Báo cáo Thực tập tại phòng tài nguyên và môi trường huyện bến lức tỉnh long an

Huyện Bến Lức nằm phía Đông Bắc của tỉnh Long An là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ. Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 huyện Bến Lức hướng đến phát triển thành huyện công nghiệp hóa, phát triển đô thị và là trung tâm giao lưu phát triển thương mại dịch vụ của khu vực Tây Bắc Long An. Cùng với sự phát triển của nó là các vấn đề môi trường nảy sinh ngày càng phức tạp. Phòng tài nguyên - môi trường huyện là cơ quan tổ chức giải quyết các vấn đề trên. Để tìm hiểu về hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường, tôi đã chọn huyện Bến Lức là nơi thực tập của mình.

doc26 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 12052 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại phòng tài nguyên và môi trường huyện bến lức tỉnh long an, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Chương I: GIỚI THIỆU Lời giới thiệu: Huyện Bến Lức nằm phía Đông Bắc của tỉnh Long An là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ. Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 huyện Bến Lức hướng đến phát triển thành huyện công nghiệp hóa, phát triển đô thị và là trung tâm giao lưu phát triển thương mại dịch vụ… của khu vực Tây Bắc Long An. Cùng với sự phát triển của nó là các vấn đề môi trường nảy sinh ngày càng phức tạp. Phòng tài nguyên - môi trường huyện là cơ quan tổ chức giải quyết các vấn đề trên. Để tìm hiểu về hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường, tôi đã chọn huyện Bến Lức là nơi thực tập của mình. Mục tiêu thực tập: Hiểu vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý môi trường huyện Bến Lức; Nắm được hiện trạng môi trường và biện pháp quản lý xử lý ô nhiễm môi trường tại địa phương nơi thực tập; Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp. Nội dung thực tập: Tìm hiểu vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bến Lức tỉnh Long An. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tìm hiểu cách lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ. Thu thập các dữ liệu về môi trường trên địa bàn. Các công tác quản lý môi trường: nước thải, khí, rác. Các hình thức xử lý, xử phạt và khắc phục. Đưa ra đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Chương II: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Điều tra thu thập số liệu Các tài liệu có liên quan tại cơ sở thực tập, các tài liệu từ sách báo, các trang web có liên quan: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ môi trường: “Đề án bảo vệ môi trường huyện Bến Lức giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020 – tháng 4/2011” Các văn bản pháp luật hiện hành được áp dụng: Nghị định 29/2011/NĐ-CP và Thông tư 26/2011/TT-BTNMT; Nghị định 117/2009/NĐ-CP; Nghị định 128/2008/NĐ-CP; một số quy chuẩn Việt Nam về không khí, nước, chất thải rắn: QCVN 07:2009/BTNMT, QCVN 08:2008/BTNMT, QCVN 20:2009/BTNMT, QCVN 21:2009/BTNMT, QCVN 24:2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT, QCVN 14:2008/BTNMT, … Các văn bản của uỷ ban nhân huyện Bến Lức và tỉnh Long An về các vấn đề môi trường ở địa phương,... Tham gia hoạt động thực tế: Giám sát định kì tại một số công ty: Chi nhánh công ty TNHH sản xuất TM nhựa Nam Việt, Chi nhánh công ty TNHH Minh Hiền chi nhánh Long An, Công ty gạch Đồng Tâm,… Lập báo cáo giám sát môi trường: chi nhánh công ty TNHH Minh Hiền chi nhánh Long An. Lập báo cáo hiện trạng nước mặt ở huyện Bến Lức trong quý 2,3,4 năm 2011. Phương pháp khác: Tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn, ghi chép các nội dung liên quan; thống kê, phân tích, tổng hợp các kết quả đạt được. Chương III: KẾT QUẢ THỰC TẬP Vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bến Lức tỉnh Long An: Vị trí chức năng: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bến Lức là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND huyện Bến Lức. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bến Lức có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện Bến Lức; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường. Nhiệm vụ và quyền hạn: Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi UBND huyện ban hành. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của UBND huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn, lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường các cụm công nghiệp trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn; hướng dẫn UBND cấp xã quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả. Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp. Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực về tài nguyên và môi trường theo phân công của UBND huyện. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. Báo cáo định kỳ hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã. Tổ chức bộ máy của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bến Lức: Lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường gồm có Trưởng phòng và hai Phó trưởng phòng, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. Cơ cấu tổ chức của phòng Tài nguyên và Môi trường gồm các bộ phận nghiệp vụ như sau: Bộ phận quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, thẩm tra hồ sơ đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bộ phận giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai. Bộ phận quản lý khoáng sản (đất đen, đất hầm). Bộ phận quản lý môi trường (gồm cán bộ môi trường cấp huyện và cán bộ môi trường tăng cường cho các xã, thị trấn) Bộ phận quản lý tài nguyên nước và khí tượng thủy văn. Bộ phận định giá đất. Bộ phận kế toán, thủ quỹ, văn thư, lưu trữ. Lề lối làm việc: Định kỳ 2 tuần một lần gồm trước và sau ngày họp lệ của UBND huyện, Trưởng phòng chủ trì họp lãnh đạo phòng để nghe báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, và các nhiệm vụ chung cần thực hiện trong nửa tháng tới. Tổng hợp các vấn đề khó khăn, vướng mắc, báo cáo tại cuộc họp UBND huyện Định kỳ đầu năm, mỗi tháng và cuối năm, Trưởng phòng chủ trì họp cán bộ phòng, các bộ phận nghiệp vụ để nghe báo cáo công tác chuyên môn và giải quyết những vấn đề cụ thể, đánh giá hiệu quả công việc trong tháng, trong năm và đề ra nhiệm vụ trong thời gian tới. Định kỳ mỗi tháng một lần, Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng được ủy quyền họp giao ban với cán bộ địa chính – môi trường xã, thị trấn để kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đã giao, công tác quản lý tài nguyên và môi trường tại địa phương; đồng thời có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của ngành theo kế hoạch đề ra. Ngoài chế độ họp định kỳ, Trưởng phòng có thể họp bất thường để giải quyết những việc cấp bách hoặc chuyên đề khi cần thiết. Trong mỗi cuộc họp, Trưởng phòng (hoặc phó trưởng phòng được ủy nhiệm chủ trì) phải có ý kiến kết luận và ghi biên bản để tổ chức thực hiện. Cán bộ, công chức phòng Tài nguyên và Môi trường làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. Nhiệm vụ cụ thể của từng cán bộ công chức do Trưởng phòng phân công phù hợp với chức danh và trình độ chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời chịu sự quản lý, điều hành của Trưởng phòng và Phó trưởng phòng phụ trách chuyên môn để phát huy nhiệm vụ được giao. Từng cán bộ công chức phải thường xuyên trau dồi học tập để nâng cao lập trường quan điểm, đạo đức lối sống; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phấn đấu khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao; chấp hành nội quy cơ quan; phát huy dân chủ cơ sở, thực hiện tự phê bình và phê bình xây dựng cơ quan trong sạch vững mạnh. Mối quan hệ trong công tác quản lý môi trường ở tỉnh Long An: UBND tỉnh Long An Sở, ngành khác Sở Tài nguyên – Môi trường UBND huyện Các phòng ban khác Phòng Tài nguyên – Môi Trường UBND xã Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,… Có mối liên hệ trực tiếp về quản lý môi trường. Phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường Tổng quan về huyện Bến Lức: Hiện trạng kinh tế, xã hội: Tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm (2006-2010) là 20,1%, tăng hơn so với nhiệm kỳ 2001-2005 là 0,1% . Cơ cấu kinh tế của Huyện nhìn chung chuyển dịch khá nhanh trong giai đoạn 2006-2010 trên các lĩnh vực, theo hướng công nghiệp-thương mại dịch vụ và nông nghiệp, với công nghiệp là chủ lực và bắt đầu phát triển sang khu vực thương mại-dịch vụ. Trong những năm đầu nhiệm kỳ 2006-2010 dân số cơ học có chiều hướng tăng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho công nghiệp hóa và phát triển đô thị, theo báo cáo kết quả điều tra dân số của huyện vào giữa tháng 6/2009 dân số trên địa bàn huyện 146.273 người, tăng 10,8% so với dân số năm 2005. Tuy nhiên do tổng sản phẩm trong nước tăng lên nên bình quân thu nhập đầu người trên năm tăng dần qua các năm như sau: năm 2005 thu nhập 18,56 triệu đồng (1.160 USD), năm 2006 thu nhập 23,04 triệu đồng (1.440 USD), năm 2007 thu nhập 28,39 triệu đồng (1.721 USD), năm 2008 thu nhập 34,78 triệu đồng (2.046 USD), năm 2009 thu nhập 39,44 triệu đồng (2.191 USD), năm 2010 phấn đấu mức thu nhập bình quân đầu người đạt 2.570 USD. Như vậy so với năm 2005 thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 2,2 lần (tăng 1.410 USD), bình quân thu nhập mỗi năm tăng 282USD. Tình hình Kinh tế - Xã hội của huyện Bến Lức 6 tháng đầu năm 2011: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá; trong sản xuất nông nghiệp năng suất và sản lượng tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2010; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ vẫn giữ mức độ phát triển ổn định; Thu ngân sách đạt khá, chi đầu tư phát triển được chú trọng; Văn hóa xã hội được đẩy mạnh; chất lượng giáo dục được nâng cao, phong trào văn hóa – thể thao có bước phát triển khá; Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời và đúng luật; Quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Hiện trạng môi trường huyện Bến Lức: Tài nguyên nước: Nước mặt: Theo kết quả phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông chảy qua huyện Bến Lức năm 2009 cho thấy đa phần các thông số đều đạt QCVN 08:2008 (cột A2). Tuy nhiên, còn một số thông số vượt quy chuẩn cho phép như pH, DO, COD, BOD, amoni. Hàm lượng dầu mỡ trên sông Vàm Cỏ Đông khá cao, vượt ngưỡng cho phép. Bên cạnh đó, hầu hết các kênh rạch trên địa bàn huyện Bến Lức đều đổ ra sông Vàm Cỏ Đông. Do đó, để kiểm soát hiệu quả chất lượng nước trên sông này, cần phải kiểm soát từ các kênh rạch nhánh. Một số sông rạch khác trên địa bàn đã có dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước mặt với đa phần các thông số chỉ thị không đạt quy chuẩn cho phép (pH, DO, COD, BOD, clorua, sắt (Fe) hàm lượng dầu mỡ) như sông Bến Lức, sông Rạch Chanh, rạch Thanh Lập, rạch Bắc Tân (pH, DO, COD, NH4, dầu mỡ). Nguyên nhân ô nhiễm có thể do ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp (KCN Thuận Đạo thải nước thải ra sông Rạch Chanh, một số nhà máy, cơ sở sản xuất dọc sông Bến Lức,…) cũng như các hoạt động dân sinh từ các khu dân cư phân bố dọc theo các sông này. Kênh Xáng Lớn, rạch Bà Kiểng, rạch Cây Trôm đang có xu hướng bị ô nhiễm (một số ít thông số chỉ thị chất lượng nước chưa đạt quy chuẩn cho phép như pH, DO, NH4, dầu mỡ). Chất lượng nước trên kênh Xáng An Hạ, kênh T4, kênh T6 vẫn ở mức độ chấp nhận được, đa phần các thông số chỉ thị đều đạt QCVN 08:2008 (cột B1). Nước ngầm Huyện Bến Lức nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, có nhiều K/CCN và doanh nghiệp nhỏ lẻ hoạt động sản xuất. Do đó, việc sử dụng nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt không ngừng tăng theo từng năm. Bên cạnh đó, nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm nên việc khai thác nước ngầm phục vụ cho các nhu cầu nói trên ngày càng tăng mạnh. Hiện nay, tại huyện Bến Lức có 2 KCN (KCN Thuận Đạo, KCN Thạnh Đức) và 1 CCN (CCN Thịnh Phát) đang hoạt động, khai thác sử dụng nước dưới đất phục vụ sản xuất, với tổng lượng nước sử dụng khoảng 32 nghìn m3/ngày (số