Đề tài Chế độ hưu trí và đời sống người về hưu ở Thanh Oai

Chúng ta đang sống trong thời đại mà cuộc sống cách mạng khoa học kĩ thuật vĩ đại chưa từng có trong lịch sử đang được phát triển với những tốc độ mong muốn sự tiến bộ trong tất cả các lĩnh vực khoa học. Số lượng tri thức tăng lên, kĩ thuật ngày càng trở lên tinh vi và phức tạp. Kết quả là loài người đã hoá sang một kỷ nguyên mới.Kỷ nguyên của tri thức khoa học và kĩ thuật. Trong đó điều kiện XHCN, cách mạng khoa học và kĩ thuật càng có triển vọng phát triển rộng lớn.Nền kinh tế phát triển có định hướng đảm bảo cho sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật và việc ứng dụng các thành tựu của nó nhằm phục vụ các lợi ích xã hội nâng cao đời sống cho người lao động và góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đến đời sống của người lao động nhất là người lao động lâu năm è nghỉ hưu. Bởi vì chính họ là những người đặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển tổ quốc trong những năm qua. Đảng và nhà nước ta đã từng bước hoàn trỉnh hệ thống BHXH trong đó có qui định về chế độ trợ cấp hưu trí cho người lao động đã về nghỉ hưu.Đặc biệt nhà nước đã tạo mọi điều kiện cho người về hưu có cuộc sống tốt nhất. Quán triệt tư tưởng và chính sách của đảng và nhà nước.BHXH Hà Tây luôn làm tròn trách nhiệm của mình, hướng dẫn chỉ đạo các phòng ban cấp dưới thi hành. Phòng BHXH Thanh Oai nằm dưới quyền chỉ đạo của BHXH Hà Tây luôn đi đầu hưởng ứng và làm tròn trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chế độ hưu trí và đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất cho những người về hưu trong huyện.

doc24 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chế độ hưu trí và đời sống người về hưu ở Thanh Oai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Chúng ta đang sống trong thời đại mà cuộc sống cách mạng khoa học kĩ thuật vĩ đại chưa từng có trong lịch sử đang được phát triển với những tốc độ mong muốn sự tiến bộ trong tất cả các lĩnh vực khoa học. Số lượng tri thức tăng lên, kĩ thuật ngày càng trở lên tinh vi và phức tạp. Kết quả là loài người đã hoá sang một kỷ nguyên mới.Kỷ nguyên của tri thức khoa học và kĩ thuật. Trong đó điều kiện XHCN, cách mạng khoa học và kĩ thuật càng có triển vọng phát triển rộng lớn.Nền kinh tế phát triển có định hướng đảm bảo cho sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật và việc ứng dụng các thành tựu của nó nhằm phục vụ các lợi ích xã hội nâng cao đời sống cho người lao động và góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đến đời sống của người lao động nhất là người lao động lâu năm è nghỉ hưu. Bởi vì chính họ là những người đặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển tổ quốc trong những năm qua. Đảng và nhà nước ta đã từng bước hoàn trỉnh hệ thống BHXH trong đó có qui định về chế độ trợ cấp hưu trí cho người lao động đã về nghỉ hưu.Đặc biệt nhà nước đã tạo mọi điều kiện cho người về hưu có cuộc sống tốt nhất. Quán triệt tư tưởng và chính sách của đảng và nhà nước.BHXH Hà Tây luôn làm tròn trách nhiệm của mình, hướng dẫn chỉ đạo các phòng ban cấp dưới thi hành. Phòng BHXH Thanh Oai nằm dưới quyền chỉ đạo của BHXH Hà Tây luôn đi đầu hưởng ứng và làm tròn trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chế độ hưu trí và đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất cho những người về hưu trong huyện. PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BHXH I. VAI TRÒ CỦA BHXH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG. BHXH là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm và đến nay đã được thực hiện ở tất cả các nước trên thế giới. Từ khi ra đời BHXH đã thể hiện được vai trò của mình đối với người lao động và người sử dụng lao động. 1. BHXH đối với người lao động. Trong xã hội khi nền sản xuất hàng hoá phát triển xuất hiện sự thuê mướn lao động. Xã hội càng phát triển thì sự phân công lao động càng sâu sắc ở diện rộng, trong quá trình thuê mứơn lao động phát sinh một loại vấn đề có liên quan. Con người muốn tiền tài và phát triển thì phải ăn ở đi lại v….v…Để thoả mãn những nhu cầu đó con người phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiết phục vụ cho xã hội. Nhưng trong quá trình lao động con người không chỉ gặp thuận lợi mà đôi khi có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi.ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiên sinh sống khác. Chẳng hạn bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn trong lao động, mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ bị suy giảm v…v. Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thé mà mất đi, trái laị có cái còn tăng lên, thậm trí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như: Cần được khám chữa bệnh và điều trị khi bị ốm đau, tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng v..v. Vì vậy để muốn tồn tại và ổn định cuộc sống của mình người lao động đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội và họ được hưởng rất nhiều quyền lợi từ BHXH.BHXH thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi không may họ gặp phải những ruỉ ro bất chắc v…v trong cuộc sống. Ngoài ra khi người lao động hết tuổi lao động về hưu mà có đủ các điều kiện được BHXH cấp hưu trí thì người lao động sẽ được hưởng lương hưu để ổn định cho cuộc sống tuổi già. BHXH góp phần kích thích người lao động tham gia hăng say sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội từ đó làm tăng năng suất lao động cá nhân và tăng năng suất lao động xã hội. Qua đây ta có thể thấy rõ BHXH có vai trò rất to lớn đối với người lao động và đối với sự phát triển của xã hội. 2. BHXH đối với người sử dụng lao động. Trước kia khi chưa có BHXH người lao động không may bị gặp rủi ro, bất chắc…không thể làm việc được họ phải ngỉ một thời gian.Trong thời gian nghỉ việc đó người lao động không được giới chủ ( người sử dụng lao động) trả lương. Người lao động đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Nhưng nhu cầu của họ không những không giảm mà lại càng tăng thêm. Trong khi đó tiền lương lại không được hưởng. Từ đó dẫn đến người lao động vào con đường cùng cực. Vì thế mâu thuẫn chủ thợ ngày càng diễn ra gay gắt. Giới thợ liên kết đấu tranh đòi được hưởng quyền lợi trợ cấp khi không may họ gặp rủi ro…Nhưng cuộc đấu tranh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất làm giảm năng suất và chất lượng của sản phẩm. Do vậy nhà nước đã đưa ra làm trung gian điều hoà mâu thuẫn này bằng cách bắt buộc chủ và thợ mỗi bên đều phải đóng góp một phần tiền vào quĩ BHXH để khi người lao động không may rủi ro bất chắc xảy ra thì trích một phần từ quĩ BHXH ra để trợ cấp cho người lao động để họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác. Từ khi có BHXH mâu thuẫn giữa giới chủ và thợ đã được điều hoà. Giới chủ không phải lo lắng người lao động biểu tình bãi công. Từ đó người lao động sẽ yên tâm làm việc với năng suất và chất lượng cao. Tạo ra nhiều của cải vật chất cho giới chủ. Lợi nhuận mà giới chủ kiếm được sẽ ngày một nhiều hơn. II. BẢN CHẤT CỦA BHXH. Bản chất của BHXH được thể hiện rõ ở những nội dung sau: BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà SX hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức nào đó. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của môĩ nước. Mỗi quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH. Bên tham gia BHXH có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và người sử dụng lao động. Bên BHXH thông thường là cơ quan chuyên trách do nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện dàng buộc cần thiết. Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động. Mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như tuổi già, thai sản v…v.Đồng thời những biến cố đó diễn ra cả trong và ngoài quá trình lao động. Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quĩ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quĩ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được hỗ trợ từ phía nhà nước. Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này đã được tổ chức lao động quốc tế cụ thể hoá như sau: - Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ - Chăm sóc sức khoẻ và chồng bệnh tật. - Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân chủ và các nhu cầu đặc biệt của người già ngươì tàng tật và trẻ em. Với những mục tiêu đó BHXH đã trở thành một trong những quyền con người và được đại hội đồng LHQ thừa nhận và ghi vào tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948 trong đó có ghi rằng: " Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH, quỳên đó được đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển con người". Xem xét bản chất của BHXH chúng ta sẽ hiểu được vai trò và chức năng to lớn của BHXH trong cuộc sống của người lao động nói riêng và của toàn xã hội nói chung. III. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH. Chế độ hưu trí là một trong các chế độ nằm trong hệ thống các chế độ BHXH. Từ khi BHXH ra đời thì chế độ hưu trí đã được đặt ra và nó được coi đó là chế độ chủ yếu được quan tâm trong hệ thống các chế độ BHXH. Vì khi đến tuổi phải nghỉ việc người lao động sẽ được nhận một phần tiền gọi là lương hưu được trợ cấp cho họ để họ ổn dịnh cuộc sống và sinh sống bình thường. BHXH VIệt Nam ra đời từ 1946 ngay sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công và đã qua nhiều làan điều chỉnh và sửa đổi. Năm 1946 chính phủ đã ban hành một loạt các sắc lệnh qui định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn hưu trí cho công nhân viên chức nhà nước. (Sắc lệnh 29/ SL ngày 12/3/1947; Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950; sắc lệnh 77?SL ngày 22/5/1950 ) Cơ sở pháp lý tiếp theo của BHXH được thể hiện trong hiến pháp năm 1959. Hiến pháp này đã thừa nhận, công nhân viên chức có quyền được hưởng trợ cấp BHXH. Quyền này được cụ thể hoá trong đièu lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước ban hành kèm theo nghị định 161/ CP ngày 30/10/1964. Trong suốt những năm kháng chiến chống xâm lược chính sách BHXH nước ta đã góp phần ổn định về mặt thu nhập, ổn định cuộc sống cho công nhân viên chức, quân nhân và gia đình họ, góp phần rất lớn trong việc động viên sức người, sức của cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Từ năm 1986. Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Sự thay đổi mới về cơ chế kinh tế đòi hỏi có những thay đổi tương ứng về chính sách xã hội nói chung và chính sách BHXH nói riêng.Hiến pháp năm 1992 đã nêu rõ: " Nhà nước thực hiện chế độ BHXH đối với công chức nhà nước và người làm công ăn lương khuyến khichs phát triển các hình thức BHXH đối với người lao động". Trong văn kiện Đại Hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ cần đổi mới chính sách BHXH theo hướng mọi người lao động và các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều có nghĩa vụ đóng BHXH. Thống nhất tách quí BHXH ra khỏi ngân sách nhà nước. Văn kiện Đại Hội VIII cũng nêu rõ: " Mở rộng chế độ BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế". Các văn bản trên của Đảng và nhà nươca là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đổi mới chính sách BHXH nước ta theo cơ chế thị trường. Ngay sau khi bộ luật lao động có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 chính phủ đã ban hành nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 về điều lệ BHXH đối với người lao động trong các thành phần kinh tế. Nghị định có qui định các điều khoản về chế độ hưu trí đối với người về hưu . Nội dung của các điều khoản được qui định như sau: 1. Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi nghỉ việc có một trong các điều kiện sau: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà 20 năm đó có thời gian làm việc thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại. + Đủ 15 năm làm việc ở lơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên + Đủ 15 năm công tác ở miền Nam,ở Lào trước ngày 30/4/1975 hoặc ở Campuchia trước ngày 31/8/1989 2. Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn chế độ hưu trí qui định tại nội dung trên khi có một trong các điều kiện sau: - Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đòng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.Người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên( không phụ thuộc vavf tuổi đời). - Danh mục nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại do bộ lao động thương binh và xã hội và các bộ y tế ban hành. 3. Quy đinh quyền lợi của người lao động khi được hưu trí hàng tháng. a, Lương hưu hàng tháng tính theo số năm đóng BHXH và mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH năm sau: - Người lao động có