Chuyên đề Nghiệp vụ cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 11

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển như ngày nay khi các ngành nghề được mở rộng, mức sống của người dân được cải thiện thì nhu cầu sử dụng vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh cũng như nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cao. Ngoài ra, một số lĩnh vực như ngành xây dựng hay các dự án đầu tư lớn có nhu cầu sử dụng vốn lớn vì vậy, hoạt động tín dụng rất cần thiết . Đối với ngân hàng hoạt động tín dụng giữ vai trò quan trọng phức tạp và rủi ro chủ trương các ngân hàng chú trọng đến hiệu quả của việc sử dụng vốn của khách hàng hơn là mở rộng qui mô cho vay diều này nhằm giảm thiểu rủi ro cả ngân hàng lẫn khách hàng đi vay . Hiên nay, khi mà nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng tăng cùng với hoạt động huy dộng vốn tăng nhanh thì nguồn vốn cho vay ngắn hạn sẽ phân bổ cho ngành nghề nào? Theo mục đích kinh doanh nào là chủ yếu?hay đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng?Vì thế em chọn đề tài “ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN” để tìm hiểu về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với từng loại ngành nghề kinh doanh, về hoạt động cho vay ngắn hạn theo mục đích kinh doanh của khách hàng như sử dụng vốn để tài trợ nhập khẩu, bổ sung vốn lưu động, tài trợ xây dựng, trả góp hay hoạt động cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng , từ đó có thể đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn chủ yếu đối với loại ngành nghề nào, đối tượng khách hàng chủ yếu mà ngân hàng thực hiện cho vay.

doc33 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4029 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiệp vụ cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2 : HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH 11. 2.1. Các hình thức tín dụng ngắn hạn : 2.1.1 Cho vay tiêu dùng. 2.1.2 Cho vay sản xuất kinh doanh cá nhân 2.1.3 Cho vay xây dựng và sữa chữa nhà. 2.1.4 Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp . 2.2 Đối tượng khách hàng và điều kiện vay vốn 2. 2.1 Đối tượng khách hàng. 2. 2.2 Điều kiện vay vốn. 2.3 Quy trình tín dụng ngắn hạn: 2.4 Các bước quan trọng trong tiến trình cho vay 2.4.1 Thẩm định tài sản thế chấp cầm cố 2.4.2 Thu nợ- lãi vay 2.5 Phân tích và đánh giá hoat động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh 11: 2.5.1 Phân tích và đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn theo mục đích kinh doanh của khách hàng. 2.5.2 Phân tích và đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh doanh. Chương 2 : HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH 11. 2.1 Các hình thức cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng NHNo & PTNT VN : 2.1.1Cho vay tiêu dùng: Là hình thức vay nhằm đáp ứng nhu cầu: Mua sắm trang thiết bị, vật dụng ,tiện nghi sinh hoạt. Chi phí học tập, du lịch chữa bệnh, sữa chữa nhà. Đối tượng vay vốn: Đối với trường hợp vay tín chấp: Cán bộ- công nhân viên chức hiện đang công tác tại cơ quan hành chánh sự nghiệp, công ty xí nghiệp quốc doanh, công an , quân đội, bệnh viện công, trường học công. Đối với trường hợp cho vay có thế chấp tài sản: Công nhân Việt Nam tuổi từ 18 trở lên. Điều kiện vay: Đối với trường hợp vay tín chấp: -Có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn với NHNo & PTNT VN. -Thâm niên làm việc liên tục tại đơn vị trên 02 năm -Hiện là biên chế, hợp đồng lao động dài hạn, không thời hạn , có thời hạn ( thời hạn hợp đồng lao động tối thiểu bằng thời hạn đăng kí vay. -Đơn vị công tác của người vay có kí hợp đồng liên kết với NHNo & PTNT