Chuyên đề Tìm hiểu và phân tích hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và sự thành công của một số thương hiệu ở Việt Nam

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Việt Nam đã gia nhập WTO và đang đứng trước nền kinh tế thị trường với xu hướng quốc tế hoá gia tăng và quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng nhanh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế thế giới thì yêu cầu đặt ra là các quốc gia phải hợp tác, liên kết với nhau để cùng phát triển - nhất là Việt Nam với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vấn đề đặt ra là các quốc gia phải lựa chọn hình thức hợp tác như thế nào để phát triển được tiềm năng của quốc gia mình, đưa những sản phẩm của mỗi quốc gia ra tầm xa quốc tế, vượt qua khỏi biên giới vùng, miền, một quốc gia để tiến đến một thương hiệu mang tính quốc tế. Thực tế này đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những khó khăn và thách thức. Hơn ai hết để có thể tồn tại và phát triển theo hướng mở rộng thị phần vào thị trường khu vực và thế giới thì bản thân các doanh nghiệp phải năng động, chủ động tìm kiếm giải pháp phát triển tối ưu để áp dụng cho doanh nghiệp mình. Trong rất nhiều hình thức hợp tác kinh doanh như: liên doanh, độc quyền, nhượng quyền thương mại, thì hình thức nhượng quyền thương mại đã được thực hiện và mang lại rất nhiều thành công ở nhiều nơi trên thế giới như thương hiệu: MC Donal’s, Marriott, 7-Eleven, Tuy hiện tại hình thức kinh doanh Nhượng quyền thương mại còn khá mới mẽ với các doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng đã tạo nên một số thành công và hạn chế nhất định đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, đối với nền kinh tế ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại và sự phát triển của nó ở thị trường Việt Nam nên việc chọn đề tài “Tìm hiểu và phân tích hình thức kinh doanh Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và sự thành công của một số thương hiệu ở Việt Nam” để nghiên cứu trong chuyên đề ngành Quản trị kinh doanh là rất cần thiết. Qua đó cũng là tài liệu để tham khảo trong quá trình học tai trường. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2.1. Mục tiêu chung: Việc tìm hiểu và phân tích hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại giúp doanh nghiệp Việt Nam có thêm một hình thức kinh doanh hay nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nghiên cứu sự thành công hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam để giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham khảo và xác định đúng cách đưa sản phẩm của doanh nghiệp mình kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, góp phần phát triển kinh tế nước nhà. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu chung về hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại. - Nghiên cứu việc áp dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. - Phân tích sự thành công của các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng hình thức nhượng quyền thương mại và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhượng quyền thương mại. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 3.1. Không gian: Tìm hiểu và phân tích hình thức kinh doanh Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và sự thành công của một số thương hiệu thành công ở Việt Nam Đề tài được phân tích và viết tại Thành phố Cần Thơ. 3.2. Thời gian: Thu thập số liệu từ năm 2000 đến năm 2010. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4.1. Phương pháp thu thập số liệu:  Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo, các sở ban ngành, thông tin trên các báo, tạp chí nghiên cứu khoa học, truyền hình, và internet.  Vận dụng những kiến thức đã học trong chương trình, kết hợp những thông tin về các hình thức hoạt động thương mại (nhượng quyền, liên doanh, sáp nhập, ) từ môn học Kinh doanh quốc tế, Quản trị học căn bản, dựa trên những số liệu thống kê trên các tạp chí chuyên ngành đánh giá về hiện trạng của hoạt động nhượng quyền thương mại trong giai đoạn hiện nay và những giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh này cho doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp thống kê và so sánh là hai phương pháp sử dụng phổ biến nhất nhằm so sánh đối chiếu kết quả. Trên cơ sở đó đánh giá những vấn đề thực hiện được và chưa thực hiện được, nhằm xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Kết hợp với các bài viết trên báo để phân tích về thuận lợi và khó khăn của hoạt động nhượng quyền và tiềm năng phát triển của nó trong tương lai.

