Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội bức xúc mang tính toàn cầu, nó tồn tại ở mọi quốc gia, mọi Châu lục và không trừ một ngoại lệ nào. Bước sang thế kỷ XXI nhưng một phần tư thế giới vẫn đang sống trong sự cùng cực của nghèo khổ không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người. Hàng triệu người khác có nguy cơ tái nghèo cao. Đói nghèo không chỉ làm cho hàng triệu người không có cơ hội được hưởng những thành quả văn minh tiến bộ của loài người mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội. Đói nghèo còn ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau kể cả đối với người già và trẻ em, làm gia tăng bệnh tật, trẻ em không có được cơ hội đến trường, từ đó nảy sinh ra những tệ nạn xã hội, không được tiếp xúc với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe . Đặc biệt, càng khó khăn hơn khi họ là những người phụ nữ nghèo đơn thân làm chủ gia đình họ không chỉ là nạn nhân của đói nghèo mà họ còn gánh vác trọng trách nuôi sống cả gia đình, thiếu thốn tình cảm, mặc cảm, tự ti, ít giao tiếp xã hội và sống khép mình, chịu sự kỳ thị của cộng đồng Bởi vậy, hạn chế tình trạng nghèo đói là nhiệm vụ của các cấp các ngành nói riêng và toàn thể cộng đồng nói chung. Trong đó, NVCTXH được coi là những người có trọng trách nặng trong giúp đỡ họ tự vượt qua những khó khăn trong cuộc sống bằng những kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù.

doc66 trang | Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội bức xúc mang tính toàn cầu, nó tồn tại ở mọi quốc gia, mọi Châu lục và không trừ một ngoại lệ nào. Bước sang thế kỷ XXI nhưng một phần tư thế giới vẫn đang sống trong sự cùng cực của nghèo khổ không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người. Hàng triệu người khác có nguy cơ tái nghèo cao. Đói nghèo không chỉ làm cho hàng triệu người không có cơ hội được hưởng những thành quả văn minh tiến bộ của loài người mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội. Đói nghèo còn ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau kể cả đối với người già và trẻ em, làm gia tăng bệnh tật, trẻ em không có được cơ hội đến trường, từ đó nảy sinh ra những tệ nạn xã hội, không được tiếp xúc với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe ... Đặc biệt, càng khó khăn hơn khi họ là những người phụ nữ nghèo đơn thân làm chủ gia đình họ không chỉ là nạn nhân của đói nghèo mà họ còn gánh vác trọng trách nuôi sống cả gia đình, thiếu thốn tình cảm, mặc cảm, tự ti, ít giao tiếp xã hội và sống khép mình, chịu sự kỳ thị của cộng đồng Bởi vậy, hạn chế tình trạng nghèo đói là nhiệm vụ của các cấp các ngành nói riêng và toàn thể cộng đồng nói chung. Trong đó, NVCTXH được coi là những người có trọng trách nặng trong giúp đỡ họ tự vượt qua những khó khăn trong cuộc sống bằng những kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù. Tại huyện Thăng Bình qua năm năm thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, tỉ lệ hộ nghèo năm 2015 đã giảm xuống còn 3316 hộ chiếm 8,80% , Công tác giảm nghèo trong thời gian qua đã có những thay đổi, đời sống của người dân được nâng cao. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn là một huyện nghèo, đặc biệt tỉ lệ phụ nữ nghèo đơn thân vẫn chiếm tỷ lệ cao. Theo danh sách thống kê hộ nghèo của huyện Thăng Bình thì tỉ lệ hộ nghèo do phụ nữ đơn thân làm chủ hộ chiếm 45%. Trong đó xã Bình Hải là một trong những xã có nhiều phụ nữ nghèo đơn thân vì đây là một xã ven biển, phần lớn người đàn ông làm nghề biển (nghề có nhiều mối nguy hiểm). Và trong cơn bão Chan Chu năm 2006, nhiều hộ gia đình đã mất đi người chồng, người cha, những đứa con trai,... Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm vận dụng những kiến thức đã học đặc biệt là những kỹ năng và phương pháp CTXHCN vào đối tượng phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ nhằm tìm hiểu những vấn đề cũng như nhu cầu của họ để từ đó cùng thân chủ xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm giải quyết vấn đề, hỗ trợ, định hướng và kết nối họ với các nguồn lực để giúp thân chủ vươn lên trong cuộc sống. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân. - Khách thể nghiên cứu: Phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ, trường hợp cụ thể là chị: Nguyễn Thị Lài, phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ tại thôn Hiệp Hưng, xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Không gian: nghiên cứu được tiến hành tại xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ ngày 26/01/2015 đến ngày 05/04/2015. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn Nghiên cứu có sử dụng những thông tin từ những nguồn tài liệu có sẵn dựa trên nguồn số liệu của cuộc khảo sát xác định hộ nghèo theo chuẩn mới (Danh sách hộ nghèo năm 2015 xã Bình Hải), các báo cáo kinh tế chính trị của xã Bình Hải năm 2014, báo cáo của LHPN xã Bình Hải, các tài liệu về phụ nữ nghèo đơn thân, để làm tư liệu trong quá trình hoàn thành đề tài. 5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu thân chủ nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về vấn đề, nhu cầu của thân chủ, thăm dò, phát hiện tìm hiểu những chính sách và biện pháp mà chính quyền đã triển khai trong hỗ trợ phụ nữ nghèo tại địa phương. Bên cạnh đó, thu thập những thông tin về những thực trạng, nguyên nhân nghèo hiện tại, nhận thức của họ về cách thức vươn lên thoát nghèo, những khó khăn của họ trong quá trình giảm nghèo, những nguyện vọng và mong muốn của họ 6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 6.1. Ý nghĩa khoa học Dưới góc độ tiếp cận của lý thuyết xã hội học, lý thuyết công tác xã hội, đặc biệt là CTXHCN cùng với việc sử dụng các kỹ năng và các phương pháp thu thập và phân tích thông tin, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm nguồn lý luận phong phú cho việc ứng dụng các lý thuyết và các phương pháp này trong thực tiễn. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích ứng dụng tiến trình CTXHCN với phụ nữ nghèo dựa trên khảo sát chính nhu cầu của họ. Việc ứng dụng tốt tiến trình này sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho thân chủ bởi thông qua đó họ có cơ hội bày tỏ, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, những tâm tư nguyện vọng cũng như những đường hướng để vươn lên XĐGN, ổn định cuộc sống. Nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho địa phương nghiên cứu để vận dụng thực hiện công tác giảm nghèo cho phụ nữ. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng giúp ích cho các tổ chức hoạt động vì cộng đồng trong việc định hướng can thiệp giảm nghèo cho các nhóm yếu thế trong xã hội đặc biệt là nhóm phụ nữ nghèo đơn thân. 7. Bố cục của đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân. Chương 2: Tiến trình công tác xã hội các nhân đối với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN 1.1.Công tác xã hội cá nhân 1.1.1.Khái niệm -Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ cá nhân con người thông qua mối quan hệ một-một. Nó được nhân viên xá hội ở các cơ sở xã hội sử dụng để giúp những người có vấn đề về chức năng xã hội và thực hiện chức năng xã hội. (theo Grace Mathew) - Công tác xã hội cá nhân là một tiến trình được các cơ quan lo về an sinh con người sử dụng để giúp các cá nhân đối phó hữu hiệu hơn với các vấn đề thuộc về chức năng xã hội của họ. (theo HELEN HARRIS PERLMAN) 1.1.2. Đặc điểm 1.1.1.1.