Đánh giá tính hợp lý việc ghi nhận kết quả kinh doanh của các chi nhánh ngân hàng

Theo BIDV, các phòng chỉ được hạch toán vào các nhóm tài khoản quy định trong hệ thống tài khoản kế toán khi đã có cơ chế nghiệp vụ phù hợp. Tài khoản thu nhập hoạt động tín dụng, thu nhập hoạt động đầu tư, thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng và thu nhập khác được phân tách theo đối tượng khách hàng. Khi hạch toán vào các nhóm tài khoản cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: a) Loại tài khoản này phản ánh tất cả các khoản thu nhập của ngân hàng. Cuối ngày 31/12, số dư các tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản lợi nhuận và số dư “= 0” bằng không. b) Các khoản thu nhập bằng ngoại tệ được hạch toán bằng nguyên tệ vào tài khoản thu nhập, cuối ngày hệ thống tự động tất toán các tài khoản thu nhập bằng nguyên tệ thông qua cặp tài khoản mua bán ngoại tệ để chuyển đổi ra đồng Việt Nam hạch toán vào tài khoản thu nhập bằng đồng Việt Nam. c) Đối với số lãi phải thu đã hạch toán thu nhập nhưng đến kỳ hạn không thu được thực hiện: Thoái thu lãi bằng cách hạch toán giảm thu lãi tương ứng số tiền lãi đã dự thu (đối với phần dự thu trong năm) hoặc hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh khác (đối với các phần dự thu các năm trước). d) Đối với khoản thu được từ hoạt động kinh doanh có hiệu lực qua nhiều kỳ kế toán phải phân bổ phù hợp. e) Đối với nhóm tài khoản thu nhập nội bộ: + Dùng để hạch toán các khoản thu nhập phát sinh giữa chi nhánh, Sở giao dịch, trung tâm với Hội sở chính hoặc giữa các chi nhánh, Sở giao dịch, trung tâm với nhau. + Việc hạch toán các khoản thu nhập nội bộ phải đảm bảo khớp đúng về số tiền tương ứng giữa tài khoản thu nhập tại đơn vị thu và chi phí tại đơn vị trả, tổng thu nội bộ phải bằng tổng chi nội bộ trong toàn hệ thống. Khi lập báo cáo tài chính, các khoản thu nội bộ phải được loại trừ. + Đối với các khoản thu dịch vụ do một chi nhánh đầu mối thực hiện thu của khách hàng và phân bổ phí cho cho chi nhánh thành viên: chi nhánh đầu mối hạch toán doanh thu vào tài khoản thu nhập tương ứng; xuất hoá đơn và hạch toán toàn bộ số VAT. Số phí phân bổ cho đơn vị thành viên là số phí không bao gồm VAT và được phản ánh trên cặp tài khoản thu/chi nội bộ tương ứng.

doc24 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2681 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tính hợp lý việc ghi nhận kết quả kinh doanh của các chi nhánh ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: THU NHẬP Thực hiện theo quy định 6636/QĐ-TC1 về chế độ thu chi tài chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ngày 20/11/2009, các chi nhánh BIDV nói chung và trên địa bàn TPHCM nói riêng đều phải áp dụng để thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước và của Ngân hàng và thực hiện thống nhất các quy định thu chi tài chính trong toàn hệ thống. Theo đó, việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng được phân chia theo từng đối tượng khách hàng và theo dòng sản phẩm, và BIDV hướng dẫn hạch toán nhóm tài khoản thu nhập thuộc hệ thống tài khoản SIBS như sau: Tài khoản THU NHẬP bao gồm: 1. Thu nhập từ lãi. 2. Thu nhập họat động đầu tư. 3. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và tiền tệ. 4. Thu phí dịch vụ 5. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác. 6. Thu hoàn nhập dự phòng nội bộ. 7. Thu nhập nội bộ trong hệ thống BIDV. 8. Thu nhập khác. Tuy nhiên, tùy vào khả năng, điều kiện và tính chất thì các chi nhánh của BIDV cũng chỉ bao gồm một số loại thu nhập cơ bản chứ không bao hàm hết tất cả các loại thu nhập như trên. Cụ thể tại chi nhánh BIDV trên địa bàn TPHCM mà nhóm lựa chọn có các loại thu nhập như sau: + Thu nhập từ hoạt động kinh doanh, bao gồm ( từ 1 – 4): Thu nhập lãi (Thu lãi cho vay và thu lãi tiền gửi). Thu từ hoạt động tài chính. Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ. + Thu nhập khác: là những khoản thu mà mà ngân hàng không thể dự tính được hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên, bao gồm (từ 5 – 7): Thu nhập FTP. Thu phí nội bộ khác trong hệ thống. Thu các khoản nợ gốc và lãi đã được xử lý. 1. Nguyên tắc quản lý doanh thu Doanh thu của Ngân hàng được xác định theo nguyên tắc phải thu. Các khoản thu của Ngân hàng được ghi nhận trong kỳ phải trên cơ sở hoá đơn hoặc chứng từ hợp pháp, hợp lệ và phải được phản ánh đầy đủ, chính xác vào doanh thu. 2. Nguyên tắc hạch toán: Theo BIDV, các phòng chỉ được hạch toán vào các nhóm tài khoản quy định trong hệ thống tài khoản kế toán khi đã có cơ chế nghiệp vụ phù hợp. Tài khoản thu nhập hoạt động tín dụng, thu nhập hoạt động đầu tư, thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng và thu nhập khác được phân tách theo đối tượng khách hàng. Khi hạch toán vào các nhóm tài khoản cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: a) Loại tài khoản này phản ánh tất cả các khoản thu nhập của ngân hàng. Cuối ngày 31/12, số dư các tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản lợi nhuận và số dư “= 0” bằng không. b) Các khoản thu nhập bằng ngoại tệ được hạch toán bằng nguyên tệ vào tài khoản thu nhập, cuối ngày hệ thống tự động tất toán các tài khoản thu nhập bằng nguyên tệ thông qua cặp tài khoản mua bán ngoại tệ để chuyển đổi ra đồng Việt Nam hạch toán vào tài khoản thu nhập bằng đồng Việt Nam. c) Đối với số lãi phải thu đã hạch toán thu nhập nhưng đến kỳ hạn không thu được thực hiện: Thoái thu lãi bằng cách hạch toán giảm thu lãi tương ứng số tiền lãi đã dự thu (đối với phần dự thu trong năm) hoặc hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh khác (đối với các phần dự thu các năm trước). d) Đối với khoản thu được từ hoạt động kinh doanh có hiệu lực qua nhiều kỳ kế toán phải phân bổ phù hợp. e) Đối với nhóm tài khoản thu nhập nội bộ: + Dùng để hạch toán các khoản thu nhập phát sinh giữa chi nhánh, Sở giao dịch, trung tâm với Hội sở chính hoặc giữa các chi nhánh, Sở giao dịch, trung tâm với nhau. + Việc hạch toán các khoản thu nhập nội bộ phải đảm bảo khớp đúng về số tiền tương ứng giữa tài khoản thu nhập tại đơn vị thu và chi phí tại đơn vị trả, tổng thu nội bộ phải bằng tổng chi nội bộ trong toàn hệ thống. Khi lập báo cáo tài chính, các khoản thu nội bộ phải được loại trừ. + Đối với các khoản thu dịch vụ do một chi nhánh đầu mối thực hiện thu của khách hàng và phân bổ phí cho cho chi nhánh thành viên: chi nhánh đầu mối hạch toán doanh thu vào tài khoản thu nhập tương ứng; xuất hoá đơn và hạch toán toàn bộ số VAT. Số phí phân bổ cho đơn vị thành viên là số phí không bao gồm VAT và được phản ánh trên cặp tài khoản thu/chi nội bộ tương ứng. 3. Điều kiện ghi nhận thu nhập của Chi nhánh: 3.1. Thu từ hoạt động kinh doanh: 3.1.1. Thu từ hoạt động tín dụng: a. Thu lãi cho vay: a1. Thu lãi cho vay: là số tiền lãi phát sinh từ hoạt động nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng gồm thu lãi cho vay đối với các loại cho vay ngắn, trung, dài hạn, lãi cho vay chiết khấu giấy tờ có giá, lãi thấu chi tài khoản tiền gửi... a2. Điều kiện và thời điểm ghi nhận doanh thu: - Ngân hàng hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản nợ xác định là có khả năng thu hồi cả gốc, lãi đúng thời hạn và không phải trích dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại, trích lập và sử dụng dự phóng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, thì chỉ có nợ nhóm I là nợ không phải trích dự phòng rủi ro