Báo cáo Hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C)

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kiểm toán giữ vai trò quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế và đóng vai trò tích cực đối với việc phát triển nền kinh tế xã hội. Hoạt động kiểm toán diễn ra đa dạng với quy mô khác nhau tuỳ thuộc vào công ty kiểm toán thực hiện. Các công ty kiểm toán cũng phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Trên thế giới dịch vụ kiểm toán đã ra đời và phát triển cách đây hơn 100 năm. Tuy nhiên, tại Việt Nam dịch vụ kiểm toán vẫn còn khá mới mẻ, nhưng do đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường cũng như sự khuyến khích của chính phủ, dịch vụ kiểm toán ngày càng phát triển mạnh mẽ và có vai trò ngày càng quan trọng. Công TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) là một trong những Công ty kiểm toán độc lập hàng đầu ở Việt Nam. Với quá trình hoạt động và phát triển lâu dài cùng sự nỗ lực không ngừng của Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty, A&C đã thực sự phát triển, đóng góp một phần đáng kể đối với sự phát triển của ngành nghề kế toán, kiểm toán nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung. Một trong những yếu tố hết sức quan trọng quyết định tới sự thành công và chất lượng của cuộc kiểm toán đó là bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán là cơ sở để KTV hình thành nên ý kiến của mình về BCTC được kiểm toán từ đó đưa ra kết luận kiểm toán. Trong đó, các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán lại là sự đúc kết, khái quát hóa những kinh nghiệm kiểm toán trên cơ sở phương pháp luận biện chứng và phương pháp cụ thể khoa học giải tích, về quy hoạch, về xác suất và thống kê toán. Do đó, hệ thống các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán này cần phải được không ngừng hoàn thiện qua hoạt động thực tiễn kiểm toán. Đặc biệt, trong nền kinh tế nước ta hiện nay thì việc thu thập các bằng chứng kiểm toán thích hợp và đầy đủ ngày càng trở nên khó khăn, đòi hỏi bắt kịp với sự đa dạng của thông tin, mức độ tinh vi của sai sót và hành vi gian lận. Chính vì vậy, việc hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán để nâng cao chất lượng và giảm thiểu chi phí cuộc kiểm toán là một vấn đề không thể thiếu được đối với Công ty A&C cũng như đối với bất cứ một Công ty kiểm toán nào trong quá trình phát triển của mình. Chuyên đề gồm 2 chương: Chương 1: Thực trạng vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty A&C thực hiện. Chương 2: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty A&C thực hiện.

doc76 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 1911 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kiểm toán giữ vai trò quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế và đóng vai trò tích cực đối với việc phát triển nền kinh tế xã hội. Hoạt động kiểm toán diễn ra đa dạng với quy mô khác nhau tuỳ thuộc vào công ty kiểm toán thực hiện. Các công ty kiểm toán cũng phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Trên thế giới dịch vụ kiểm toán đã ra đời và phát triển cách đây hơn 100 năm. Tuy nhiên, tại Việt Nam dịch vụ kiểm toán vẫn còn khá mới mẻ, nhưng do đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường cũng như sự khuyến khích của chính phủ, dịch vụ kiểm toán ngày càng phát triển mạnh mẽ và có vai trò ngày càng quan trọng. Công TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) là một trong những Công ty kiểm toán độc lập hàng đầu ở Việt Nam. Với quá trình hoạt động và phát triển lâu dài cùng sự nỗ lực không ngừng của Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty, A&C đã thực sự phát triển, đóng góp một phần đáng kể đối với sự phát triển của ngành nghề kế toán, kiểm toán nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung. Một