Đối tượng (thân chủ và nhân viên xã hội) Trong công tác xã hội cá nhân, đối tượng( hay còn là thân chủ) là một trong những thành phần quan trọng nhất để tiến hành hoạt động này. Ở đây, thân chủ được hiểu là cá nhân có vấn đề khó khăn cần được sự giúp đỡ của các nhân viên công tác xã hội. Họ thường đến với mong muốn tạo ra sự thay đổi về tình huống hoặc đáp ứng những nhu cầu cần thiết của họ. Đây cũng chính là nguyên tắc cốt yếu trong công tác xã hội cá nhân khi giải quyết vấn đề của người nhân viên xã hội. 1.1.1.2.Vấn đề về thân chủ Vấn đề được xác định là những tình huống hay hoàn cảnh gây cản trở cho việc thực hiện chức năng xã hội của đối tượng và bản thân đối tượng không thể đối phó giải quyết được. 1.1.1.3.Tổ chức/ cơ quan giải quyết các vấn đề Phân loại: Dựa trên nguồn viện trợ: đó là các cơ quan thuộc chính phủ, ngoài chính phủ. Tổ chức chính phủ được chính quyền tài trợ và các tổ chức ngoài (phi) chính phủ gây quỹ từ các chiến dích hay từ những sự đỡ đầu tài chính khác. Một sộ ít là cơ quan bán công vì họ có nhận được một phần tài trợ từ chính phủ mặc dù tài chính là từ bên ngoài. Dựa theo sự chủ quản có thể phân thành: cơ quan chính phủ (được phép hoạt động từ chính phủ, trên cơ sở luật lệ) và cơ quan tư nhân (được cấp quyền hạn từ một nhóm công dân có quan tâm hay một cộng đồng hoặc lĩnh vực tư nhân). Cũng có thể phân loại theo chức năng: đó là những cơ quan đa năng với nhiều bộ phận (Bộ xã hội) nhưng cũng có những cơ quan chỉ có một chức năng duy nhất (chủ yếu là các tổ chức phi chính phủ). Các tổ chức xã hội đều có nhiệm vụ, chức nawnhg và cách tiếp cận riêng, mang những giá trị, tiêu chí riêng có thể phục vụ và đáp ứng cho một hoặc nhiều nhóm đối tượng khác nhau. 1.1.2.Nguyên tắc cơ bản 1.1.2.1.Nguyên tắc cá nhân hóa Mỗi thân chủ phải được nhân viên xã hội hiểu và nhìn nhận như một cá nhân độc lập có cá tính riêng biệt, không giống ai trong cộng đồng của mình. Đây chính là điều quan trọng nhất trong nguyên tác cá nhân hóa đề nhân viên xã hội can thiệp trong quá trình giúp đỡ thân chủ. 1.1.2.2.Chấp nhận thân chủ Chấp nhận thân chủ có nghĩa đòi hỏi nhân viên xã hội phải nhìn nhận thân chủ như vốn thân chủ đó có với mọi phẩm chất tốt và xấu, điểm mạnh và điểm yếu,.của thân chủ. Điều đó có nghĩa, thân chủ được chấp nhận là một con người bình thường cho dù tội lỗi của họ là không thể chấp nhận. Tuy nhiên, việc chấp nhận không có nghĩa là việc tha thứ thậm chí biện hộ hay chạy tội cho những hành vi, hành động xã hội của thân chủ mà xã hội không thể chấp nhận. Có như vậy, thân chủ mới bộc lộ những vấn đề của họ cho mình. 1.1.2.3. Không phê phán Không phê phán có nghĩa là đòi hỏi nhân viên xã hội trong quá trình làm việc không được đưa ra bất cứ một sự bình phẩm, kỳ thị hay tỏ vẻ bất bình, bất hợp tác.về hành vi của thân chủ, cho dù họ trong cuộc sống có thể họ là hững người tội lỗi. Nói chung, thân chủ của công tác xã hội cá nhân là những người có khó khăn khi giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Họ có những căng thẳng dưới dạng này hay dạng khác. Việc chấp nhận, không phê phán của nhân viên xã hội sẽ giúp thân chủ yên tâm và hoàn toàn sẽ chia những điều vướng mặc của mình cho nhân viên xã hội. 1.1.2.4. Quyền tự quyết của đối tượng Quyền tự quyết, cùng sự tự do trong những quyết định của thân