Y sinh học và thành công trong huấn luyện vận động viên bơi trẻ

Đào tạo vận động viên (VĐV) trẻ luôn là sự quan tâm và là vấn đề cốt lõi không thể thiếu trong công tác chuẩn bị lực lượng dự bị và đào tạo vận động viên cấp cao. Để đạt hiệu quả cao và thành công trong lĩnh vực này, các vấn đề về sự phát dục trưởng thành con người, các thời kỳ nhạy cảm phát triển tố chất thể lực, các đặc điểm về khả năng chức phận, đặc điểm tâm lý Như vậy, Y sinh học – tâm lý luôn luôn có vai trò quan trọng và là một trong những nhân tố quyết định cho sự thành công trong huấn luyện vận động viên bơi trẻ.

pdf8 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Y sinh học và thành công trong huấn luyện vận động viên bơi trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y SINH HỌC VÀ THÀNH CÔNG TRONG HUẤN LUYỆN VẬN ĐỘNG VIÊN BƠI TRẺ Đỗ Trọng Thịnh Nguyễn Kiều Oanh Tóm tắt: Đào tạo vận động viên (VĐV) trẻ luôn là sự quan tâm và là vấn đề cốt lõi không thể thiếu trong công tác chuẩn bị lực lượng dự bị và đào tạo vận động viên cấp cao. Để đạt hiệu quả cao và thành công trong lĩnh vực này, các vấn đề về sự phát dục trưởng thành con người, các thời kỳ nhạy cảm phát triển tố chất thể lực, các đặc điểm về khả năng chức phận, đặc điểm tâm lý Như vậy, Y sinh học – tâm lý luôn luôn có vai trò quan trọng và là một trong những nhân tố quyết định cho sự thành công trong huấn luyện vận động viên bơi trẻ. TỪ KHÓA: Vận động bơi trẻ; Thể chất; Tuổi sinh học; Khả năng yếm khí; Khả năng ra khí; Tâm lý. Abstract: The training for young athletes is a core issure and is indispensable in the preparation of reverve forces and training high level athletes. To achieve high efficiency and success in this area, the problem about growt and maturity of body human, the sensitive periods of development of physically, the characteristics funtions of the body and psychologicalSo that, biomedical – Psychological always have had role importance and it were one of the factors deciding for the success in training young swimmer. KEYWORDS: Young swimmer; Physically; Biological Age; Anaerobic capacity; Psychological. Sự phát triển mạnh mẽ của thể thao thế giới trong những năm qua đã cho thấy, hầu như những thành tích thể thao cao nhất chỉ có thể đạt được nếu những cơ sở cần thiết của nó được tạo nên ngay từ lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Do đó, việc chuẩn bị cho vận động viên (VĐV) một cách lâu dài, hệ thống và có mục đích hướng tới những thành tích thể thao cao nhất có ý nghĩa vô cùng to lớn. Mục đích chính của quá trình huấn luyện đào tạo nhiều năm là nhằm phát triển các khả năng vận động một cách tối ưu, phát triển công suất hoạt động, tiềm năm về sinh học và hiệu quả hoạt động của các chức năng bộ phận cơ thể. Như vậy, để đạt được thành công trong huấn luyện VĐV trẻ, người huấn luyện viên (HLV) cần phải am hiểu và 2 có kiến thức về khoa học huấn luyện