Trong quá trình hội nhập và hiện nay, mục tiêu tăng trưởng kinh tế với hiện
đại hóa, công nghiệp hóa là một xu hướng phát triển tất yếu song động lực của sự phát
triển lại là nền móng văn hóa. Bởi, văn hóa với những giá trị truyền thống là cốt lõi để
dân tộc hòa nhập mà không hòa tan trong sự phát triển chung của nhân loại. Đấy cũng
là bệ phóng của bất cứ dân tộc nào muốn bay đến tầm cao mới của thời đại. Một vấn
đề không thể không đề cập đến đó chính là xung đột văn hóa.
Xung đột văn hóa được hiểu là các nhân tố văn hóa từ những nền văn hóa cách xa
nhau thẫm chí trái ngược nhau , gặp nhau trong các dòng chảy du lịch. Các xung đột
văn hóa thường gặp: địa lý Đông- Tây, lịch sử truyền thống-hiện đại, dân tộc ngoại
lai-bản đia, phát triển xã hội nông nghiệp-công nghiệp
10 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xung đột văn hóa lịch sử truyền thống – Hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐỊA LÝ
LỚP K30 ĐỊA LÝ DU LỊCH
Xung đột văn hóa lịch sử
truyền thống – hiện đại
GVHD: TH.S. PHẠM THỊ THÚY NGUYỆT
NHÓM THỰC HIỆN: KEYS
NGUYỄN NGỌC QUẾ CHI 0956080013
NGUYỄN HOÀNG DUY 0956080026
NGUYỄN THỊ NGA 0956080097
LÊ THANH NHƯ 095609O120
VŨ THỊ KIỀU TRANG O956080194
1
MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập và hiện nay, mục tiêu tăng trưởng kinh tế với hiện
đại hóa, công nghiệp hóa là một xu hướng phát triển tất yếu song động lực của sự phát
triển lại là nền móng văn hóa. Bởi, văn hóa với những giá trị truyền thống là cốt lõi để
dân tộc hòa nhập mà không hòa tan trong sự phát triển chung của nhân loại. Đấy cũng
là bệ phóng của bất cứ dân tộc nào muốn bay đến tầm cao mới của thời đại. Một vấn
đề không thể không đề cập đến đó chính là xung đột văn hóa.
Xung đột văn hóa được hiểu là các nhân tố văn hóa từ những nền văn hóa cách xa
nhau thẫm chí trái ngược nhau , gặp nhau trong các dòng chảy du lịch. Các xung đột
văn hóa thường gặp: địa lý Đông- Tây, lịch sử truyền thống-hiện đại, dân tộc ngoại
lai-bản đia, phát triển xã hội nông nghiệp-công nghiệp
NỘI DUNG
Với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, vấn đề truyền thống và hiện đại không
tránh khỏi những mâu thuẫn bởi đây đó truyền thống có thể không còn phù hợp với
hoàn cảnh hiện đại phát triển và ngay trong hiện đại vẫn hiện ra bản sắc dân tộc với
những giá trị truyền thống là mong muốn của toàn dân tộc. Và sự xung đột này thể
nhiện ở những khía cạnh sau:
1. Về lối sống
Đô thị Việt Nam chỉ là loại hình liên làng và siêu làng. Người dân vẫn có thói
quen sống ở làng quê, với tính dân dã tuỳ hứng của thôn quê, vẫn là con người có kinh
nghiệm sản xuất nông nghiệp là chủ yếu (trước đây trên 90% dân số Việt Nam là nông
dân - nông nghiệp - nông thôn, nay con số đó cũng xấp xỉ trên dưới 70%). Bản chất và
tính cách nông dân vẫn luôn chi phối mạnh mẽ cách hành xử của cộng đồng cư dân
nơi thành thị.
