Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH EB Vĩnh Phúc

Thực tập kinh tế là đợt thực tập thứ hai sau bốn năm chúng em được học lý thuyết trên ghế nhà trường. Đợt thực tập này giúp cho sinh viên ứng dụng được những kiến thức và kĩ năng sau khi đã học những môn chuyên ngành vào việc phân tích thực tế và nhận dạng những vấn đề marketing của cơ sở thực tập đang gặp phải nhằm củng cố kiến thức và kĩ năng đã học.đồng thời nó cũng rèn luyện các kĩ năng giao tiếp xã hội, xây dựng mối quan hệ với các cơ sở kinh doanh, phát triển kỹ năng lựa chọn chuyên đề phục vụ cho đợt thực tập tốt nghiệp và đồ án tốt nghiệp của năm học sau. Sau một thời gian tìm hiểu em đã quyết định chọn “ Công ty TNHH EB VĨNH PHÚC” làm cơ sở thực tập vì công ty có những hoạt động marketing phù hợp với chuyên ngành mà em đang học. Để hoàn thành báo cáo này em đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn thực tập là Ts. Phạm Thị Thanh Hồng và sự giúp đỡ tạo điều kiện của các cô, chú, anh, chị trong công ty. Em xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy giáo , cô, chú, anh chị em trong công ty để em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Nội dung bài báo cáo gồm 3 phần: Phần I : Giới thiệu chung về công ty TNHH EB Vĩnh Phúc Phần II : Phân tích hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty Phần III : Đánh giá chung và định hướng đề ai tốt nghiệp

doc36 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3117 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH EB Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Nội dung Trang MỤC LỤC 1 Lời mở đầu 3 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 4 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 5 1.1.1 Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp 5 1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển 5 1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 5 1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh 5 1.2.2 Các loại hàng hóa chủ yếu 6 1.3 Quy trình nhập hàng và bán hàng tại siêu thị 7 1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 8 1.4.1 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 8 PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 12 2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm 13 2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây 13 2.1.2 Chính sách sản phẩm thị trường 13 2.1.3 Chính sách giá 14 2.1.4 Chính sách phân phối 15 2.1.5 Chính sách xúc tiến bán 15 2.1.6 Công tác thu thập thông tin marketing của doanh nghiệp 16 2.1.7 Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp 16 2.1.8 Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của doanh nghiệp. 17 2.2 Phân tích công tác lao động tiền lương 17 2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 17 2.2.2 Tình hình sử dụng thời gian lao động. 18 2.2.3 Năng suất lao động. 19 2.2.4 Tuyển dụng và đào tạo lao động 19 2.2.5 Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương 20 2.2.6 Trả lương cho các bộ phận và cá nhân 21 2.2.7 Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp 21 2.3 Phân tích công tác quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp 22 2.3.1 Cơ cấu và tình hình hao mòn tài sản cố định 22 2.3.2 Tình hình sử dụng tài sản cố định 24 2.3.3 Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định. 24 2.4 Phân tích chi phí 24 2.4.1 Các loại chi phí của doanh nghiệp 24 2.4.2 Hệ thống sổ sách kế toán 25 2.4.3 Phương pháp tập hợp chi phí 26 2.5 Phân tích tình hình tài chính 