Đề tài Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án quân sự ở Việt Nam hiện nay

Hiến pháp năm 2013 đã xác định một cách rõ ràng chức năng thực hiện quyền tư pháp và nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân của hệ thống Tòa án nhân dân. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ đó đòi hỏi Tòa án phải có sự chuyển mình mạnh mẽ, thể hiện trước hết ở việc nâng cao chất lượng công tác xét xử, trong đó có hoạt động xét xử các vụ án hình sự. Việc áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự được bảo đảm áp dụng đầy đủ, chính xác, nhằm bảo đảm công lý, các quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, công dân được bảo vệ là yếu tố căn bản để nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự. Tòa án quân sự là cơ quan xét xử của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCH) Việt Nam được tổ chức trong Quân đội nhân dân, thực hiện quyền tư pháp thông qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự (VAHS). Xét xử sơ thẩm các VAHS là một giai đoạn quan trọng của cả quá trình giải quyết một VAHS, là giai đoạn tập trung cao nhất của việc thực hiện quyền tư pháp. Tòa án quân sự nhân danh Nhà nước định tội danh, quyết định hình phạt và giải quyết các vấn đề khác liên quan đến tội phạm. Đây được coi là thời điểm kết thúc một quá trình tố tụng từ giai đoạn điều tra đến giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử. Việc áp dụng pháp luật (ADPL) trong xét xử sơ thẩm các VAHS của Tòa án quân sự (TAQS) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế XHCN, tăng cường kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội, giáo dục quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng trung thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, điều lệnh của Quân đội, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Vì vậy, áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS là vấn đề đòi hỏi phải được chú trọng và nâng cao chất lượng mới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

pdf27 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án quân sự ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG VĂN THĂNG ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N H×NH Sù CñA TßA ¸N QU¢N Sù ë VIÖT NAM HIÖN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 62 38 01 01 HÀ NỘI - 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS NGUYỄN CẢNH QUÝ Phản biện 1:.. .. Phản biện 2:.. .. Phản biện 3:.. .. Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi..giờ .., ngày . tháng . năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiến pháp năm 2013 đã xác định một cách rõ ràng chức năng thực hiện quyền tư pháp và nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân của hệ thống Tòa án nhân dân. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ đó đòi hỏi Tòa án phải có sự chuyển mình mạnh mẽ, thể hiện trước hết ở việc nâng cao chất lượng công tác xét xử, trong đó có hoạt động xét xử các vụ án hình sự. Việc áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự được bảo đảm áp dụng đầy đủ, chính xác, nhằm bảo đảm công lý, các quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, công dân được bảo vệ là yếu tố căn bản để nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự. Tòa án quân sự là cơ quan xét xử của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCH) Việt Nam được tổ chức trong Quân đội nhân dân, thực hiện quyền tư pháp thông qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự (VAHS). Xét xử sơ thẩm các VAHS là một giai đoạn quan trọng của cả quá trình giải quyết một VAHS, là giai đoạn tập trung cao nhất của việc thực hiện quyền tư pháp. Tòa án quân sự nhân danh Nhà nước định tội danh, quyết định hình phạt và giải quyết các vấn đề khác liên quan đến tội phạm. Đây được coi là thời điểm kết thúc một quá trình tố tụng từ giai đoạn điều tra đến giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử. Việc áp dụng pháp luật (ADPL) trong xét xử sơ thẩm các VAHS của Tòa án quân sự (TAQS) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế XHCN, tăng cường kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội, giáo dục quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng trung thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, điều lệnh của Quân đội, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Vì vậy, áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS là vấn đề đòi hỏi phải được chú trọng và nâng cao chất lượng mới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Dưới góc độ lý luận: Trong những năm qua, áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS đã được nghiên cứu ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống để làm cơ sở lý luận cho việc xét xử sơ thẩm các VAHS của Tòa án quân sự ở Việt Nam hiện nay. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự trong thời gian qua đã mang lại những kết quả, đó là chất lượng xét xử sơ thẩm các VAHS ngày càng được nâng cao, các vụ án đã xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng 2 pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm, không có vụ án nào có sai sót lớn. