Đề tài Công nghiệp hóa và quá trình xác định mô hình công nghiệp hóa

Các nhà kinh tế học phát triển đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về công nghiệp hóa, dựa vào các tiêu chuẩn khác nhau như thu nhập quốc dân, cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp, cơ cấu lao động, mức độ phát triển công nghiệp chế tác, loại công cụ sản xuất, các hàm sản xuất cơ bản, phương thức sản xuất, v.v, Theo các học giả Phương Tây quan niệm, công nghiệp hóa là việc đưa các đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, mà thực chất là trang bị các nhà máy cho một vùng hay một nước Quan niệm này là xuất phát từ thực tiễn công nghiệp hiện đại hóa ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Đây là quan niệm đơn giản nhất về công nghiệp hóa, bởi đã đồng nhất công nghiệp hóa với quá trình phát triển công nghiệp. Họ coi đối tượng của công nghiệp hóa chỉ là ngành công nghiệp, tức là nông nghiệp và các ngành kinh tế khác không phải là đối tượng trực tiếp của công nghiệp hóa. Và trên thực tế những người tán thành quan niệm này đều chủ trương tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp là chủ yếu. Như vậy quan niệm này đã không thấy được mục tiêu của quá trình cần thực hiện, không thể hiện được tính lịch sử của quá trình công nghiệp hóa. G.A.Cudơlốp và S.P Perơvusin, là các nhà khoa học Liên Xô cho rằng, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là phát triển đại công nghiệp, trước hết là phát triển công nghiệp nặng, nhằm đảm bảo cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên cơ sở kỹ thuật cơ khí tiên tiến, bảo đảm hình thức kinh tế xã hội chủ nghĩa chiến thắng hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩa và hàng hóa nhỏ, bảo đảm cho nước nhà không bị lệ thuộc về kinh tế và kỹ thuật vào thế giới tư bản chủ nghĩa, tăng cường khả năng quốc phòng

doc19 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2156 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công nghiệp hóa và quá trình xác định mô hình công nghiệp hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA MỤC LỤC I. Khái niệm cơ bản 2 1. Công nghiệp hóa 2 2. Mô hình công nghiệp hóa 5 II. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam 5 1. Khoa học công nghệ 5 2. Hội nhập kinh tế 6 3. Nguồn vốn 7 4. Nguồn nhân lực 9 5. Quản lý của Nhà nước 10 III. Xác định mô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam 12 1. Mô hình công nghiệp hóa (CNH) thời kỳ trước năm 1986. 12 2. Mô hình CNH từ năm 1986 đến nay- những điều chỉnh. 15 Khái niệm cơ bản Công nghiệp hóa Các nhà kinh tế học phát triển đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về công nghiệp hóa, dựa vào các tiêu chuẩn khác nhau như thu nhập quốc dân, cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp, cơ cấu lao động, mức độ phát triển công nghiệp chế tác, loại công cụ sản xuất, các hàm sản xuất cơ bản, phương thức sản xuất, v.v, Theo các học giả Phương Tây quan niệm, công nghiệp hóa là việc đưa các đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, mà thực chất là trang bị các nhà máy cho một vùng hay một nước …Quan niệm này là xuất phát từ thực tiễn công nghiệp hiện đại hóa ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Đây là quan niệm đơn giản nhất về công nghiệp hóa, bởi đã đồng nhất công nghiệp hóa với quá trình phát triển công nghiệp. Họ coi đối tượng của công nghiệp hóa chỉ là ngành công nghiệp, tức là nông nghiệp và các ngành kinh tế khác không phải là đối tượng trực tiếp của công nghiệp hóa. Và trên thực tế những người tán thành quan niệm này đều chủ trương tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp là chủ yếu. Như vậy quan niệm này đã không thấy được mục tiêu của quá trình cần thực hiện, không thể hiện được tính lịch sử của quá trình công nghiệp hóa. G.A.Cudơlốp và S.P Perơvusin, là các nhà khoa học Liên Xô cho rằng, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là phát triển đại công nghiệp, trước hết là phát triển công nghiệp nặng, nhằm đảm bảo cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên cơ sở kỹ thuật cơ khí tiên tiến, bảo đảm hình thức kinh tế xã hội chủ nghĩa chiến thắng hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩa và hàng hóa nhỏ, bảo đảm cho nước nhà không bị lệ thuộc về kinh tế và kỹ thuật vào thế giới tư bản chủ nghĩa, tăng cường khả năng quốc phòng Quan niệm này xuất phát từ điều kiện thực tiễn