Đề tài Bệnh thối đen hạt lúa do vi khuẩn Pseudomonas glumae

Bệnh thối đen hạt lúa ( còn gọi là bệnh lép vàng vi khuẩn hại lúa) do vi khuẩn Pseudomonas glumae ( còn có tên gọi là Burkholderia glumae) Kurita và Tabei gây ra. Bệnh được phát hiện đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1956.

pptx15 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 4328 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bệnh thối đen hạt lúa do vi khuẩn Pseudomonas glumae, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO MÔN: BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA Tên đề tài : Bệnh thối đen hạt lúa do vi khuẩn Pseudomonas glumae GVHD: PGS.TS Trần Thị Thu Hà Sinh Viên:Nguyễn Thị Minh GIỚI THIỆUBệnh thối đen hạt lúa ( còn gọi là bệnh lép vàng vi khuẩn hại lúa) do vi khuẩn Pseudomonas glumae ( còn có tên gọi là Burkholderia glumae) Kurita và Tabei gây ra. Bệnh được phát hiện đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1956.Bệnh thối đen hạt lúa do vi khuẩn gây ra GIỚI THIỆU(tt)Từ những năm 1980 trở lại đây, bệnh thối đen hạt lúa xuất hiện và gây hại ở nhiều vùng trồng lúa trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Việt Nam ... Bệnh nặng có khả năng làm giảm đến 75% năng suất lúa Ở Việt Nam bệnh được ghi nhận tại đồng bằng sông Hồng vào năm 1993. Ở đồng bằng sông Cửu Long, bệnh xuất hiện và gây hại trong hàng chục năm qua, làm giảm năng suất lúa 10 - 20% PHÂN LOẠI Vi khuẩn Pseudomonas glumae(tên gọi khác Burkholderia glumae)Giới(Kingdom): BacteriaNgành(Phylum): ProteobacteriaLớp(Class): Beta ProteobacteriaBộ(Order): BurkholderialesHọ(Family): BurkholderiaceaeLoại(Genus): BurkholderiaTRIỆU CHỨNG Cây mạ mọc lên từ hạt giống bị nhiễm bệnh thì vết bệnh trên bẹ lá là những mảng bị thối (hoại tử), màu nâu có viền phân biệt với vùng không bị bệnh; vết bệnh lan rộng, cây mạ chuyển dần sang màu nâu và chết . Trên bẹ lá cờ, vết bệnh có màu nâu . Cây mạ nhiễm bệnh bị chết  Triệu chứng trên lá cờTRIỆU CHỨNG(tt) Trên bông, bệnh tấn công sớm làm cho hoa lúa bị biến màu, vỏ trấu trở nên màu xám nhạt hay vàng rơm và không thụ phấn được khiến hạt lúa bị lép. Khi bông lúa chín, vỏ trấu của các hạt lép nầy vẫn có màu vàng. Trên phiến lá vết bệnh là những đường sọc. Bệnh xuất hiện muộn hơn (khi lúa đã vào chắc) sẽ làm hạt gạo bị thối đen, teo tóp lại Triệu chứng trên hạt và bẹ lá cờ Hạt gạo bị thối NGUYÊN NHÂNDo vi khuẩn Psedomonas glumae( còn có tên gọi là Burkholderia glumae) gây ra  Vi khuẩn có hình trụ, kích thước 1,5-2,5 x 0,5-0,7 micron, có 1- 3 lông roi ở một đầu, Gram âm, không sinh nha bào, có vỏ bọc Trên môi trường nuôi cấy bằng khoai tây, khuẩn lạc có màu trắng sữa, hơi vàng. Vi khuẩn tồn tại được ở nhiệt độ từ 11-40oC, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 30-35oC, vi khuẩn chết ở nhiệt độ 70oC. Hình dạng của vi khuẩn Pseudomonas glumaeNGUYÊN NHÂN(tt)Mầm bệnh vi khuẩn lưu tồn trên các bộ phận cây lúa bị bệnh, mầm bệnh cũng thường được tìm thấy trong không khí, đất và nước. Sự phân bố của mầm bệnh trong môi trường tùy thuộc