Với nạn kẹt xe đã trở thành nỗi “ám ảnh kinh hoàng” diễn ra hàng ngày, người dân
sống ở hai đại đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội vẫn thích nghi và tồn tại được. Là
bởi, truyền thống linh hoạt đã tạo cho người Việt Nam khả năng thích ứng cao, giỏi
biến báo trong mọi hoàn cảnh (không đi được ôtô, xe buýt - vì kẹt, thì xuống tìm “xe
ôm”; “xe ôm”, xe máy bất lực thì cuốc bộ; đường đúng luật không đi được thì “len
lỏi” lên vỉa hè; đường chính “tắc” thì tìm hẻm mà “thoát”…miễn là đến đích!). Tuy
nhiên, mặt trái của tính linh hoạt sẽ dẫn đến hậu quả xấu: người dân quen sống tùy
2
tiện, ứng xử cảm tính, thiếu ý thức tôn trọng pháp luật… Từ đó tác động trở lại, khiến
việc xây dựng văn minh đô thị vốn đã bề bộn lại càng gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Nạn kẹt xe ở TP.Hồ Chí Minh Làng quê Việt Nam
Những phố cổ, nhà cổ là di sản văn hóa truyền thống và nếu hôm nay để mất đi,
vài chục năm sau con cháu chúng ta lại phải phục hồi như bài học của các nước phát
triển đã từng mắc phải. Thế nhưng từ góc độ người dân sống trong nhà cổ phố cổ, việc
giữ lại nhà cổ của họ luôn mâu thuẫn với nguyện vọng được sống trong những ngôi
nhà cao tầng, rộng rãi, thoáng mát và giải quyết vấn đề này ra sao? Sự phát triển của
đô thị chắc chắn đã và sẽ còn xóa bớt ruộng đồng, thôn xóm. Vậy “tình làng nghĩa
xóm” của nông thôn xưa sẽ là thế nào khi xã thành phường, huyện thành quận, người
nông dân từ giã cày cuốc để thành thị dân? Trong kiến trúc đô thị hiện nay cũng mỗi
nhà mỗi kiểu tùy theo ý thích của chủ nhân thành ra có những dãy phố như “phố liên
hợp quốc” đủ phong cách từ kiến trúc châu Âu mọi thế kỷ đến kiến trúc Ấn Độ, Trung
Quốc, Trung Đông với mái củ hành, mái tháp nhọn... Ngay những khu đô thị mới
trông cũng không khác gì... châu Âu!
Làm thế nào để những khu đô thị mới với những ngôi nhà cao tầng vẫn được nhận
ra đó là của Việt Nam? Sự hấp dẫn của du lịch ngoài những địa danh phải bắt đầu từ
khách sạn nơi du khách ở. Điều quan trọng của khách sạn không hẳn là tiện nghi bởi
tiện nghi dù hiện đại đến mấy cũng sẽ như nhau và sự khác nhau gây hấp dẫn du
khách tại khách sạn chính là khung cảnh ngoài ô cửa sổ để du khách nhìn ra biết là
mình đang ở Việt Nam, thích thú với cảnh vật rất riêng của Việt Nam.
2. Về tư duy, ý thức
Ý thức của người dân về lối sống văn minh đô thị sau nhiều năm vẫn chưa được
nâng cao, thậm chí có chiều hướng ngược lại là "nông thôn hóa thành thị", sống bằng
“lệ” nhiều hơn “trọng luật”. Thêm nữa, văn hóa nông nghiệp mạnh về truyền thống
trọng tình. Nguyên tắc sống trọng tình cảm làm cho bệnh tùy tiện, coi thường phép
3
nước càng trở nên trầm trọng hơn. Từ đó tạo ra hệ quả xấu là bệnh cả nể, thiếu kiên
quyết, dẫn đến vi phạm luật mà vẫn như “lẽ thường tình”, vẫn “thoát”.
Lối suy nghĩ tiểu nông, tư duy nhiệm kỳ và phong cách quản lý xã hội trì trệ không
quy rõ trách nhiệm và quyền lợi kéo dài trong suốt mấy chục năm quan liêu bao cấp
đã níu kéo tầm tư tưởng về phát triển đô thị hiện đại.