27 2.5.1 Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh 27 2.5.2 Phân tích bảng cân đối kế toán: 28 2.5.3 Phân tích một số tỷ số tài chính: 31 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 33 3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp 34 3.1.1 Các ưu điểm 34 3.1.2 Hạn chế 34 3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp 35 Lời mở đầu Thực tập kinh tế là đợt thực tập thứ hai sau bốn năm chúng em được học lý thuyết trên ghế nhà trường. Đợt thực tập này giúp cho sinh viên ứng dụng được những kiến thức và kĩ năng sau khi đã học những môn chuyên ngành vào việc phân tích thực tế và nhận dạng những vấn đề marketing của cơ sở thực tập đang gặp phải nhằm củng cố kiến thức và kĩ năng đã học.đồng thời nó cũng rèn luyện các kĩ năng giao tiếp xã hội, xây dựng mối quan hệ với các cơ sở kinh doanh, phát triển kỹ năng lựa chọn chuyên đề phục vụ cho đợt thực tập tốt nghiệp và đồ án tốt nghiệp của năm học sau. Sau một thời gian tìm hiểu em đã quyết định chọn “ Công ty TNHH EB VĨNH PHÚC” làm cơ sở thực tập vì công ty có những hoạt động marketing phù hợp với chuyên ngành mà em đang học. Để hoàn thành báo cáo này em đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn thực tập là Ts. Phạm Thị Thanh Hồng và sự giúp đỡ tạo điều kiện của các cô, chú, anh, chị trong công ty. Em xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy giáo , cô, chú, anh chị em trong công ty để em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Nội dung bài báo cáo gồm 3 phần: Phần I : Giới thiệu chung về công ty TNHH EB Vĩnh Phúc Phần II : Phân tích hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty Phần III : Đánh giá chung và định hướng đề ai tốt nghiệp Mặc dù cố gắng tìm hiểu và nhận được sự giáp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo công ty và sự chỉ bảo của thầy cô hướng dẫn thực tập, em đã phần nào nắm được thực tế tại công ty. Tuy nhiên do trình độ, kiến thức và thời gian tiếp cận hạn hẹp nên báo cáo còn có nhiều thiếu xót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô cho bài báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh Viên Ngô Cao Minh PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp Công ty TNHH EB Vĩnh Phúc là một siêu thị nằm trong hệ thống siêu thị BigC Việt Nam trực thuộc tập đoàn Casino ( Pháp) liên kết cùng tập đoàn Hà Minh Anh được thành lập 25/11/2007. Tên công ty: Công ty TNHH EB Vĩnh Phúc Địa chỉ: TTTM Vĩnh phúc, phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Trang web: www.bigc.com.vn Điện thoại: 0211 3565999 Số fax: 0211 3565998 Vốn điều lệ: 83 tỷ đồng Người đại diện: Ông Lê Mạnh Phong – Giám đốc công ty EB Vĩnh Phúc Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển BigC là thương hiệu của tập đoàn Casino, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu Châu Âu với hơn 9000 cửa hàng tại Việt Nam, Thái Lan, Achentina, Uruguay, Vênezuela, Braxin, Colombia, Ân Độ Dương, Hà Lan, Pháp…sử dụng trên 19000 nhân viên. Hệ thống 8 siêu thị BigC trên toàn quốc hiện nay đang sử dụng gần 3000 lao động, kinhdoanh trên 50000 mặt hàng, trong đó 95% hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Ngoài hoạt động kinh doanh bán lẻ, BigC còn xuất khẩu trên 1000 container hàng hóa mỗi năm với kim ngạch trên 13 triệu USD sang hệ thống các cửa hàng tập đoàn Casino tại Châu Âu và Nam Mỹ. Ngày 25/11/2007, thành lập công ty TNHH EB Vĩnh phúc Xuất phát điểm ban đầu, Cụm trung tâm thương mại có tổng diện tích 20.000m2, được kết cấu gồm 1 khu vực giữ xe và 1 khu nhà rộng 9.570m2 dành cho lĩnh vực thương mại, trong đó riêng diện tích sàn của BigC là 4.320m2 với 135 cửa hiệu kinh doanh, nhiều loại hình DV đa dạng và phong phú nhiều thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam cũng như trên thế giới , ngoài ra còn có các khu vui chơi, giải trí, ẩm thực.. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp Chức năng và nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh Kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng và thực phẩm với 5 nhóm ngành chính: Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì. Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện. Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép và túi xách. Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học. Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà, những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi. Kinh doanh dịch vụ cho thuê bên trong và ngoài đại siêu thị BigC Các loại hàng hóa chủ yếu tên mã hàng  số lượng mã hàng   1. Hard line  1301   110. Điện gia dụng 120. Điện tử 160. IT  386 134 781   2. Home line  8914   210. Gia dụng 220. Bông vải sợi 230. Đồ chơi giải trí 240. Thiết bị điện 250. Văn phòng phẩm 260. Cặp sách  1855 512 5302 702 515 28   3. Soft Line  3800   310. Trang phục nữ 320. Trang phục nam 330. Đồ lót 340. Đồ trẻ em 350. Giay dép  529 576 753 1360 582   4. Dryfood  8179   410. Thực phẩm ngọt 420. Thực phẩm mặn 430. Đồ uống 440. Mỹ phẩm 450. Hòa phẩm 460. Bơ sữa 470. Đồ đông lạnh 480. Thực phẩm nguội  2223 1316 704 2047 1034 267 308 280   5. Fresh Food  974   510. Thịt 520. Cá 530. Rau quả 540. Chế biến 550. Bánh mỳ 590. Coffee Shop  67 114 341 253 143 56   Hiện nay công ty có tổng cộng 23168 mã hàng và khoảng trên 40.000 mặt hàng đạt 72.94 % sức chứa kho hàng trung bình. Quy trình nhập hàng và bán hàng tại siêu thị Qui trình đặt hàng của công ty chủ yếu sử dụng phần mềm G.O.L.D được tích hợp trên máy chủ của BigC giúp tạo ra một đơn hàng tự động để nhân viên đặt hàng có thể gửi đến NCC dựa trên lượng tồn, hỏng và lượng bán ra trong một khoảng thời gian (thường là 1 tuần hoặc 1 tháng). Một đơn hàng tự động bao gồm các thành phần chính: Mã đơn hàng ( theo qui định của BigC) Mã mặt hàng ( dựa theo mã EAN 13 trên mặt hàng) Mã NCC ( theo qui định của BigC) Số lượng sản phẩm cần đặt Công thức tính sản lượng đặt hàng: SL= ( Tồn + Chờ giao – Bán – Trưng bày)* Ngày bao phủ Hình 1.1 Qui trình nhập hàng của công ty Nguồn: Phòng SOFM GOLD Hình 1.2 Qui trình bán hàng của công ty Nguồn : Phòng SOFM GOLD Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của siêu thị Nguồn: Bộ phận nhân sự Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý Ban giám đốc : có chức năng điều hành trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính kế toán, tổ chức nhân sự, quyết định kế hoạch đầu tư và phát triển. Ban giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước sự điều hành của mình. Hiện ban giám đốc của Công ty bao gồm giám đốc và phó giám đốc. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, phụ trách điều hành chung và trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ, kế hoạch đầu tư, chịu trách nhiệm trước pháp luật. Quyền và nhiệm vụ của giám đốc công ty được thực hiện theo khoản 2 điều 85 Luật doanh nghiệp số 13/1991 QH10 ngày 12/6/1999. Phòng quản lý hệ thống và tổ chức (SOFM GOLD): Chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động hài hòa hoạt động giữa bộ phận đặt hàng- hỗ trợ dữ liệu, nhận hàng bổ trợ bộ phận kinh danh của cửa hàng thực hiện được tốt nhất chỉ tiêu doanh số, hỗ trợ tốt nhất bảo đảm đủ hàng cho khách hàng và thông tin kịp thời sự thiếu hụt hàng hóa trên kệ quầy, giá trị tồn kho thực tế theo kế hoạch kiểm kê định kỳ. Trưởng bộ phận quản lý hệ thống và tổ chức phải đảm bảo mỗi ngày với sự tương trợ đội ngủ của mình và cửa hàng, tối ưu hóa hàng tồn kho và thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ thông tin cho cửa hàng trong khuôn khổ ngân sách hàng năm của bộ phận mình. Chịu trách nhiệm bảo mật tất cả các thông tin mà mình nắm giữ. Bộ phận quản lý nhân sự ( Personal Manager) Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của công ty. Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo và tái đào tạo. Tổ chưc việc quản lý nhân sự toàn công ty. Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thức người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động. Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, qui định, chỉ thị của Ban Giám đốc . Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty - các bộ phận và tổ chức thực hiện. Bộ phận tài chính kế toán và kiểm toán( Chief accountant): Chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc và phó giám đốc về công tác tài chính kế toán, bao gồm ghi chép kế toán và lập báo cáo kế toán phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty một cách đầy đủ, chính xác kịp thời, tổ chức quản lý và sử dụng tài sản, nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất, tổ chức lập, luân chuyển, lưu trữ tài liệu kế toán một cách bảo mật và an toàn. Tìm kiếm vận dụng và phát huy mọi nguồn vốn, kiểm soát việc vận dụng vốn và các quỹ của công ty để phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh. Tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty nhằm hoạch định chiến lược tài chính của công ty và chọn phương án tối ưu về mặt tài chính. Tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê theo quy định của nhà nước, ghi chép chứng từ đầy đủ, cập nhập sổ sách kế toán, phản ánh các hoạt động của công ty một cách trung thực chính xác và khách quan. Lập BCTC, báo cáo quản trị, báo cáo công khai tài chính theo chế độ hiện hành, thường xuyên báo cáo với giám đốc về tình hình tài chính của công ty. Kết hợp với các phòng ban trong công ty nhằm nắm vững tiến độ, khối lượng thi công các công trình, theo dõi khấu hao máy móc thiết bị thi công, quyết toán với chủ đầu tư, lập kế hoạch thực hiện nghĩa vụ ngân sách với nhà nước, BHXH, BHYT với người lao động theo quy định của nhà nước. Bộ phận an ninh Phổ biến, áp dụng các quy định về an ninh đối với các cửa hàng. Thông báo cho chính quyền địa phương về tất cả các chính sách an ninh của cửa hàng. Thông báo đến các cấp chính quyền địa phương tất cả các tai nạn xảy ra trong khu vực trực thuộc cửa hàng và thông báo cho phòng Nhân sự về những tai nạn lao động của nhân viên Đảm bảo an ninh trật tự cho hành lang thương mại, bãi đỗ xe, hoặc các khu vực thuộc khuôn viên của siêu thị. Giải quyết các khiếu nại của khách hàng để bảo vệ uy tín của siêu thị. Kiểm tra việc xuất nhập hàng hoá. Kiểm soát và phòng chống những thất thoát tại các quầy thu ngân và phía trong cửa hàng Bộ phận kỹ thuật: Bảo trì và sửa chữa các mạng lưới kỹ thuật; Thay đổi các biển hiệu quảng cáo, khuyến mại, các trang thiết bị kỹ thuật cho quầy; Giám sát chung các công việc :vệ sinh, hiệu quả và kết quả của việc bảo trì, mạng lưới an ninh. Bộ phân IT Chịu trách nhiệm vận hành hệ thống thông tin Xử lý các sự cố về