của Liên Xô lúc đó là công nghiệp đã phát triển đến một trình độ nhất định ( dù trong nội chiến chúng đã bị tàn phá nặng nề), nhưng bị chủ nghĩa đế quốc bao vây toàn diện nên không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Trong điều kiện đó việc phát triển thị trường trong nước là nền tảng cho sự phát triển kinh tế, nên để tồn tại, phát triển và bảo vệ nền độc lập, Liên Xô buộc phải dốc hết nguồn lực để phát triển công nghiệp nặng, phải hướng các ngành công nghiệp vào phục vụ nông nghiệp nhằm tự bảo đảm các nhu cầu trong nước. Vào thời gian này, nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác trong đó có Việt Nam cũng tán thành và thực hiện công nghiệp hóa theo quan niệm trên. Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đưa ra quan niệm : Công nghiệp hóa là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phần ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển một cơ cấu kinh tế nhiều ngành với kỹ thuật hiện đại. Quan niệm này coi CNH là quá trình bao trùm toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt nhiều mục tiêu ( cả kinh tế và xã hội), chứ không chỉ là mục tiêu kinh tế - kỹ thuật. Vì vậy, nó chỉ phù hợp với các nước phát triển, nơi có điều kiện để ứng dụng các thành tựu hiện đại của khoa học- kỹ thuật. Nhiều học giả còn cho rằng, quan niệm của UNIDO là công thức lai hợp và mang tính chất một phương hướng tác chiến nhiều hơn là một định nghĩa khoa học. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960) xác định : Công nghiệp hóa là quá trình thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện sự phân công mới về lao động xã hội và là quá trình tích lũy xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng. Quan điểm này đường như đã đồng nhất công nghiệp hóa với cách mạng kỹ thuật. Trong bài Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam ,đăng trên Tạp chí Cộng sản số 11, tháng 6/2006, tác giả Đỗ Quốc Sam đã đưa ra quan niệm CNH, HĐH theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng: Theo nghĩa hẹp, công nghiệp hóa được hiểu là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) sang nền kinh tế lấy công nghiệp làm chủ đạo, từ chỗ tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm đa số giảm dần và nhường chỗ cho lao động công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn. Theo nghĩa rộng, công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) sang kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. Tuy nhiên, khi bàn tới khái niệm CNH, người ta thường đề cập tới CNH theo nghĩa hẹp, tức là nói tới quá trình hình thành phương thức sản xuất dựa trên cơ sở kĩ thuật, cơ khí và tổ chức sản xuất theo lối công nghiệp trong một thời kì lịch sử nhất định Dù có những điểm khác nhau, nhưng trong quan niệm của các tác giả cả trong và ngoài nước vẫn đều có những điểm chung. Trên cơ sở các quan điểm đó có thể khái quát lại như sau: Công nghiệp hóa là quá trình tạo ra sự chuyển biến từ kinh tế nông nghiệp với cơ cấu kinh tế lạc hậu, dựa trên lao động thủ công, năng suất thấp sang nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế hiện đại, dựa trên lao động bằng máy móc, tạo ra năng suất lao động cao. Mô hình công nghiệp hóa Mô hình: theo nghĩa hẹp: là mẫu, khuôn, tiêu chuẩn theo đó mà chế tạo ra sản phẩm hàng loạt; còn theo nghĩa rộng, mô hình là hình ảnh (hình tượng, sơ đồ, sự mô tả…) ước lệ của một khách thể, các quá trình hoặc hiện tượng. Theo đó, có thể hiểu mô hình chính là sản phẩm chủ quan của cong người dựa trên cơ sở sự vật khách quan. Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào chính thống thế nào về mô hình công nghiệp hóa. Ngay cả trong các văn kiện Đảng cũng chưa nói cụ thể về vấn đề này. Song, trên cơ sở các khái niệm về mô hình, mô hình kinh tế và công nghiệp hóa, chúng ta có thể đưa ra quan niệm về mô hình công nghiệp hóa như sau: Mô hình công nghiệp hóa là một tổng thể bao gồm nhiều thành phần, nhiều mối quan hệ lôgic (mục tiêu, bước đi, cách thức thực hiện…) được kết hợp trong một cấu trúc nhất định đại diện cho một quá trình công nghiệp hóa trên thực tế. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam Khoa học công nghệ Trước hết, và là điều quan trọng nhất để rút ngắn thời kì công nghiệp hóa là phải có sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Nếu được tiếp thu và có các tiền đề vật chất của khoa học công nghệ cao có thể phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, rút ngắn khoảng cách so với các nước đi trước, thậm chí trong một số lĩnh vực còn có thể vượt các nước đi trước. Vi dụ: như các nước NICs và ASEAN đã được có ưu thế hơn trong việc thừa hưởng các thành tựu công nghệ của các nước như Nhật Bản, Anh…., thêm vào đó học hỏi kinh nghiệm của các nước khác và nhờ đó tránh được những rủi ro, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, và sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ thế giới đã có tác động tới nhiều mặt đến đời sống kinh tế của nước ta giúp chúng ta có thể rút ngắn được thời kì công nghiệp hóa đất nước. Việt Nam có điều kiện áp dụng các thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ ngay từ đầu (thông qua nhập khẩu), bỏ qua một bước trung gian trong phát triển để đạt tới trình độ hiện đại nhất trong thời gian ngắn hơn so với các nước đi trước và đây chính là tiền tề rất quan trọng để Việt Nam có thể rút ngắn thời kì công nghiệp hóa của mình. Việt Nam là nước đi sau nên có rất nhiều cơ hội để lựa chọn công nghệ tiên tiến mà không nhất thiết phải trải qua những bước phát triển tuần tự về công nghệ với thời gian hàng trăn năm như các nước đi đầu đã từng trải qua. Nhưng để chuyển giao công nghệ mới từ các nước phát triển một cách có hiệu quả, đòi hỏi phải có những điều kiện trong nước tương thích, đó là phải có một nguồn nhân lực trình độ cao đủ sức nắm bắt và áp dụng công nghệ hiện đại một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đó là phải có một chính phủ đủ năng lực để điều hành nền kinh tế trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế Nền kinh tế thị trường sẽ có khả năng giải quyết nhanh nhậy các vấn đề kinh tế xã hội đặt ra, do đó được coi là phương thức tích lũy vốn hữu hiệu để tăng trưởng kinh tế. Nguyên tắc thị trường là giới doanh gia tự do di chuyển vốn, tự do sản xuất và phân phối các nguồn tài lực, còn vai trò Nhà nước tuy là điều không thể thiếu đối với sự tiến bộ xã hội nhưng cũng chỉ can thiệp khi cần thiết. Vì vậy, chỉ có thông qua thị trường các nước đi sau mới có cơ hội nắm bắt thành tựu của các nước đã tạo ra, cũng như chuyển giao những thế mạnh của mình cho nước khác. Cho nên, kinh tế thị trường càng phát triển thì những cơ hội này càng lớn và việc nắm bắt cơ hội đó sẽ tác động mạnh mẽ đế hiệu quả tiến trình công nghiệp hóa nền kinh tế. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những biến động như trên, đòi hỏi phải dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Thị trường toàn cầu ngày càng phát triển tạo cơ hội cho du nhập những kiến thức, khoa học kĩ thuật, những thành tựu mới nhất của thế giới, giành được sự phân công sản xuất hoặc thực thi những công đoạn có giá trị gia tăng cao trong toàn bộ chuỗi giá trị của từng ngành công nghiệp, đó chính là cơ hội để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa của mỗi nước. Công nghiệp hoá theo quan điểm mới bảo đảm kế hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ vững chắc độc lập tự chủ của đất nước, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và phù hợp với đặc điểm của thời đại, phù hợp với xu hướng quốc tế hoá, khu vực hoá kinh tế, khai thác những ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường… của thế giới và khu vực để đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế và hiện đại hoá đất nước. Nguồn vốn Vốn được hiểu là các của cải vật chất do con người tạo ra và tích luỹ lại. Nó có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc vốn tài chính. Công nghiệp hoá hiện đại hoá của nước ta hiện nay đòi hỏi phải có nhiều vốn, trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn ngoài nước đóng vai trò chủ đạo. Vốn trong nước bao gồm các tài nguyên thiên nhiên, các tài sản được tích luỹ qua nhiều thế hệ, vị trí địa lý... Việc tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở hiệu quả sản xuất, nguồn của nó là lao động thặng dư của người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế. Tăng năng suất lao động xã hội là con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích luỹ vốn trong nước. Vốn ngoài nước bao gồn các khoản đầu tư trực tiếp, vốn viện trợ, các khoản vốn vay tín dụng... Biện pháp cơ bản để thu hút được nguồn vốn ngoài nước là đẩy mạnh mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà kinh doanh nước ngoài. Thực tiễn Việt Nam cho thấy nhân tố hàng đầu với công nghiệp