liệu năm 2007) (chiếm 37% tổng lượng nước sử dụng cho sản xuất công nghiệp của toàn vùng quy hoạch). Không khí Mùa mưa So sánh với QCVN/TCVN cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều đạt ngoài trừ bụi và tiếng ồn vượt quy định nhưng ở mức độ thấp: Chất lượng không khí tại huyện khá tốt. Mùa khô So sánh với QCVN/TCVN cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều đạt ngoài trừ bụi và tiếng ồn vượt quy định nhưng ở mức độ thấp: Chất lượng không khí tại huyện khá tốt. Đất: Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 28.579ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 76,8%, đất ở (bao gồm đất đô thị và dân cư nông thôn) chiếm 2,4%, đất chuyên dùng 5,56%, đất chưa sử dụng 14,9%. Trên địa bàn huyện Bến Lức có 14 loại đất, chủ yếu là các loại đất phèn, đất phù sa... Nhìn chung, tài nguyên đất của huyện Bến Lức có nhiều điều kiện cho phát triển công nghiệp, nguồn đất chưa sử dụng còn nhiều, địa hình tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Sinh vật Bến Lức không có rừng tự nhiên nên tài nguyên sinh vật không phong phú và đa dạng, chủ yếu là các loại giống cây trồng vật nuôi như mía, lúa, rau, dưa hấu, dứa, các loại cây ăn quả, tràm, keo, dừa heo, bò, gà, vịt... Đây là chủng loại cây trồng và vật nuôi nên tính đa dạng sinh học rất kém. Quản lý môi trường tại huyện Bến Lức Cơ cấu tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn Hồ sơ đề nghị xác nhận đăng kí bản cam kết bảo vệ môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung STT Tên tài liệu Số lượng Hình thức tài liệu I BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1 Bản cam kết bảo vệ môi trường 05 Bản chính (phụ lục số 5.1, 5.2 đối với dự án có đầu tư và phụ lục 5.3 đối với dự án không phải lập dự án đầu tư Thông tư 26/2011/TT-BTNMT) 2 Báo cáo đầu tư/Báo cáo kinh tế - kỹ thuật/ Phương án sản xuất kinh doanh 01 Bản chính 3 Sơ đồ vị trí dự án /Trích lục vị trí dự án 05 Bản sao 4 Chủ trương thoả thuận địa điểm đầu tư. 05 Bản sao, công chứng 5 Các tiêu chuẩn môi trường được sử dụng trong bản cam kết bảo vệ môi trường 05 Bản sao 6 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư 05 Bản sao, công chứng II BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG 1 Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận trước đó 01 Bản sao 2 Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận trước đó 01 Bản sao, công chứng 3 Dự thảo báo cáo đầu tư điều chính/ Báo cáo kinh tế kỹ thuật điều chỉnh/ Phương án sản xuất kinh doanh điều chỉnh 01 Chủ dự án ký tên, đóng dấu trang phụ bìa 4 Bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung 05 Bản chính Ghi chú: Trường hợp dự án nằm trên hai (02) huyện trở lên, số lượng tài liệu này được tăng thêm bằng số lượng huyện tăng thêm. Quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng kí cam kết bảo vệ môi trường Cách lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ Nội dung bài báo cáo giám sát môi trường Bìa Phụ bìa Mục lục Phần 1: Thông tin chung về doanh nghiệp Thông tin về doanh nghiệp Hiện trạng mặt bằng của doanh nghiệp Các văn bản pháp lý Thông tin về hoạt động của doanh nghiệp Nguyên, nhiên liệu: nêu rõ khối lượng sử dụng và nguồn gốc của của nguyên, nhiên liệu. Sản phẩm: khối lượng sản phẩm/tháng Quy trình sản xuất: sơ đồ qui trình sản xuất và thuyết minh Phần 2: Công tác bảo vệ môi trường Khí thải: nguồn phát sinh, biện pháp xử lý. Nước thải: nguồn phát sinh, biện pháp xử lý. Chất thải rắn: nguồn phát sinh, biện pháp xử lý. Phần 3: Chương trình giám sát môi trường Thời gian tiến hành giám sát ( bao gồm tên đơn vị giám sát) Phương pháp lấy mẫu và phân tích Vị trí lấy mẫu (không khí, nước) Các quy chuẩn áp dụng: không khí, nước. Kết quả phân tích: nước, khí So sánh kết quả thu được với các qui chuẩn hiện hành, nhận xét kết quả thu được có vượt quy chuẩn hiện hành hay không. Phần 4: Kế hoạch cải tạo, bảo vệ môi trường trong thời gian tới (nếu kết quả giám sát môi trường không vượt chỉ tiêu các quy chuẩn hiện hành Việt Nam thì