Cây xanh và môi trường

Vai trò của hệ đệm trong sự điều hoà pH nội môi: - Giữ thăng bằng axit - bazơ đảm bảo mọi hoạt động sống của tế bào. - Chất đệm có khả năng lấy ion H+ và ion OH-, khi các ion này xuất hiện làm cho pH của môi trường trong thay đổi. - Trong cơ thể có những hệ đệm chủ yếu: + Hệ đệm bicacbonat + Hệ đệm phốt phát + Hệ đệm prôtêin a. Hệ đệm bicacbonat: Vai trò: Nồng độ của dịch nội bào và ngoại bào đều được điều chỉnh. Nồng độ của CO2 được điều chỉnh bởi phổi và nồng độ bicacbonat được điều chỉnh bởi thận. b. Hệ đệm phốt phat: Có vai trò đệm quan trọng trong dịch ống thận. c. Hệ đệm prôtêin: điều chỉnh cả độ toan hoặc kiềm.

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2760 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cây xanh và môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của hệ đệm trong sự điều hoà pH nội môi: - Giữ thăng bằng axit - bazơ đảm bảo mọi hoạt động sống của tế bào. - Chất đệm có khả năng lấy ion H+ và ion OH-, khi các ion này xuất hiện làm cho pH của môi trường trong thay đổi. - Trong cơ thể có những hệ đệm chủ yếu: + Hệ đệm bicacbonat + Hệ đệm phốt phát + Hệ đệm prôtêin a. Hệ đệm bicacbonat: Vai trò: Nồng độ của dịch nội bào và ngoại bào đều được điều chỉnh. Nồng độ của CO2 được điều chỉnh bởi phổi và nồng độ bicacbonat được điều chỉnh bởi thận. b. Hệ đệm phốt phat: Có vai trò đệm quan trọng trong dịch ống thận. c. Hệ đệm prôtêin: điều chỉnh cả độ toan hoặc kiềm. Chăm sóc những cây xanh trong đô thị như thế nào? Đô thị không phải là môi trường lý tưởng để cây cối phát triển tự nhiên, thậm chí đó còn là một môi trường khắc nghiệt và đầy những hạn chế tồn tại vì vậy cây trồng phải chọn để có thể đối phó với thời tiết, với chất lượng môi trường sống đô thị để phát triển khỏe mạnh. Trước hết phải chọn giống cây trồng cho đô thị. Gió trong môi trường tự nhiên yếu hơn nhờ vào sự sần sùi và rậm rạp của cây cối, nhưng trong đô thị lại thường xuyên có gió lùa, sức gió lớn nhất là mùa mưa bão, vì vậy cây trồng trong đô thị, đặc biệt là cây trên đường phố phải có rễ bám sâu, thân cây khi trưởng thành phải lớn và cây phải khỏe mạnh Ở Pháp, do yêu cầu của thiết kế, nên những cây bóng mát trồng thành hàng thường xuyên được chỉnh sửa hình dáng, đó là nguồn gốc dẫn đến tình trạng sức khỏe của cây xấu đi. Vì vây, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm bớt kinh phí cho việc cắt tỉa tạo hình cho những cây phát triển quá khổ, chúng ta chọn những loại cây có sức khỏe, thích nghi với môi trường cụ thể từ giới hạn kích thước, đến khả năng hòa nhập khí hậu môi trường giúp cây phát triển được ở địa hình trật hẹp không cho phép cây phát triển quá khổ trong đô thị. Chăm sóc cây xanh đô thị: Đối phó với nhưng ảnh hưởng của môi trường đô thị khắc nghiệt, cây xanh không tránh khỏi sự cằn cỗi và tầm vóc của cây bé nhỏ hơn rất nhiều so với cây xanh trong môi trường tự nhiên. 1)     Chăm sóc theo các chu kỳ phát triển của cây xanh đô thị Trong môi trường đô thị, Các chu kỳ phát triển của cây vẫn còn tương tự như trong môi trường tự nhiên. Vì vậy, sự chăm sóc và những tác dộng của con người vẫn duy trì tuân thủ với các chức năng sinh học và đáp ứng cho mỗi giai đoạn phát triển của cây. §        Hầu hết cây xanh trong thành phố được sinh ra từ các vườn ươm, cây thường lưu lại vườn ươm khoảng từ 5 đến 20 năm và trong quãng thời gian đó, rễ và hình dáng cây được từng bước hình thành. §        Những cây chưa trưởng thành được trồng trong thành phố, đó là lý do nó được chăm sóc đảm bảo phục hồi tốt để phát triển hài hòa: Nó được tưới nước thường xuyên, có cọc đỡ giữ cho cây luôn thẳng không bị nghiêng, đổ đảm bảo vóc dáng đường nét yêu cầu đến khi cây trưởng thành. Trung bình mỗi năm, cây cao thêm 50cm, và đến khi trưởng thành cây có số tuổi khoảng 30 – 40 năm (tùy vào loại cây) §        Một vài năm sau đó, cây trưởng thành và không đòi hỏi bất kỳ chăm sóc đặc biệt nào. §        Ở cuối chu kỳ, chất lượng gỗ suy giảm, và có rất nhiều thành phần gỗ chết, cây bắt đầu thu hút rầy nâu và trở lên nguy hiểm đối với cư dân đô thị. Lúc này cây đòi hỏi phải được chăm sóc đặc biệt với kinh phí lớn để gọt bỏ phần gỗ chết, cắt bớt cành lá quá già, và trang bị hệ thống dây bảo vệ đề phòng trường hợp gẫy cành khi mưa gió tránh gây nguy hiểm cho cư dân đô thị. 2)     Trồng và chăm sóc cây xanh đô thị đẹp và khỏe mạnh? §        Đối với đường phố, cây trồng phải giữ một khoảng cách nhất định đối với làn đường xe chạy như cách điểm giao cắt đường khoảng 6m đến 10m; cách bó vỉa 0,3 đến 0,5m. Không những để tránh che tầm mắt người  tham gia giao thông, không che khuất biển chỉ dẫn trên đường phố mà còn giúp cây tránh thương tích, tránh va đập. §        Khoảng cách tốt nhất giữa hai cây gần nhau tùy vào đặc điểm của từng loại cây và thường cách xa hơn 3m. §        Giữ ẩm cho đất, bằng cách tận dụng nước mưa, nước thải sinh hoạt đã qua xử lý tưới cho cây xanh theo định kỳ hoặc hàng ngày nhờ vào hệ thống tưới cây tự động hoặc các vòi phun của các xe bồn chuyên ngành. §        Phun thuốc trừ sâu bênh định kỳ, nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. §        Cắt tỉa những cành lá ở độ cao dưới 7m; những cành có ảnh hưởng đến các công trình xây dựng, đến hệ thống đường dây điện và cắt bỏ những cành có khả năng bị gẫy (mục, mọt, sắp gẫy) §        Thay cây mới có kích cỡ tương ứng với cây bị chết hoặc mất §         Duy trì và phát triển những cây di sản §        Cây luôn phải đối phó với hệ thống đường ống hạ tầng kỹ thuật đô thị như: cáp điện thoại, đường ống cấp, thoát nước và rất nhiều những yếu tố khác, vì vậy trước khi trồng cần phải tính toán dự trù cho cây trồng ở đúng nơi và có tính toán đến khả năng phát triển và chiếm hữu không gian trong tương lai nhờ nghiên cứu tuổi thọ, tuổi ngưng phát triển và hình dáng của các loại cây. 3)     Bảo vệ cây đô thị: §        Tổ chức tuyên truyền về vai trò, tác dụng của cây xanh đô thị đối với đời sống, văn hóa của dân cư đô thị §        Thiết lập các nhóm công tác bảo quản và gìn giữ cây xanh đô thị. thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe cây xanh §        Mọi người đều có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản cây xanh đô thị. Từ cây mới trồng đến cây trưởng thành và các cây đại thụ, khi một cây công cộng gặp vấn đề, bạn cần thông tin kịp thời giúp các nhà chức trách, chuyên môn có khả năng thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe cây xanh. §         Trang bị  những công cụ để bảo vệ sự tấn công của con người, phương tiện giao thông và động vật đến cây. Cây xanh đô thị: Nhiều nhưng chưa đẹp Thứ năm, 08 Tháng 9 2011 11:09 Sở Xây dựng vừa công bố kết quả kiểm đếm cây xanh đô thị tính đến đầu năm 2011, Đà Nẵng có 348.317 cây xanh các loại và gần 566.000m2 thảm cỏ, thảm hoa. Như vậy, hiện thành phố có tỷ lệ cây xanh đô thị bình quân đạt 6,02m2/người. Kết quả được tính toán trên cơ sở 2m2/cây trồng mới; 16,5m2 đối với cây xanh loại 1; 26,5m2/cây xanh loại II và 36,5m2/cây xanh loại III. Mỗi người có trên 6m2 cây xanh Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng cây xanh và diện tích phủ xanh chiếm phần lớn là cây xanh trong nhà và vườn của người dân. Trong 348.317 cây xanh đô thị được kiểm đếm có đến 243.549 cây xanh trong nhà và vườn của người dân, chiếm 