VN thực hiện chương trình vay trả góp và cam kết bảo lãnh cho người vay của đơn vị -Số tiền trả hàng tháng không vượt quá 50% thu nhập hàng tháng của người vay -Tối thiểu một lần giải ngân là 03 người vay tại đơn vị Đối với trường hợp vay tín chấp: -Có CMND, hộ khẩu thường trú cùng địa bàn với NHNo & PTNT VN. -Giấy xác nhận thu nhập hợp đồng lao động đối với người vay là công nhân viên không đủ điều kiện vay tín chấp. -Tài sản đảm bảo cho khoản cho khoản vay như bất động sản, động sản, sổ tiết kiệm hoặc tài sản của bên thứ ba bảo lãnh . Loại tiền vay: VNĐ Số tiền vay: -Tối đa là 20.000.000 đồng Hoặc tối đa 95% số dư sổ tiết kiệm gởi tại NHNo & PTNT VN thức trả vốn và lãi; Khách hàng trả góp hàng tháng, mức góp cố định ( bao gồm vốn và lãi) được tính trước và thể hiện trong hợp tín dụng Thủ tục vay: Đối với trường hợp vay tín chấp: Hợp đồng liên kết, Giấy đề nghị vay vốn, Giấy phân công nộp tiền ( theo mẫu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn . Bảng lương quyết định bổ nhiệm của thủ trưởng đơn vị ( người kí hợp đồng liên kết ) Đối với trường hợp vay thế chấp : -Giấy đề nghị vay vốn ( theo mẫu của NHNo & PTNT VN). -Các chứng tứ chứng minh thu nhập. -Các chứng từ chứng minh tài sản thế chấp cầm cố. 2.1.2 Vay sản xuất kinh doanh cá nhân: Là hình thức vay nhằm đáp ứng nhu cầu: - Phát triển kinh doanh mở rộng thị trường - Phát triển sản phẩm - Đầu tư thiết bị sản xuất - Mua nguyên vật liệu tư liệu sản xuất Đối tượng vay: Cá nhân có cơ sở sản xuất kinh doanh, tiểu thương,hộ kinh tế gia đình,doanh nghiệp tư nhân. Điều kiện vay : - Có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn . - Có tư cách pháp nhân, giấy phép kinh doanh còn hiệu lực hoặc hợp đồng kinh tế hay xác nhận của địa phương. - Phương án sản xuất kinh doanh khả thi. - Có tài sản đảm bảo cho khoản vay như bất động sản , động sản, chứng từ có giá hoặc tài sản của bên thứ ba bảo lãnh Loại tiền vay: VNĐ. Phương thức trả vốn và lãi: Khách hàng vay trả vốn vay 1 lần khi đáo hạn . Số tiền vay: - Tối đa 70% vốn cho phương án sản xuất kinh doanh - Hoặc tối đa 90% số dư sổ tiết kiệm gửi tại NHNo & PTNT VN Thủ tục vay: Giấy đề nghị vay vốn ( theo mẫu của NHNo & PTNT VN) Phương án kinh doanh, kế hoạch trả nợ Giấy tờ tuỳ thân ( CMND, hộ khẩu) Giấy phép kinh doanh, biên lai nộp thuế các tháng gần nhất hoặc hợp đồng kinh tế hay giấy xác nhận của địa phương. Các chứng từ về tài sản thế chấp cầm cố. 2.1.3 Vay xây dựng và sữa chữa nhà: NHNo & PTNT VN hỗ trợ vốn cho khách hàng có nhu cầu xây dựng sữa chữa nâng cấp nhà, sữa chữa nhỏ trang trí nội thất . Các điều kiện sau: - Trên 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự . - Có khẩu thướng trú cùng địa bàn chi nhánh NHNo & PTNT VN. - Có quyền sở hữu căn nhà , khu đất dự kiến xây dựng, sữa chữa trang trí nội thất - Có giấy phép xây dựng sữa chữa nhà . - Có sẵn một phần tiền cho những dự định trên. - Có nguồn thu nhập ổn định với số tiền tích luỹ đủ để trả nợ định kỳ cho ngân hàng . - Có tài sản thế chấp : bằng chính căn nhà dự tính xây dựng , sữa chữa hoặc bằng tài sản khác . - Có tài sản cầm cố như: Sổ tiết kiệm , thẻ tiết kiệm , cổ phiếu , tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước. - Hoặc do bên thứ ba có tài sản đứng ra bảo lãnh… Mức cho vay -Tối đa 70% giá trị dự toán của công trình -Tối đa 70% trị giá tài sản thế chấp -Tối đa 90% trị giá tài sản cầm cố. Loại tiền vay: Viêt Nam đồng hoặc vàng 999.9 Phương thức trả nợ : Ngân hàng sẽ thoả thuận kỳ hạn trả nợ căn cứ vào phương án và khả năng của khách hàng Nếu vay vàng khi trả khách hàng có thể trả trực tiếp bằng vàng hoặc quy ra tiền mặt theo giá tại thời điểm trả. Thủ tục : -Giấy đề nghị