tin học trong phạm vi siêu thị; liên hệ trung tâm hỗ trợ kỹ thuật để được tư vấn khi sự cố vượt ngoài khả năng xử lý. Đào tạo và hỗ trợ người dùng về các ứng dụng tin học của doanh nghiệp. Thu thập nhu cầu của người dùng và chuyển các báo cáo về nhu cầu đến bộ phận phát triển hệ thống. Báo cáo công việc hàng ngày lên cấp trên trực tiếp. Bộ phận trang trí quầy hàng Lập và trang trí các biển hàng khuyến mại. Trang trí siêu thị. Bộ phận giám sát vệ sinh chất lượng Thực hiện công tác kiểm nghiệm cho các sản phẩm thực phẩm theo lịch của Bộ phận HygieneQuality Thực hiện công tác Công bố chất lượng SP khi cần thiết Kiểm tra và báo cáo cho Giám đốc siêu thị những lỗi, sự cố kỹ thuật có thể gây ảnh hưởng đến an toàn cho người lao động nhằm đảm bảo người lao động được làm việc trong môi trường an toàn và phù hợp với luật pháp VN. Bộ phận phụ trach hành lang thương mại Quản lý khu vực cho thuê để đạt được mục tiêu đề ra, cả mục tiêu doanh thu và việc thực hiện theo đúng quy trình cho thuê Lựa chọn các nhà bán lẻ, hình thành một danh sách các chủ thuê tiềm năng. Giám sát các chủ thuê theo đúng điều kiện và thủ tục. Quản lý quá trình tái ký hợp đồng, phí thuê sẽ được quyết định bởi Giám đốc HLTM toàn quốc. Kiểm tra giấy phép kinh doanh của chủ thuê, nhân viên của chủ thuê làm việc tại gian hàng, bản quyền và kiểm tra tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm Kiểm soát các giấy tờ như gới và nhận các hợp đồng, phụ lục thuê gian hàng và các thông báo của chủ thuê. Các trưởng quầy:Trưởng quầy làm việc dưới sự phụ trách của Trưởng Bộ phận bán hàng. Trưởng quầy phải đảm bảo công việc kinh doanh hàng ngày của quầy hàng để đạt được mức doanh thu như đã đề ra của quầy. Trưởng quầy có trách nhiệm: Xây dựng kế hoạch triển khai họat động trong Quầy. Quản lý nhân sự trong quầy Quản lý doanh thu và chí phí của Quầy Đào tạo, đánh giá nhân sự của Quầy Báo cáo định kỳ hàng tháng về doanh thu và chi phí của Quầy, có tư vấn và đề xuất trong việc thúc đẩy bán hàng, giảm lượng hàng tồn trong Quầy PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây Bảng 2.1: So sánh kết quả tiêu thụ của BigC Vĩnh Phúc năm 2009 với 2008 ĐVT: Nghìn Đồng Các chỉ tiêu  Năm 2008  Năm 2009  Mức thay đổi 2009 so với 2008      Giá trị  Tỷ lệ (%)   Giá vốn hàng bán  321.546.870  398.879.560  77.332.690  24,1   Doanh thu thuần  365.768.960  454.986.450  89.217.490  24,4   Lợi nhuận sau thuế  36.302.968  39.701.847  3.398.879  9,4   Năm 2008 nắm được tình hình kinh tế đất nước BigC đã xây dựng cho mình chiến lược kinhn doanh hợp lý đối phó với lạm phát và suy thoái kinh tế bao gồm việc tích cực mở rộng các gian hàng cho thuê, xây dựng chiến lược mặt hàng hiệu quả hơn. Doanh thu năm 2008 của BigC Vĩnh Phúc trong điều kiện suy thoái kinh tế, không những không giảm mà tăng lên đáng kể, với con số 454 tỷ đồng. Công ty luôn luôn giữ được mức doanh thu và lợi nhuận cao Chính sách sản phẩm thị trường BigC Vĩnh Phúc nằm trong hệ thống siêu thị bán lẻ BigC Việt Nam do vậy các sản phẩm được bày bán tại siêu thị đều nằm trong hệ thống do BigC quy định trên phần mềm G.O.L.D tích hợp sẵn trên máy chủ. Tuy vậy, với mỗi vùng miền BigC đều đưa ra những sản phẩm hay nhóm sản phẩm khác nhau nhằm phù hợp với tình hình của thị trường. BigC Vĩnh Phúc với nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người tiêu dùng với những chính sách chung của BigC: Cam kết ghi giá trên bao bì để khách hàng dễ dàng chọn lựa và so sánh. Với các sản phẩm khuyến mãi được in nhãn giá màu vàng