Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải nguy hại ở thành phố Hồ Chí Minh

NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT Tháng 07 năm 2008. “Đánh Giá Hiện Trạng và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Nguy Hại ở Thành Phố Hồ Chí Minh”. NGUYEN THI ANH TUYET July 2008. “Assessing Current Situation and Suggesting Solution for Hazardous Management in Ho Chi Minh City”. Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng trong công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN & KCX, cũng như các đơn vị tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại. Đề tài đã thu thập số liệu thứ cấp từ Sở TN – MT TP, Ban Quản lý các KCN & KCX TP và các thông tin trong các nghiên cứu hay các bài báo trên Internet để cho thấy thực trạng công tác quản lý ở TPHCM và ở các KCN & KCX hiện nay còn rất nhiều vấn đề điển hình là hiện tượng các doanh nghiệp không chấp hành đúng quy định của nhà nước về quản lý chất thải nguy hại còn ở mức cao trong tổng số 17.000 đơn vị có phát sinh chất thải nguy hại thì chỉ có khoảng 450 đơn vị đăng ký sổ chủ nguồn thải, bên cạnh đó có những doanh nghiệp còn đổ cả chất thải nguy hại chung với rác sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường. Từ thực trạng đó đề tài đã đề xuất các giải pháp cụ thể đó là thu phí phát sinh chất thải nguy hại dựa trên tổng của lượng phát sinh từng loại chất thải nguy hại của doanh nghiệp trong vòng một năm nhân với mức phí cơ bản và nhân với hệ số phí dựa vào phương pháp xử lý từng loại chất thải nguy hại. Nguồn phí thu được sẽ sử dụng cho việc hỗ trợ các doanh nghiệp để quản lý chất thải nguy hại tốt hơn. Đồng thời dựa vào việc tìm hiểu thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại đề nghị cần có vai trò kiểm soát của nhà nước để chấn chỉnh chất lượng giá cả dịch vụ.

doc74 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3234 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải nguy hại ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2008 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Hiện Trạng và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Nguy Hại ở Thành Phố Hồ Chí Minh” do Nguyễn Thị Ánh Tuyết, sinh viên khóa 30, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày Người hướng dẫn TS. Đặng Minh Phương Ngày Tháng Năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo Ngày Tháng Năm Ngày Tháng Năm LỜI CẢM TẠ Vậy là thời gian ngồi trên giảng đường đã sắp trôi qua. Thời gian viết khóa luận cũng là đánh giá lại những gì đã học hỏi được suốt bốn năm. Để có được những thành quả ngày hôm nay lời đầu tiên tôi dành sự cảm ơn sâu sắc đến Bố Mẹ và gia đình, những người đã sinh thành, nuôi nấng, dạy dỗ, luôn động viên tôi và tạo mọi điều kiện cho tôi có được ngày hôm nay. Tiếp theo, em xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Đặng Minh Phương, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại Sở Tài Nguyên Môi Trường TPHCM và Phòng Xây dựng – Môi trường Ban quản lý các KCN & KCX TP đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng xin gửi lời cám ơn đến bạn bè những người đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ánh Tuyết NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT Tháng 07 năm 2008. “Đánh Giá Hiện Trạng và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Nguy Hại ở Thành Phố Hồ Chí Minh”. NGUYEN THI ANH TUYET July 2008. “Assessing Current Situation and Suggesting Solution for Hazardous Management in Ho Chi Minh City”. Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng trong công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN & KCX, cũng như các đơn vị tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại. Đề tài đã thu thập số liệu thứ cấp từ Sở TN – MT TP, Ban Quản lý các KCN & KCX TP và các thông tin trong các nghiên cứu hay các bài báo trên Internet để cho thấy thực trạng công tác quản lý ở TPHCM và ở các KCN & KCX hiện nay còn rất nhiều vấn đề điển hình là hiện tượng các doanh nghiệp không chấp hành đúng quy định của nhà nước về quản lý chất thải nguy hại còn ở mức cao trong tổng số 17.000 đơn vị có phát sinh chất thải nguy hại thì chỉ có khoảng 450 đơn vị đăng ký sổ chủ nguồn thải, bên cạnh đó có những doanh nghiệp còn đổ cả chất thải nguy hại chung với rác sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường. Từ thực trạng đó đề tài đã đề xuất các giải pháp cụ thể đó là thu phí phát sinh chất thải nguy hại dựa trên tổng của lượng phát sinh từng loại chất thải nguy hại của doanh nghiệp trong vòng một năm nhân với mức phí cơ bản và nhân với hệ số phí dựa vào phương pháp xử lý từng loại chất thải nguy hại. Nguồn phí thu được sẽ sử dụng cho việc hỗ trợ các doanh nghiệp để quản lý chất thải nguy hại tốt hơn. Đồng thời dựa vào việc tìm hiểu thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại đề nghị cần có vai trò kiểm soát của nhà nước để chấn chỉnh chất lượng giá cả dịch vụ. MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Danh mục phụ lục CHƯƠNG 1. MỞ DẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu 2 1.3.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu 3 1.3.3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu 3 1.3.4. Phạm vi thời gian nghiên cứu 3 1.4. Cấu trúc của khóa luận 3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 5 2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5 2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh 7 2.2.1. Lịch sử hình thành 7 2.2.2. Vị trí địa lí 7 2.2.3. Địa hình 7 2.2.4. Khí hậu – Thời tiết 8 2.2.5. Địa chất đất đai 9 2.2.6. Nguồn nước và thủy văn 10 2.2.7. Thảm thực vật 10 2.2.8. Văn hóa – Du lịch 11 2.3. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của TPHCM 11 2.3.1. Về Công nghiệp 13 2.3.2. Về Nông nghiệp – Lâm nghiệp - Thủy sản 14 2.3.3. Về Đầu tư – Xây dựng 15 2.3.4. Về Dân số - Lao động – Xã hội 16 2.3.5. Về Giáo dục – Y tế 17 2.3.6. Về Vận tải – Bưu điện 18 CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Nội dung nghiên cứu 20 3.1.1. Những khái niệm cơ bản về chất thải, chất thải nguy hại 20 3.1.2. Những khái niệm cơ bản về phí, phí môi trường 26 3.1.2. Phương pháp xác định phí ô nhiễm môi trường 27 3.1.3. Văn bản pháp lý liên quan đến việc quản lý chất thải nguy hại 32 3.2. Phương pháp nghiên cứu 34 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 4.1. Hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại trên địa bàn TPHCM 36 4.2. Đánh giá hiện trạng quản lý CTNH tại TPHCM 40 4.2.1. Công tác quản lý CTNH tại các đơn vị sản xuất 40 4.2.2. Công tác quản lý tại các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý 43 4.3. Công tác quản lý hành chính trong quản lý CTNH 48 4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý 50 4.4.1. Đề xuất thu phí phát sinh CTNH 50 4.4.2. Quản lý thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH 55 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59 5.1. Kết luận 59 5.2. Kiến nghị 60 5.2.1. Về phía Sở Tài nguyên và Môi trường 50 5.2.2. Về phía Ban Quản lý các KCN & KCX TP 61 5.2.3. Đối với các doanh nghiệp có phát sinh CTNH 61 5.2.4. Đối với các đơn vị thu gom, vận chuyển CTNH 61 5.2.5. Đối với các đơn vị xử lý, tiêu hủy CTNH 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CQQLNNMT Cơ quan quản lý nhà nước môi trường CTCC Công trình công cộng CTNH Chất thải nguy hại CTRCN Chất thải rắn công nghiệp DN Doanh nghiệp DV Dịch vụ ĐT Đô thị HEPZA Ban quản lý các KCN & KCX TPHCM KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất QLMT Quản lý môi trường TN – MT Tài nguyên – Môi trường TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBNDTP Ủy ban nhân dân thành phố US-EPA Bộ Bảo vệ Môi trường Mỹ (United States – Environmental Protection Agency) DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Hệ Số Phí Theo Phương Pháp Quản Lý CTNH 6 Bảng 2.2. Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (GDP) của TPHCM 12 Bảng 2.3. Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp của TPHCM 13 Bảng 2.4. Giá Trị Sản Xuất Nông – Lâm – Thủy Sản của TPHCM 14 Bảng 2.5. Tình Hình Đầu Tư của TPHCM 15 Bảng 2.6. Dân Số - Lao Động – Xã Hội 16 Bảng 2.7. Giáo Dục – Y Tế 17 Bảng 2.8. Vận Tải – Bưu Điện 18 Bảng 3.1. Mối Nguy Hại của CTNH Đối Với Cộng Đồng 24 Bảng 3.2. Khả Năng Ứng Dụng của Các Phương Pháp Xử Lý CTNH 26 Bảng 4.1. Tổng Tải Lượng CTRCN và CTNH 36 Bảng 4.2. Loại và Khối Lượng CTNH Tạo Ra từ Công Nghiệp ở TPHCM 37 Bảng 4.3. Thành Phần CTNH ở Một Số Ngành Công Nghiệp Đặc Thù ở TPHCM 38 Bảng 4.4. Tỉ Lệ CTNH trong Chất Thải Rắn Công Nghiệp ở TPHCM 39 Bảng 4.5. Các DN trong KCN & KCX Tham Gia Tập Huấn Quản lý CTNH 41 Bảng 4.6. Tình Hình Quản Lý CTNH trong Các KCN & KCX 42 Bảng 4.7. Các Đơn Vị Vận Chuyển CTNH do Sở TN – MT Cấp Phép 43 Bảng 4.8. Các Đơn Vị Vận Chuyển CTNH do Cục Bảo Vệ Môi Trường Cấp Phép 44 Bảng 4.9. Các Đơn Vị Xử Lý CTNH do Cục Bảo vệ môi trường cấp phép 45 Bảng 4.10. Các Đơn Vị Xử Lý CTNH do Sở TN – MT Cấp Phép 45 Bảng 4.11. Số Lượng CTNH Các Đơn Vị Xử Lý Tiếp Nhận ở Đia 46 Bảng 4.12. Hệ Số K đề nghị 53 Bảng 4.13. Ví Dụ Tính Phí Phát Sinh CTNH 55 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1. Sự Biến Đổi Thuốc Trừ Sâu trong Đất 23 Hình 4.1. Sơ Đồ Tổ Chức Quản Lý Chất Thải Rắn Công Nghiệp tại TPHCM 49 Hình 4.2. Mô Hình Kết Hợp 55 Hình 4.3. Mô Hình Độc Lập 56 Hình 4.4. Mô Hình Có Sự Kiểm Soát của Cơ Quan Chức Năng 57 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Mẫu Sổ Chủ Nguồn Thải Chất Thải Nguy Hại Phụ lục 2. Mẫu Chứng Từ Chất Thải Nguy Hại Phụ lục 3. Mẫu Báo Cáo Quản Lý Chất Thải Nguy Hại CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong suốt những năm qua Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Làn sóng đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất thành phố ngày càng tăng, những nhà máy, xí nghiêp, mọc lên ngày càng nhiều, tính cho đến tháng 6/2006 toàn thành phố có 11 khu công nghiệp, 3 khu chế xuất và 1 khu công nghệ cao. Ngoài ra, còn có nhiều cụm công nghiệp tập trung với khoảng 800 nhà máy quy mô lớn và gần 33.000 cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Với lượng nhà máy, xí nghiệp nhiều như vậy mỗi ngày thành phố phải tiếp nhận một lượng lớn chất thải từ các ngành công nghiệp thải ra. Theo khảo sát năm 2007 với trên 8.000 nhà máy (ở quy mô vừa và nhỏ) của phòng Quản lý Chất thải Rắn – Sở Tài nguyên và Môi trường TP ước tính khối lượng chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại vào khoảng 57.000 tấn/tháng (tương đương 1.900 tấn/ngày). Trong đó, chất thải công nghiệp chiếm 48.700 tấn/tháng (tương đương 1.623 tấn/ngày), chất thải nguy hại chiếm khoảng 8.300 tấn/tháng (tương đương 250 tấn/ngày). Phần lớn lượng chất thải nguy hại là do các ngành công nghiệp như công nghiệp hóa chất, công nghệ giấy và bột giấy, công nghiệp chế tạo cơ khí và gia công kim loại,.v.v. Ngoài ra, chất thải nguy hại còn phát sinh từ các hoạt động khác như hoạt động nông nghiệp, các cơ sở y tế, bệnh viện, sinh hoạt trong gia đình,.v.v. Vấn đề chất thải công nghiệp nói chung và chất thải nguy hại nói riêng hiện nay là một vấn đề bức xúc của thành phố vì chỉ có một lượng chất thải nguy hại như dầu cặn, dung môi, bao bì là được thu hồi tái chế, tái sử dụng, lượng lớn còn lại thì các doanh nghiệp đem đổ chung với rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp không nguy hại vào các bãi rác thành phố gây nên tình trạng quá tải dẫn đến ô nhiễm mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất,.v.v. Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của người dân khu vực quanh các bãi rác. Xuất phát từ thực trạng trên của thành phố đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ để hạn chế những tác động môi trường do chất thải nói chung và chất thải nguy hại nói riêng gây ra. Với ý nghĩa đó khóa luận được thực hiện với tiêu đề : Đánh Giá Hiện Trạng và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Nguy Hại ở Thành Phố Hồ Chí Minh” nhằm tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại hiện nay ở thành phố và đề xuất lồng ghép công cụ kinh tế vào trong quản lý môi trường mà cụ thể ở đây đó là phí phát sinh chất thải nguy hại. Việc áp dụng phí phát sinh chất thải nguy hại sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sử dụng các công nghệ ít tạo ra chất thải hoặc áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu chất thải nguy hại tại nguồn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Trong đề tài trình bày hai mục tiêu đó là mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Hai mục tiêu này được cụ thể như sau. 