hóa cũng như với sản xuất kinh doanh của nền kinh tế phải có vốn lớn. Vấn đề huy động vốn cho quá trình công nghiệp hóa có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Trước hết là huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế trong nước. Đây là nguồn vốn có tính quyết định, là nhân tố nôi lực. Nguồn vốn nội bộ được tạo ra từ sự liên doanh liên kết giữa các ngành, các lĩnh vực, vùng, miền của nền kinh tế đất nước, từ sự phát triển mạnh mẽ của các công ty cổ phần, thông qua việc huy động tiền nhãn rỗi của dân, của các cơ sở kinh tế, các khoản thuế nộp ngân sách nhà nước. Nguồn vốn nội bộ của nền kinh tế có tính chất quyết định trong quá trình công nghiệp hóa còn hạn hẹp, các quốc gia khác trên thế giới cũng như nước ta đều phải dùng mọi biện pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua các hình thức: Liên doanh, hợp tác kinh doanh, vay với lãi suất thấp viện trợ. Trong điều kiện tích lũy vốn còn chậm thì thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọn. Từ nguồn vốn bên ngoài biến thành nguồn lực trong nước tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa. Để huy động vốn đầu tư nước ngoài cần có cơ chế chính sách thỏa đáng để thu hút ngày càng nhiều và tranh thủ cùng với công nghệ tiên tiến. Muốn tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài thì cần phải có một nguồn vốn tương ứng trong nước. Còn việc vay vốn thì phải tình tới trả nợ, ngoài ra phải đảm bảo các yếu tố khác về độc lập, chủ quyền, kinh tế, chính trị. Vì thế mà nguồn vốn nội bộ có ý nghĩa quyết định, nhà nước phải tạo điều kiện cho từng địa phương từng cơ sở phát triển mạnh mẽ sản xuất nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa. Song song với việc huy động các nguồn vốn, vấn đề bảo toàn, sử dụng và phát triển vốn cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Yêu cầu bảo toàn vốn được thể hiện trước hết trong công tác tổ chức tài chính. Xuất phát từ yêu cầu của công nghiệp hóa là phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, để quá trình công nghiệp hóa và sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, để nền kinh tế phát triển bền vững tất yếu phải bảo toàn và phát triển vốn, phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nguồn nhân lực Con người là chủ thể của công nghiệp hóa. Con người không chỉ là yếu tố quyết định để thực hiện chuyển giao công nghệ, mà còn là chủ thể tạo ra công nghệ hiện đại và sử dụng chúng để thực hiện quá trình công nghiệp hóa đất nước. Vì vậy, quỹ vốn con người của mỗi quốc gia là yếu tố quan trọng để tăng quy mô và tốc độ phát triển kinh tế của nước đó. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tê, chỉ có những người lao động trình độ cao mới biết sáng tạo ra những cái thị trường thế giới cần từ những cái sẵn có của nước mình; đồng thời cũng chỉ có học mới đủ sức để tiếp thu những tinh hoa của nhân loại và thuần hóa nó để phục vụ sự phát triển kinh tế đất nước, rút ngắn thời kì công nghiệp hóa. Nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa bao gồm đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, các chuyên gia kinh tế, những nhà quản lý kinh tế- xã hội, đội ngũ công nhân lành nghề…Có thể coi nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa là nguồn nhân lực khác, vì vậy, trình độ của nguồn lực này cao hay thấp sẽ quyết định đến thời gian hoàn thành công nghiệp hóa dài hay ngắn. Vai trò của nguồn nhân lực càng quan trọng hơn khi thế giới đã chuyển sang một giai đoạn mới trong sự phát triển kinh tế toàn cầu: nền kinh tế tri thức. Đó là vì, cuộc cạnh tranh thế giới đã chuyển sang từ cạnh tranh nguồn tài nguyên thiên nhiên sang cạnh tranh nguồn nhân lực, đòi hỏi con người phả đạt đến trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật cao. Nếu trước đây, nước nào giàu tài nguyên thiên nhiên sẽ có cơ hội bỏ xa các nước khác trong phát triển, thì giờ đây nước nào có “chất xám” mới là nước “ đi trước thời đại”. Hiện nay mặc dù các nước đang công nghiệp hóa không có đủ điều kiện về vốn, vật chất để tạo ra tri thức mới, mà vẫn tạo được những bước nhảy vọt trong quá trình công nghiệp hóa là do họ có một lực lượng lao động được đào tạo tốt để tiếp thu những tri thức tiên tiến của thế giới và điều chỉnh nó cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế đang phát triển mỗi nước. Tại Việt Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1986) cũng