vay vốn -Phương án vay vốn kế hoạch trả nợ -Các chứng từ chứng minh thu nhập như giấy xác nhận thu nhập hoặc giấy phép kinh doanh.. -Các chứng từ về tài sản thế chấp và cầm cố -Giấy tờ tuỳ thân như CMND và hộ khẩu … 2.1.4 Cho vay ngắn hạn đối với khách hàng là doanh nghiệp: NHNo & PTNT VN cho các doanh nghiệp vay nhằm vào các mục đích sau: - Thanh toán tiền hàng hóa nhập khẩu, mua nguyên liệu sản xuất , mua hàng hoá xuất khẩu . - Bổ sung vốn lưu động. - Tài trợ xây dựng. - Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Lãi suất cho vay linh hoạt được quy định theo từng thời điểm của NHNo & PTNT VN Khách hàng có thể vay bằng : - Tiền đồng Việt Nam. - Đồng Việt Nam đảm bảo bằng ngoại tệ. - Ngoại tệ ( đô la Mỹ, đô la Úc…) - Vàng. Mức vay được xác định theo các căn cứ sau: Nhu cầu vay vốn thực tế của khách hàng thông qua đánh giá của NHNo & PTNT VN Trị giá tài sản thế chấp , cầm cố ( khách hàng được vay tối đa 80% trị giá tài sản thế chấp ,cầm cố và 95% trị giá sổ tiết kiệm gửi tại NHNo & PTNT VN). Tổng dư nợ vay của một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của NHNo & PTNT VN, trừ trường hợp đối với các khoản vay từ các nguồn uỷ thác của chính phủ, các tổ chức. 2.2 Đối tượng khách hàng và điều kiện vay vốn 2. 2.1 Đối tượng khách hàng vay tại NHNo & PTNT VN 1.Khách hàng doanh nghiệp Việt Nam - Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước,hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ luật dân sự. -Các pháp nhân nước ngoài -Doanh nghiệp tư nhân -Công ty hợp danh 2.Khách hàng dân cư -Cà nhân -Hộ gia đình -Tổ hợp tác 3.Những đối tượng và nhu cầu vốn không được vay Những đối tượng không được vay Thành viên HĐQT, Ban Kiểm Soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc NHNo & PTNT VN; Cán bộ, nhân viên của NHNo & PTNT VN thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay; Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐQT, Ban Kiểm Soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc NHNo & PTNT VN; Giám đốc, Phó Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh các cấp Vợ(chồng), con của Giám đốc, Phó Giám đốc Sở giao dịch,chi nhánh các cấp. Những nhu cầu vốn không được vay: Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi; Để thanh toán các chi phí cho thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm; Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm; Hạn chế cho vay: Ngân hàng cho vay thuộc hệ thống NHNo & PTNT VN không được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay với những điều kiện uu đãi về lãi suất, mức cho vay, đồi với những đối tượng sau: Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại NHNo & PTNT VN; Kế toán trưởng của NHNo & PTNT VN; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại NHNo & PTNT VN; Các cổ đông lớn của NHNo & PTNT VN Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định thuộc “những đối tượng không được cho vay” sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng trên không vượt quá 5% vốn tự có NHNo & PTNT VN. 2. 2.2 Điều kiện vay vốn. Điều kiện xét duyệt cho vay không có tài sản đảm bảo - Có tư cách pháp nhân, thể nhân. Nếu là doanh nghiệp thì phải được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. - Có tín nhiệm với NHNo & PTNT VN trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi. - Có dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ vay - Có khả năng tài chính và các nguồn thu hợp pháp có khả năng thu được trong thời hạn vay vốn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ . - Cam kết khả năng thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tài sản theo yêu cầu của NHNo & PTNT VN nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hoạt động tín dụng. - Có sự bảo lãnh của các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội theo quyết định của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước hoặc các cơ quan theo quy định của NHNo & PTNT VN. - Có giao dịch tín dụng hoặc thanh toán xuất nhập khẩu với NHNo & PTNT VN, có uy tín thanh toán, có uy tín trên thị trường, không có nợ quá hạn tại các ngân hàng khác. - Đối với doanh nghiệp phải áp dụng chế độ kế toán tài chính rõ ràng theo quy định của pháp luật. Tình hình tài chính lành mạnh kết quả sản xuất kinh doanh có lãi 2 năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay. Thẩm quyền quyết định cho vay không có tài sản đảm bảo: Tổng giám đốc có quyền được duyệt cho vay không có tài sản đảm bảo . Các cá nhân được tổng giám đốc ủy quyền ký duyệt cho vay không có tài sản đảm bảo. Các cá nhân được tổng giám đốc ủy quyền ký duyệt cho vay không có tài sản đảm bảo. Các bước thực hiện: Giống như các bước thực hiện trong quy trình cho vay ngắn hạn trừ phần thẩm định – công chức – và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố. Những điểm cần lưu ý trong cho vay tín chấp: Nhân viên tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng thông qua các giao dịch của khách hàng tại ngân hàng (giao dịch thanh toán quốc tế, luân chuyển qua tài khoản tài khỏan tiền gởi …) Nhân viên tín dụng phải tái thẩm định định kỳ (6 tháng) và kiểm tra đột xuất tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Trong đó đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng vốn và nguồn vốn trả nợ của khách hàng Yêu cầu khách hàng gừi báo cáo tài chính đầy đủ và kịp thời theo quy định của Ngân hàng . Trước khi cho vay, lập văn bản thỏa thuận theo đó khách hàng đồng ý đưa tài sản để đảm bảo cho khoản vay khi ngân hàng yêu cầu. Hồ sơ vay vốn. * Hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn : do khách hàng tự lập hoặc sử dụng các biểu mẫu . * Hồ sơ pháp lý của khách hàng bao hồm: A. Đối với khách hàng là tổ chức kinh tế: -Giấy phép thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư và các doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2000 (ngoại trừ một số ngành được nhà nước bắt buộc phải có giấy phép thành lập) -Giấy đăng ký kinh doanh -Giấy phép đầu tư ( đối với công ty đầu tư nước ngoài) -Quyết định thành lập công ty con của các tổng công ty, cơ quan chủ quản -Chứng chỉ hành nghề đối với các ngành nghề sau : dịch vụ pháp lý, dịch vụ khám chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm, dịch vụ và kinh doanh thuốc thú y, thiết kế công trình , môi giới chứng khoán. -Giấy chứng nhận đăng ký thuế -Điều lệ công ty đối với loại hình là công ty : trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, hợp danh. -Quyết định bổ nhiệm giám đốc -Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng của người có thẩm quyền ( nếu có bắt buộc đối với doanh nghiệp nhà nước). -Chứng chỉ hành nghề đối với các thành viên hợp danh B. Doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh. Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (giấy xác nhận kinh doanh), chứng chỉ hành nghề…Bản sao CMND, hộ khẩu. *Phương án sản xuất kinh doanh và cá nhân và các tài liệu liên quan đến phương án (các hợp đồng kinh tế, L/C xuất nhập , đơn đặt hàng…) *Bản photo, các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp cầm cố đảm bảo cho món vay * Giấy tờ khác: - Đối với khách hàng là tổ chức kinh tế Biên bản họp hội đồng thành viên,hội đồng quản trị, quyết định của chủ sở hữu về việc vay vốn tại NHNo & PTNT VN và sử dụng tài sản đảm bảo (nếu trong điều lệ công ty không có quy định về thẩm quyền vay vốn ) Báo