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại ở Thành phố Hồ Chí Minh 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại trên địa bàn TPHCM Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại các đơn vị, thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và khu chế xuất và công tác quản lý nhà nước đối với chất thải nguy hại tại TPHCM Đề xuất giải pháp về khía cạnh kinh tế cho công tác quản lý chất thải nguy hại ở TPHCM 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu Chất thải nguy hại phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau như từ sản xuất công nghiệp, từ sinh hoạt của hộ gia đình, từ sản xuất nông nghiêp, từ các cở sở y tế và bệnh viên,.v.v. Do giới hạn đề tài chọn nghiên cứu hiện trạng phát sinh và công tác quản lý chất thải nguy hại từ sản xuất công nghiệp trên địa bàn TPHCM. Bên cạnh đó các giải pháp cho công tác quản lý chất thải nguy hại có thể có rất nhiều khía cạnh như giải pháp về công nghệ, giải pháp về khía cạnh luật pháp,.v.v. Nhưng đề tài chỉ đề xuất giải pháp quản lý dưới góc độ kinh tế để quản lý chất thải nguy hại một cách tốt hơn. 1.3.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu Việc chọn địa bàn phải phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Đề tài chọn thành phố Hồ Chí Minh làm địa bàn nghiên cứu chính vì hiện tại TPHCM có rất nhiều vấn đề ô nhiễm do công nghiệp cụ thể là do chất thải công nghiệp gây ra. 1.3.3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các cơ sở sản xuất, nhà máy xí nghiệp, doanh nghiệp có phát sinh chất thải nguy hại, các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại đang hoạt động trên địa bàn TPHCM và cơ quan quản lý nhà nước về chất thải nguy hại. 1.3.4. Phạm vi thời gian nghiên cứu Theo quy định của khoa kinh tế thời gian nghiên cứu của khóa luận là ba tháng, bắt đầu từ ngày 26/03/2007 và kết thúc vào ngày 23/06/2008. Đây là khoảng thời gian để sinh viên thu thập, xử lý số liệu và viết bản thảo nghiên cứu. 1.4. Cấu trúc của khóa luận Khóa luận bao gồm năm nội dung chính được phân thành năm chương, với nội dung của từng chương như sau: Chương một là chương mở đầu, chương này có bốn phần chính đó là đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận. Chương hai trình bày về tổng quan bao gồm ba nội dung là tổng quan về tài liệu nghiên cứu; tổng quan về địa bàn nghiên cứu; tổng quan về đối tượng nghiên cứu. Phần tổng quan về địa bàn nghiên cứu nêu lên những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu. Chương ba là nội dung và phương pháp nghiên cứu. Về nội dung nghiên cứu có các định nghĩa, khái niệm, công thức và các vấn đề có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Về phương pháp nghiên cứu đề tài chỉ đề cập đến cách thức tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Chương bốn là chương kết quả và thảo luận. Đây là phần chính của khóa luận, Trong chương này sẽ trình bày hiện trạng phát sinh thị trường cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH, công tác quản lý chất thải nguy hại tại TPHCM, và hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại các DN trong các KCN & KCX. Từ đó, đề xuất công thức tính phí và cho ví dụ minh họa cụ thể. Chương năm là kết luận và kiến nghị, Ở chương này khóa luận sẽ trình bày hai phần chính đó là phần kết luận và phần kiến nghị. Phần kết luận sẽ nói ngắn gọn những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện khóa luận cũng như những hạn chế của khóa luận. Phần kiến nghị sẽ trình bày những phương hướng để quản lý chất thải nguy hại một cách tốt hơn. Trên đây là tất cả những nội dung mà khóa luận sẽ trình bày một cách cụ thể ở từng chương một CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Về tài liệu nghiên cứu, đề tài tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau nhưng tất cả đều