vào loại đất, độ pH, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết Vi khuẩn cũng tồn tại trên cỏ dại trong đồng ruộng và ngay cả trên rơm rạ của vụ trước (bị nhiễm bệnh) được chôn vùi trong đồng ruộng.Bệnh phá hoại nặng trong vụ hè thu, vụ lúa mùa ở các vùng trồng chính ở miền bắc và miền trung nước ta. ĐIỀU KIỆN BỆNH PHÁT TRIỂN Hệ sinh thái lúa nước ở vùng nhiệt đới là điều kiện thuận lợi để bệnh phát sinh, phát triển và gây hại. Bệnh xuất hiện ngay từ giai đoạn ôm đòng, vết bệnh ban đầu thường xuất hiện ở bẹ lá cờ nhưng khó phát hiện; bệnh thể hiện rõ triệu chứng trên hạt khi lúa đã trổ đều – ngậm sữa hoặc vào chắc. Mức độ bệnh trên bẹ lá là chỉ dấu để dự báo mức độ bệnh trên hạt bởi vì trong thời gian bông trổ thoát khỏi bẹ thì khoảng cách giữa bông và vết bệnh trên bẹ rất gần, mầm bệnh từ bẹ lá dễ dàng lây lan sang bông và hạt lúa trong thời điểm lúa trổ thoát khỏi.ĐIỀU KIỆN BỆNH PHÁT TRIỂN(tt)Chế độ nước tưới có ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của bệnhKhi có nguồn bệnh nếu sử dụng chế độ phân bón không hợp lý thì diễn biến bệnh nhanhBệnh có khuynh hướng bộc phát trong điều kiện nhiệt độ cao, đặc biệt là vào ban đêm, và mưa liên tụcGiống nhập nội diễn biến bệnh nhanh hơn giống địa phương. Giống mẫn cảm với bệnh nhất hiện nay là giống CR203 Ruộng nhiễm bệnh thối đen hạt lúaPHÒNG TRỪCác biện pháp phòng trừ bệnh thối đen hạt lúaBiện pháp canh tác:     - Chọn giống chống chịu bệnh       - Nên sạ thưa (nhất là các vụ lúa có giai đoạn trổ trong mùa mưa), tốt nhất nên sạ hàng để cho tán lá lúa thông thoáng(120kg/ha)       - Không sử dụng lúa ở ruộng bị nhiễm bệnh để làm giống. Nên xử lý hạt giống bằng nước 3 sôi 2 lạnh.       - Bón phân cân đối, không bón thừa đạm, bổ sung thêm kali, silic và calci cho lúaxử lý hạt giống bằng nước 3 sôi 2 lạnh.PHÒNG TRỪBiện pháp hóa học   Nhiều loại thuốc có thể sử dụng để xử lý hạt giống, phun lên lá để phòng trừ bệnh như nhóm thuốc kháng sinh, đồng và hợp chất chứa đồng.     - Một số thuốc kháng sinh trừ vi khuẩn như hoạt chất Ningnanmycin, Oxytetracyline ...     -  Một số hoạt chất khác có tác dụng phòng trừ thối hạt hiệu quả trên đồng ruộng như  Bismerthiazol, tên khác Sai ku zuo, Bronopol, Oxolinic acid ...  Các loại thuốc trên nên được sử dụng luân phiên với liều lượng được hướng dẫn trên nhãn thuốc.     - Sử dụng vôi để trừ vi khuẩn gây bệnh thối đen cũng đạt hiệu quả phòng trừ khá, tuy nhiên tốn nhiều công pha chế và khó sử dụngKẾT LUẬNBệnh thối đen hạt lúa do vi khuẩn Psedomonas glumae gây nên làm thiệt hại đáng kể về năng suất cũng như chất lượng trên lúaThường xuyên thăm đồng để theo dõi và phát hiện dịch hại để có biện pháp phòng trừ kịp thờiKết hợp các biện pháp canh tác, vệ sinh đồng ruộng...để bệnh được khắc phục hiệu quảTÀI LIỆU THAM KHẢOhttps://www.soctrang.gov.vn/wps/portal/sonongnghiep/siteofsonongnghiep/khoahoccongnghe/tai+lieu+ky+thuat/benhlepvanghailuaPhạm Văn Phú. 2015. Phòng trừ một số bệnh vi khuẩn hại lúa. Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 09/4/2015
Luận văn liên quan