doc29 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3254 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu và phân tích hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và sự thành công của một số thương hiệu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN GIỚI THIỆU 1. LY DO CHỌN ĐỀ TÀI: Việt Nam đã gia nhập WTO và đang đứng trước nền kinh tế thị trường với xu hướng quốc tế hoá gia tăng và quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng nhanh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế thế giới thì yêu cầu đặt ra là các quốc gia phải hợp tác, liên kết với nhau để cùng phát triển - nhất là Việt Nam với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vấn đề đặt ra là các quốc gia phải lựa chọn hình thức hợp tác như thế nào để phát triển được tiềm năng của quốc gia mình, đưa những sản phẩm của mỗi quốc gia ra tầm xa quốc tế, vượt qua khỏi biên giới vùng, miền, một quốc gia để tiến đến một thương hiệu mang tính quốc tế. Thực tế này đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những khó khăn và thách thức. Hơn ai hết để có thể tồn tại và phát triển theo hướng mở rộng thị phần vào thị trường khu vực và thế giới thì bản thân các doanh nghiệp phải năng động, chủ động tìm kiếm giải pháp phát triển tối ưu để áp dụng cho doanh nghiệp mình. Trong rất nhiều hình thức hợp tác kinh doanh như: liên doanh, độc quyền, nhượng quyền thương mại,… thì hình thức nhượng quyền thương mại đã được thực hiện và mang lại rất nhiều thành công ở nhiều nơi trên thế giới như thương hiệu: MC Donal’s, Marriott, 7-Eleven,… Tuy hiện tại hình thức kinh doanh Nhượng quyền thương mại còn khá mới mẽ với các doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng đã tạo nên một số thành công và hạn chế nhất định đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, đối với nền kinh tế ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại và sự phát triển của nó ở thị trường Việt Nam nên việc chọn đề tài “Tìm hiểu và phân tích hình thức kinh doanh Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và sự thành công của một số thương hiệu ở Việt Nam” để nghiên cứu trong chuyên đề ngành Quản trị kinh doanh là rất cần thiết. Qua đó cũng là tài liệu để tham khảo trong quá trình học tai trường. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2.1. Mục tiêu chung: Việc tìm hiểu và phân tích hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại giúp doanh nghiệp Việt Nam có thêm một hình thức kinh doanh hay nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nghiên cứu sự thành công hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam để giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham khảo và xác định đúng cách đưa sản phẩm của doanh nghiệp mình kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, góp phần phát triển kinh tế nước nhà. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu chung về hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại. - Nghiên cứu việc áp dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. - Phân tích sự thành công của các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng hình thức nhượng quyền thương mại và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhượng quyền thương mại. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 3.1. Không gian: Tìm hiểu và phân tích hình thức kinh doanh Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và sự thành công của một số thương hiệu thành công ở Việt Nam Đề tài được phân tích và viết tại Thành phố Cần Thơ. 3.2. Thời gian: Thu thập số liệu từ năm 2000 đến năm 2010. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4.1. Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo, các sở ban ngành, thông tin trên các báo, tạp chí nghiên cứu khoa học, truyền hình, và internet. Vận dụng những kiến thức đã học trong chương trình, kết hợp những thông tin về các hình thức hoạt động thương mại (nhượng quyền, liên doanh, sáp nhập,…) từ môn học Kinh doanh quốc tế, Quản trị học căn bản, dựa trên những số liệu thống kê trên các tạp chí chuyên ngành đánh giá về hiện trạng của hoạt động nhượng quyền thương mại trong giai đoạn hiện nay và những giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh này cho doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp thống kê và so sánh là hai phương pháp sử dụng phổ biến nhất nhằm so sánh đối chiếu kết quả. Trên cơ sở đó đánh giá những vấn đề thực hiện được và chưa thực hiện được, nhằm xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Kết hợp với các bài viết trên báo để phân tích về thuận lợi và khó khăn của hoạt động nhượng quyền và tiềm năng phát triển của nó trong tương lai. . PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI (FRANCHISE) 1.1 Khái quát chung về nhượng quyền thương mại (franchise) 1.1.1 Khái niệm nhượng quyền thương mại "Franchise là hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên, mà trong đó một bên chủ thương hiệu cho phép bên kia được quyền kinh doanh sản phẩm, dịch vụ theo kế hoạch, hệ thống gắn liền với thương hiệu của chủ thương hiệu. Người được cấp quyền phải trả cho bên cấp quyền các khoản phí trực tiếp hay gián tiếp, gọi là phí franchise". Tại Việt Nam, theo điều 284 Luật Thương mại 2005, thì franchise là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau: Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo phương thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. 1.1.2 Lịch sử hình thành nhượng quyền Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của lối kinh doanh nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu. Tuy nhiên, hoạt động nhượng quyền thương mại được chính thức thừa nhận khởi nguồn, phát triển là tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19, khi mà Nhà máy Singer sản xuất máy khâu ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh đầu tiên cho đối tác của mình. Kể từ thập niên 90 tại Đông Nam Á, các quốc gia đã nhận thấy tác động của franchise đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quan trọng và là xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giải pháp phát triển kinh tế liên quan đến franchise đã được nghiên cứu, ứng dụng và khuyến khích phát triển. Năm 1994 Hội đồng Franchise Thế giới (World Franchise Council) ra đời, có thành viên là các hiệp hội franchise của nhiều quốc gia. Ngoài ra, một tổ chức uy tín và lâu đời nhất là Hiệp hội Franchise Quốc tế (International Franchise Association) được thành lập năm 1960, có khoảng 30.000 thành viên bao gồm các doanh nghiệp bán, mua franchise. Hiện nay hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đã phát triển rộng khắp ở các quốc gia trên thế giới với 16.000 hệ thống trên toàn cầu. Nhượng quyền thương mại, hay franchising là phương thức kinh doanh được các tập đoàn lớn trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối các dịch vụ sử dụng. 1.1.3 Phân loại các hình thức nhượng quyền thương mại Trong thực tiễn, mô hình nhượng quyền là một mô hình kinh doanh có rất nhiều cách thức phân loại: ( Căn cứ vào tính chất, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, xét về cơ bản, có các hình thức sau đây: ( Nhượng quyền đơn nhất hay nhượng quyền trực tiếp (Unit franchising) Hình thức nhượng quyền này được áp dụng khi bên nhượng quyền và bên nhận quyền cùng hoạt động trong phạm vi một quốc gia nhằm đảm bảo quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của bên nhận quyền. ( Nhượng quyền mở rộng ( Franchise developer agreement) Thực chất của hình thức này là bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền trách nhiệm mở rộng và điều hành một số lượng đơn vị kinh doanh theo đúng thoả thuận phạm vi một lãnh thổ nhất định và không được nhượng quyền cho bên thứ ba. ( Nhượng quyền khởi phát (Nhượng quyền phụ - Master franchise) Nhượng quyền khởi phát là nhượng quyền thương mại mang tính quốc tế. Nghĩa là bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều ở các quốc gia khác nhau. ( Nếu căn cứ theo hình thức hoạt động kinh doanh thì nhượng quyền thương mại bao gồm: ( Nhượng quyền sản xuất (Processing fcranhise) Là loại hình nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sản xuất