cùng với sự nắm bắt về loại hình phát triển, khả năng tâm lý, diễn biến tập luyện theo các giai đoạn của quá trình huấn luyện nhiều năm để đưa VĐV đạt tới đẳng cấp cao trên cơ sở, nền tảng của tính chất, đặc điểm riêng về tốc độ phát triển sinh học của VĐV. I. SỰ LỚN LÊN. TRƢỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT VĐV 1. Mỗi cá thể đều có thể dự báo được mô hình phát triển thể chất, nhưng tốc độ phát triển ở các giai đoạn thiếu niên – nhi đồng và giai đoạn thanh thiếu niên ở từng cá thể lại có sự khác nhau: Ở giai đoạn thơ ấu cho đến tuổi nhi đồng, trẻ em có sự phát triển chiều cao khoảng 6.35%/năm và cân nặng tăng khoảng 1.87 kg/năm. Tốc độ phát triển chiều cao nhanh nhất đạt được ở tuổi dậy thì và tuổi vị thành niên. Các VĐV trong cùng độ tuổi có thể khác nhau tới 5 tuổi sinh học, nhất là ở tuổi vị thành niên. Vì thế, có thể tuổi khai sinh cùng là 11 tuổi, nhưng ở tuổi sinh học thì VĐV này là 10 tuổi và VĐV kia là 15 tuổi. Như vậy, về lĩnh vực thi đấu sẽ có lợi cho VĐV có độ tuổi sinh học cao. Chú ý: trong quá trình đào tạo VĐV, cần chú ý tới chu kỳ, nhân tố phát triển và vận dụng linh hoạt vào chương trình tập luyện sao cho phù hợp với sự biến đổi phát triển thể chất của VĐV. Phải đảm bảo cho VĐV trẻ phát triển đúng theo sự phát triển sinh học, ghi lại những chỉ số phát triển cơ bản ở trước, trong và sau mỗi năm (hay mùa tập luyện). 2. Thành tích có thể bị ảnh hƣởng bởi sự “phát triển – trƣởng thành” của cơ thể. Vì thế, một số VĐV trẻ có thuận lợi hơn so với VĐV khác: Khởi đầu, sự “phát triển sớm” (chín sớm) sẽ có thuận lợi về “kích cỡ” cơ thể, về thể lực và thường có thành tích tốt hơn sự “phát triển” muộn. Những VĐV “phát triển sớm” sẽ thành công sớm, vì họ có thuận lợi về sự phát triển thể lực và không nhất thiết phải nâng cao kỹ năng vận động hay đòi hỏi nhiều về năng khiếu. Ngược lại, các VĐV “phát triển muộn” phải trải qua những yếu kém, thi đấu không thành công và buồn nản, bởi vì thể chất của họ phát triển “chậm” so với những VĐV cùng tuổi. Ở tuổi vị thành niên có sự “vụng về”, đó là do sự phát triển thể chất nhanh làm ảnh hưởng tới sự khéo léo trong hoạt động vận động, nhất là đối với những vận động viên “phát triển sớm”. 3 Những VĐV “phát triển muộn” thường bắt kịp hoặc có thành tích vượt trội ở đầu thời kỳ trưởng thành (khi ở giữa tuổi thanh thiếu niên), nhưng việc này chỉ xảy ra nếu như họ vẫn còn tiếp tục theo thể thao. Một số VĐV bỏ thể thao vì thành tích kém hoặc thi đấu không thành công và bị loại khỏi đội. Theo dõi các VĐV nhi đồng “xuất sắc” ở cấp tiểu học cho thấy, chỉ có 25% số đó là còn tiếp tục đạt thành tích xuất sắc ở những năm sau này. Các nhà khoa học cho biết, thành công sớm không hẳn là dự báo sẽ thành công trong tương lai. Chú ý: Để giúp cho những VĐV “phát triển sớm” giữ được thành công trong tương lai giống như các VĐV “phát triển muộn” thì phải thường xuyên theo sát họ ở các giai đoạn thành tích và sẽ khó đạt thành công cao như ở giai đoạn “phát triển sớm”. Thêm nữa, phải thực hiện những bước tích cực để giữ lại các VĐV “phát triển muộn”, hãy tạo cơ hội giúp những VĐV này có một số thành công. 3. Sự khác nhau về phát triển thể chất và thời gian “nhanh” của cơ thể tạo nên sự khác nhau về chiều cao và hình dáng cơ thể ở nam và nữ: Tốc độ tăng trưởng cao nhất về chiều cao ở nư trong khoảng từ 11 -13 tuổi và ở nam trong khoảng từ 13-15 tuổi. Sự khác nhau về hormon ở nam và nữ là nguyên nhân gây ra sự thay đổi cơ thể ở giai đoạn vị thành niên, sự thay đổi này có thể tác động, ảnh hưởng tới thành tích thể thao (có thể tốt lên và có thể kém đi). Nam có giai đoạn thơ ấu và nhi đồng diễn ra dài hơn nữ. Sự phát triển cơ thể và thể chất của nam phát triển mạnh hơn ở giai đoạn dậy thì. Nhìn chung. ở lứa tuổi trưởng thành, nam có tỷ lệ phần trăm về chiều cao lớn hơn, nhất là ở độ dài của chân. Chú ý: Ở nam và nữ, quá trình phát triển và lớn lên của cơ thể và thể chất có sự khác nhau. Cả nam và nữ, khi ở giai đoạn phát triển “nhanh” của cơ thể diễn ra thì đều có sự thay đổi về thể chất. Điều quan trọng là biết vận dụng, tính toán những sự khác nhau này vào trong huấn luyện khi VĐV ở tuổi vị thành niên, cũng như trong quá trình đào tạo họ. Vì sự thay đổi của cơ thể rất lớn và đôi khi có tác động rất mạnh, điều quyết định là phải có thời gian để VĐV thích hợp được với sự thay đổi cơ thể của họ (về thể chất và xúc cảm). Hơn nữa, sự thích ứng với những thay đổi diễn ra chậm lại sau giai đoạn thay đổi nhanh cũng cần phải có thời gian để VĐV có được thuận lợi của sự thay đổi chậm. II. NẮM VỮNG SINH LÝ HỌC ĐỂ HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN CƠ THỂ VĐV 4 Điều quan trọng đối với huấn luyện viên (HLV) là hiểu biết về phát triển sinh lý học/ sinh vật học của VĐV trẻ, đây là kiến thức để HLV có thể phát huy tối đa tiềm năng của VĐV. Có ba thành phần sinh lý học chủ yếu phải chịu sự thay đổi về định lượng và thay đổi về định tính trong quá trình phát triển và lớn lên của cơ thể VĐV. Các thành phần này gồm có khả năng ưa khí, và khả năng yếm khí, sức mạnh cơ, công suất và sức bền. 1. Khả năng ƣa khí: - V02 max, là khả năng hấp thụ, vận chuyển và sử dụng oxygen. Đây là thông số chung dùng để đánh giá khả năng ưa khí. - V02 max phát triển mạnh ở nữ 11=13 tuổi và ở nam từ 12-14 tuổi. Đây là thời gian chính để phát triển khả năng ưa khí (thời kỳ nhạy cảm), cần phải tăng cường rèn luyện tối đa khả năng này trong chương trình huấn luyện để phát triển tiềm năng hoạt động trong thời gian dài cho VĐV. - VĐV ở tuổi trước dậy thì, cần phải cải thiện khả năng hoạt động vận động trong thời gian dài, cường độ thấp để VĐV có thể nâng cao việc sử dụng khả năng ưa khí của bản thân. Đề nghị: HLV cần tối ưu hóa việc tập luyện ưa khí trong thời kỳ “nhạy cảm” (11-13 tuổi ở nữ và từ 12-14 tuổi ở nam) để phát triển