu cao bình quân gấp 10 lần giá hoa tươi cùng chủng loại được tiêu thụ thị trường trong nước .Hiện mỗi bông hoa hồng khô xuất khẩu sang Nhật có giá khoảng một USD, gấp 10-12 lần so với xuất hoa tươi. Tương tự, các loại hoa cúc khô xuất khẩu đạt 14.000 - 15.000 đồng/cành, cá biệt một số loại hoa cúc giống Nhật Bản đang xuất lên đến 25.000 đồng/cành. NHƯ THẾ KINH DOANH HOA KHÔ CÓ THỂ NÓI LÀ MỘT CƠ HỘI MỚI ĐỂ NHẰM KHẲNG ĐỊNH,NÂNG CAO VỊ THẾ HOA VIỆT NAM VÀ LÀ MỘT NGUỒN LỢI NHUẬN RẤT CAO. TIÊU CHUẨN NHẬP KHẨU HOA -Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết việc nhập khẩu hoa phải tuân thủ theo các quy định của Luật bảo vệ thực vật và công ước Washington. Theo đó, các loại thực vật khi nhập khẩu vào Nhật Bản phải qua kiểm dịch để ngăn chặn sự lây lan của bệnh và các loài sâu hại. Trước khi xuất khẩu, người xuất khẩu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền của chính phủ nước xuất khẩu cấp và được Nhật Bản công nhận. -Việc kiểm tra hàng nhập khẩu được tiến hành ngay tại cảng và sân bay của Nhật Bản. Nếu hàng đã được nhân viên kiểm dịch kiểm tra tại nước xuất khẩu, sẽ chỉ phải lấy một số mẫu hoa tối thiểu để kiểm tra. Nếu phát hiện thấy côn trùng có hại, hàng hóa sẽ được khử nhiễm hoặc hủy bỏ hoặc trả lại nước xuất khẩu tùy theo mức độ và loại sâu bệnh. - Về thuế nhập khẩu của Nhật Bản, các loài hoa đều có thuế nhập khẩu bằng 0%, riêng các loại cành, cây khô có mức thuế suất nhập khẩu là 3%. CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH Thị trường cung cấp hoa chủ yếu của Nhật là Hà Lan (chiếm tỷ trọng 27%), Trung Quốc (9,7%), Đài Loan (9%), Malaysia (8,8%), Thái Lan (7,3%) và Colombia (6,3%).NH: Hiện nay, Hà Lan là nước chiếm thị phần hoa nhập khẩu lớn nhất của Nhật. Hoa Hà Lan xuất sang thị trường Nhật chủ yếu gồm: hoa hồng, hoa loa kèn, Feesia cùng các loại hạt và củ hoa tulíp (trước đây, Nhật Bản nhập khẩu rất nhiều hoa tulíp tươi nhưng hiện nay, người trồng hoa nước này đã chuyển sang nhập các loại củ và hạt hoa tulíp về để trồng). Trong khi đó, Thái Lan là thị trường chủ yếu cung cấp hoa phong lan, Đài Loan cung cấp hoa cúc. Các loại cành, lá phục vụ cho việc trang trí và bó hoa ở Nhật Bản phần nhiều do Trung Quốc xuất sang. TUY CÓ NHIỀU ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NHƯNG TRÊN THỰC TẾ NHẬT BẢN ĐẢ CÓ KHUYNH HƯỚNG NHẬP KHẨU HOA CỦA VIỆT NAM RẤT CAO ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU TRONG NƯỚC,CHÍNH VÌ THẾ CHÚNG TÔI TIN RẰNG VỚI VẺ ĐẸP CỦA HOA VIỆT NAM,VỚI THẾ MẠNH VỀ CHI PHÍ,NHÂN LỰC,..SẼ MỘT LẦN NỮA CHINH PHỤC NGƯỜI DÂN NHẬT BẢN. Chương III : Phân tích SWOT 1.Strengths- thế mạnh : - Độ ngũ ban lãnh đạo trẻ năng động và tâm huyết với công ty - Có dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất hoa khô hiện đại đáp ứng yêu cầu của Nhật và thế giới - Chủ động trong sản phẩm hoa tươi đầu vào ổn định với chi phí thấp do nằm ở Đà Lạt khí hậu thích hợp cho trồng hoa quanh năm và công ty đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với người trồng hoa tại địa phương. - Chi phí nhân công rẻ. - Có mối quan hệ với các nhà nhập khẩu hoa ở Nhật. 2.Weaknesses- điểm yếu: -Gía trị thương