và cung cấp ra thị trường các hàng hoá mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền. ( Nhượng quyền dịch vụ (Service fcranhise) Nhượng quyền dịch vụ là nhượng quyền trong các lĩnh vực hoạt động có tính chất dịch vụ như: sửa chữa, bảo dưỡng ôtô, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, như hệ thống nhà hàng VESPUCCI bán thức ăn Italia... ( Nhượng quyền phân phối (Distribution fcranhise) Trong nhượng quyền phân phối, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền có những điểm gần giống như mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, tức là bên nhượng quyền sản xuất ra các sản phẩm sau đó bán lại sản phẩm cho bên nhận quyền và bên nhận quyền sẽ phân phối trực tiếp sản phẩm tới người tiêu dùng dưới thương hiệu của bên nhượng quyền. 1.2 Nguyên tắc hoạt động của nhượng quyền thương mại Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền phải đã hoạt động ít nhất một năm. Nếu bên nhận nhượng quyền là bên Việt Nam bên nhượng quyền là nước ngoài thì thương nhân bên Việt Nam đó phải kinh doanh nhượng quyền thương mại ít nhất 1 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại. Phải đăng kí kinh doanh nhượng quyền thương mại tại cơ quan có thẩm quyền. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh nhượng quyền phải không thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh. * Tiến trình nhượng quyền 1. Các công ty nhượng quyền sẽ gửi những thông tin về sản phẩm hoặc tài liệu liên quan đến sản phẩm đó, đồng thời yêu cầu người sẽ tham gia nhận quyền trả lời những câu hỏi kèm theo. Và như vậy, để mọi việc diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp, người nhận quyền sẽ phải hoàn chỉnh quá trình trao đổi thông tin này. 2. Tìm hiểu, thu thập nguồn thông tin liên quan đến việc nhượng quyền: Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp nhượng quyền, chủ nhân của công ty, các đại lý, chi nhánh (nếu có). Tính pháp lý của doanh nghiệp nhượng quyền. Phí nhượng quyền Vốn đầu tư Trách nhiệm, nghĩa vụ, khả năng tài chính của doanh nghiệp nhượng quyền cũng như đối tác của việc nhượng quyền,… 3. Cố gắng tham quan các cở sở được nhượng quyền càng nhiều càng tốt. Tranh thủ gặp gỡ trực tiếp chủ nhân của các cơ sở này đồng thời nên để ý đến quan điểm của họ về công ty nhượng quyền. 4. Xem xét lại kế hoạch kinh doanh, triết lý điều hành cũng như phân tích thị trường của doanh nghiệp nhượng quyền. 1.3 Một số thương hiệu nhượng quyền thành công trên thế giới 1.3.1 Tình hình nhượng quyền trên thế giới Kết quả thực tiễn tại nhiều nước trên thế giới chứng minh franchise đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cả nền kinh tế. Vào năm 1994, 35% của tổng doanh thu bán lẻ của nước Mỹ là các cửa hàng nhượng quyền. Đến năm 2000 tỷ lệ này tăng lên 40% tạo việc làm cho hơn 8 triệu người. Theo số liệu thống kê của Châu Âu thì năm 1998 toàn Châu Âu có tổng cộng 3.888 hệ thống franchise với 167.432 cửa hàng nhượng quyền. Những cửa hàng này hàng năm đóng góp khoảng 95 tỷ Euro doanh số và tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm cho người dân các nước Châu Âu. Tại Nhật – dựa vào báo cáo của Hiệp hội Nhượng quyền kinh doanh thế giới năm 1998 thì các cửa hàng franchise của Nhật hàng năm làm ra gần 150 tỷ USD với mức tăng trưởng là 7% mỗi năm. Tại Úc - tổng số các cửa hàng franchise trên toàn quốc là 54.000, đóng góp 12% vào tổng sản phẩm xã hội (GDP) và tạo ra hàng trăm ngàn công việc cho người lao động. Còn trên bình diện toàn thế giới, doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền thời điểm năm 2000 đạt 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 doanh nghiệp từ 75 ngành nghề khác nhau. 1.3.2 Khái quát một số thương hiệu nhượng quyền thành công trên thế giới Sau đây là 10 thương hiệu nhượng quyền đứng đầu danh sách Franchise 500 của năm 2006, do tạp chí Entrepreneur bình chọn: Bảng 1.1.Các thương hiệu nhượng quyền thành công trên thế giới năm 2006 Thứ tự  Tên thương hiệu  Ngành kinh doanh  Phí nhượng quyền (USD)    Subway  Thực phẩm: bánh mì kẹp thịt, salad  74.900 - 222.800    Dunkin' Donuts  