chủ là một trong những quyên tắc căn bản của công tác xã hội cá nhân miễn sao hậu quả của những quyết định ấy không làm ảnh hưởng, thậm chí gây tổn hại đến người khác và bản thân họ, điều này có nghĩa, những quyết định này phải ở trong những chuẩn mực hành vi mà xã hội có thể chấp nhận được và thân chủ với tư cách là người ra quyết định phải tự chịu trách nhiệm thực hiện và gánh lấy những hậu quả (nếu xảy ra) từ những quyết định của chính mình. Còn nhân viên xã hội không được đưa ra những quyết định, lựa chọn hay vạch kế hoạch giúp thân chủ đưa ra những giải pháp để thân chủ tự quyết định mà thôi. 1.1.2.5. Sự tham gia của đối tượng trong việc giải quyết vấn đề Kết hợp chặt chẽ với nguyên tắc tự quyết là sự tham gia của thân chủ trong việc giải quyết vấn đề. Thân chủ trở thành đối tuowngjchinhs trong việc theo đuổi kế hoạch và thực hiện kế hoạch hành động và nhân viên xã hội đóng vai trò là người tạo cơ hội cho thân chủ tham gia. 1.1.2.6. Sự bí mật của nhân viên xã hội Sự chia sẽ thông tin của thân chủ với người khác của nhân viên xã hội cho dù người đó ;à thành viên của gia đình mình hay một đồng nghiệp thân cận. mà chưa có sự đồng ý của thân chủ thì đó là một điều tối kỵ trong hành nghệ công tác xã hội cá nhân. Điều đó có nghĩa trong tiến trình công tác xã hội cá nhân, có nhiều điều chỉ nhân viên xã hội mới được thân chủ chia sẽ. Những thông tin này đòi hỏi nhân viên xã hội phải giữ bí mật. Có như vậy thì mối quan hệ giữa nhân viên xã hội với thân chủ mới bền chặt và qua đó nhân viên xã hội mới hiểu, cảm nhận được xúc cảm của thân chủ và nhìn nhận tình thế của thân chủ như vấn đề của mình. 1.1.2.7. Tự ý thức của nhân viên công tác xã hội Trong thực hành Công tác xã hội với cá nhân, nhân viên công tác xã hội phải xây dựng mối quan hệ tin tưởng với thân chủ dựa trên những nguyên tắc chấp nhận, không phê phán. Luôn đặt mình vào trong vị trí của thân chủ để cảm nhận về mức độ cảm xúc của thân chủ để có thể nhìn vấn đề của thân chủ như chính thân chủ. Tuy nhiên nhân viên xã hội cần phải có cái nhìn khách quan để khỏi mù quáng bởi những cảm xúc quá độ về tình huống. Sự can dự có kiểm soát sẽ giúp cho nhân viên xã hội duy trì một mức độ suy xét độ lập nhất định bên cạnh một mức độ cảm xúc thích hợp nhằm giúp cho thân chủ có cái nhần khách quan về cấn đề của mình và xây dựng kế hoạch một cách tinh tế. 1.1.3.Tiến trình công tác xã hội cá nhân Tiến trình CTXH Cá nhân là một chuỗi hoạt động tương tác giữa NVXH với thân chủ để giải quyết vấn đề. Trong quá trình này, thông qua mối quan hệ tương giao giữa NVCTXH với thân chủ, NVXH dùng chính các quan điểm, giá trị, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kĩ năng của mình để giúp thân chủ hiểu rõ vấn đề của mình đồng thời khích lệ họ biểu đạt tâm tư, nhu cầu, phát huy tiềm năng, tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề, cải thiện điều kiện sống của mình. Tiến trình CTXHCN là quá trình bao gồm các bước của các hoạt động do NVXH và thân chủ thực hiện để giải quyết vấn đề. Trong quá trình giúp đỡ từ nhiều nguồn khác nhau, có những bước kéo dài suốt quá trình như thu thập dữ liệu, thẩm định và lượng giá. Có thể mô phỏng theo 7 bước sau: Bước 1: Tiếp cận đối tượng. Tiếp cận ca là bước đầu tiên có thể thân chủ tự tìm đến với nhân viên xã hội khi họ gặp vấn đề và cần sự giúp đỡ, song trong một chừng mực nào đó cũng có thể chính nhân viên xã hội lại là người tìm đến với thân chủ trong phạm vi hoạt động theo chức năng của mình. Ở bước tiếp cận này nếu nhân viên xã hội tạo được ấn tượng tốt với thân chủ thì những bước sau sẽ thuận tiện hơn. Bước 2: Thu thập thông tin Sau khi tiếp cận với thân chủ nhân viên xã hội phải tiến hành thu thập thông tin nhằm xá định vấn đề thân chủ đang gặp khó khăn trong việc tìm ra hướng giải quyết. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình công tác xã hội cá nhân, nó đóng vai trò quan trọng trong cá quá trình và kết quả của nó là sự định hướng cho tất cá các bước tiếp theo bởi nếu nhận diện đúng sẽ dẫn tới chẩn đoán và cách trị liệu đúng. Bước 3: Chuẩn đoán Gồm 3 bước: Chuẩn đoán, Phân tích, Thẩm định Chuẩn đoán xem xét tính chất của vấn đề và những trục trặc của nó trên cơ sở các dữ liệu thu nhân được Phân tích là chỉ ra nguyên nhân hay nhân tố dẫn đến khó khăn. Thẩm định là xem có thể giảm bớt những khó khăn này thông qua những năng lực nào của thân chủ. Khi hoàn thành cuộc thẩm định tình huống có vấn đề và cá nhân liên quan trong đó, nhân viên xã hội làm ngay một kế hoạch trị liệu cho dù đây mới chỉ là kế hoạch tạm thời. Để tiến hành chuẩn đoán tốt nhằm xây dựng kế hoạch trị liệu hiệu quả, nhân viên công tác xã hội có thể sử dụng một số công cụ như: Cây phả hệ; Biểu đồ sinh thái; Bảng phân tích điểm mạnh và điểm yếu của thân chủđể có thể phân tích sâu và đưa ra chuẩn đoán chính xác. Bước 4: Lên kế hoạch trị liệu Trong giai đoạn này nhân viên xã hội sẽ xác định mục đích trị liệu và mục tiêu cụ thể để đạt được mục đích. Nhiệm vụ của hoạt động này: Xác định nội dung và mục tiêu phải đạt được: phải làm gì, đi đến đâu, phải đạt được gì, tạo được sự thay đổi gì và đích đến là gì. Xác định hoạt này cho ai, nhóm nào và ở đâu Xác định cách thức, phương sách để đi đến mục tiêu: làm như thế nào. Xác định rõ vai trò người thực hiện: ai là người thục hiện nhân viên xã hội nhân viên hay thân chủ. Xác định thời gian, lịch trình thực hiện bằng khi nào? Bao lâu? Bước 5: Trị liệu Là quá trình nhân viên xã hội cùng đối tượng thực thi các hoạt động cụ thể có thể đi đến mục tiêu đặt ra. Đó là sự giải tỏa hay giải quyết một số vấn đề trước mắt và điều chỉnh sự khó khăn với sự chấp nhận và tham gia của thân chủ. Nhiều trường hợp mục tiêu chỉ là giữ cho tình hình không trở nên xấu hơn thông qua các hỗ trợ về vật chất và tâm lý. Bước 6: Lượng giá Là việc xem xét lại toàn bộ những bộ phận trong tiến trình công tác xã hội cá nhân để thẩm định kết quả. Lượng giá là một hoạt động liên tục, đồng thời dù cho là một bộ phận của tiến trình của công tác xã hội cá nhân và chỉ tìm được mục tiêu và biểu hiện đầy đủ sau một khoảng thời gian hoạt động. Khi các cuộc lượng giá định kì cho thấy có sự tiến bộ hoawch không thay đổi thì tiếp tục điều trị và người lại là phải thay đổi phương pháp trị liệu. Nếu kết quả cho thấy chiều hướng xấu thì xác định mức độ đến đâu từ đó thay đổi hoặc bổ sung kế hoạch trị liệu. Nếu kết quả cho thấy tích cực có sự thay đổi tiến bộ của thân chủ thì nhân viên xã hội chủ động giảm dần vai trò tạo điều kiện giúp thân chủ tang tính độc lập trong việc thực hiên kế hoạch trị liệu. Kết thúc quá trình trị liệu là khi vấn đề của thân chủ đã được giải quyết hoặc sự hiện diện của nhân viên xã hội không còn cần thiết hoặc không thay đổi được vấn đề. Bước 7: Kết thúc Kết thúc là chấm dứt mối quan hệ giữa nhân viên xã hội với thân chủ thường là khi nhân viên xã hội hoàn thành nhiệm vụ giúp thân chủ giải quyết vấn đề hoặc là chuyển ca sang một cơ quan hoặc nhân viên xã hội khác giải quyết và sự hiện điện của nhân viên xã hội là không còn cần thiết. Việc kết thúc ca dựa trên: Nhu cầu và quyền lợi của thân chủ. Không kéo dài vì ý tưởng chủ quan của thân chủ. Không kết thúc vì sự duy ý chí của nhân viên xã hội. Trước khi kết thúc cần nới lỏng quan hệ. 1.2. Phụ nữ nghèo đơn thân 1.2.1. Khái niệm Phụ nữ nghèo đơn thân là đối tượng trong tình trạng ly thân, ly hôn hoặc là những bà mẹ tự túc (có con nhưng chưa kết hôn), người nuôi con một mình, đời sống của họ gặp nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Họ thường bị cản trở trong việc gia nhập thị trường lao động hay tìm kiếm việc làm vì phải chăm sóc con cái. ( Theo tạp chí “ Tiếp thị và gia đình”) 1.2.2.