Báo cáo Thực tập tại tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam VINAFOR

Tổng công ty lâm nghiệp việt nam – vinafor được thành lập năm 1995 theo quyết định số 667/TCLD ngày 04/10/1995 của Bộ Lâm nghiệp (cũ) nay là Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn với quy mô hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Năm 1997 VINAFOR đã được Chính phủ xếp hạng là Doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Kể từ khi thành lập đến nay, VINAFOR đã đạt được sự tăng trưởng vững chắc qua từng năm. Qua hơn 10 năm hoạt động VINAFOR đã xây dựng và duy trì vị trí nòng cốt trong ngành Lâm nghiệp Việt Nam và hiện nay là một Tổng công ty đa sở hữu, đa lợi ích. VINAFOR có các đơn vị thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các công ty TNHH một thành viên, các công ty cổ phần chi phối, các công ty cổ phần không chi phối, các công ty Liên doanh với nước ngoài, các chi nhánh và văn phòng đại diện. VINAFOR đi đầu trong việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, trong lĩnh vực sản xuất và chế biến ván nhân tạo đánh dấu sự chuyển đổi đột phá từ việc sử dụng gỗ rừng tự nhiên sang sử dụng gỗ rừng trồng. Việc chuyển đổi này rất có ý nghĩa, góp phần phát triển và sử dụng rừng một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững, tạo thêm các sản phẩm đa dạng, có giá trị cao thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

doc31 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3685 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam VINAFOR, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI GIỚI THIỆU T ổng công ty lâm nghiệp việt nam – vinafor được thành lập năm 1995 theo quyết định số 667/TCLD ngày 04/10/1995 của Bộ Lâm nghiệp (cũ) nay là Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn với quy mô hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Năm 1997 VINAFOR đã được Chính phủ xếp hạng là Doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Kể từ khi thành lập đến nay, VINAFOR đã đạt được sự tăng trưởng vững chắc qua từng năm. Qua hơn 10 năm hoạt động VINAFOR đã xây dựng và duy trì vị trí nòng cốt trong ngành Lâm nghiệp Việt Nam và hiện nay là một Tổng công ty đa sở hữu, đa lợi ích. VINAFOR có các đơn vị thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các công ty TNHH một thành viên, các công ty cổ phần chi phối, các công ty cổ phần không chi phối, các công ty Liên doanh với nước ngoài, các chi nhánh và văn phòng đại diện. VINAFOR đi đầu trong việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, trong lĩnh vực sản xuất và chế biến ván nhân tạo đánh dấu sự chuyển đổi đột phá từ việc sử dụng gỗ rừng tự nhiên sang sử dụng gỗ rừng trồng. Việc chuyển đổi này rất có ý nghĩa, góp phần phát triển và sử dụng rừng một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững, tạo thêm các sản phẩm đa dạng, có giá trị cao thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Với mục tiêu chiến lược phát triển “Từ trồng rừng đến sản phẩm” VINAFOR luôn mong muốn có sự liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với bạn hàng trong nước và Quốc tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Lâm nghiệp. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty Các công ty hạch toán độc lập: Công ty Ván dăm Thái Nguyên Công ty Nông lâm nghiệp Đông Bắc Công ty Lâm nghiệp Hoà Bình Công ty Lâm nghiệp Batơ Công ty MDF Gia Lai Công ty Lâm nghiệp La Ngà Các công ty hạch toán phụ thuộc: Công ty lâm sản Giáp Bát Công ty Du lịch Lâm nghiệp và dịch vụ Công ty xuất khẩu lao động Công ty kinh doanh và dịch vụ lâm nghiệp Đồ Sơn Công ty Lâm nghiệp Hà Tĩnh Chi nhánh xuất nhập khẩu lâm sản Quy Nhơn Trung tâm giống cây và dịch vụ Gia Lai Chi nhánh Tổng công ty tại TP Hồ Chí Minh Các công ty cổ phần: Công ty Cổ phần Naforimex Hà Nội Công ty Cổ phần Thương mại và lâm sản Hà Nội Công ty Cổ phần Formach Công ty Cổ phần lâm đặc sản mây tre xuất khẩu Công ty Cổ phần xây lắp đầu tư phát triển nông lâm nghiệp Việt Nam Công ty Cổ phần thương mại công nghiệp và chế biến gỗ Công ty Cổ phần lâm sản Forprodex Công ty Cổ phần Cờ đỏ Công ty Cổ phần lâm sản Hải Phòng Công ty Cổ phần Vinafor Đoan Hùng Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ du lịch Chèm Công ty Cổ phần Vinafor Vinh Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh lâm đặc sản và dịch vụ Xuất nhập khẩu Hà Tĩnh Công ty Cổ phần Vinafor Quảng Trị Công ty Cổ phần chế biến gỗ Cẩm Hà Công ty Cổ phần Vinafor Đà Nẵng Công ty Cổ phần xây lắp công trình Tây Nguyên Công ty Cổ phần khai thác chế biến nông lâm sản EASUP Công ty Cổ phần công nghiệp rừng Tây Nguyên Công ty Cổ phần KonHàNừng Công ty Cổ phần xây dựng và lâm nghiệp An Khê Công ty Cổ phần gỗ lạng Buôn Mê Thuột Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu lâm sản Nha Trang. Công ty Cổ phần chế biến gỗ xuất khẩu Long Bình Công ty Cổ phần Xuất khẩu An Bình Công ty Cổ phần Cơ khí lâm nghiệp Sài Gòn I. Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (vinafor) Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty được chia làm 2 giai đoạn Giai đoạn 1: Từ năm 1995 – 1997 Giai đoạn 2: Từ năm 1997 đến nay. Giai đoạn 1: Theo quyết định số 667/TCLĐ ngay 04/10/1995 của Bộ Lâm Nghiệp do bộ trưởng Bộ Lâm Nghiệp quyết định thành lập theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổng công ty lâm sản Việt Nam. Tổng công ty được thành lập trên cơ sở sát nhập 10 tổng công ty, liên hiệp trực thuộc bộ lâm nghiệp. Tổng công ty có 108 đơn vị thành viên, là những đơn vị sự nghiệp có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, nghiên cứu khoa học, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất để nâng cao khả năng, hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và thực hiện hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước giao cho, Tổng công ty chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân và thành phố trực thuộc Trung ương với tư cách là các cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại luật doanh nghiệp nhà nước và các quy định khác của pháp luật. Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam có: - Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. - Điều lệ cụ thể về tổ chức và hoạt động, bộ máy và điều hành. - Vốn và tài sản, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý. - Có con dấu, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các ngân hang trong và ngoài nước. - Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Mặt khác, Tổng công ty có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước. Tổng công ty thực hiện tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao, mở rộng quy mô theo khả năng của tổng công ty và nhu cầu của thị trường, kinh doanh ngành nghề nếu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Giai đoạn 2: Cuối năm 1997, theo chủ trương cảu Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc sắp xếp và tổ chức lại các doanh nghiệp Lâm nghiệp nhằm đảm bảo gọn nhẹ nhưng vẫn đủ sức mạnh về công nghệ, khoa học kĩ thuật, tài chính… để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhằm phát triển ngành Lâm nghiệp bền vững. Tính đến năm 1997, nước ta đã mở cửa nền kinh tế được 8 năm, nhưng nhìn chung nề kinh tế nước ta vẫn còn nghèo, tốc độ phát triển kinh tế còn chậm. 80% dân số còn sống bằng nghề nông – lâm – ngư nghiệp. Do đó chỉ có phát triển ngành này một cách toàn diện kết hợp với các ngành kinh tế khác thì mới có thể giúp nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững được. Tổng công ty lâm sản Việt Nam là một trong những đơn vị hang đầu và trọng yếu sẽ giúp cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện được nhiệm vụ mà mình đã đề ra. Giai đoạn 1, Tổng công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm sản. Nhưng để phát triển ngành lâm nghiệp bền vững thì không chỉ thực hiện 2 nhiệm vụ đó mà còn phải mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình, tức là phải thực hiện từ khâu trồng, đến chế biến tất cả các sản phẩm lâm sản của mình. Do vây, Tổng công ty đã được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các tỉnh giao thêm một số diện tích rừng, đất rừng, các cơ sở chế biến lâm sản, nhà máy xí nghiệp. Tổng công ty chính là đơn vị đầu mối thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng và tìm hướng mới cho sản xuất hang lâm sản. Tổng công ty đã rà soát, sắp xếp lại các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, các doanh nghiệp hạch toán độc lập…. từ 108 doanh nghiệp xuống còn 51 doanh nghiệp. Nhưng tính đến nay, tổng công ty đã có 54 đơn vị thành viên, trong đó có 47 doanh nghiệp hạch toán độc lập, 7 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc.. đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Tổng công ty là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt ( Quyết định số 933/1997/QĐ-TTg ngày 4/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ). Ngoài ra, theo quyết định số 3308/NN-TCCB/QĐ ngày 18/12/1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép Tổng công ty lâm sản Việt Nam được đổi tên thành Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam…. từ đó nhiệm vụ kinh doanh và sản phẩm chủ yếu đã được thay đổi. Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là: Vietnam forest product corporation Tên viết tắt: vinafor Trụ sở chính của công ty đặt taij: 127 lò đúc - quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội Tổng số lao động: 11.163 người Chi nhánh văn phòng đại diện đặt taị 3 thành phố: Thành phố Đà Nẵng Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Thành phố Hồ Chí Minh Tổng công ty có tài khoản ở 4 Ngân hàng thương mại chính của Việt Nam Tài khoản chính: số 001.100.0018506 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Địa chỉ Webside: www.vinafor.com.vn Địa chỉ Email: vinafor_kt@fpt.vn Điện thoại: (84.4) 8219604 Fax: (84.4) 8219087 II. Cơ cấu tổ chức: 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và các đơn vị thành viên: 2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu và định biên của các phòng nghiệp vụ thuộc tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam. 2.1. Phòng kế hoạch thị trường 2.1.1. Chức năng. Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trên các lĩnh vực: Định hướng chiến lược kinh tế, quy hoạch phát triển kinh tế của Tổng công ty, kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Chủ trì cùng với các phòng nghiệp vụ khác, tham mưu về công tác đầu tư của Tổng công ty (đầu tư ngắn hạn, đầu tư chiều sâu bằng các nguồn tín dụng, vốn tự có) để nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm và hiệu quả trong đầu tư và kinh doanh. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, phân tích và tổng hợp tình hình hoạt động kinh tế và tổng công ty. Tổ chức tốt thong tin về thị trường và dự đoán về tình hình biến động của thị trường . Tham mưu, định hướng chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp với các phòng ban chức năng, các đơn vị thành viên nghiên cứu và khai thác thị trường trong khu vực và trên toàn cầu 2.1.2 Nhiệm vụ: - Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất chiến lược phát triển kế hoạch dài hạn, chiến lược trung hạn, kế hoạch dài hạn của tổng công ty. chỉ đạo xây dựng, thẩm định, theo dõi, điều chỉnh , đôn đốc, giao kế hoạch hang năm cho các đơn vị thành viên. - Xậy dựng, tổng hợp kế hoạch kinh tế ngắn hạn, dài hạn của các đơn vị thành viên và Tổng công typhù hợp với cơ chế quản lý hiện hành. - Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tham mưu đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty trong việc điều hoà thiết bị, vật tư, nhằm sử dụng có hiệu quả cao nhất tài lực sẵn có của các đơn vị thành viên. - Nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty các thong tin về thị trường và các nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Phối hợp phòng kĩ thuật và hợp tác quốc tế, các đơn vị thành viên nghiên cứu tìm các loại công nghệ tiên tiến , các loại mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm thích ứng với thị trường. - Tổ chức thực hiện công tác thống kê toàn Tổng công ty theo luật kế toán thống kê. Phối hợp với phòng kế toán tài chính, định kỳ tổ chức phân tích hoạt động kinh tế của Tổng công ty. - Lập kế hoạch đầu tư chiều sâu hang năm trên cơ sởthẩm định và trình duyệt các dự án đầu tư theo phân cấp. - Tham gia thẩm định, quản lý các phương án sản xuất kinh doanh, các hợp đồng liên doanh, liên kết các đơn vị phụ thuộc ( bao gồm cả các phương án do Tổng công ty bảo lãnh). Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi các phương án kinh doanh, tham gia chỉ đạo thực hiện các hợp đồng kinh tế của khối Văn phòng Tổng công ty. - Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch cho các đơn vị trong toàn Tổng công ty . - Phối hợp với phòng kỹ thuật và Hợp tác quốc tế tổ chức các cuộc triển lãm trong và ngoài nước. Thực hiện các nhiệm vụ khác mà Lãnh đạo Tổng công ty giao. 2.1.3. Cơ cấu và định biên. Gồm có 4 đến 5 người: 01 trưởng phòng 01 đến 02 phó phòng. 