Thực phẩm: bánh ngọt, bánh rán  179.000-1.6 Triệu    Jackson Hewitt  Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực thuế  48.600-91.800    7-Eleven  Chuỗi cửa hàng tiện ích  Dao động tùy thuộc    UPS Store, The/Mail Boxes  Dịch vụ viễn thông, bưu điện  153.950 - 266.800    Domino's Pizza  Thực phẩm: pizza, bánh mì  141.400-415.100    Jiffy Lube Int'l  Thay dầu xe  214.000 - 273.000    Sonic Drive-In  Nhà hàng ăn nhanh drive - in (lái xe vào tận quầy)  861.300    McDonald's  Thực phẩm (hamburger, gà rán, salad)  506.000– 1.6 Triệu    Papa John's Int'l  Thực phẩm (pizza)  250.000   McDonald's: Ngành kinh doanh: thực phẩm (hamburger, gà rán, salad). Phí nhượng quyền: 506.000 – 1.600.000 USD. Hiện nay có hơn 30.220 cửa hàng McDonald’s trên 120 quốc gia, phục vụ cho hơn 16 tỉ khách hàng, tương đương một bữa ăn trưa và một bữa ăn tối cho mọi người trên toàn thế giới. Với doanh thu 40 tỉ dollar trên toàn cầu. Ngoài ra còn có Chuỗi của hàng thức ăn nhanh Wendy,s. Dave Thomas từng là một franchise của hệ thống KFC trong nhiều năm trước khi trở thành sáng lập viên kiêm chủ tịch tập đoàn thức ăn nhanh Wendy với cửa hàng đầu tiên được mở tại trung tâm Columbus, Ohio doanh số của cửa hàng Wendy đạt mức 25 triệu USD và một năm sau đó tham gia vào thị trường chứng khoán. Đến cuối năm 2004 tổng số cửa hàng mang nhãn hiệu Wendy trong và ngoài nước Mỹ là 6.481, xếp hạng thứ 15 trong danh sách 200 hệ thống franchise lớn mạnh nhất thế giới. CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 2.1 Khái quát chung về hình thức nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 2.1.1 Sự xuất hiện của hình thức nhượng quyền thương mại ở Việt Nam Franchising - đã ra đời và phát triển trong hơn 6 thập kỷ qua tại nhiều nước Âu - Mỹ. Tại Việt Nam hình thức nhượng quyền thương mại hình thành vào những năm 90 của thế kỷ trước và mang tính tự phát rất cao chỉ có một vài doanh nghiệp kinh doanh thiết bị lọc nước do Việt kiều về đầu tư đã đưa ra hình thức nhượng quyền thương mại, nhưng thị trường lúc bây giờ chưa thực sự sôi động và bản thân thương hiệu của các doanh nghiệp đó cũng chưa mấy nổi tiếng nên đã không thành công. Mãi đến 3 - 4 năm trở lại đây, hình thức này mới bắt đầu phát triển với các thương hiệu tên tuổi như Kinh Đô, Trung Nguyên, Lotteria, Phở 24... Năm 2004 Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới (WFC) đã tiến hành một cuộc điều tra với kết quả khẳng định rằng: đã tồn hơn 70 hệ thống franchise hoạt động tại Việt Nam, đa số là các thương hiệu nước ngoài. Mặc dù còn khá ít so với các quốc gia láng giềng, nhưng với tình thế hiện nay, khi franchise đã được luật hóa, Việt Nam chính thức bước qua cửa WTO, đã có nhiều nhận định rằng hoạt động franchise sẽ phát triển như vũ bão có chuyên gia ước tính tới 15% - 20%/năm. Từ đầu năm 2005 - 2007 tính sơ bộ đã có hơn 10 cửa hàng franchise của doanh nghiệp Việt Nam ra đời trong nước và nước ngoài. Qua đó cho thấy, một số doanh nghiệp Việt Nam đã biết tận dụng hình thức franchise để làm đòn bẩy phát triển thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu của mình. Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng cao, GDP tăng bình quân 7,5% hàng năm, dân số đông, môi trường kinh doanh đang được cải thiện, trở thành thành viên WTO... là những điều kiện lý tưởng để phát triển franchise. Năm 2008 sẽ đánh dấu một mốc quan trọng chuẩn bị cho những đột phá hấp dẫn của các hoạt động Franchise tại Việt Nam. Nhiều chuyên gia dự báo, thị trường Franchise Việt Nam trong 2 năm tới có thể tăng từ 25 - 30%/năm do tác động của WTO. Hiện tại nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới như Pepsi, Coca Cola hay gà rán KFC đã thâm nhập thị trường Việt Nam thông qua các hoạt động Franchise. Thế nhưng nếu nhìn nhận về mặt tổng thế, Việt Nam thực sự vẫn chưa có những nhà nhượng quyền tầm cở mang tính xuyên quốc gia như McDonald, Lotteria Subway,... việc thực hiện hoạt động nhượng quyền đa phần mang tính thử nghiệm hoặc chập chững từng bước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Đồng thời, Nhà nước vẫn chưa có chính sách thúc đẩy phát triển hoạt động franchise, do đó số lượng các nhà nhượng quyền Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. 