không cần phần này.) Phần 5: Kết luận: hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường. Phần phụ lục: các quy chuẩn thực hiện, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, sổ đăng kí chủ nguồn chất thải nguy hại (kèm theo phụ lục kèm theo hồ sơ đăng kí này), phiếu kết quả thí nghiệm của đơn vị giám sát. Phiếu trả lời Trình tự thủ tục tiến hành kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm tra Xác định đối tượng kiểm tra Kế hoạch kiểm tra Tiến hành kiểm tra thực tế tại đối tượng kiểm tra Ghi biên bản hiện trạng thực tế Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp các hồ sơ giấy tờ có liên quan. Báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý trình Lãnh đạo phê duyệt Công bố kết quả kiểm tra Tiến hành các trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính Mời người vi phạm hoặc người đại diện theo pháp luật của tổ chức vi phạm đến làm việc và lập Biên bản vi phạm hành chính. Biên bản vi phạm hành chính phải được người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký tên xác nhận. Trường hợp người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm không đồng ý ký tên phải ghi rõ lý do. (Quy định tại Điều 55 của Pháp Lệnh xử lý vi phạm hành chính) Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường phải theo mẫu Biên bản số 1 của Nghị định 117/2009/NĐ-CP. Riêng đối với Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước không có mẫu theo quy định tuy nhiên chúng ta có thể áp dụng mẫu theo quy định của Nghị định 134/2003/NĐ-CP cũ miễn sao phải hội tụ đủ các nội dung theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính Xử lý trường hợp mời nhiều lần nhưng người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm không có mặt để ký biên bản vi phạm hành chính Căn cứ Khoản 2 và Khoản 3 Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008, chúng ta có thể tiến hành như sau: Kết hợp với với cơ quan ban ngành có liên quan đến làm việc trực tiếp tại trụ sở của đối tượng vi phạm và yêu cầu đối tượng vi phạm ký tên vào biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp nếu đối tượng vi phạm không ký tên vào biên bản vi phạm hành chính thì ghi rõ lý do không ký biên bản và đề nghị đại diện chính quyền địa phương hoặc của 02 người chứng kiến ký tên xác nhận sau đó tiếp tục tiến hành các trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính Sau khi biên bản vi phạm hành chính được lập xong theo đúng quy định của pháp luật cán bộ trực tiếp thụ lý vụ việc dự thảo sản quyết định xử phạt trình người có thẩm quyền ký quyết định xử phạt. Trong trường hợp thuộc thẩm quyền: Đối với cấp xã: cán bộ trực tiếp thụ lý vụ việc trình Chủ tịch UBND xã hoặc trưởng công an xã ký quyết định xử phạt. Đối với cấp huyện: Trưởng phòng chuyên môn có văn bản trình Chủ tịch UBND huyện hoặc Trưởng công an huyện ký quyết định xử phạt. Trường hợp vượt thẩm quyền Trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt cấp dưới vẫn phải lập biên bản vi phạm hành chính đối với đối tượng vi phạm sau đó chuyển giao toàn bộ hồ sơ vụ việc (bản chính) và có văn bản trình đến người có thẩm quyền xử phạt cấp trên trực tiếp xử lý vụ việc. Xác định thẩm quyền xử phạt: Điều 42 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Điều 15 của nghị định 128/2008/NĐ-CP. Giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Sau khi có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thì đơn vị thụ lý trực tiếp vụ việc có trách nhiệm bàn giao Quyết định xử phạt đến đối tượng bị xử phạt đồng thời có trách nhiệm theo dỏi việc thực hiện quyết định xử phạt. (Việc giao quyết định xử phạt phải được lập thành biên bản.) Theo dõi việc nộp tiền phạt và Hậu kiểm tra sau quyết định xử phạt Đơn vị thụ lý trực tiếp vụ việc có trách nhiệm theo dõi việc nộp tiền phạt của đối tượng vi phạm và tổ chức hậu kiểm tra việc thực hiện các nội dung yêu cầu theo quyết định xử phạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnội dung.doc
  • docbìa.doc
  • doclời cảm ơn.doc
Luận văn liên quan