tối đa khả năng ưa khí cho VĐV. Với VĐV ở tuổi trước dậy thì (nữ từ 9-12 tuổi và nam từ 9-14 tuổi) tập trung vào các cự ly dài để vừa rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo trong bơi và vừa rèn luyện khả năng ưa khí. 2. Khả năng yếm khí - Khả năng yếm khí gồm bởi cường độ cao ở những đoạn ngắn - Khối lượng tạp luyện yếm khi cao ở tuổi trước dậy thì không có ý nghĩa cải thiện khả năng yếm khí lâu dài cho VĐV trẻ (10-13 tuổi). Chỉ sau một thời gian ngắn, khả năng này sẽ bị giảm sút. - Tuy nhiên, khối lượng tập luyện ưa khí trong giai đoạn này sẽ nâng cao thành tích ở các cự ly ngắn chứ không phải chỉ ở các cự ly dài. - Tăng tải trọng tập luyện yếm khí sớm sẽ dẫn đến kém thích nghi ở VĐV trẻ. - Từ từ tăng tỷ lệ tập luyện yếm khí bắt đầu từ tuổi 12-14 ở nữ và từ tuổi 13-15 ở nam sẽ phát triển tối đa khả năng yếm khí và nâng cao thành tích. Nhưng điều này chỉ thực hiện được nếu trước đó đã tập luyện tốt về ưa khí. Chú ý: Trước tiên, HLV cần phát triển khả năng ưa khí cho VĐV, rồi sau đó từ từ tăng tải trọng tập luyện yếm khí để phát triển tối đa khả năng yếm khí. 3. Sức mạnh cơ, công suất và sức bền: 5 - Một câu hỏi thường được đặt ra là, VĐV trẻ có nên tập luyện sức mạnh hay không? HLV phải biết rõ về sự thích nghi và sự tăng sức mạnh cơ và tác dụng tối đa của sự tăng sức mạnh ở các VĐV trẻ. - Sự “chuyển” sức mạnh, công suất và sức bền trên cạn thành thành tích bơi có thể mất từ nửa nằm tới hai năm. - Ở tuổi 14-15 là lúc xuất hiện sự phát triển và lớn lên của cơ thể đạt mức cao nhất; sự thay đổi về mặt định lượng của cơ xảy ra cùng với việc tập luyện phù hợp. Tuy nhiên, sự thay đổi này không phải đợi nửa năm đến hai năm sau, mà nó được “chuyển” ngay thành sự nâng cao sức mạnh của cơ bắp. Chú ý: Trước hết phải luôn nhớ, VĐV trẻ không phải là người lớn thu nhỏ. Bởi vì có sự khác nhau về hormon và các vấn đề sinh học giữa trẻ em và người lớn. Khi tập luyện sức mạnh, trẻ em không tăng kích cỡ của cơ, nhưng có sự thích nghi về thần kinh cơ. Chỉ sau khi dậy thì, sự phát triển về kích cỡ, trọng lượng của cơ mới diễn ra. Phải luôn nhớ rằng, khả năng “chuyển” hoạt động của cơ thành tốc độ bơi mới là điều quan trọng, HLV phải quan tâm tới việc giúp trẻ bơi nhanh hơn. Vì thế, HLV phải đảm bảo là, tập luyện sức mạnh chỉ để bổ sung hoặc thay đổi phương thức tập để VĐV hưng phấn hơn mà thôi. III. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN THEO CÁC GIAI ĐOẠN TUỔI Thành tích thể thao được xác định bởi nhiều biến đổi. Hai VĐV có tuổi bằng nhau, nhưng khả năng không như nhau là do sự phát triển khác nhau ở bên trong cơ thể: độ mềm dẻo, khả năng thăng bằng và khả năng phối hợp, thời gian phản ứng, các thành phần cơ thể, xúc cảm, sức bền 1. Sự lớn lên và phát triển của cơ thể: - Sự “lớn lên” của cơ thể không diễn ra liên tục ở cùng mức độ, nhưng mức độ phát triển lớn nhất của cơ thể là ở giai đoạn dậy thì. - Sự “lớn