giúp khách hàng dễ phân biệt với các sản phẩm còn lại đồng thời thông báo ngày kết thúc của chương trình khuyến mãi. Các sản phẩm độc quyền phân phối của BigC có giá rẻ hơn so với các sản phẩm khác. WOW, eBon, Casino…là các sản phẩm độc quyền của siêu thị BigC với nhiều sự lựa chọn giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn với các sản phẩm tiêu dùng hiện có. Big C lên kế hoạch hỗ trợ nông dân trong việc hoạch định sản xuất, cải thiện sản phẩm về mặt kỹ thuật và chất lượng làm sao để hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nhất. Sau đó Big C cùng với nông dân ký kết một hợp đồng mua bán rõ ràng từ số lượng, giá cả, tiêu chuẩn – quy cách sản phẩm đến việc bao tiêu và các điều khoản thanh toán, vận chuyển… Tất cả đều có quy trình rõ ràng, logic, minh bạch và chuyên nghiệp. Nông dân theo đó cải cách quy trình nuôi trồng, sản xuất của mình. Khi đã có nguồn cung cấp hàng đạt yêu cầu, Big C bắt đầu tiến thêm một bước nữa trong khâu hậu cần: Xây dựng các trung tâm thu mua hàng ngay tại gốc. Big C tổ chức thu mua ngay tại vườn, bỏ tất cả các khâu trung gian, tập kết về trung tâm thu mua từng vùng rồi chính mình tổ chức vận chuyển đi.. Khách hàng của siêu thị BigC chủ yếu là các hộ gia đình có thu nhập từ trung bình khá trở lên và một số đối tượng khác nhưng những đối tượng này chiếm không nhiều.  Nguồn: Phòng SOFM GOLD Chính sách giá Trong bối cảnh giá cả thị trường ngày càng tăng, giá sẽ là yếu tố quyết định tạo nên doanh thu và sức mua cho siêu thị. Giá trị gia tăng của BigC thể hiện ở sự khác biệt: làm thế nào có mức giá rẻ cho khách mua có thể là dựa vào lợi thế quy mô, kỹ thuật, đàm phán thương lượng, cắt giảm chi phí quản lý. BigC với định vị là hàng hóa giá rẻ, vì thế, họ liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm với giá rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người dân. Bên cạnh đó, đặc biệt, BigC đã kìm hãm việc tăng giá nhờ thương lượng với các nhà cung cấp  không tăng giá, nhất là đối với những mặt hàng nhu thiết yếu. Cương quyết từ chối những yêu cầu tăng giá không có lý do chính đáng. Trên thực tế, chỉ số giá của phần lớn các mặt hàng tại BigC giảm mạnh so với khung giá cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Áp dụng chính sách giá tốt nhất cho các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá như thịt, cá, bánh mỳ, thực phẩm khô… ngay cả khi giá cả thị trường tăng mạnh; cam kết mua số lượng lớn, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất hoạch định tối ưu nhất kế hoạch sản xuất và tiết kiệm chi phí. BigC còn liên kết với các nhà sản xuất lớn để có thể giảm giá thành sản phẩm đến mức tối đa cho người tiêu dùng, có những chính sách bình ổn giá trong thời kì khủng hoảng như hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mua sắm của khách hàng. Với tiêu chí “giá rẻ cho mọi nhà”, nét nổi bật của các Đại siêu thị Big C là giá luôn cạnh tranh nhờ các chương trình giảm giá kéo dài, khuyến mãi lớn, qua đó kích cầu tiêu dùng. Chính sách phân phối Hệ thống phân phối tại Việt Nam hiện nay chủ đạo bởi hệ thống phân phối truyền thống với kênh phân phối chính là chợ và các tiệm bán lẻ rải rác khắp các địa phương. Điều này đối chọi với hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại và chủ yếu là siêu thị như Co.opMart, MaxiMark... và các trung tâm bán sỉ lẻ lớn như Metro, BigC. Tại các đô thị lớn - nơi có sức mua lớn nhất, nhịp sống dần dần được thay đổi trong các gia đình trẻ bởi thói quen cuối tuần đi si
Luận văn liên quan