Sự “manh mún” ấy là biểu hiện của tư duy lãnh đạo kiểu nhà nông, thực chất, cũng
bắt nguồn từ văn hóa nông nghiệp truyền thống. Văn hóa nông nghiệp mang tính thời
vụ cao. Hết “áp lực” của thời vụ là có thể dông dài, thư nhàn thụ hưởng. Lâu dần tập
nhiễm thành thói “nước đến chân mới nhảy”… luôn giải quyết mọi việc theo kiểu
“tình thế”, nặng về đối phó hơn là hình thành những chiến lược với một tầm nhìn dài
hạn. Đã vậy, cư dân nông nghiệp quen sống trong làng xã, với những mối quan hệ
hàng xóm láng giềng thân thuộc, không cần giữ ý tứ, sống gần thiên nhiên nên cũng
rất “hồn nhiên” (việc “phóng uế, xả rác, nhổ bậy”…, mấy nghìn năm nay sống trong
làng xã, ai nấy đều tự “giải quyết” nhu cầu một cách rất bản năng, rất “hồn nhiên”, “cả
làng đều thế phải mình…em đâu” mà mắc cỡ!). Họ quen ung dung, tư tại, thoải mái tự
do trong một bầu không khí dân chủ kiểu làng xã. Tư duy “trọng nguyên tắc, trọng lý
lẽ, trọng luật” dường như còn vắng bóng khá nhiều nơi.
Nước tới chân mới nhảy Tư duy khoa học
3. Về trang phục:
Tiêu biểu là trang phục cưới.
Truyền thống:
Trong ngày cưới của dân tộc Việt, các cô dâu miền Bắc thường mặc bộ áo mớ
ba, ngoài cùng là chiếc áo the thâm, bên trong ẩn hiện hai chiếc áo màu hồng và màu
xanh hoặc màu vàng với màu hồ thủy. Rồi đến áo cánh trắng, cuối cùng là chiếc yếm
hoa đào có dải bằng lụa bạch.
4
Cô dâu miền Trung cũng mặc áo mớ ba, trong cùng là áo màu đỏ hoặc hồng
điều, áo giữa bằng the hay vân tha màu xanh chàm, áo ngoài cùng bằng the hay vân
tha màu đen.
Nhắc đến trang phục của cô dâu miền Nam, ấn tượng đáng nhớ nhất bao giờ
cũng là bộ áo dài gấm, quần lĩnh đen, đi hài thêu.
Trang phục của chú rể ở cả ba miền đều giống nhau, thường thì mặc áo thụng
bằng gấm hay the màu lam, quần trắng ống sớ, búi tóc, chít khăn nhiều màu lam.
Hiện đại:
Trong đám cưới ngày nay, cô dâu chú rể mặc trang phục theo kiểu phương Tây.
Cô dâu mặc sorie trắng, chú rể mặc vest.Bộ váy cưới qua thời gian cũng được cách tân
vô cùng hiện đại và đem lại sự thoải mái cho các cô dâu. Thế nhưng trong lễ ăn hỏi,
hình ảnh thường thấy vẫn là áo dài truyền thống.
Truyền thống Hiện đại
4. Về nghệ thuật.
Các tác phẩm văn học nghệ thuật của thế giới, bằng nhiều cách, đã đến với công
chúng nước ta. Đó là điều kiện rất thuận lợi để người Việt Nam làm quen với nghệ
thuật thế giới, qua đó, nâng cao nhận thức và trình độ thẩm mỹ cho quần chúng. Tuy
nhiên, đáng lo ngại là một số loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc đang bị coi
nhẹ. Số người yêu thích cải lương, tuồng chèo ngày càng ít. Do bị mất dần công
chúng, sân khấu truyền thống đã dần dần “đánh mất mình” bằng việc chiều theo thị
hiếu của khán thính giả. Có đạo diễn đã đưa vào tác phẩm của mình nhiều tình tiết bạo
lực, ngang trái, những cuộc tình tay ba tay tư đẫm lệ, hoặc đề cao tính giải trí bằng
cách bày ra những trò “cù” khán giả một cách rẻ tiền… Đặc biệt trong xu thế toàn cầu
hóa hiện nay, hiện tượng kinh doanh nghệ thuật, thương mại hóa nghệ thuật, vi phạm
bản quyền tác giả và tình trạng thẩm lậu văn hóa phẩm độc hại đang liên tục diễn ra.