65,81% cây xanh đô thị. Sở Xây dựng cũng cho biết, diện tích cây xanh đường phố chiếm 19,24% tổng diện tích đô thị và đạt độ che phủ bóng mát 1,16m2/người; tỷ lệ cây xanh và mật độ che phủ bóng mát còn lại là cây xanh công viên, vườn hoa; vườn ươm; cơ quan - trường học... Kết quả trên đạt được một phần nhờ vào việc triển khai thực hiện đề án “Quy hoạch và phát triển cây xanh đường phố”. Theo đó, nhiều đường phố được đầu tư trồng cây xanh, tạo cảnh quan xanh và cây trồng mới sinh trưởng tốt. Tính đến đầu năm 2011, toàn thành phố có 1.002 tuyến đường đã được đặt tên có cơ sở hạ tầng đồng bộ cùng với triển khai trồng mới cây xanh với tổng chiều dài 560km. Thành phố xác định 10 loại cây bóng mát chủ lực để trồng trên vỉa hè đường phố như sao đen, viết, xà cừ, bằng lăng, lim xẹt, phượng vĩ, sấu, muồng tím, sữa, dừa ăn trái và các loại cây họ dừa. Trong số đó, cây viết dễ bị sâu bệnh, tuổi thọ không cao, còn sấu lại kém thích nghi với thổ nhưỡng. Thời gian qua, trên một số tuyến đường của thành phố nhiều loại cây xanh không thuộc nhóm cây xanh chủ lực nhưng cũng được trồng thử nghiệm và bước đầu cho thấy khả năng thích nghi tốt, cây có dáng đẹp về mỹ quan như lộc vừng, giáng hương, dầu rái, lát hoa, muồng đen, bàng, vông mào gà, muồng hoàng yến, sò đo cam, bàng biển... đã làm đa dạng thêm chủng loại cây xanh trên đường phố. Hệ thống cây xanh đô thị còn được bổ sung từ việc phát triển cây xanh ở khu vực cơ quan, trường học, nhà ở; cây xanh và thảm cỏ - vườn hoa ở công viên. Tuy nhiên, ngoài diện tích cây xanh đường phố thì diện tích cây xanh còn lại thường được sử dụng hạn chế do phục vụ cho một nhóm đối tượng nhất định và hiện có xu hướng giảm do ảnh hưởng của quá chỉnh chỉnh trang và đầu tư phát triển đô thị. Thiếu tầm nhìn Cây xanh phát triển luôn gắn với đất đai, khí hậu, không gian sống, song hiện cây xanh đường phố được trồng chưa được quan tâm đúng mức, làm xung đột môi trường sống với hạ tầng kỹ thuật đô thị. Câu chuyện cây xanh được trồng xuống rồi đào bới đem đi diễn ra thường xuyên. Tại tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, cây xanh lại trồng dưới đường dây diện, gần hệ thống cấp nước, thoát nước, cáp thông tin nên làm cho cây nghiêng ngã. Nhiều nghịch lý khác cũng diễn ra khi những tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Văn Đồng, 30 tháng 4... có vỉa hè rộng, không vướng dây điện lại... quy hoạch trồng cây sao đen, chẹo, viết. Đây lại là những loại cây có tán hẹp, sinh trưởng chậm nên nhìn hoài thấy đôi hàng cây… dong dỏng. Ngược lại, đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Văn Cừ lại trồng cây đại mộc như xà cừ, muồng tím có khả năng sinh trưởng nhanh bỗng chốc chọc thẳng vào đường dây trung và hạ thế. Mặt khác, một số loại cây chọn trồng trên đường phố như viết, chẹo, hoa sữa... chưa phù hợp với khả năng sinh trưởng, điều kiện tự nhiên, không gian đô thị. Thiết kế quy hoạch trồng cây xanh quá đơn điệu, cứng nhắc, rập khuôn với việc trồng cây xanh chỉ 1 hàng, khoảng cách 6 - 10 mét/cây. Việc trồng và chăm sóc cây xanh tạo cảnh quan đường phố vừa khoa học, vừa nghệ thuật. Bao giờ đô thị Đà Nẵng có được hệ thống cây xanh phù hợp với mục tiêu vươn tới “Thành phố môi trường”? Cây xanh làm đẹp thành phố Thứ tư, 28 Tháng 9 2011 07:48 Giữa ồn ào náo nhiệt chốn thị thành, quý biết bao những giây phút được tĩnh lòng lắng nghe hơi thở của cây xanh trên phố, ngắm nhìn những luống hoa đua sắc ở công viên… Đường không vắng cây Khi còn là sinh viên, với đôi lần vào Đà Nẵng, chúng tôi cứ nhớ “Đà Nẵng nắng lắm”. Bây giờ sống và làm việc ở Đà Nẵng, cái nắng năm nào trong ký ức tôi bắt đầu dịu lại, bởi Đà