lên” của cơ thể trước tiên là sự dài ra của xương, tiếp theo là sự phát triển của thân và cuối cùng là sự tăng khối lượng cơ bắp. - Trước 6-8 tuổi, do hệ thần kinh trung ương phát triển chưa đầy đủ, nên những kỹ năng tâm lý cũng chưa phát triển - Do lượng hocrmon androgenic còn ít, nên không có sự tăng nhanh khối lượng cơ bắp. Vì thế, các VĐV trẻ ở tuổi trước dậy thì sẽ không có sự tăng nhanh khối lượng ở những cơ tham gia các hoạt động vận động chủ yếu của môn thể thao mà họ đang tập luyện - Trên cơ sở về mức độ “chín” trong quá trình phát triển – lớn lên của cơ thể mà có sự khác nhau ở mỗi giới tính. Dưới đây là những chỉ dẫn chung về sự phát triển của VĐV trẻ qua các giai đoạn. 6 Tuổi thơ ấu (2-5 tuổi) - Từ 4-6 tuổi có sự giảm sút kỹ năng về tư thế thân và kỹ năng thăng bằng cơ thể, là vì VĐV trẻ đang bị “quá tải” về các thụ thể bán thể và các tín hiệu của tiền đình điều khiển sự thăng bằng cơ thể VĐV đã bị rối loạn điều khiển tư thế hoạt động của cơ thể ngay từ đầu. - Nếu như có sự biến đổi khác diễn ra, thì toàn bộ sự chú ý thăng bằng cho cơ thể có thể sẽ phát triển chậm lại. - Trẻ em ở giai đoạn này chỉ có khả năng tập trung suy nghĩ mọt việc gì đó trong thời gian rất ngắn. Cho nên, cách chỉ dẫn tốt nhất cho trẻ là làm mẫu và nói cách làm. - Ở tuổi này, luật chơi không quan trọng, chủ yếu là tạo cho trẻ vui chơi, khám phá và tạo sự ham thích. - Trẻ ở tuổi này chưa phát triển đầy đủ các kỹ năng về thị giác, mắt chuyển động không chính xác, nhìn xa còn kém, khả năng nhìn bao quát sự vật còn kém. - Giảm nhẹ các yêu cầu khi tập thể thao là điều cần thiết. - Ở nhóm tuổi này, không nên tập luyện trong thời gian dài. Tuổi nhi đồng (6-9 tuổi) - Tư thế thân và các kỹ năng thăng bằng đã phát triển đầy đủ và trở thành tự động hóa khi ở 7 tuổi. VĐV thể hiện sự tiến bộ về các kỹ năng cơ bản như khả năng phối hợp thở khi bơi trườn sấp và hầu hết các kỹ năng điều khiển vận động khác trong thể thao. - Khả năng tập trung vào việc gì đó vẫn còn kém. Sự phối hợp và khả năng “nhớ” còn hạn chế, do đó cách tốt nhất khi chỉ dẫn cho trẻ là vừa làm mẫu và vừa nói cách làm. - Vẫn có sự tranh luận về vấn đề lợi ích của việc, nhóm tuổi này bắt đầu tham gia tập luyện thể thao thì khi ở tuổi trưởng thành sẽ có nhiều kỹ năng vận động hơn. - Do mắt đã phát triển đầy đủ ở dạng hình cầu, nên mắt của VĐV di chuyển nhanh hơn, nhưng do hệ thần kinh trung ương phát triển chậm hơn nên vận đông viên nhận biết không chính xác về tốc độ. Vì thế, động tác quay vòng trong bơi chưa có hiệu quả cao. - Trong tập luyện thể thao hoặc trong các hoạt động vận động đa dạng, hoạt động có nhiều kỹ năng vận động và tình huống, vẫn còn một số VĐV còn rất khó khăn trong việc nhanh chóng quyết định cách thực hiện động tác hoặc cách xử lý tình huống. Tuổi thiếu niên (10-12 tuổi) 7 - Đây là giai đoạn phát triển các kỹ năng vận động, ở nhóm tuổi này có sự phát triển của các