cáo tài chính. -Đối với khách hàng cá nhân Biên lai nộp thuế kinh doanh Chứng từ thuyết minh mục đích sử dụng vốn (hợp đồng mua bán, hóa đơn bán hàng …) Lãi suất cho vay: Theo quy định về lãi suất cho vay ngắn do tổng giám đốc ban hành tại từng thời điểm có căn cứ vào lãi suất cho vay cùng thời hạn của thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước . Nếu lãi suất cho vay tính theo tháng thì một tháng có 30 ngày. Nếu lãi suất cho vay tính theo năm thì một năm có 360 ngày. 2.3 Quy trình tín dụng ngắn hạn: Quy trình tín dụng : Bước 1 : Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ: Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn đến Ngân hàng sẽ được cán bộ tư vấn (CBTV) hướng dẫn giúp đỡ tận tình để khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ vay vốn phù hợp với nội dung, tính chất, yêu cầu từng khoản vay. CBTV sẽ tiến hành xem xét hồ sơ vay vốn xem xét tính hợp lệ và sự đầy đủ theo yêu cầu và điều kiện của NHNo & PTNT VN. Tùy theo từng trường hợp cụ thể có cách thức xử lý riêng: - Nếu không đủ điều kiện để vay vốn, không phù hợp với chính sách cho vay của Ngân hàng thì từ chối sau khi đã báo với lãnh đạo phòng . - Nếu không đầy đủ và không hợp lệ thì hướng dẫn người vay bổ sung hoặc sửa đổi. - Nếu đủ hồ sơ thì chấp nhận hồ sơ và cấp biên nhận hẹn ngày làm việc với khách hàng. Bước 2 : Xử lý hồ sơ vay vốn Hồ sơ tiếp nhận sẽ trình cho trưởng phòng .Trưởng phòng xem xét và phân lại cho cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng sẽ thẩm định những thông tin sơ bộ về khách hàng thông qua tài liệu đã được cung cấp như : - Xem xét về năng lực pháp luật, mô hình tổ chức của đơn vị, khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo, đánh giá tình hình hoat động của ngành nghề đang thẩm định hồ sơ, quan hệ khách hàng với tổ chức tín dụng trước đây, đánh giá rủi ro chủ yếu nếu xúc tiến cho vay, tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng . * Đối với việc đánh gía về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng thì xem xét chủ yếu các thông tin : - Đánh giá về độ trung thực, chính xác của số liệu báo cáo về tình hình tài chính của doanh nghiệp, phân tích đánh giá chỉ tiêu về tình hình hoat động sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng ( nợ phải thu, nợ phải trả, vốn tực có…), phân tích những nguyên nhân tồn tại, phương án sản xuất kinh doanh, vốn tự có tham gia vào phương án, mục đích sử dụng tiền vay, khả năng trả nợ, xem xét khả năng nguồn vốn và lãi suất huy động của Ngân hàng mình cho vay, xác định biện pháp bảo đảm tiền vay. Sau khi thẩm định xong cán bộ tín dụng thảo luận hồ sơ với khách hàng về điều kiện vay, phải có kết luận bằng văn bản trong đó đề xuất ý kiến ghi rõ giải quyết cho vay hay không: Nếu không cho vay thì nêu rõ lý do, nguyên nhân bằng một văn bản .Nếu cho vay được thì CBTD phải đề xuất rõ các điều kiện cho vay như : + Mức cho vay + Thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ từng kỳ + Lãi suất cho vay + Biện pháp bảo đảm tiền vay + Biện pháp theo dõi kiểm tra Bước 3 : Quyết định cho vay: Cán bộ tín dụng thẩm định xong nếu cảm thấy cho vay được sẽ làm tờ trình chuyển đến trưởng phòng tín dụng . -Trưởng phòng tín dụng xem xét lại hồ sơ, thẩm định lại nội dung, chỉ tiêu đã được cán bộ tín dụng tính toán, yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ, chỉ tiêu (nếu cần) với mục đích đảm bảo tốt nhất chất lượng thẩm định. Sau đó ghi ý kiến của mình vào tờ trình thẩm định: * Có thể xảy ra 3 trường hợp: - Nếu không đồng ý cho vay, nêu rõ lý do , những khó khăn còn vướng mắc trong hồ sơ vay . - Nếu đồng ý cho vay cảm thấy hồ sơ còn vướng mắc phải kèm theo điều