2.1.2 Sơ lược các doanh nghiệp Việt Nam tham gia nhượng quyền thương mại Thương hiệu Phở 24: Phở 24 là một trong những ví dụ khá điển hình về hình thức nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam. Với ý tưởng xây dựng một thương hiệu mạnh tầm vóc quốc tế thông qua hệ thống chuỗi cửa hàng theo mô hình nhượng quyền. Tháng 6/2003, khi cửa hàng phở 24 đầu tiên ra đời và bắt đầu áp dụng hình thức nhượng quyền thương mại. Tiếp cận với franchise 3 năm nay, thương hiệu Phở 24 đã đi được những bước khá nhanh với 37 cửa hàng ở Việt Nam và 3 cửa hàng ở nước ngoài. Với kết quả này trong năm 2007, Phở 24 đã có 80 cửa hàng ở Việt Nam và sẽ mở rộng thương hiệu này đến Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Bên được nhượng quyền phải trả cho chủ sở hữu thương hiệu Phở 24 một khoản phí ban đầu và khoản phí hàng tháng. Chi phí hàng tháng là chi phí sử dụng nhãn hiệu và những dịch vụ hỗ trợ khác từ phía chủ thương hiệu Phở 24 trong khoảng thời gian 5 năm. Đối với các cửa hàng được nhượng quyền, chủ sở hữu thương hiệu Phở 24 vẫn dành quyền giám sát và kiểm soát phương thức điều hành cửa hàng để uy tín của nhãn hiệu và tên thương mại Phở 24 vẫn được duy trì và giá trị của các các cửa hàng, mà thực chất là của toàn bộ hệ thống theo đó các cửa hàng Phở 24 hoạt động kinh doanh không bị suy giảm. Thương hiệu Foci: Bắt đầu kế hoạch nhượng quyền thương mại từ rất sớm năm 1989, xác định hình thức phát triển thương hiệu của mình bằng nhượng quyền thương mại. Tính đến nay đã có 35 cửa hàng Foci trên qui mô cả nước bên cạnh 48 cửa hàng Foci đầu tư, đến hết năm 2007 số cửa hàng nhượng quyền thương mại là 100 cái ở 61 tỉnh, thành trong cả nước, điều đó có nghĩa ở bất kỳ cửa hàng nào của Foci khách hàng cũng có thể yêu cầu như nhau đối với sản phẩm họ lựa chọn, kể cả việc đổi lại sản phẩm. Hầu hết nhân sự của công ty được huấn luyện kỹ những kỹ năng bán hàng, huấn luyện nhân viên...để đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống. Thương hiệu Kinh Đô: Công ty cổ phần Kinh Đô cũng là một trong những doanh nghiệp rất thành công với mô hình này, với mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp trên cả nước. Theo đó đối tác của Kinh Đô bỏ vốn đầu tư mở cửa hàng dưới sự hỗ trợ và kiểm duyệt của Kinh Đô, được Kinh Đô chuyển giao mô hình kinh doanh, công nghệ sản xuất bánh, bí quyết kinh doanh... Tháng 8 năm 2007 Kinh Đô đã tiếp tục khai trương thêm 2 cửa hàng Kinh Đô Bakery nữa tại TP. Hồ Chí Minh theo hình thức franchise, nâng tổng số lên 3 cửa hàng franchise ở đây. Theo chiến lược chung của công ty Kinh Đô Bakery, đây là bước đầu trong chiến lược phát triển 100 cửa hàng franchise của Kinh Đô Bakery trong vòng 3 năm tới ở trong và ngoài nước. Theo Công ty Kinh Đô Bakery, tiêu chí để công ty chấp nhận đối tác mở franchise Kinh Đô Bakery không đơn thuần là kinh phí mà phải có kinh nghiệm kinh doanh, sản xuất thực phẩm; có hoặc thuê được mặt bằng tốt và vốn đầu tư trung bình từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng. Thương hiệu Cà phê Trung Nguyên: Nói đến nhượng quyền không thể không nhắc đến cà phê Trung Nguyên – một công ty rất thành công trong lĩnh vực này. Ra đời và hoạt động hơn 10 năm, Công ty Cà phê Trung Nguyên với sản phẩm cà phê thương hiệu Trung Nguyên đã chinh phục được đông đảo người tiêu dùng trong nước và thế giới. Trung Nguyên, một trong những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên xuất khẩu thương hiệu ra nước ngoài. Với hơn 500 nhà phân phối lớn trải khắp đất nước và hợp đồng kinh doanh chuyển nhượng quyền tại 10 nước trên thế giới, trong đó có những thị trường quan trọng như Mỹ, Canada, Pháp, Nauy, Nhật, Singapore, gần đây là Nga và Trung Quốc, Trung Nguyên đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20-30%/năm. Doanh thu năm 2003 là 70 tỉ đồng, 2004 đạt 100 tỉ đồng và năm 2005 là 150 tỷ đồng... Với G7, cà phê Trung Nguyên đang vươn tới ướ
Luận văn liên quan