cụ thể, do đó chỉ thực hiện dự thu đối với nợ nhóm I. (Thu lãi cho vay: 339,994.58 triệu đồng) - Đối với số lãi phải thu được hạch toán thu nhập và theo dõi trên tài khoản dự thu của Chi nhánh: + Chi nhánh có trách nhiệm thu hồi lãi đúng hạn. + Đến kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) khách hàng không trả đúng hạn, Chi nhánh thực hiện: Thoái thu lãi bằng cách hạch toán giảm thu lãi cho vay tương ứng số tiền lãi đã dự thu (đối với các khoản dự thu trong năm) hoặc hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh khác (đối với các khoản dự thu các năm trước) Đồng thời hạch toán theo dõi tài khoản ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào thu lãi cho vay. Đối với hoạt động này, năm 2009 chi nhánh thu được 16,100 triệu đồng (hạch toán vào khoản mục Thu các khoản nợ gốc và lãi đã xử lý), năm 2010 không có phát sinh. - Đối với số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của các khoản nợ còn lại (những khoản nợ phải trích dự phóng rủi ro cụ thể) đơn vị hạch toán theo phương pháp thực thu. Lãi phải thu phát sinh được hạch toán theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu lãi cho vay. b. Thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính: Không phát sinh - Là khoản thu được từ việc cho thuê tài chính các tài sản, gồm thu lãi và các khoản thu khác phát sinh trong thời gian cho thuê. - Điều kiện và thời điểm ghi nhận doanh thu: tương tự quy định đối với thu lãi cho vay. c. Thu khác từ hoạt động tín dụng: Là các khoản thu khác từ cho vay như thu các khoản phí từ việc cho vay (phí thu xếp trong cho vay đồng tài trợ, phí cam kết...) (391.07 triệu đồng) 3.1.2. Thu từ lãi trên thị trường tiền tệ: - Thu lãi tiền gửi: Là số tiền lãi phải thu phát sinh từ tiền gửi của Ngân hàng tại Ngân hng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn. (Chi nhánh trong năm 2010 thu được 3.066 triệu đồng). - Thu lãi từ đầu tư chứng khoán: Là số tiền lãi phải thu được từ việc đầu tư chứng khoán như đầu tư tín phiếu, trái phiếu Chính phủ, Kho bạc Nhà nước, trái phiếu công ty… (không bao gồm phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua chứng khoán). Đối với các khoản thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán kinh doanh, kinh doanh chứng khoán đầu tư, chi nhánh không được thực hiện vì theo quy định tại điều 103 Luật TCTD, Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần, Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu. Như vậy, các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh chứng khoán kinh doanh, kinh doanh chứng khoán đầu tư không phát sinh trên bảng thu nhập chi phí của chi nhánh mà chỉ phát sinh tại báo cáo tài chính hợp nhật của NHTM 3.1.3. Thu từ hoạt động dịch vụ: là toàn bộ tiền thu được từ cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ được khách hàng chấp nhận thanh toán sau khi trừ (-) khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền. Trong đó: - Thu dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế: Là khoản thu từ dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế... (Dịch vụ thanh toán 3,493.31 triệu đồng và Chuyển tiền kiều hối 105.77 triệu đồng) - Thu phí dịch vụ ngân quỹ: Là các khoản thu phí nhận hoặc trả tiền mặt, phí chuyển đổi công cụ thanh toán thành tiền mặt, phí thu đổi ngoại tệ, phí thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, phí dịch vụ bảo quản tài sản, cho thu két… (66.32 triệu đồng) - Thu phí dịch vụ thẻ: Là khoản thu phí trong việc phát hành, thanh toán thẻ và sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng bằng thẻ ATM, thẻ tín dụng (visa, Mastercard,..) và thẻ khác. (423.33 triệu đồng) - Thu từ repo: Năm 2010, Chi nhánh không có phát sinh Repo là