5
Nhạc rock Cải lương
Điện ảnh không phải là nghệ thuật truyền thống song ngay trong loại hình nghệ
thuật thứ bảy này cũng cần có dáng dấp dân tộc mang cách thể hiện Việt, tâm hồn
Việt. Hình như để hiện đại, nhiều phim truyện Việt Nam hiện nay bắt đầu có xu
hướng lạm dụng những cảnh nóng, “cởi” quá nhiều trên màn ảnh trong khi quan trọng
hơn là bằng nghệ thuật điện ảnh, dân ta thuộc sử ta hơn sử nước ngoài? Có những
quốc gia rất quan tâm tới nghệ thuật truyền thống, bản sắc dân tộc và dù họ mới nhập
nghệ thuật múa balê vào nhưng khi ra nước ngoài biểu diễn, ngay trên xứ sở quê
hương của balê thì khán giả vẫn nhận ra múa balê của đất nước đó.
Những làng nghề truyền thống của chúng ta quả là niềm tự hào của dân tộc nhưng
nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một dần khi mà kinh tế thị trường với những
vật dụng làm ra từ máy móc hiện đại, giá rẻ có thể bóp chết hàng thủ công được sinh
ra trực tiếp từ bàn tay khéo léo của con người để mỗi sản phẩm mang một dáng vẻ
riêng.
5. Về quan niệm về gia đình, cưới hỏi
Truyền thống:
Trong tâm thức người Việt thì lễ cưới có giá trị cao hơn cả giấy chứng nhận đăng
ký kết hôn. Lễ cưới là đỉnh điểm của cả quy trình tiến tới hôn nhân, là hình thức liên
hoan, báo hỉ mừng cô dâu, chú rể, mừng hai gia đình và có ý nghĩa rất thiêng liêng.
Ngày xưa, con người cá nhân hòa trong cộng đồng làng xã đến mức tối đa, mọi
nghĩa vụ và quyền lợi cá nhân đều liên quan đến cộng đồng và bị cộng đồng chi phối,
kể cả quyền hạnh phúc lứa đôi. Vì vậy “hôn nhân không phải là việc riêng của hai
người mà là việc hai họ dựng vợ gả chồng cho con cái”
Hôn nhân của đôi trai gái còn là việc xác lập mối quan hệ giữa hai gia đình trước
kia “không quen biết” nay trở thành thông gia. Vì vậy cần phải xem xét gia đình đó có
môn đăng hộ đối với gia đình mình hay không
6
Đám cưới.
Hiện đại:
Quan niệm về tầm quan trọng của một lễ cưới ngày nay vẫn giữ nguyên vẹn.
Thế nhưng việc dựng vợ gả chồng không còn quá phụ thuộc vào cộng đồng. Nghĩa là
đó là quyền quyết định của đôi trẻ, cho dù gia đình có ‘môn đăng hộ đối’ hay không.
Việc này cũng cho phép cô dâu và chú rể được đặt tính cá nhân của mình vào một lễ
cưới nhiều hơn.
Đứng về phía pháp luật, chỉ cần đôi nam nữ có giấy đăng kí kết hôn là được
pháp luật bảo vệ. Thế nhưng, quan niệm chung của tất cả các cặp đôi vẫn là kết hôn
phải được sự đồng ý của hai bên gia đình và thông báo tới họ hàng và bạn bè.
Quan hệ trong gia đình hiện nay như quan hệ bố con, ông cháu, vợ chồng, dâu
con cũng là quan hệ không đơn giản khi lớp trẻ, người phụ nữ hôm nay tham gia công
tác xã hội nhiều hơn và quan niệm ứng xử của các thành viên trong gia đình cũng khác
trước.
Thời xưa . Hiện đại.
7
6. Về Tâm linh , tín ngưỡng
Tâm linh cũng là một khía cạnh văn hóa? Nhiều người cho rằng chuyện tâm
linh là vớ vẩn khi khoa học kỹ thuật hôm nay có thể giải thích được mọi hiện tượng
nhưng cũng có người cho rằng chưa biết thần thánh có thật hay không nhưng khi con
người biết sợ những đấng vô hình thì khi dù không ai biết cũng không dám làm bậy
bởi người không biết nhưng trời biết, đất biết, và lưới trời lồng lộng, mọi hành vi tội
ác đều phải trả giá.
7. Một số ví dụ cụ thể
1.Tết Trung Quốc
Trung Quốc đang chuyển mình mạnh mẽ, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều
thách thức. Làn sóng văn hóa phương Tây tràn vào ồ ạt, đe dọa nhiều nét văn hóa
truyền thống, điển hình là ngày Tết. các thành phố lớn, người dân cảm nhận thấy Tết
ngày càng “nhạt” đi. Có lẽ vì nhịp sống bận rộn, họ không còn thời gian chuẩn bị cho
những phong tục truyền thống.