trong những yếu tố hết sức quan trọng quyết định tới sự thành công và chất lượng của cuộc kiểm toán đó là bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán là cơ sở để KTV hình thành nên ý kiến của mình về BCTC được kiểm toán từ đó đưa ra kết luận kiểm toán. Trong đó, các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán lại là sự đúc kết, khái quát hóa những kinh nghiệm kiểm toán trên cơ sở phương pháp luận biện chứng và phương pháp cụ thể khoa học giải tích, về quy hoạch, về xác suất và thống kê toán. Do đó, hệ thống các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán này cần phải được không ngừng hoàn thiện qua hoạt động thực tiễn kiểm toán. Đặc biệt, trong nền kinh tế nước ta hiện nay thì việc thu thập các bằng chứng kiểm toán thích hợp và đầy đủ ngày càng trở nên khó khăn, đòi hỏi bắt kịp với sự đa dạng của thông tin, mức độ tinh vi của sai sót và hành vi gian lận. Chính vì vậy, việc hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán để nâng cao chất lượng và giảm thiểu chi phí cuộc kiểm toán là một vấn đề không thể thiếu được đối với Công ty A&C cũng như đối với bất cứ một Công ty kiểm toán nào trong quá trình phát triển của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, với những kiến thức đã học ở trường đại học và qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) em đã lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C)”. Ngoài lời mở đầu và kết luận, Chuyên đề gồm 2 chương: Chương 1: Thực trạng vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty A&C thực hiện. Chương 2: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty A&C thực hiện. Đây là một nội dung lớn, phức tạp, là mối quan tâm của tất cả các Công ty kiểm toán. Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên chuyên đề khó tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong nhận được ý kiến của các thầy cô, các anh chị đồng nghiệp để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Th.S Nguyễn Thị Hồng Thúy và sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Công ty Kiểm toán A&C, để em có thể hoàn thành bài viết này. CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN A&C THỰC HIỆN 1.1 Đặc điểm kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty A&C thực hiện Những bằng chứng kiểm toán phục vụ cho cuộc kiểm toán được Công ty A&C thu thập bằng cách vận dụng các kỹ thuật cơ bản bao gồm: phỏng vấn, quan sát, phân tích, tính toán, kiểm kê, lấy xác nhận, xác minh tài liệu. Đặc điểm vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty A&C được tóm tắt như sau  Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán  Giai đoạn thực hiện kiểm toán  Giai đoạn kết thúc kiểm toán   Kỹ thuật kiểm kê  KTV tiến hành lập kế hoạch kiểm kê: thời gian, địa điểm kiểm kê, KTV chứng kiến kiểm kê, các khoản mục tài sản cần phải tiến hành kiểm kê.  Mục đích là kiểm tra tính hiện hữu đối với tiền mặt, giấy tờ có giá, TSCĐ, HTK. KTV thường không trực tiếp kiểm kê mà quan sát việc kiểm kê của khách hàng và ghi chép lại các vấn đề cần chú ý trên giấy tờ làm việc. KTV thu thập kế hoạch kiểm kê và biên bản kiểm kê của khách hàng.  KTV tiến hành lập báo cáo kiểm kê và đưa ra kết luận về khoản mục tài sản đã được kiểm kê.   Kỹ thuật lấy xác nhận   Mục đích là thu thập thông tin về số dư tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu, các khoản phải thu, phải trả…từ bên thứ ba độc lập. KTV thường yêu cầu khách hàng lấy xác nhận của ngân hàng, người bán, người bán theo mẫu mà KTV cung cấp.  KTV đôn đốc việc thu hồi thư xác nhận, đối chiếu số xác nhận với số hạch toán để tìm nguyên nhân chênh lệch (nếu có).   Kỹ thuật phỏng vấn  KTV thu thập thông tin bằng văn bản hay bằng lời nói để có những hiểu biết chung về khách hàng, về đặc điểm kinh doanh, cơ cấu tổ chức, HTKSNB… từ đó có đánh giá ban đầu về hiệu quả của HTKSNB của khách hàng.  