nghiệp vụ phái sinh từ các nghiệp vụ cho vay có đảm bảo (hay nghiệp vụ cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay có bảo đảm bằng chứng khoán). Khi nhà đầu tư có nhu cầu về vốn trong thời gian nhất định, mà không muốn bán chứng khoán của mình, nhà đầu tư có thể ký hợp đồng mua bán có kỳ hạn (repo) với CTCK, trong đó cam kết sẽ mua lại số lượng chứng khoán đã bán này từ CTCK tại thời điểm xác định trong tương lai, với mức giá xác định trước tại thời điểm bán. - Thu phí bảo lãnh: Là khoản thu phí từ nghiệp vụ bảo lãnh như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh L/C, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh ứng trước... (6,077.63 triệu đồng) - Thu từ nghiệp vụ tài trợ thương mại: bao gồm các khoản thu phí từ thanh toán nhập khẩu, xấu khẩu (1,694.89 triệu đồng) - Thu phí nghiệp vụ uỷ thác, đại lý: Là các khoản thu phí trong hoạt động Ngân hàng thực hiện dịch vụ của ngân hàng đại lý, nhận uỷ thác cho vay, cho vay ODA, ADB, Dự án Tài chính nông thôn, uỷ thác quản lý tiền vay, uỷ thác cho vay theo các điều kiện của đơn vị uỷ thác... - Thu dịch vụ tư vấn, môi giới: Các khoản thu từ hoạt động Ngân hàng tư vấn, môi giới cho khách hàng trong lĩnh vực được pháp luật cho phép. - Thu các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng: như các khoản phí hoa hồng từ việc thực hiện dịch vụ, và phí từ các dịch vụ thanh toán khác Ngân hàng cung cấp cho khách hàng. (Thu từ dịch vụ BSMS: 298.13 triệu đồng, Thu từ dịch vụ uỷ thác và tư vấn: 7,287.74 triệu đồng). 3.1.4. Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng: là các khoản thu trực tiếp từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, được thực hiện ghi nhận theo quy định tại chuẩn mực kế toán, phản ánh các khoản thu nhập hoạt động kinh doanh ngoại tệ; thu nhập hoạt động kinh doanh vàng bạc, kim loại quý, đá quý; thu nhập giao dịch tài chính phái sinh. Nhưng tại BIDV chi nhánh này thì chỉ có thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ: 4,564.07 triệu đồng do chi nhánh không có hoạt động kinh doanh vàng và chưa có giao dịch tài chính phái sinh. 3.2. Thu nội bộ Để phản ánh đầy đủ các khoản thu phát sinh tại đơn vị, ngoài các khoản thu trên còn có các khoản thu nhập phát sinh trong nội bộ hệ thống, xét trên giác độ toàn hệ thống, những khoản thu nhập này không làm phát sinh tăng thêm thu nhập thực tế song để phản ánh một cách tương đối đầy đầy đủ kết quả kinh doanh tại đơn vị, thu nhập của đơn vị bao gồm những khoản thu nội bộ sau: 3.2.1.Thu lãi FTP: 362,996.84 triệu đồng Cơ chế quản lý vốn tập trung còn được gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing). Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm quản lý vốn đặt tại Hội sở chính của ngân hàng. Các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Hội sở chính (thông qua trung tâm vốn). Hội sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với Hội sở chính. Tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về Hội sở chính. 3.2.2. Thu phí nội bộ khác trong hệ thống: 1,123.35 triệu đồng. Bao gồm thu từ việc phân chia phí do chi nhánh đầu mối chuyển trả như phí thanh toán, chuyển tiền, phí mở L/C, phí bảo lãnh, thanh toán thẻ tín dụng, ..ngoài ra còn có các khoản thu từ các chi nhánh khác trong hệ thống ngoài các khoản thu trên. * Các khoản thu nhập không phát sinh trong năm 2010: Thu từ hoạt động tài chính, repo, thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, công cụ lao động. (Các khoản thu nhập từ nhượng bán, Thanh lý tài sản cố định, công cụ lao động thì phản ánh tổng số tiền thu được do nhượng bán thanh lý TSCĐ) Chương II: CHI PHÍ Khái niệm chi phí: Trong từ điển kinh tế, người ta định nghĩa: “mọi sự tiêu phí tính bằng