Nẵng hôm nay đường nào cũng có cây. Kết quả đo đạc mới đây tại các gốc cây muồng tím ở đường Phan Đình Phùng (giao với đường Nguyễn Chí Thanh, nhiều người phải ngạc nhiên bởi có cây có đường kính gốc lên đến 120cm. Theo thống kê mới nhất từ Phòng Kỹ thuật, Công ty Công viên-Cây xanh Đà Nẵng thì trong tổng số 64.941 cây xanh bóng mát thì có đến 1.207 cây có đường kính gốc trên 50cm là những cây đa, đề, sung, sộp, muồng tím, phượng vĩ, vông đồng… những loại cây được trồng từ trước năm 1997. Bên cạnh những loại cây đã trồng lâu năm, số lượng cây mới trồng chiếm tỷ lệ hùng hậu (51,7%), chứng tỏ sự đầu tư ngày càng quy mô của thành phố đối với cây xanh. Sự đa dạng về mặt chủng loại cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp đa sắc trong vườn cây Đà Nẵng. Chỉ tính riêng cây xanh bóng mát ở Đà Nẵng đã có trên 70 loài thuộc 27 họ thực vật khác nhau. Đó là chưa kể đến các loại cây cảnh, thảm cỏ, thảm hoa… ở các công viên hay trên dải phân cách của các tuyến đường lớn. Đà Nẵng hiện tại có thể tự hào về những con đường Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, Điện Biên Phủ, 30 tháng 4, Phạm Văn Đồng, Thái Phiên, Hàm Nghi, Lê Đình Lý… không chỉ bởi sự thông thoáng, hiện đại mà còn bởi vẻ đẹp quyến rũ của những hàng cây vỉa hè; những cây cảnh, thảm cỏ, thảm hoa… làm các dải phân cách đường thêm phần duyên dáng; các bồn hoa được thiết kế khác nhau về kích thước, kiểu dáng, màu sắc đan xen hài hòa với cây xanh góp phần làm rực rỡ, sinh động cảnh quan… Đẹp bền vững Nói về tính thẩm mỹ của cây xanh trên thành phố, ông Đặng Đức Thứ, Giám đốc Công ty Công viên-Cây xanh Đà Nẵng cười bảo: “Trồng cây xanh phải gắn với mỹ quan chung của thành phố là điều đương nhiên, nhưng bây giờ, cái đẹp đang tạm thời ưu tiên cho những lựa chọn về sự thích nghi, bóng mát, ứng phó với môi trường… Đẹp thôi chưa đủ mà phải đẹp bền vững. Đẹp và sự phù hợp là những yếu tố không thể tách rời”. Ông Đức ví dụ: “Mục tiêu về việc trồng chỉ 1-2 loại cây trên một tuyến đường (đã được hiện thực hóa ở một số con đường), vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, cũng là để tiện cho việc chăm bón; hay với những hàng dừa, phi lao còi cọc, héo hon dọc đường biển Nguyễn Tất Thành thì trước tiên người ta phải nghĩ đến việc làm sao để chúng sống cái đã; còn chuyện tìm một loài cây đặc trưng tạo nên vẻ đẹp riêng cho Đà Nẵng thì hãy còn quá sớm”… Hướng đến một thành phố đẹp bởi yếu tố “xanh” ở Đà Nẵng, bên cạnh sự chi phối của những quy luật khách quan nói trên, tác nhân con người cũng là điều khiến những người tâm huyết phải đau đầu. Cứ nhìn những hàng cây bị cụt ngọn vì không may vướng vào hệ thống dây điện thì không ít người phải tặc lưỡi tiếc nuối; đâu đó hình ảnh một số cây bị “băng bó” bởi những tấm vải, bạt khác nhau của các hộ dân kinh doanh ven đường làm người ta không khỏi chạnh lòng… Cái kế hoạch trồng 1-2 loại cây trên một con đường để vừa đẹp, vừa tiện chăm sóc cũng khó được thực hiện bởi không ít người dân vẫn tự cho mình cái quyền trồng trước nhà “cây gì mình thích”, không ai phạt được, vì chưa có quy định cụ thể… Về phía các đơn vị chức năng, vì chưa có sự đồng bộ giữa các khâu, các ngành liên quan nên còn để xảy ra những bất hợp lý như vỉa hè rộng, không vướng dây điện trên không nhưng lại trồng cây tán hẹp, tăng trưởng chậm, còi cọc… vỉa hè có đường dây điện trên không lại bố trí trồng cây đại mộc, tán rộng. Ngoài ra, bo viền hố trồng cây trên các tuyến đường cũng không đồng nhất về kích thước, mẫu mã vuông tròn…, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan chung. Tóm lại, để cây xanh làm đẹp thành phố cho đúng nghĩa, thì còn nhiều việc phải bàn và làm lắm! Ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người đã và đang ngày càng hiện hữu rõ nét, nhất là tại các đô thị lớn khi mà nguồn ô nhiễm chính chiếm đến 70% được xác định là từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, giao thông đường bộ và xây dựng. Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này Ảnh: Khắc Hiếu Theo một vài nghiên cứu tác động của ô nhiễm môi trường không khí lên sức khỏe của con người, Viện Y học lao động và sức khỏe môi trường ước tính, hàng năm tại Việt Nam có khoảng 626 người chết và 1.500 ca mắc bệnh đường hô hấp liên quan đến ô nhiễm không khí. Ông Bùi Cách Tuyến - Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường- Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định: “Ô nhiễm môi trường không khí hiện nay không những tác động xấu tới sức khỏe của con người, thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. Nhiều chương trình nghiên cứu cũng đã cho thấy biến đổi khí hậu không chỉ thuần túy do tác động của tự nhiên mà còn do tác động của con người thông qua việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất công nghiệp, giao thông, vận tải, nông nghiệp, kéo theo lượng phát thải khí nhà kính CO2 không ngừng gia tăng nhanh, góp phần gây nên biến đổi khí hậu”. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thanh- Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn- môi trường công nghiệp- Bộ Công Thương nhận định: “Hiện nay, nước ta có 5 tỉnh đang chịu ảnh hưởng nặng nề của ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động công nghiệp, giao thông, vận tải và xây dựng, đó là TP.Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đà Nẵng và Hải Phòng. Mức độ ô nhiễm cao một phần là do các khu công nghiệp phát triển nhanh chóng, các biện pháp xử lý khí thải còn đơn giản, nhiều DN không tự áp dụng các công nghệ vào xử lý khí thải hoặc cố ý xả thải không qua xử lý”. Đồng thời, các hoạt động sản xuất, giao thông vận tải hiện nay vẫn sử dụng chủ yếu là nhiên liệu hóa thạch như than, dầu FO, DO... đã thải ra môi trường một lượng khí độc CO, SO2, NO2... lớn, tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người. Đô thị hóa và hệ lụy môi trường  11/04/2011 06:52 (HNM) - Những năm qua, bên cạnh những đô thị tiếp tục được mở rộng, nâng cấp, ngày càng xuất hiện nhiều khu đô thị mới tập trung, trong đó có các thị trấn, thị tứ, đưa số đô thị các loại ở nước ta lên đến trên 750. Làn sóng đô thị hóa tuy đã thổi luồng sinh khí mới vào nông nghiệp, nông thôn và đời sống người nông dân, nhưng cũng bộc lộ bất cập. Việc lấy đất “bờ xôi ruộng mật” để xây dựng các khu công nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến môi trường và cuộc sống của người dân. Trong ảnh: Cụm công nghiệp Quất Động, huyện Thường Tín. Ảnh: Bá Hoạt Quy hoạch chưa hợp lý Theo TS Đào Hoàng Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững, Chủ nhiệm đề tài cấp bộ "Những vấn đề cơ bản về môi trường đô thị nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam", quy hoạch đô thị ở nước ta hiện còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Để thu hút các nguồn vốn, phát triển công nghiệp phục vụ yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hằng năm, gần 10 vạn hécta đất nông nghiệp đã được thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ, đường giao thông. Khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp thu hồi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, trong đó có 80% thuộc loại đất màu mỡ cho hai vụ lúa/năm. Điều đáng nói là, sự dễ dãi và yếu kém trong quy hoạch cùng tư tưởng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt đã dẫn tới tình trạng sử dụng đất tùy tiện, lãng phí. Hầu hết các khu công nghiệp, dịch vụ... đều bám dọc các quốc lộ huyết mạch, vùng nông thôn trù phú. Hệ quả là, hàng chục vạn hécta đất "bờ xôi ruộng mật" đã bị sử dụng phí phạm, tác động mạnh đến công ăn việc làm, thu nhập và đời sống của hàng chục vạn hộ gia đình nông thôn và hàng triệu lao động nông nghiệp. Cùng với đô thị hóa, từ năm 2001 đến nay, quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động diễn ra khá nhanh nhưng vẫn chưa tương thích và đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 2007, giá trị nông nghiệp trong GDP đã giảm xuống còn 19,6% trong khi tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn còn ở mức cao 52,8%. Nghịch lý này phản ánh thực tế là công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn chưa đủ sức tạo việc làm mới để thu hút lao động nông nghiệp. Ngoài một bộ phận không nhiều được tuyển vào các doanh nghiệp trên địa bàn, phần đông lao động vẫn ùn đọng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đô thị hóa tất yếu dẫn đến sự dịch chuyển dân cư. Ở một số vùng nông thôn, điển hình như khu vực Đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long xuất hiện dòng chuyển cư về thành thị, chủ yếu là về các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tình trạng tăng vọt dân số cơ học ở các thành phố lớn làm đậm thêm sự mất cân đối trong phân bố dân cư lao động trên phạm vi toàn quốc, khiến các thành phố lớn phải gánh chịu áp lực quá tải rất nặng nề về dân số, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Bên cạnh đó, sự phân bố các khu đô thị còn phân tán, không đồng đều giữa các vùng miền. Cho đến nay, nhịp điệu đô thị hóa sôi động chủ yếu diễn ra ở ngoại vi các thành phố lớn và các vùng phụ cận, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Chính "căn bệnh to đầu" này đã làm chậm tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên phạm vi toàn quốc hạn chế việc phân bổ, phát huy các nguồn lực quốc gia. Ở từng địa phương, hạn chế phổ biến trong xây dựng, quy hoạch là thiếu tầm nhìn xa và tổng thể.  Hệ lụy về môi trường Quá trình đô thị hóa là tất yếu nhưng nếu không được kiểm soát tốt sẽ tạo ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của đất nước, thể hiện ở việc tài nguyên đất bị khai thác triệt để, diện tích cây xanh và mặt nước giảm, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng... Ô nhiễm bụi là vấn đề nổi cộm của các đô thị. Chỉ số về bụi PM10 (hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10mm) ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... đều vượt ngưỡng khuyến nghị của WHO. Bụi lơ lửng rất đáng lo ngại, kết quả quan trắc tại các tuyến giao thông ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… cho thấy, khoảng 60% vượt chuẩn, trong đó 25% vượt gấp 2 lần. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường nước đô thị cũng rất đáng báo động. Các kết quả nghiên cứu mới nhất cũng cho thấy, tại các đô thị lớn, nguồn nước ngầm đang có dấu hiệu cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn. Mực nước của các tầng chứa nước giảm liên tục. Nước thải đô thị chưa qua xử lý đổ ra các sông là nguồn phát thải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ngày càng có nhiều mương ao, hồ nội đô trở thành nơi chứa nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, đặc biệt là ở Hà Nội. PGS, TS Hà Huy Thành, Viện Nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững cho biết, các k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccay xanh.doc
  • docCamp226y xanh vamp224 mamp244i tr4327901ng 273amp244 th7883.doc