thời gian đóng BHXH đến 15 năm tính bằng 45% mức bình quân ra tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, sau đó cứ thêm một năm đóng BHXH tính thêm 2% mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75 %mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. - Đối với người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp nhất theo qui định tại nội dung của điều khoản 2 thì cách tính lương hưu như qui định tại điều khoản thứ nhất của điều khoản này, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi so với qui định tại mục thứ nhất và thứ hai của điều khoản một thì giảm 2% mức bình quân của tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH. - Mức lương hưu thấp nhất cũng bằng mức tiền lương tối thiểu. b, Ngoài lương hưu hàng tháng đối với người lao động có thời gian đóng BHXH trên 30năm khi nghỉ hưu được trợ cấp một lần theo cách tính như sau: từ năm thứ 31 trở lên mỗi năm (12 tháng ) đóng BHXH được nhận bằng nửa tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH nhưng tối đa không quá 5 tháng. c, Người lao động hưởng lương hưu hàng tháng được bảo hiểm y tế do quĩ BHXH d, Người lao động hưởng lương hưu hàng tháng khi chết gia đình được hưởng chế độ tử tuất. 4. Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo qui định tại nội dung thứ nhất và thứ hai của điều lệ thì được hưởng trợ cấp 1 lần, cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 1 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, hoặc có thể chờ đến khi đủ tuổi đời thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. 5. Cách tính mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH để làm cơ sở tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu qui định tại nội dung thứ 3 và thứ 4 điều lệ này qui định như sau: - Người lao động đóng BHXH theo các mức tiền lương tháng trong các hệ thống tháng lương, bảng lương do nhà nước qui định thì tính bình quân gia quyền các mứctiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH trong 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu. -Người vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương trong các hệ thống tháng lương, bảng lương do nhà nước qui định thì tính bình quân gia quyền các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH chung của các thời gian. 6. Người lao động đang hưởng lương hưu mà ở lại nước ngoài hợp pháp thì uỷ nhiệm cho nhận thêm ở trong nước nhận lương hưu hàng tháng( giấy uỷ nhiệm có giá trị trong 6 tháng và phải có xác nhận của Sứ Quán nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà người đó cư trú) Những nội dung trên đã được các cơ quan BHXH áp dụng khi tính lương hưu cho người lao động và xét để người lao động được hưởng trợ cấp lương hưu hàng tháng PHẦN II: CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI VỀ HƯU Ở THANH OAI I. VÀI NÉT VỀ BHXH Ở THANH OAI: Thanh oai là một huyên của tỉnh Hà Tây.Với diện tích 142 km2; dân số trên 19 vạn người( trong đó có trên 10 vạn người lao động). Thanh Oai nằm ở phía Tây Nam thủ đô Hà Nội lên rất thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế - Văn hoá - Xã hội. Ngày nay dưới đờng nối lãnh đạo đúng đắn của đảng và nhà nước. Đặc biệt là sự lỗ lực trong việc xây dựng và phát triển huyện nhà của nhân dân Thanh Oai đã chở thành một huyện có nền kinh tế phát triển mạnh của tỉnh Hà Tây. Đi đôi với việc phát triển kinh tế là chính sách về xã hôịi để con người và xã hội cùng phát triển. Một trong những chính sách của huyện ủ là chính sách về BHXH cho người lao động. Đã từ lâu chính sách này đã được huyện uỷ rất chú trọng quan tâm. Bởi vì lo cho đời sống của người lao động trong huyện cũng chính là chăm lo cho nguồn lực của huyện. BHXH Thanh Oai là cơ quan hành chính của huyện Thanh Oai. Chúng ta đã hiểu rằng BHXH là lơi để người lao động gửi gắm quyền lợi của họ. Quyền trong việc hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản chế độ hưu trí… Vì vậy BHXH Thanh Oai hiểu rằng mình đang gửi một trách nhiệm quan trọng làm cho người lao động đươcj hưởng chế độ kịp thời, đúng lúc, đúng người để người để người lao động đảm bả cuộc sống của họ và gia đình họ. Vì vậy những cán bộ nhân viên trong phòng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc mình đang làm. BHXH Thanh Oai luôn luôn lay khẩu hiệu " giỏi nghiệp vụ, ứng sử văn minh, tiếp dân lịch sự" là hành động hàng ngày của cán bộ và nhân viên trong phòng. 