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém phần nào đó chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những phân tích trên đây, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề “Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tài nghiên cứu viết Luận án tiến sĩ luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án có mục đích phân tích cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, xây dựng quan điểm và đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề sau: Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ lý luận Mác- Lênin về Nhà nước và pháp luật như xây dựng khái niệm, phân tích các đặc điểm, vai trò và nội dung, qui trình áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS; phân tích các nguyên tắc và các yếu tố tác động đến hoạt động ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự; nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế quản lý hệ thống TAQS; phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS của Tòa án quân sự, từ đó chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu đã đạt được, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém dẫn đến việc ban hành bản án, quyết định của Tòa án còn sai sót làm ảnh hưởng đến chất lượng trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự; hệ thống hóa, phân tích và xây dựng các quan điểm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS của Tòa án quân sự và đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Các quan điểm khoa học về lý luận lịch sử Nhà nước và pháp luật liên quan đến ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS; các quy định của Hiến pháp, Pháp luật hình sự (PLHS), Tố tụng hình sự (TTHS) và văn bản pháp luật được áp dụng trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự; thực tiễn áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS ở Việt Nam hiện nay. 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Trong khuôn khổ quy mô của luận án tiến sĩ luật học, luận án tập trung làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS. Dựa trên những số liệu cụ thể của Tòa án quân sự về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, đề xuất các giải pháp bảo đảm ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự. - Phạm vi không gian: Đề tài triển khai trên phạm vi tất cả các Tòa án quân sự trong Quân đội. - Phạm vi thời gian: mốc thời gian nghiên cứu của đề tài luận án là hoạt động xét xử của các TAQS từ năm 2005 - 2015. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước và pháp luật; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, đặc biệt là quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp theo tinh thần nghị quyết số 48-NQ/TW, số 49-NQ/TW của Bộ chính trị nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong giai đoạn hiện nay; quan điểm về tính độc lập tư pháp, độc lập xét xử của Tòa án. Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo qui định của pháp luật. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được sử dụng bởi phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp như phương pháp lôgic và hệ thống, phương pháp kết hợp giữa lý luận với thực tiễn; phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê. 5. Những điểm mới về khoa học của luận án Một là, trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận liên quan áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự, luận án đã xác lập các khái niệm như khái niệm về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; khái niệm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAQS; hai là, luận án đã nhận diện được đặc điểm của việc áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự có đặc điểm khác so với Tòa án nhân dân (TAND) như đặc điểm áp dụng pháp luật về thẩm quyền, về chủ thể, về mối quan hệ của Tòa án với các Viện kiểm sát quân sự (VKSQS); ba là, luận án đã phân tích những kết quả, hạn chế của hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế, yếu kém làm cơ sở cho việc bảo đảm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sư của Tòa án quân sự góp phần chống oan sai khi ban hành các quyết định, bản án của Tòa án quân sự trong giai đoạn hiên nay; bốn là, những giải pháp 4 đề xuất của luận án nghiên cứu đề tài áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự góp phần tích cực vào việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung và phát triển và làm phong phú thêm các vấn đề lý luận về ADPL trong xét sử sơ thẩm các VAHS của TAQS, góp phần làm sáng tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của TAQS trong tiến trình cải cách tư pháp. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho các Tòa án và đội ngũ Thẩm phán của TAQS đang hoạt động xét xử. Luận án là công trình khoa học có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu giảng dạy môn Nhà nước và pháp luật trong các Trường Đại học chuyên luật và không chuyên luật, trong hệ thống các Trường chính trị từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học về ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS cho những người làm công tác xét xử của TAQS. 7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CƯU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về áp dụng pháp luật Luận án đã tổng quan nhiều công trình của các nhà khoa học nghiên cứu về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS, làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài luận án. Tiêu biểu trong các công trình nghiên cứu lý luận chung về ADPL đó là: Đề tài cấp Bộ, “Cơ sở pháp lý bảo đảm sự độc lập xét xử của Tòa án trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở nhà nước ta hiện nay” do PGS TS Bùi Nguyên Khánh làm chủ nhiệm,Viện Nhà nước và pháp luật chủ trì (năm 2014); Đề tài nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội “Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay”, năm 2009, do TS Nguyễn Thị Hồi làm chủ nhiệm; Cuốn “Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và Pháp luật”, Chương IX “ Áp dụng pháp luật” do GS.TS Đào Trí Úc chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia năm 1995. Ngoài ra còn có các sách chuyên khảo như: Đào Trí Úc “Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới” Nxb Khoa học xã hội, năm 1997; Lê Minh Tâm, “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn” Nxb Công an nhân dân, năm 2003; Nguyễn Minh 5 Đoan, “Thực tiễn và áp dụng pháp luật ở Việt Nam,” Nxb Chính trị quốc gia, năm 2010; Nguyễn Minh Đoan, “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” Nxb Chính trị quốc gia, năm 2011; các cuốn giáo trình Cao cấp lý luận chính trị, Tập II, Phần “Nhà nước và Pháp luật”, Nxb Lý luận chính trị năm 2015, phần: “Áp dụng pháp luật” do PGS.TS Nguyễn Cảnh Quý trình bày đã làm rõ khái niệm ADPL, phân tích các đặc điểm, các giai đoạn của quá trình ADPL cũng như các trường hợp ADPL; “Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật”, Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, năm 2005; “Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật,” Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội do PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế chủ biên, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2005; “Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật,” Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb lý luận chính trị, năm 2008; một số bài báo trong đó có bài báo của TS. Nguyễn Thị Hồi: “ Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay một số vấn đề lý luận và thực tiễn,” Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 9/2009; Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Trần Minh Chất: “ Áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay,” năm 2009, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Lê Văn Thành: “Áp dụng pháp luật trong quản lý Nhà nước về đất đai của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay,” năm 2012, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có khá nhiều luận văn thạc sĩ đã trực tiếp luận giải các khía cạnh lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động ADPL trên các lĩnh vực khác nhau. 1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự Luận án đã tổng quan nhiều công trình nghiên cứu về ADPL trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự. - Về sách chuyên khảo: cuốn “ Pháp luật hình sự - thực tiễn xét xử và án lệ,” của tác giả Đinh Văn Quế do Nxb Lao động xã hội xuất bản năm 2005; cuốn “Thực tiễn áp dụng Pháp luật hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Đinh Văn Quế:, Nxb Phương Đông, năm 2010; cuốn “Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật Tố tụng hình sự ở Việt nam” của TS Trần Minh Hưởng và TS Trịnh Tiến Việt, Nxb Lao Động, năm 2011. - Bài viết của các tác giả Nguyễn Minh Hải: “Một số vấn đề khi áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự” Tạp chí TAND số 18/2009; bài “Đặc điểm của mô hình tranh tụng và phương pháp hoàn thiện mô hình Tố tụng hình sự ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Đức Mai, Tạp chí TAND số 23, 24/2009; bài “Trao đổi một số vấn đề về việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của tác giả Phạm Thái Quý, Tạp chí TAND số 19/2009; bài “Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của Th.s. Vũ Gia Lâm, Tạp chí TAND số 13/2009; bài “Mấy vấn đề áp dụng pháp luật trong xét 6 xử” của tác giả Quách Thành Vinh và Đàm Kim Yến:, Tạp chí TAND số 19/2010; bài “Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự” của tác giả Đinh Văn Quế, Tạp chí TAND số 4/2010; bài “Một số vấn đề khi áp dụng tình tiết lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội,” của tác giả Đinh Văn Quế, Tạp chí TAND số 6/2010; bài “Thực trạng và hướng hoàn thiện chức năng xét xử của Tòa án trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003” của tác giả Nguyễn Hoài Nam, Tạp