Đặc điểm Phụ nữ nghèo đơn thân họ là những người ít có cơ hội tiếp cận với khoa học, công nghệ, tín dụng và đào tạokhông những thế phụ nữ nghèo đơn thân còn là những người thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống gia đình nhất là trong việc tự quyết định các công việc trong gia đình một cách đơn độc. Ngoài xã hội thì họ thường là những người dễ bị tổn thương, chịu nhiều thiệt thòi, họ rất ít có cơ hội thăng tiến bản thân đặc biệt họ thường được trả công lao động thấp hơn so với nam giới kể cả cùng loại công việc với mức độ và cường độ làm việc bằng với nam giới. Bên cạnh thiếu hụt về kinh tế, nhiều phụ nữ nghèo đơn thân hầu như không có cơ hội để nâng cao trình độ bản thân, nên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái; và hiện nay thiếu nhà ở ổn định là một trong những thiếu hụt điển hình về nhu cầu cơ bản. 1.2.3.Nhu cầu Phụ nữ nghèo đơn thân họ mong muốn tìm kiếm được một công việc ổn định. Họ muốn mở rộng mối quan hệ, quan tâm chia sẻ nhưng lại ngại tiếp xúc. Ngoài xã hội thì họ muốn được tôn trọng, muốn có cơ hội để được thăng tiến, muốn được mọi người quan tâm đến mình. 1.3. Tổng quan về xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 1.3.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: + Xã Bình Hải là một xã vùng đồng bằng ven biển nằm về phía Đông Nam của huyện Thăng Bình, cách trung tâm hành chính huyện Thăng Bình khoảng 15 km về phía Đông Nam. + Phía Đông giáp với biển Đông + Phía Tây giáp xã Bình Sa + Phía Bắc giáp xã Bình Đào, Bình Minh + Phía Nam giáp xã Bình Nam + Diện tích tự nhiên: 1.251,24 ha , có 06 thôn gồm: + Thôn Phước An 1: 255,2 ha + Thôn Phước An 2: 240,7 ha + Thôn Hiệp Hưng: 228,19 ha + Thôn Đồng Trì: 204,27 ha + Thôn An Thuyên: 97,09 ha + Thôn Kỳ Trân: 225,79 ha -Địa hình: Địa hình nhiều gò đồi, địa hình trũng nhất là 0,5m thuộc thôn Phước An 1, thôn Phước An 2, thường dễ bị ngập úng vào mùa mưa. Dọc theo địa hình về phía Tây Nam của xã có con sông Trường Giang với lưu lượng nước khá lớn là tiềm năng phát triển của xã. -Địa hình đồi gò: Chiếm 27% diện tích tự nhiên, phân bổ phổ biến trên toàn xã trải dài dọc theo xã từ Bắc xuống Nam. Do hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất xảy ra mạnh làm cho đất bị bạc màu, một số khu thích hợp phát triển lâm nghiệp. Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất Khoản mục Hiện trạng năm 2012 (ha) Tỷ lệ % so với đất tự nhiên Ghi chú Diện tích tự nhiên 1.251,24 1. Diện tích đất nông nghiệp 759,63 60,71% a. Đất sản xuất nông nghiệp 282,05 22,54% - Đất trồng cây hằng năm 264,86 21,16% + Đất trồng lúa 213,61 17,07% + Đất cây hằng năm khác 51,25 4,09% - Đất trồng cây lâu năm 17,19 1,37% b. Đất nuôi trồng thuỷ sản 96,15 7,68% c. Đất lâm nghiệp 381,43 30,48% 2. Đất phi nông nghiệp 410,61 32,81% - Đất ở 95,53 7,63% - Đất chuyên dung 96,12 7,68% + Đất cho SX công nghiệp, tiểu thủ CN 0,06 0 + Đất công cộng 95,88 7,66% + Đất trụ sở cơ quan 0,18 0,01% - Đất tôn giáo tín ngưỡng 3,05 0,24% - Đất nghĩa trang nghĩa địa 70,58 5,64% - Đất sông suối và
Luận văn liên quan