tiền của một doanh nghiệp được gọi là chi phí. Chi phí của ngân hàng là số phải chi phát sinh trong kỳ. Các khoản chi phải được hạch toán kịp thời, đầy đủ và có hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ. Nội dung các khoản chi phí trong ngân hàng rất phong phú và đa dạng có thể chia gồm: chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí quản lý kinh doanh, chi khác về hoạt động nghiệp vụ, chi phí dự phòng rủi ro và các khoản chi nội bộ trong hệ thống ngân hàng. Chi phí hoạt động kinh doanh: bao gồm chi huy động vốn, chi phí hoạt động tín dụng, chi phí hoạt động dịch vụ, chi hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, chi phí cho hoạt động đầu tư và các chi phí hoạt động kinh doanh khác. Chi phí quản lý kinh doanh: bao gồm ichi cho nhân viên (tiền lương, phụ cấp, ăn ca, bảo hộ lao động,… ), chi về tài sản, chi phí cho hoạt động quản lý công vụ và các khoản chi phí quản lý kinh doanh khác. Chi khác về hoạt động nghiệp vụ: bao gồm các khoản chi như chi hoa hồng môi giới, chi về kho quỹ, chi nộp thuế, lệ phí. Chi phí dự phòng rủi ro như: dự phòng rủi ro tín dụng, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, .. Chi phí nội bộ trong hệ thống ngân hàng bao gồm các khoản chi điều chuyển vốn nội, chi nội bộ về các hoạt động dịch vụ trong hệ thống,… Nguyên tắc quản lý chi phí: Để đánh giá tính hợp lý trong việc xác định kết quả kinh doanh của một chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc đánh giá cách ghi nhận các khoản thu nhập và chi phí thực tế phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp. Chi phí trực tiếp: Những chi phí có thể tính thẳng cho đối tượng sử dụng như chi phí nguyên liệu, nhân công. Chi phí gián tiếp: Những chi phí phát sinh chung cho nhiều đối tượng sử dụng và phải tính cho các đối tượng bằng các phân bổ theo một tiêu thức hợp lý nào đó (chi phí quản lý, chi phí hệ thống thanh toán,…) Các khoản chi phí luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán, ví dụ như: Các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán  Các khoản chi phí   Cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng  Chi dự phòng và BHTS   Tài sản cố định  Chi phí khấu hao tài sản cố định   Chênh lệch tỷ giá hối đoái  Chi về hoạt động KDNT   Nợ phải trả  Chi phí lãi vay, điện nước, thuê tài sản   Những khoản mục về chi phí chủ yếu gắn liền với các khoản mục được trình bày trên bảng cân đối kế toán. Vì vậy, khi xem xét đánh giá các khoản chi phí trong kỳ cần đánh giá xem chúng có được trình bày một cách trung thực, hợp lý và phù hợp với các chuẩn mực cũng như các chế độ kế toán hay không. Chẳng hạn như: chi phí khấu hao sẽ gắn liền với tài sản cố định trong kỳ, vì vậy cần kiểm tra, đánh giá giá trị, hiện trạng của tài sản cố định nhằm đánh giá được tính hợp lý của chi phí khấu hao. Dựa theo bảng báo cáo về thu nhập và chi phí của một chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam trên địa bàn TPHCM, các khoản chi phí được Chi nhánh đưa ra gồm các khoản mục như sau: Chi trả lãi Chi về hoạt động KDNT Chi dịch vụ Chi quản lý Chi nộp thuế và lệ phí Chi dự phòng và BHTS Chi phí FTP Chi phí nội bộ khác trong hệ thống (gồm HĐLS) Mỗi khoản chi phí trên được tương ứng với từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán nhằm phản ánh những chi phí phải bỏ ra khi tạo ra tài sản cho ngân hàng, qua đó đánh giá kết quả kinh doanh trong kỳ. Tài khoản chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay, chi phí dịch vụ Ngân hàng, chi phí dự phòng được phân tách theo đối tượng khách hàng; Tài khoản chi phí quản lý và một số tài khoản chi phí khác được phân bổ tới các hoạt động kinh doanh/nhóm khách hàng theo tiêu thức phân bổ riêng. Việc hạch