chí TAND số 16/2010; bài “Phương hướng hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự” của tác giả Đinh Văn Quế, Tạp chí TAND số 17/2011; bài “Bàn về việc sử dụng án lệ” của tác giả Ngô Cường, Tạp chí TAND số 22/2011l; bài “Hoàn thiện một số quy định về xét xử sơ thẩm hình sự nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử” của Th.s. Vũ Gia Lâm, Tạp chí TAND số 21/2011; bài “Một số ý kiến về vệc quy định và áp dụng chế tài pháp luật ở Việt Nam hiện nay” của PGS. TS. Nguyễn Minh Đoan, Tạp chí TAND số 8/2012; bài viết của tác giả ThS. Hà Hồng Hà -Vụ Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu nhi, Văn phòng Quốc hội; Ths. Nguyễn Quang Vũ, Thẩm phán TAND huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ: “Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân các cấp - nhìn từ một địa phương”, trên trang - Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Lê Xuân Thân: “Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt nam hiện nay”, năm 2004; Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Hoàng Anh Tuyên: “Thời hạn tố tụng trong Pháp luật tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”, năm 2014, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Thủy: “Mô hình Tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng”, năm 2014, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Đức Hiệp: “Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân ở tỉnh Ninh Bình”, năm 2004; Luận văn thạc sĩ của tác giả Đặng Văn Hưng: “Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam,” năm 2011. 1.1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu trực diện về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự Luận án đã tổng quan nhiều công trình nghiên cứu về ADPL xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục, “Nâng cao chất lượng hiệu quả xét xử sơ thẩm của Tòa án quân sự trong thời kỳ mới,” năm 2001; Bài viết của tác giả Vũ Thành Long, Tòa án quân sự Trung ương (TAQSTW): “Về áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội có tổ chức và phạm tội nhiều lần,” Tạp chí TAND số 21/2006; Bài viết của tác giả Quách Thành Vinh, TAQSTW: “Mấy kiến nghị từ một số trường hợp áp dụng pháp luật”, Tạp chí TAND số 6/2007; Bài viết của Th.S Nguyễn Văn Trượng, TAQSTW: “Một số vướng mắc khi áp dụng các quy định của 7 pháp luật về giám định tư pháp,” Tạp chí TAND số 02/2011; Bài viết của tác giả Quách Thành Vinh, TAQSTW: “Mấy vấn đề về áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội bị xử phạt tù”, Tạp chí TAND số 3/2011; Bài viết của PGS. TS. Trần Văn Độ: Phó Chánh án TAND Tối cao, Chánh án TAQSTW: “Một số vấn đề về hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục xét xử sơ thẩm,” Tạp chí Kiểm sát số 08/2012; Bài viết của tác giả Vũ Thành Long, TAQSTW: “Một số vấn đề về thẩm quyền xét xử các tội phạm ở địa bàn thiết quân luật” đăng trên trang web Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Hữu Quý, “Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự ở Quân khu 3,” năm 2013; Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Tuyết Lành, “Chất lượng hoạt động xét sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự ở Quân khu 3- Quân đội nhân dân Việt Nam,” năm 2015. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về áp dụng pháp luật Luận án đã tổng quan nhiều công trình nghiên cứu của nước ngoài về lý luận chung ADPL như: Hans Kelsen (1881-1973), General Theory of Law and State (Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật), Harvard University Press, 1946; David, Renes, John E.C. Brierley: Major Legal System in The World to day, Third Edition (Những hệ thống pháp luật trong thế giới đương đại, tái bản lần 3), Stevens, 1985; Marryman, John Henry, The Civill Law Trandition: An introduction to The Legal system of Westerm Europe and Latin America (Truyền thống dân luật: Giới thiệu về hệ thống pháp luật Tây Âu và Châu Mỹ la tinh), Second Edition, 1985. 1.1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Luận án đã tổng quan nhiều công trình nghiên cứu của nước ngoài về ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS như: A. Alisdair Gillespie: The English Legal System (Hệ thống luật pháp Anh), Oxford University Press, 2007; Paul Bergman, J.D. and Sara J. Berman, J.D, The Criminal Law Hanbook: Know Your Rights, Survive the System (Cẩm nang pháp luật hình sự: Biết các quyền của mình, tồn tại hệ thống), 2012; Cownie, Bradney và Burton: English Legal System in Context ( Hệ thống pháp luật Anh trong các tình huống cụ thể)), Oxford University Press, năm 2010; Peter J. Henning , Andrew Taslitz , Margaret L. Paris, Cynthia E. Jones , Ellen S. Podgor, Masterring Criminal Procedure, Volume 2 The Adjudicatory Stage (Tìm hiểu Tố tụng hình sự, Tập 2 Giai đoạn xét xử), Carolina Academic Press, 2012; Simester, A.P. and Sullivan, G.R, Criminal Law: Theory and Doctrine (Luật hình sự: Lý thuyết là một học thuyết) (Oxford: Hart Publishing, 2nd ed., 2003); Smith,
Luận văn liên quan