KTV tiến hành phỏng vấn trực tiếp kế toán, nhân viên của công ty khách hàng về những vấn đề mà KTV quan tâm. Ví dụ như: phỏng vấn thủ kho về việc ghi chép quá trình nhập xuất kho, phỏng vấn kế toán về nguyên nhân của những khoản chênh lệch và yêu cầu giải thích, phỏng vấn nhân viên khách hàng về quy chế tạm ứng của công ty… sau khi tiến hành phỏng vấn KTV ghi chép lại những điều cần chú ý trên giấy tờ làm việc.    Kỹ thuật quan sát  KTV sẽ quan sát để xem xét tính hiện hữu của HTKSNB của khách hàng và đánh giá tính liêm chính của ban giám đốc. Kỹ thuật quan sát được sử dụng kết hợp với kỹ thuật phỏng vấn nhằm thu được bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao.  KTV tiến hành quan sát hoạt động của phòng kế toán, thái độ làm việc của nhân viên, quan sát thủ tục nhập xuất HTK, tình trạng hoạt động của TSCĐ.    Kỹ thuật tính toán   KTV tiến hành tính toán lại theo các công thức mà công ty khách hàng đã xây dựng, rồi so sánh với kết quả mà KTV tính được khi sử dụng công thức tự xây dựng theo hướng dẫn và quy định của BTC. Tính toán lại các khoản lãi, khấu hao TSCĐ, thuế, phân bổ lại chi phí…    Kỹ thuật phân tích (Công ty A&C sử dụng cả ba loại kỹ thuật là: phân tích tỷ suất, phân tích xu hướng và phân tích tính hợp lý chung).  KTV tiến hành phân tích tính hợp lý: so sánh số liệu thực tế của khách hàng với số kế hoạch và số liệu toàn ngành. Phân tích xu hướng của các số dư trên BCĐKT, số phát sinh trên BCKQKD. Phân tích tỷ suất để tìm ra những biến động bất thường.  KTV thường so sánh ước tính của KTV với số liệu thực tế của khách hàng để phân tích tính hợp lý. Phân tích xu hướng của các khoản phải thu, phải trả, doanh thu, giá vốn…và tiến hành phân tích tỷ suất: vòng quay HTK, vòng quay phải thu khách hàng, phải trả người bán, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán…  Phân tích tỷ suất, xu hướng, tính hợp lý của các số liệu trên BCTC để xem xét tính hợp lý.   Xác minh tài liệu   KTV xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ sổ sách có liên quan sẵn có trong đơn vị được kiểm toán. Mục đích là để kiểm tra tính đúng kỳ và đầy đủ của việc ghi nhận doanh thu, chi phí, kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ phát sinh…, kiểm tra tính tuân thủ theo các quy định của công ty trong việc tạm ứng, kiểm tra việc tính lương…    1.2 Tình hình vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty A&C thực hiện Để biết được tình hình vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty A&C thực hiện, em đã tiến hành tìm hiểu dựa trên hồ sơ kiểm toán tại hai Công ty: Công ty ABC (một khách hàng mới của A&C) và Công ty XYZ (một khách hàng thường xuyên của A&C). 1.2.1 Công ty XYZ (khách hàng thường xuyên của Công ty A&C) 1.2.1.1 Vận dụng kỹ thuật quan sát Kỹ thuật quan sát là một phương pháp được sử dụng để đánh giá một thực trạng hay hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Công ty A&C sử dụng kỹ thuật quan sát để tìm hiểu chung và đánh giá về HTKSNB của khách hàng. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: KTV đã vận dụng kỹ thuật quan sát để có những hiểu biết ban đầu về cách thức tổ chức, hoạt động của khách hàng, sự phân cấp quản lý và hiệu quả hoạt động của bộ phận kiểm soát của đơn vị khách hàng. Tuy nhiên Công ty XYZ là khách hàng thường xuyên của A&C nên KTV của A&C không tập trung chú trọng kỹ thuật này trong cuộc kiểm toán, mà chỉ tiến hành quan sát đối với những hoạt động kinh doanh mới hoặc các khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh của Công ty XYZ. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: Kỹ thuật quan sát được áp dụng trong quá trình kiểm toán khoản mục HTK của Công ty XYZ như sau: - Tìm hiều quá trình nhập hàng tại Công ty XYZ KTV thực hiện phỏng vấn kế toán hàng tồn kho, kế toán trưởng, nhân viên phòng vật tư về thủ tục mua hàng và nhập kho hàng, sau đó KTV tiến hành quan sát một số nghiệp vụ mua hàng và nhập kho tại đơn vị. + Khi mua hàng, có phiếu yêu cầu mua hàng của bộ phận thu mua hàng hóa, phiếu yêu cầu có phê duyệt của Ban Giám đốc không? + Có Bảng báo giá của các hàng hóa cần mua? + Có Hóa đơn bán hàng, Phiếu giao hàng của bên bán và Biên bản kiểm nghiệm hàng hóa nhập kho của bộ phận kiểm định, có đầy đủ chữ ký của người giao hàng, thủ kho và người kiểm định không? + Thủ kho, khi tiến hành nhập kho hàng hóa, có mở thẻ kho và ghi vào sổ kho không? - Tìm hiểu quá trình xuất hàng KTV quan sát nghiệp vụ xuất hàng tại đơn vị: khi xuất hàng có kèm theo lệnh xuất hàng, lệnh xuất có sự phê duyệt của Ban giám đốc không? Thủ kho tiến hành xuất hàng theo lệnh xuất và ghi vào sổ kho không? - Quan sát quy trình luân chuyển chứng từ theo dõi HTK - Quan sát quá trình bảo quản HTK: KTV xem xét quy trình sắp xếp, bảo quản và bảo vệ hàng hóa, vật tư tại các kho, bến bãi, đại lý… - Xem xét hệ thống, chứng từ kế toán + KTV xem xét kế toán của Công ty XYZ có mở và lưu trữ sổ sách, chứng từ theo đúng quy định của Nhà nước không? + Có hệ thống thẻ kho, sổ kho không? + Giữa thủ kho và kế toán vật tư có sự đối chiếu thường xuyên không? Bằng việc vận dụng kỹ thuật quan sát, KTV đánh giá HTK của Công ty XYZ được sắp xếp hợp lý, việc bảo quản và bảo vệ HTK là khá tốt. Hoạt động kiểm soát của Công ty đối với khoản mục HTK được thực hiện nghiêm túc, hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán và quy trình luân chuyển chứng từ được áp dụng theo quy định của Nhà nước. Bảng 1.1: Kỹ thuật quan sát áp dụng trong quá trình kiểm toán khoản mục HTK 1.2.1.2 Vận dụng kỹ thuật phỏng vấn Phỏng vấn là kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được KTV vận dụng để thu thập thông tin bằng văn bản hay bằng lời nói qua việc phỏng vấn những người hiểu biết về vấn đề mà KTV quan tâm. Khi có những nghi ngờ mang tính nghề nghiệp hay khi phát hiện ra những chênh lệch, KTV sẽ thực hiện phỏng vấn trực tiếp các bộ phận, các cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp về các vấn đề đó. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: KTV tiến hành phỏng vấn BGĐ Công ty XYZ về những thay đổi của đơn vị trong năm nay so với năm trước như: chế độ lương, thưởng; chính sách bán hàng của Công ty; sự thay đổi về cơ cấu nhân sự, phòng ban trong Công ty; hoạt động kinh doanh của Công ty có gì mới so với năm trước… Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: khi tiến hành kiểm toán đối với từng khoản mục, KTV có những nghi ngờ hay những thắc mắc cần tìm hiểu rõ, KTV sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan để hiểu rõ hơn vấn đề. Cách đặt vấn đề cần tìm hiểu được thực hiện một cách trực tiếp, các vấn đề KTV nghi ngờ hay thắc mắc sẽ được đưa ra một cách rõ ràng. Khi thu được câu trả lời từ những người chịu trách nhiệm trực tiếp về các vấn đề đó, KTV sẽ tiến hành đánh giá và đưa ra nhận định. Sau đây là hệ thống các câu hỏi đươc A&C áp dụng khi kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền của Công ty XYZ. Bảng 1.2: Bảng hỏi liên quan đến khoản mục vốn bằng tiền tại Công ty XYZ 1.2.1.3 Vận dụng kỹ thuật lấy xác nhận Công ty A&C thường tiến hành lấy xác nhận đối với các khoản mục: tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản phải trả, khách hàng trả trước, hàng tồn kho có liên quan đến bên thứ ba (nhận giữ hộ, gia công hộ…), các khoản đầu tư tài chính (chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu), các khoản góp vốn và các khoản vay. KTV thường yêu cầu khách hàng gửi thư xác nhận tới bên thứ ba theo mẫu mà KTV cung cấp, các thư xác nhận dạng “đóng” thường được sử dụng trong hầu hết các cuộc kiểm toán. KTV