01 đến 03 chuyên viên. 2.2 Phòng đầu tư xây dựng cơ bản. 2.2.1. Chức năng - Chủ trì và có trách nhiệm phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác tham mưu về chủ trương đầu tư, hướng dẫn các đơn vị lập dự án, thiết kế kỹ thuật dự toán, thẩm định hồ sơ, hiệu quả dự án, lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu, đấu giá đối với các dự án và công trình xây dựng cơ bản. - Trình lãnh đạo Tổng công ty kết quả đấu thầu, đấu giá, chỉ định thầu, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản.. - Chủ trì trong việc hướng dẫn lập các hồ sơ, kiểm tra việc thực hiện trong suốt quá trình từ đầu tư thành lập dự án đến khi hoàn thànhđưa vào sử dụng theo đúng quy định về đầu tư xây dựnh của chính phủ. - Quản lý công tác đâu tư xây dựng cơ bản của Tổng công ty thong qua các hình thưc: Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đề xuất hướng giải quyết các vướng mắc trong quá trình thẩm định dự án, triển khai dự án và đưa dự án vào khai thác sử dụng. 2.2.2. Nhiệm vụ. - Hướng dẫn, lập trình các dự án nhóm C và nhóm A, B ( nếu được cấp có thẩm quyền uỷ quyền). - Hướng dẫn, lập trình hồ so thiết kế kỹ thuật và dự toán các công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án. - Hướng dẫn lập, trình hồ sơ mời thầu, đấu thầu, chỉ định thầu các công trình có thiết kế kỹ thuật và dự toán được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Hướng dẫn và lập trình hồ sơ nghiệm thu quyết toán sau khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng. - Giải quyết thực hiện các công việc có liên quan đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản được Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc giao.. - Tổ chức và triển khai thực hiện các nhiệm vụ khácdo Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc giao. 2.2.3. Cơ cấu và định biên. Gồm 03 đến 04 người: 01 Trưởng phòng. 01 Phó phòng. 01 đến 02 chuyên viên. 2.3 Phòng Lâm nghiệp 2.3.1. Chức năng. - Tham mưu cho Tổng công ty các lĩnh vực sau: + Xây dựng định hướng chiến lược phát triển bền vững khâu lâm nghiệp trong giai đoạn hiện tại và các giai đoạn tiếp theo.( đăc biệt chiến lược phát triển vùng nguyên lieu). + Đề xuất việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, sản xuất giống cây lâm nghiệp và xây dựng hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh để nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng đảm bảo tốt hiệu quả công tác trồng rừng kinh tế. - Tổ chức quản lý và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch trồng rừng tại các đơn vị thành viên. 2.3.2. Nhiệm vụ: - Tham gia thẩm định dự án đầu tư trồng rừng, thẩm định công tác thiết kế các công trình lâm sinh, tham mưu phê duyệt dự án đầu tư và hồ sơ dự toán các định mức chỉ tiêu kỹ thuật, suất đầu tư các hạn mục lâm sinh, kiểm tra, ra soát và xây dựng các định mức chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật lâm sinh cho phù hợp với thực tiễn. - Phối hợp với phòng Kế hoạch thị trường xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh hang năm, trung hạn, dài hạn, trong lĩnh vực lâm nghiệp và trực tiếp chỉ đạo công tác phúc tra, nghiệm thu rừng trồng chăm sóc quản lý bảo vệ rừng. - Nghiên cứu vận dụng các văn bản pháp quy liên quan đến công tác lâm nghiệp của Tổng công ty . - Theo dõi, chỉ đạo sát công tác phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại đối với rừng trồng của các đơn vị lâm nghiệp thành viên. - Phối hợp các phòng khác nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy quản lý và cơ chế quản lý tài chính, quản lý sản xuất trong các đơn vị sao cho phù hợp xu hướng phát triển ngành lâm nghiệp. - Theo dõi và tham gia xây dựng các dự án trồng rừng nguyên liệu mới, dự án vườn ươm, chỉ đạo việc tập huấn, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho các cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị lâm nghiệp trong Tổng công ty . - Theo dõi, kiểm tra, giám sát công tác khai thác thu hồi vốn rừng, tránh thất thoát và tăng cường công tác quản lý và bảo toàn vốn rừng. - Chỉ đạo việc khảo nghiệm ứng dụng và xây dựng các mô hình thí điểm, đối chứng trong trồng rừng để rút ra những mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng nguyên liệu của Tổng công ty . - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo Tổng công ty giao. 2.3.3. Cơ cấu và định biên. Gồm 05 đến 06 người: 01 trưởng phòng 01 đến 02 phó phòng. 