liên quan mật thiết với những mục tiêu mà đề tài đã đề ra, Những luận văn tốt nghiệp của các khóa trước, các nghiên cứu của các tổ chức, các nhà khoa học, bài giảng của giáo viên, những bài viết trên các báo điện tử, kênh thông tin trên internet là những nguồn thông tin tham khảo quan trọng của đề tài. Có thể nói các nghiên cứu về chất thải nguy hại thực hiện trên địa bàn thành phố mới được quan tâm trong vài năm trở lại đây do sự phát triển các ngành nghề sản xuất tại các cụm công nghiệp, khu công nghiệp đã làm gia tăng lượng chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại rất lớn. Tuy nhiên những nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá hiện trạng và dự báo lượng chất thải nguy hại phát sinh mà chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ về mức độ tác hại của chất thải nguy hại từ công nghiệp đến sức khỏe của người dân và môi trường của thành phố. Đây cũng là một hạn chế trong công tác quản lý và xây dựng các chính sách kiểm soát lượng chất thải nguy hại. Tuy nhiên nhiều nước trên thế giới nhất là những nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Canada,.v.v. Vấn đề quản lý chất thải nguy hại rất được chú trọng, những nước này đã xây dựng các công cụ kinh tế như phí phát sinh CTNH, thuế, lệ phí hành chính quản lý CTNH với mục đích nhằm tạo một nguồn thu cho các quỹ liên quan đến CTNH như: quỹ xử lý CTNH, quỹ quản lý chất thải. Với nguồn thu này cơ quan quản lý sẽ dùng vào việc nghiên cứu, tư vấn kỹ thuật quản lý, xử lý cho các doanh nghiệp, giải quyết các sự cố môi trường do CTNH gây ra, đồng thời tăng cường năng lực kiểm tra giám sát tình hình quản lý CTNH tại các doanh nghiệp. Điển hình là việc tính phí phát sinh CTNH ở bang Oregon nước Mỹ. Bang Oregon chia các nguồn CTNH được phân theo 3 nhóm quy mô khác nhau Nguồn thải được miễn phí có điều kiện: là nguồn thải có lượng chất thải trong bất kỳ tháng nào cũng đều <100 kg CTNH (hoặc <1 kg CTNH cấp tính). Nguồn thải số lượng nhỏ hoặc nguồn thải có số lượng lớn : là nguồn thải có Lượng CTNH tích lũy tại chỗ >1.000 kg. Nguồn phát sinh CTNH với số lượng lớn: Tích lũy tại chỗ trên 1 kg CTNH cấp ở bất cứ lúc nào. Phí sản sinh ra CTNH được áp dụng cho các nguồn thải số lượng lớn và các nguồn thải có số lượng nhỏ trong vòng 1 năm. Mức phí được tính như sau: Phí cơ bản khối lượng mỗi loại CTNH hệ số phí Trong đó: Phí cơ bản là 110$ / tấn Hệ số phí nằm trong khoảng từ 0 đến 2 theo phương pháp quản lý chất thải cho bởi bảng sau: Bảng 2.1. Hệ Số Phí Theo Phương Pháp Quản Lý CTNH Phương pháp quản lý Hệ số phí Phương pháp quản lý không biết hoặc không được báo cáo 2,00 Đổ ra đất 1,50 Thiêu đốt 1,00 Xử lý chất vô cơ trong nước 1,00 Xử lý chất hữu cơ trong nước, kết hợp xử lý chất hữu cơ và vô cơ trong nước 1,00 Xử lý bùn 1,00 Các kiểu xử lý khác 1,00 Ổn định 1,00 Thu hồi năng lượng (tái sử dụng chất thải như là một nhiên liệu) 0,75 Pha trộn với nhiên liệu 0,75 Trung hòa bên ngoài cơ sở 0,75 Thu hồi các dung môi thải 0,50 Thu hồi lại các kim loại (để tái sử dụng) 0,50 Các kiểu thu hồi và tái sinh khác 0,50 CTNH lỏng không được quản lý tức thời trong lúc sinh ra, chỉ được xử lý bằng biện pháp trung hòa tại chỗ hoặc bằng các công trình đơn vị xử lý nước thải 0,50 Được phép thải bỏ theo quy định của Đạo luật nước sạch liên bang phần 402 hoặc 307b 0,00 Nguồn tin: Phòng Chất lượng Môi trường của tiểu bang Oregon, tháng 7/2005 2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Lịch sử hình thành Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 2/7/1976 đã chính thức đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh . 2.2.2. Vị trí địa lí Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38’ vĩ độ bắc và 106 0 22’ – 106 054’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp hai tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn/năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km. 2.2.3. Địa hình Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây. Có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9). Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nh
Luận văn liên quan