khả năng chức phận trong cơ thể, là giai đoạn quá độ và phát triển các kỹ năng về tư thế thân người. Tuổi vị thành niên (13-16 tuổi) - VĐV đã có thể sử dụng tư duy cần cho các kỹ năng tổng hợp thông tin từ các nguồn khác nhau. - VĐV biết tập trung, chú tâm vào nhiệm vụ tập luyện, và có sự tiến bộ trong việc quyết định thể hiện các khả năng của mình. - Ở tuổi từ 13-15 tuổi có sự phát triển “độ chín” khác nhau nên có sự phát triển “đột biến” khác nhau. - Khi tốc độ phát triển chiều cao của cơ thể đạt tới đỉnh cao nhất, có thể khả năng điều khiển tư thế thân của VĐV bị giảm sút. Cơ thể VĐV phải chịu đựng việc điều chỉnh sự thay đổi quá nhanh về kích cỡ cơ thể của bản thân. - Sự “vụng về” ở tuổi này có tính tạm thời, vì sự tham gia của các cơ quan cảm thụ bản thể chưa ổn định với sự thay đổi, phát triển quá nhanh về kích cỡ cơ thể. - Cần nhớ: chấn thương ở các đầu xương là chấn thương có tính phổ biến trong thời kỳ phát triển “nhanh nhất” về chiều cao của cơ thể. 2. Phát triển sức mạnh: - HLV cần phải tính toán về tuổi khai sinh, tuổi sinh học, trình độ phát triển, sự ham thích và trình độ về kỹ năng vận động trong thể thao của VĐV, đồng thời cũng xem xét sự bất lợi và có lợi khi tập luyện sức mạnh cho VĐV. - Trong thời kỳ “nhạy cảm” sức mạnh, sức mạnh của nữ tăng lên nhanh hơn (13-15 tuổi). Điều này xảy ra sau khi VĐV nữ qua giai đoạn tốc độ phát triển chiều cao cao nhất (11-13 tuổi). - Nam có thể hiện sức mạnh tăng lên nhanh ở 14-16 tuổi, điều này diễn ra sau khi VĐV nam đạt tốc độ phát triển chiều cao cao nhất một năm (13-15 tuổi) - Khi sức mạnh tăng nhanh sẽ diễn ra những vấn đề có lợi như sau:  Động cơ tập luyện tốt hơn  Cải thiện khả năng phối hợp vận động  Cơ sự thích nghi, thích ứng về hình thái học và hệ thống thần kinh 3. Những lƣu ý trong huấn luyện: - Khả năng chịu đựng nhiệt độ nóng của môi trường: các VĐV trẻ hơn chịu đựng nhiệt độ nóng của môi trường kém hơn. Họ sản sinh nhiệt nhiều hơn, mồ hôi nhiều hơn, thích nghi với khí hậu chậm hơn, và suy yếu vì nóng cùng với sự mất nước nhiều hơn. 8 - Mức độ mềm dẻo: ở tuổi dậy thì, độ mềm dẻo ở nam giới có giảm, trong khi độ mềm dẻo ở nữ lại tốt hơn. IV. KẾT LUẬN - Thể thao trẻ bao gồm các động tác qua lại một cách tổng hợp về sự phát triển cơ thể, thể chất, sinh lý học, các nhân tốc về tri thức và xã hội. - Sự phát triển các kỹ năng vận động đòi hỏi phải có sự tiến bộ và có sự liên tục, nhưng có sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng. - HLV cần phải đảm bảo là các hoạt động/ các yêu cầu phù hợp với trình độ của VĐV hơn là theo tuổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sinh lý học TDTT (1995), Nxb TDTT, Hà Nội. 2. Lý luận và phương pháp thể dục thể thao (2000), Nxb TDTT, Hà Nội. 3. Australian Swimming Inc (1996). Australian Swimming multi year age group development. 4. Olympic success (2002), Australian Sport Commission.
Luận văn liên quan