1. Hoạt động của BHXH Thanh Oai trong những năm gần đây. Phòng BHXH Thanh Oai nằm dưới sự chỉ đạo của BHXH Tỉnh Hà Tây. Từ khi BHXH Thanh Oai luôn làm tròn trách nhiệm của mình đối với gười lao đọng và đạt được những kết quả đáng kể trong công tác thu, chi BHXH. 2.1.Công tác thu, cấp và ghi sổ BHXH a, Công tác thu BHXH BHXH Thanh Oai luôn luôn xác định công tác thu BHXH là một công tác trọng tâm, bởi vì có thu mới có chi, mới đảm bảo tăng trưởng quĩ BHXH cho xã hội và giải quyết cho người lao động các chế độ đúng đủ, kịp thời vì vậy BHXH Thanh Oai có nhiều biện pháp thực hiện tổng cong tác thu. Do đó việc thu BHXH đã đạt được kết quả cao. Năm 2001 tổng số có 136 đơn vị với 4334 lao động tham gia BHXH so với năm 2000 tăng thêm một đơn vị và 362 lao động. Trong đó: + Cơ quan hành chính sự nghiệp có 98 đơn vị và 2646 lao động + Doanh nghiệp nhà nước 8 đơn vị và 1160 lao động + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 25 đơn vị và 100 lao động + Xã, thị trấn có 25 đơn vị và428 lao động Năm 2001 tỉnh giao chỉ tiêu thu 4477 triệu đồng đã thu dưới 4734 triệu đồng so với kế hoach tăng 5,7 % Các đơn vị thực hiện tốt công tác thu là khối các trường học( tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học) trung tâm chính từ hướng nghiệp dạy nghề, trung tâm y tế, văn phòng huyện uỷ, văn phòng uỷ ban nhân dân huyện, Xí nghiệp giấy Phú Hà, Công Ty giống vật nuôi Hà Tây, Trung tâm Thuỷ Sản Thanh Thuỳ, UBND xã Cự Khê, Tam Hưng, Xuân Dương…. b, Công tác cấp và ghi sổ BHXH: Năm 2001 BHXH Thanh Oai đã tổ chức cấp sổ cho 410 lao động, tính đến nay đã có 3904 lao động được cấp sổ bằng 90%. Tiến hành ghi sổ cho người lao động khi có thay đổi về lương, phụ cấp,cơ quan làm việc được đúng đủ, kịp thời. Còn 430 lao động chưa được cấp sổ BHXH chủ yếu do mới được tuyển dụng, mới làm hợp đồng. 2.2. Công tác chi các chế độ BHXH. a, Năm 2001 BHXH Thanh Oai vẫn giữ vững và phát huy truyền thống là đơn vị có công tác chi trả tốt của Tỉnh Hà Tây công tác chi đã bảo đảm: đủ số, tận tay, kịp thời, đúng đối tượng, đúng đối tượng chính sách và tuyệt đối an toàn, chấp hành đúng nguyên tắc về kế toán tài chính Thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của kế toán cấp huyện. Có đầy đủ hệ thống, sổ sách biểu mẫu ghi chép, cập nhật kịp thời,số liệu chính xác đúng qui định. Thanh quyết toán với cơ sở và tính bảo đảm thời gian qui định và có chất lượng cao. Thực hiện tốt công tác quản lý vốn, tiền mặt, tài sản. b, Kết quả công tác chi: Tổng số BHXH Thanh Oai đã chi năm 2001 cho 50.700 lượt người bằng 16.190 triệu đồng. trong đó : Chi ngân sách nhà nước cho 46890 lượt người bằng 14.467 triệu đồng. Chi quĩ BHXH cho 3810 lượt người bằng 1723 triệu đồng Trong tổng số trên đã chi là 16190 triệu đòng + Chi thường xuyên là 46555 lượt người bằng 15277 triệu đòng + Chi một lần là 3172 người bằng 400 triệu đồng + Chi ốm đau 642 người bằn = 81 triệu đồng + Chi thai sản 283 người bằng 416 triệu đồng + Chi dưỡng sức 48 người bằng 16 triệu đồng. 2.3. Công tác quản lý chế độ, chính sách BHXH a,Thực hiện chính sách đối với người lao động đang làm việc, với các đối tượng đã nghỉ hưởng chế độ lương hưu ,mất sức lao động, trợ cấp BHXH thường xuyên hàng tháng là một công việc hết sức quan trọng thể hiện bản chất tốt đẹp của chính sách xá hội của Đảng và nhà nước ta của chế độ ta, vì vậy BHXH thanh Oai đã tập trung thực hiện tốt công tác quản lý chế độ, chính sách BHXH. -Có đầy đủ hồ sơ để quản lý đối tượng hưởng chế độ thường xuyên hàng tháng là3909 người. -Tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách mới để cho các đối tượng đúng đủ và kịp thời. -THực hiên qui trình cải tiến hành chính " một của" trong việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH cho người lao động thuận tiện nhanh chóng. 2.4. Công tác kiểm tra: Kiểm tra là một công tác quan trọng để thực hiện tốt chế độ, chính sách của Đảng và nhà nước. Qua công tác kiểm tra giúp cho các đơn vị kể cảe BHXH huyện khắc phục những thiếu sót, nhược điểm, hành vi phạm chính sách, pjáp luật,
Luận văn liên quan