nhận thức được vai trò của nguồn nhân lực đối với thành công của công nghiệp hóa. Đại hội xác định: Công nghiệp hóa nền kinh tế lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phất triển nhanh và bền vững. Là yếu tố cơ sự phát triển nhưng chất lượng nguồn nhân lực quá thấp, vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam hiện nay mới chưa đạt 30%, lại bất hợp lý về cơ cấu. Nguồn nhân lực con người của Việt Nam khá đông, và có ưu thế nổi trội là tiếp thu cái mới khá nhanh, nên nếu biết bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho họ thì đây là sẽ là lợi thế cạnh trạnh dà hạn của nước ta. Nhưng, nguồn nhân lực trình độ cao không phải là tự nhiên có được, mà hầu hết đều được đào tạo ra thông qua giáo dục – đào tạo. Vì vậy, Chính phủ, các chủ doanh nghiệp và gia đình đều phải tích cực đầu tư tiền của và thời gian cho giáo dục – đào tạo để con người tích lũy được tri thức và kỹ năng. Có thể nói, đây là điều kiện cơ bản nhất để thực hiện công nghiệp hóa rút ngắn tại Việt Nam. Chúng ta phải tập trung sức để biến lợi thế tiềm năng này thành hiện thực, nhằm khai thác tối đa những thành tựu mới của khoa học- công nghệ thế giới, tăng tốc tiến trình công nghiệp hóa đất nước. Quản lý của Nhà nước Quá trình CNH chỉ có thể thành công khi được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. CNH là một quá trình lâu dài và phức tạp. Nó tuân theo quy luật và tính quy luật của các quan hệ cung cầu trên thị trường. Điều đó có nghĩa là cơ chế thị trường và các bộ phận cấu thành: Cung cầu, giá cả, cạnh tranh sẽ quyết định quá trình công nghiệp hóa, quyết định các phương án phát triển lựa chọn đầu tư, nhưng cơ chế thị trường lại có những khuyết tật và hạn chế riêng của nó, cho nên nếu quá trình công nghiệp hóa lệ thuộc vào cơ chế thị trường thì sẽ không đạt được những mục tiêu công bằng xã hội, an ninh quốc gia và sự bền vững của môi trường. Thực tế khách quan này đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước, sự quản lý của nhà nước là một bộ phận không thể thiếu của cơ chế quản lý quá trình công nghiệp hóa hiện nay. Nhà nước thực hiện quyền quản lý của mình thông qua các công cụ chủ yếu như: Định hướng kế hoạch phát triển, hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế xã hội, các quỹ quốc gia…Thực hiện công nghiệp hóa trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước có vai trò quản lý vĩ mô như sau: Một là, taok môi trường và điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, đảm bảo sự ổn định về chính trị xã hội, thiết lập khuôn khổ luật pháp thống nhất, có hệ thống chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp hóa. Hai là: định hướng cho quá trình công nghiệp hóa, trực tiếp đầu tư và một số lĩng vực để dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô như: Chống lạm phát, chống khủng hoảng, ngăn ngừa những đột biến xấu trong nền kinh tế. Ba là, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đảm bảo yêu cầu của công nghiệp hóa, thực hiện đúng các chức năng quản lý của nhà nước về nền kinh tế và chức năng chủ sở hữ tài sản công của nhà nước. Bốn là, khắc phục hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng, thực hiện công nghiệp hóa gắn với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội. Ngoài ta vai trò của nhà nước trong việc tổ chức quản lý quá trình công nghiệp hóa còn thể hiện trong việc lựa chọn sử dụng những công cụ quản lý có hiệu quả như hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế xã hội đặc biệt là các chính sách kinh tế nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, lựa chọn các phương pháp quản lý như: Giáo dục, thuyết phục, phương pháp tổ chức hành chính, phương pháp kinh tế, bố trí hợp lý các cán bộ đầu ngành chủ chốt trong các cơ quan quản lý. Xác định mô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam Chiến lược CNH đất nước được Đảng ta xác định là thực hiện trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Đảng ta đã đề ra các chiến lược xây dựng mô hình CNH trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, qua mỗi kỳ Đại hội và hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng. 1. Mô hình công nghiệp hóa (CNH) thời kỳ trước năm 1986. ( Đại hội Đảng lần thứ III (1960) Đại hội Đảng lần thứ III đã khẳng định tính tất yếu khách quan của việc thực hiện CNH ở Việt Nam. Đảng ta cho rằng “muốn cải tiến tình trạng lạc hậ
Luận văn liên quan