có sử dụng thư xác nhận dạng “mở” trong trường hợp KTV thấy hợp lý và thuận tiện. Thư xác nhận là bằng chứng kiểm toán do bên thứ ba độc lập cung cấp nên có tính khách quan, có độ tin cậy cao nếu KTV kiểm soát được quá trình gửi thư xác nhận. Nhưng do có phạm vi giới hạn và chi phí thực hiện kỹ thuật cao nên KTV thường chọn mẫu các nghiệp vụ có giá trị lớn, có dấu hiệu bất thường để gửi thư xác nhận. Trong trường hợp không thu thập được thư xác nhận của các nghiệp vụ cần quan tâm, KTV phải thực hiện các thủ tục thay thế như kiểm tra nghiệp vụ sau ngày khóa sổ hoặc đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng với sổ phụ ngân hang, kiểm tra chứng từ phát sinh. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: KTV vận dụng kỹ thuật lấy xác nhận trong kiểm toán khoản mục tiền gửi ngân hàng của Công ty XYZ như sau: KTV tiến hành lập bảng tổng hợp tiền gửi ngân hàng của Công ty theo từng ngân hàng và theo từng loại tiền gửi dựa trên sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng. Sau đó KTV tiến hành đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp với số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng trên Bảng cân đối số phát sinh của Công ty để tìm ra chênh lệch. KTV đã gửi thư xác nhận số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng (Mẫu thư xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng – Bảng 1.3) tại thời điểm 31/12/2008 cho ngân hàng TCB, ngân hàng BIDV, ngân hàng VCB và đã nhận được thư xác nhận của ngân hàng. Bảng 1.3: Mẫu thư xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng (Tiêu đề của khách hàng) Ngày 13 tháng 1 năm 2009 Gửi: Ngân hàng BIDV   Địa chỉ  :    Người nhận  :    Chức vụ  :    Kính thưa Quý vị, Về việc: xác nhận kiểm toán Trong khuôn khổ việc kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2008, xin Quý vị vui lòng xác nhận cho các kiểm toán viên của chúng tôi số dư và chi tiết của các tài khoản mà chúng tôi giao dịch tại ngân hàng của Quí vị cho đến thời điểm nêu trên theo mẫu sau đây và gửi trực tiếp cho kiểm toán viên của chúng tôi theo địa chỉ sau đây bằng đường bưu điện: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) CHI NHÁNH HÀ NỘI/NHA TRANG/CẦN THƠ   Địa chỉ  :  229 Đồng Khởi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam 40 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam 18 Trần Khánh Dư, TP. Nha Trang, Việt Nam 162C/4 Trần Ngọc Quế, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, Việt Nam   Người nhận  :  Ông/Bà ……………………….   Điện thoại  :  (84-8) 38.272.295 – 38.272.296/(84-4) 37.367.879/(84-58) 3.876.555/(84-71) 3.764.995   Fax  :  (84-8) 38.272.298 – 38.272.300/(84-4) 37.367.869/(84-58) 3.875.327/(84-71) 3.764.996   Kính mong Quý vị trả lời trong thời gian sớm nhất. Trân trọng kính chào, ______________________ Về việc xác nhận số dư của Công ty XYZ Chúng tôi xin xác nhận rằng cho đến thời điểm khóa sổ vào ngày 31 tháng 12 năm 2009, theo hồ sơ chúng tôi, các số dư bên có của khách hàng trên như sau: Tiền gửi ngân hàng VND: 516.421.200 Tiền gửi ngân hàng USD: 1.711 KTV đối chiếu giữa số liệu trên sổ sách kế toán của Công ty XYZ và xác nhận của ngân hàng có sự khớp đúng. Cụ thể như sau: Bảng 1.4: Bảng kiểm soát thư xác nhận tiền gửi ngân hàng 31/12/2008 1.2.1.4 Vận dụng kỹ thuật kiểm tra vật chất (kiểm kê) Kiểm kê là một kỹ thuật quan trọng trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán do KTV tiến hành, kỹ thuật này có ưu điểm là giúp KTV xác minh sự hiện hữu của tài sản một cách khách quan. Tuy nhiên kỹ thuật này cũng có những nhược điểm: không cho biết được quyền sở hữu đối với tài sản được kiểm kê cũng như tình trạng hiện tại, chất lượng của tài sản đó, chi phí kiểm kê lớn. Tại Công ty A&C, kỹ thuật kiểm kê được sử dụng trong quá trình kiểm toán các khoản mục như: vốn