03 đến 04 chuyên viên. 2.4. Phòng kỹ thuật và hợp tác quốc tê 2.4.1. Chức năng. - Tham mưu cho Lãnh đạo tổng công ty trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện phát triển khoa học kỹ thuật chế biến lâm sản trong toàn Tổng công ty . - Tham mưu giúp Lãnh đạo Tổng công ty trong công tác phát triển hợp tác quốc tế. - Xúc tiến kêu gọi đầu tư theo chương trình trọng điểm phát triển của Tổng công ty sau khi được Lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt. - Phối hợp với các phòng liên quan ( Kế hoạch thị trường, đầu tư tài chính) nghiên cứu đầu tư ra nước ngoài, đầu tư vào các doanh nghiệp khác. - Giúp Lãnh đạo Tổng công ty về quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc phát triển kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, các định mức kinh tế kỹ thuật, thương hiệu Tổng công ty và chứng chỉ ISO. - Tham mưu giúp Lãnh đạo Tổng công ty trong công tác xây dựng các dự án đầu tư lớn của Tổng công ty và liên doanh với nước ngoài. - Giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh cho cán bộ Tổng công ty đi công tác nước ngoài, đoàn nước ngoài vào Tổng công ty . 2.4.2. Nhiệm vụ - Giúp Lãnh đạo Tổng công ty thực hiện phát triển kỹ thuật công nghệchế biến lâm sản và các lĩnh vực công nghiệp khác trong toàn Tổng công ty . Nghiên cứu đề xuất với Lãnh đạo Tổng công ty việc lựa chọn công nghệ kỹ thuật sản xuất, máy móc thiết bị đầu tư mới và đầu tư chiều sâu của Tổng công ty và các đơn vị thuộc Tổng công ty. Tham gia thẩm định các dự án đầu tư chiều sâu, đầu tư đổi mới của công ty. - Chủ trì chính trong việc xây dựng và thẩm định các dự án đầu tư thiết bị, công nghệ nhóm A+B cảu Tổng công ty và các đơn vị thành viên. - Theo dõi, hướng dẫn về công tác quản lý toàn bộ máy móc thiết bị của tất cả các đơn vị trong Tổng công ty. Giúp Lãnh đạo Tổng công ty kiểm tra giám sát máy móc thiết bị nhập khẩu, đầu tư mới, đánh giá thanh lý tài sản máy móc thiết bị của các đơn vị. - Chủ trì và phối hợp với các phòng ban xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất, các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cần thiết đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty; Kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị thành viên xây dựng, thực hiện các quy trình kỹ thuật sản xuất, an toàn lao động, các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. - Giúp Lãnh đạo Tổng công ty trong việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ tiên tiến của nước ngoài vào Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam; đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật tiếp thu công nghệ cao trong Tổng công ty. - Chỉ đạo thực hiện việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xét duyệt các đề tài nghiên cứu, đánh giá các tiến bộ khoa học kỹ thuật , các sang kiến cải tiến của cá nhân, đơn vị trong Tổng công ty. - Thực hiện việc mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài để đầu tư liên doanh liên kết, đưa kỹ thuật, tiền vốn nước ngoài vào Tổng công ty và tìm kiếm cơ hội để Tổng công ty đầu tư ra nước ngoài đúng pháp luật. - Đảm bảo biên dịch, phiên dịch phục vụ công tác đối ngoại của Tổng công ty - Giải quyết các thủ tục nhập cảnh: Hộ chiếu, thị thực nhập cảnhcho cán bộ Tổng công ty đi nước ngoài; thị thực nhập cảnh cho đoàn nước ngoài vào Tổng công ty . - Phối hợp với các phòng ban chức năng của Tổng công ty trong việc xây dựng các dự án đầu tư chiều sâu, xây dựng cơ bản trong Tổng công ty trong việc đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ, an toàn lao động, môi trường, môi trường. - Tổ chức các cuộc triển lãm trong và ngoài nước có sự phối hợp của phòng kế hoạch và phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo Tổng công ty giao 2.4.3. Cơ chế và định biên: Gồm 05 đến 06 người 01 Trưởng phòng 01 Phó phòng 02 đến 03 chuyên viên. 2.5. Phòng kinh doanh. 2.5.1.Chức năng -Tham mưu cho Tổng công ty trên các lĩnh vực sau: + Định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cho Tổng công ty. + Tổ chức và quản lý công tác thị trường; tìm thị trường xuất nhập khẩu cho Tổng công ty và các đơn vị thành viên. + Xây dựng các chính sách thương nhân. + Chỉ đạo, theo dõi, quản lý công tác xuất nhập khẩu và thực hiện công tác nghiệp vụ ngoại thương và chỉ đạo thực hiện các chương trình sản xuất theo hợp đồng lớn của Tổng công ty với các đối tác. 2.5.2. Nhiệm vụ: - Phối hợp với phòng Kế hoạch lập kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu dài hạn, hàng năm của Tổng công ty, kế hoạch đầu tư sản xuất sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty. - Nghiên cứu và phổ biến, hướng dẫn kịp thời các văn bản pháp quy về quản lý các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong toàn Tổng công ty. - Phối hợp với phòng Kế hoạch - Thị trường xây dựng chiến lược thị trường, nắm bắt thông tin giá cả, định
Luận văn liên quan