kiện bổ sung - Đồng ý cho vay theo tờ trình của cán bộ tín dụng . * Sau khi đã được sự chấp thuận của trưởng phòng, kèm theo chữ kí và đóng dấu, Cán bộ tín dụng trình hồ sơ cho giám đốc . - Giám đốc xem xét quyết định : nếu không đồng ý cho vay, nêu lý do để lập thông báo cho khách hàng, đồng ý cho vay kí xác nhận. - Mức phán quyết theo quyết định của Tổng Gíam Đốc NHNo & PTNT VN từng thời kì . Bước 4 : Hoàn chỉnh thủ tục, lập và ký HĐTD: Khi hồ sơ thẩm định đã được duyệt. Cán bộ tín dụng và khách hàng tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng : + Hồ sơ duyệt không cho vay thì CBTD soạn thảo văn bản trình Lãnh đạo Phòng, Giám Đốc ký để thông báo cho khách hàng. + Yêu cầu khách hàng bổ sung tài liệu hồ sơ theo yêu cầu thẩm định. + Khi hoàn chỉnh CBTD soạn thảo HĐTD, HĐ bảo đảm tiền vay trình trưởng phòng TD kiểm tra lại. + Trưởng phòng TD có trách nhiệm kiểm tra lại HĐTD, HĐ bảo đảm tiền vay theo đúng nội dung và điều kiện được duyệt. + Giám Đốc Ngân Hàng duyệt lại lần cuối, sau khi thấy đạt yêu cầu, Giám Đốc là người chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng tín dụng. + Khi hồ sơ cho vay đã được chấp thuận chuyển sang khâu giải ngân . Bước 5 : Giải Ngân - Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện các chứng từ, điều kiện giải ngân phù hợp với điều kiện của HĐTD (Giấy nhận nợ, uỷ nhiệm chi, giấy lĩnh tiền , …). - Khi đã được duyệt chứng từ, CBTD chuyển chứng từ và hồ sơ vay vốn cho phòng kế toán, phòng Ngân Quỹ để giải ngân cho khách hàng. -Cán bộ tín dụng có trách nhiệm đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản thế chấp, cầm cố theo luât định. - Phòng kế toán, phòng ngân quỹ kiểm tra đầy đủ hồ sơ và giải ngân khoản tiền vay cho khách hàng theo nội dung đã được duyệt đồng thời tiến hành hạch toán vào sổ theo quy trình kế toán. Bước 6 : Lưu giữ và chuyển giao thông tin, chứng từ về khách hàng và khoản vay: Cán bộ tín dụng có trách nhiệm nạp thông tin dữ liệu về khách hàng và khoản vay vào chương trình máy vi tính và chuyển những chứng từ cần thiết cho các phòng, bộ phận có liên quan để phối hợp và theo dõi. Cụ thể như sau: a) Phòng kế toán và ngân quỹ có trách nhiệm lưu giữ bản chính hoặc bản sao có công chứng của các hồ sơ, giấy tờ sau: + Phòng kế toán: Lưu giữ hồ sơ pháp lý bao gồm các loại giấy tờ : Quyết định thành lập doanh nghiệp( nếu có), Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép hành nghề( nếu có), Văn bản bổ nhiệm thành viên HĐQT, người đại diện pháp nhân, Kế toán trưởng hoặc người thực hiên chức năng giám sát tài chính đối với doanh nghiệp không có kế toán trưởng, Các giấy tờ về mẫu dấu, chữ ký, Văn bản, uỷ quyền cho phép vay vốn( nếu có) Các loại hợp đồng và chứng tư : Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng cam kết bảo đảm tiền vay, Giấy nhận nợ, bảng kê, chứng từ rút vốn vay, Chứng từ khác nếu có, Bảng theo dõi nợ vay + Phòng ngân quỹ: Giư bản chính các giấy tờ tài sản đảm bảo tiền vay b) Phòng tín dụng có trách nhiệm lưu giữ: Toàn bộ hồ sơ vay vốn. Đối vơi hồ sơ, chứng từ là bản chính hoặc bản sao có công chứng đã chuyển giao cho Phòng Kế Toán ngân quỹ thì Phòng Tín Dụng chỉ lưu giữ bản sao photocopy . Các tờ trình liên quan đến khoản vay và ý kiến tham gia các phòng, bộ phận có liên quan. Các phòng có liên quan đến quá trình cho vay lưu giữ các hồ sơ cần thiết theo quy định của Ngân hàng. c) Các phòng khác( Phòng kinh doanh ngoại tệ, phòng thanh toán quốc tế lưu giữ các hồ sơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong2.doc
  • docBIA KT NGAY 09.5.doc
  • docchuong3.doc
  • docCHƯƠNG I.doc
  • docKẾT LUẬN.doc
  • docLỜI MỞ ĐẦU.doc
  • rarPhu luc.rar
Luận văn liên quan