bằng tiền, TSCĐ, công cụ - dụng cụ, HTK. Tuy nhiên, do giới hạn về chi phí, nhân sự và thời gian nên không phải trong tất cả các cuộc kiểm toán các KTV đều tiến hành trực tiếp tham gia chứng kiến kiểm kê. Khi có yêu cầu từ phía khách hàng hoặc trong những cuộc kiểm toán có tính chất phức tạp, với số lượng và giá trị tài sản lớn, được đánh giá có rủi ro cao… các KTV mới tiến hành trực tiếp tham gia chứng kiến kiểm kê. Do vậy, KTV thường sử dụng tài liệu kiểm kê của khách hàng, bao gồm: Kế hoạch kiểm kê; Biên bản kiểm kê. Nhằm xác minh tính chính xác của các tài liệu mà khách hàng cung cấp, KTV cũng có thể chọn mẫu để kiểm kê lại. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: Do yêu cầu từ phía khách hàng và Công ty XYZ có cơ sở kinh doanh nằm trên địa bàn Thành phố Hà Nội, KTV của Công ty A&C đã tiến hành trực tiếp tham gia chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt của Công ty XYZ. Quá trình KTV tiến hành chứng kiến kiểm kê tiền mặt tại quỹ của Công ty XYZ diễn ra như sau: Thời gian kiểm kê diễn ra từ 8 giờ đến 9 giờ ngày 31/12/2008. Nhóm kiểm kê của Công ty A&C chỉ gồm một KTV chính. Về phía khách hàng, những người tham gia kiểm kê gồm có: nhân viên kiểm kê, thủ quỹ, kế toán trưởng. Trước khi tiến hành cho nhân viên kiểm kê của đơn vị thực hiện quá trình kiểm kê, KTV phỏng vấn kế toán trưởng và thủ quỹ. Thông qua phỏng vấn, KTV biết được rằng: Công ty XYZ chỉ có một địa điểm cất giữ tiền; Trong két hiện tại chỉ có tiền VND; Thủ quỹ cam kết tiền trong két là của Công ty; Kế toán trưởng khẳng định việc ghi chép các nghiệp vụ thu chi tiền mặt được thực hiện một cách đầy đủ, có chứng từ hợp lý hợp lệ kèm theo. Sau khi thu thập các thông tin trên, KTV yêu cầu nhân viên kiểm kê tiến hành mở két và thực hiện việc kiểm kê, bao gồm: phân loại tiền theo mệnh giá và đếm từng loại tiền. KTV quan sát quá trình kiểm kê của nhân viên kiểm kê, sau đó tiến hành lập biên bản kiểm kê để tổng hợp kết quả kiểm kê. Biên bản kiểm kê sẽ ghi chi tiết số tiền theo từng mệnh giá và số lượng từng loại tiền và có chữ ký xác nhận của những người tham gia kiểm kê. Bảng 1.5: Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt tại Công ty XYZ Sau khi đã lập Biên bản kiểm kê lấy xác nhận của những người tham gia kiểm kê và chứng kiến kiểm kê, KTV tiến hành thu thập các phiếu thu, phiếu chi cuối cùng và sổ quỹ tháng 12. Công việc cuối cùng trong việc kiểm kê được KTV thực hiện là lập Báo cáo kiểm kê. Bảng 1.6: Báo cáo kiểm kê quỹ tiền mặt tại Công ty XYZ 1.2.1.5 Vận dụng kỹ thuật phân tích Kỹ thuật phân tích là một trong những kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được KTV áp dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán. Kỹ thuật phân tích là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệ để xác định tính hợp lý của các số dư trên tài khoản, gồm ba nội dung: kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hướng (phân tích ngang), phân tích tỷ suất (phân tích dọc). Kỹ thuật phân tích sẽ góp phần làm giảm số lượng công việc kiểm tra chi tiết và tiết kiệm thời gian của cuộc kiểm toán. Nhưng tại Công ty A&C chủ yếu áp dụng kỹ thuật phân tích ngang (đối chiếu và so sánh số liệu giữa các kỳ, giữa năm nay với năm trước) và kỹ thuật kiểm tra tính hợp lý chung. Quá trình áp dụng thủ tục phân tích trong cuộc kiểm toán BCTC của Công ty XYZ được KTV thực hiện như sau: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: KTV tiến hành kiểm tra tính hợp lý chung của BCKQKD. Sau khi lập bảng phân tích BCKQKD (Bảng 1.7) xác định chênh lệch của các chỉ tiêu trên BCKQKD giữa năm nay với năm trước, xác định tỷ lệ tăng giảm của các chỉ tiêu, KTV phát hiện ra những biến động lớn, bất thường để từ đó tiến hành kiểm tra trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. - Khoản mụ
Luận văn liên quan