toán nhóm tài khoản này phải tuân thủ các nguyên tắc sau: a) Cuối ngày 31/12, số dư các tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản Lợi nhuận và số dư “= 0” bằng không. b) Các khoản chi phí bằng ngoại tệ được hạch toán bằng nguyên tệ vào tài khoản chi phí, cuối ngày hệ thống tự động tất toán các tài khoản chi phí bằng nguyên tệ thông qua cặp tài khoản mua bán ngoại tệ để chuyển đổi ra đồng Việt Nam hạch toán vào tài khoản chi trả lãi, phí bằng đồng Việt Nam. c) Các khoản lãi phải trả đã hạch toán vào chi phí trong năm nhưng không phải chi trả hoặc được miễn giảm lãi theo quy định trong năm được hạch toán giảm chi trong kỳ. Đối với những khoản lãi phải trả đã ghi vào chi phí năm trước thực hiện thoái chi bằng cách hạch toán vào thu nhập khác của đơn vị. d) Trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị hạch toán trên tài khoản này là toàn bộ phần chi phí liên quan đến thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Tất cả các khoản thu được từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ được hạch toán vào tài khoản thu nhập không được khấu trừ với chi phí thanh lý, nhượng bán. e) Đối với nhóm tài khoản chi phí nội bộ: + Dùng để hạch toán các khoản chi phí phát sinh giữa chi nhánh, Sở giao dịch, trung tâm với Hội sở chính hoặc chi nhánh, Sở giao dịch, trung tâm với nhau. + Việc hạch toán các khoản chi phí nội bộ phải đảm bảo khớp đúng về số tiền tương ứng giữa tài khoản chi phí tại đơn vị chi trả và thu nhập tại đơn vị nhận. Khi lập báo cáo tài chính, các khoản chi phí nội bộ phải được loại trừ. + Đối với các khoản chi phí dịch vụ do một chi nhánh đầu mối thực hiện với khách hàng và phân bổ chi phí cho chi nhánh thành viên: chi nhánh đầu mối hạch toán chi phí vào tài khoản chi phí tương ứng; nhận hoá đơn hạch toán toàn bộ VAT khấu trừ. Số phí phân bổ cho đơn vị thành viên là số phí không bao gồm VAT và được phản ánh trên cặp tài khoản thu/chi nội bộ tương ứng. Hệ thống các chi phí của ngân hàng: Hệ thống các chi phí của chi nhánh ngân hàng rất đa dạng nhưng nhìn chung có thể phân chia thành các nhóm chi phí chính như sau: Chi phí hoạt động kinh doanh: 3.1.1 Chi huy động vốn (hay còn gọi là nhóm chi trả lãi ) là những chi phí trực tiếp phản ánh chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay; chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá; chi tham gia bảo hiểm tiền gửi, chi khác trong hoạt động huy động vốn. + Chi phí trả lãi tiền gửi: là các khoản phải trả lãi phát sinh trên số dư tiền gửi của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho khách hàng,.. + Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá: là khoản lãi phải trả đối với giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành để huy động vốn như trả lãi đối với chứng chỉ tiền gửi, trả lãi kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác. + Chi phí trả lãi tiền vay: là khoản chi trả lãi trên số dư tiền vay Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính, các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác trong và ngoài nước; trả lãi thuê tài chính Bảng 1: Chi phí chi trả lãi của chi nhánh lũy kế đến ngày 31/12/2010, ĐVT: triệu đồng. Trả lãi tiền vay  62,909.62   Trả lãi tiền gửi  257,178.14   Trả lãi phát hành giấy tờ có giá  1,879.46   Chi trả lãi  321,967.14   + Riêng chi phí chi tham gia bảo hiểm tiền gửi: đây là một chi phí bắt buộc đối với các đơn vị có nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp,..Việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi được thực hiện tập trung tại Trụ sở chính và ghi nhận vào chi phí của Chi nhánh khhi duyệt quyết toán tài chính năm. Vì vậy, yêu cầu chi nhánh phản ánh chính xác đối tượng khá
Luận văn liên quan