Nếu như Tết ở Việt Nam không thể thiếu bánh chưng, thì mâm cơm giao thừa
ở miền Bắc Trung Quốc luôn phải có món sủi cảo. Theo tập tục xưa, sủi cảo phải
được gói xong xuôi trước 12 giờ đêm ba mươi.
Nhưng nay đa phần người dân đến siêu thị mua sủi cảo đông lạnh đóng gói
(cũng giống như dân thành phố ở ta không có thời gian gói bánh chưng đành phải đi
đặt vậy).
Nhiều khi vì tiện lợi, hoặc do phải tiếp đãi các khách khứa, bữa cơm tất niên
cũng không làm ở nhà nữa, mà được đặt trước ở nhà hàng. Gần đây, khi chỉ còn hơn
một tháng nữa là đến Tết, nhiều báo đưa tin, hầu hết các tiệm ăn lớn ở Bắc Kinh,
Quảng Châu, Hàng Châu... đều đã kín chỗ cho đêm giao thừa!
Giới trẻ bây giờ dường như thích thú với các ngày tết “Tây” hơn là những ngày
lễ truyền thống. Giáng sinh, Lễ tình yêu, ngày của các ông bố, bà mẹ... đang rất thịnh
hành ở Trung Quốc
Tết cổ truyền
8
2. Nhà thờ Cologne Cathedral (Đức)
Thêm một trường hợp khác, năm 2004 Nhà thờ Cologne Cathedral (Đức) - di sản thế
giới, có niên đại hơn 800 năm bị đưa vào danh sách nguy hiểm bởi cảnh quan xung
quanh đã có quá nhiều nhà cao tầng được xây dựng. Trước sức ép này, đã có những ý
kiến đề nghị đưa Nhà thờ Cologne Cathedral ra khỏi danh sách Di sản thế giới, để địa
phương có thể thoải mái xây cao ốc.
3. Đền Taj Mahal (Ấn Độ)
Tương tự như vậy, đền Taj Mahal (Ấn Độ) là công trình đầu tiên gần như thỏa
mãn toàn bộ các tiêu chí của UNESCO cũng từng đứng trước khả năng phải lựa chọn.
Phía trước nhà thờ này có một khu vườn và quần thể kiến trúc cổ. Năm 2003, chính
quyền địa phương đã lên kế hoạch xây một trung tâm thương mại lớn tại khu vực đó.
Tuy nhiên sau đó dưới sức ép của UNESCO và dư luận, kế hoạch này phải dừng lại vì
nó phá vỡ cảnh quan khu vực đền Taj Mahal.
Đền thờ Taj Mahal ( Ấn Độ).
9
Không phải mọi điều cũ đều cần được giữ lại mới là truyền thống nhưng những
giá trị được cha ông gìn giữ từ đời này qua đời khác trở thành truyền thống sẽ được
bảo tồn và phát huy trong cuộc sống hôm nay ra sao. Những giá trị mới được sinh ra
từ hôm nay cũng có thể trở thành truyền thống sau thời gian dài để phong phú thêm
những giá trị văn hóa dân tộc. Bởi, văn hóa là dòng chảy liên tục có bổ sung và loại
trừ để xây dựng được diện mạo chung của một dân tộc.
KẾT LUẬN
Xung đột văn hóa lịch sử truyền thống – hiện đại nói riêng cũng như xung đột
văn hóa nói chung ngày càng phức tạp hơn, bởi lẽ văn hóa luôn đan bện vào xung
đột, bất chấp việc nó có phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra xung đột hay không. Nó
có thể là tác nhân chính yếu, song cũng có thể là phụ, hoặc gián tiếp, sâu kín.Bởi vậy,
việc đưa văn hóa như một tham số vào trong các phân tích về xung đột và giải quyết
xung đột là hết sứccần thiết. Cách tìm hiểu các loại hình xung đột văn hóa cũng là
cách thấu hiểu những giá trị và dựa vào sự thấu hiểu ấy , nỗ lực tìm kiếm giải pháp để
hạn chế sự xung đột này.