hiệu của công ty chưa cao trên thị trường thế giới -Chưa có nhiều kinh nghiệm xuất khẩu hoa khô. - Sức cạnh tranh còn kém. - Công ty với tiềm lực còn kém, vì thế khó có thể thực hiện những đơn đặt hàng lớn từ nước bạn. 3.Opportunity- Cơ hội Thị trường Nhật là một thị trường tiềm năng, vì dân số đông, mức sống cao. Nhu cầu tiêu thụ hoa khô của Nhật đang có xu hướng tăng và dự báo sẽ tăng đáng kể trong những năm tới. Thị hiếu người Nhật: thích những gì mới lạ, ngoại lai. Thời gian trở lại đây, người Nhật có sự quan tâm đặc biệt đối với hoa khô Việt Nam và dự định chuyển nhập khẩu hoa từ Trung Quốc qua Việt Nam. Thuế nhập khẩu hoa tại Nhật giảm’ Được sự hỗ trợ về mặt chính sách của chính phủ. Sự hỗ trợ từ các tổ chức như hiệp hội hoa Đà Lạt, các tổ chức nghiên cứu công nghệ sinh học như Đại học Đà Lạt… Đây sẽ là một cơ hội lớn cho Việt Nam tiếp cân, quảng bá về chất lượng hoa khô Việt Nam và hứa hẹn cơ hôi xuất khẩu hoa với số lượng lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh hoa khô Việt Nam 4.Threat- Thách thức: - Thị phần hoa của Việt Nam tại thị trường Nhật rất thấp, chỉ 1,4% năm 2005. Có nhiều đối thủ cạnh tranh tại thị trường Nhật đang chiếm thị phần lớn và có kinh nghiệm nhiều. Thủ tục nhập hoa vào Nhật Bản rất gay gắt. Công tác kiểm tra đảm bảo đóng gói hàng cũng rất nghiêm ngặt, phải đảm bảo vệ sinh và thân thiện môi trường. Thị trường Nhật nổi tiếng khó tính và có nhiều thay đổi. Công ty với tiềm lực còn kém, vì thế khó có thể thực hiện những đơn đặt hàng lớn từ nước bạn. Hoa khô Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nhiêu nước khác. Chương IV: CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẦU: 1/ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM: Từ những phân tích về tiềm năng của thị trường hoa khô Nhật Bản cũng như tiềm năng xuất khẩu của công ty .Chiến lược sản phẩm của công ty sẽ tập trung nhấn mạnh ở những mục cụ thể sau : Gía trị cốt lõi của sản phẩm hoa khô được xác định là : -phương tiện để thể hiện tình cảm -phương tiện trang trí Vì thế khách hàng ,đặc biệt là những khách hàng khó tính như người Nhật sẽ có lựa chọn kĩ càng và đòi hỏi cao chất lượng sản phẩm.Do đó công ty xác định rõ đảm bảo chất lượng và đồng bộ nhất quán trong chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn cho sự tồn tại của sản phẩm hoa khô của công ty trên thị trường Nhật Bản.Để thực hiện được điều này cần có quy trình quản trị chất lượng hoạt động chặt chẽ ,hiệu quả. 1/ Đảm bảo về chất lượng cũng như tính nhất quán về chất lượng của sản phẩm. a/ Đảm bảo chất lượng đầu vào : quy trình làm hoa khô đòi hỏi chất lượng hoa đầu vào rất cao. Đa số hoa đầu vào được sản xuất với quy trình công nghiệp khép kín từ cây giống đến ra hoa đã đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Hoa đầu vào phải đạt tiêu chuẩn về độ tươi,màu sắc,cánh hoa và cành lá phải nguyên vẹn không bị rách dập. Tỉ lệ lựa chọn hoa đầu vào để sản xuất là 40:100 b/ Đảm bảo trong quy trình sản xuất: Cử kĩ sư sang Nhật nghiên cứu học tập quy trình sản xuất hoa khô Tổ chức tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm nhằm không ngừng cải tiến thêm quy