Đề tài Công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân của huyện Từ Liêm - Thực trạng và giải pháp

Trong dân gian chúng ta thường hay nói:" Có sức khoẻ là có tất cả". Tuy câu ngạn ngữ đó không đúng trong mọi trường hợp nhưng rõ ràng không có sức khoẻ thì không có gì cả. Về vai trò của y tế, Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh sức khoẻ là vốn quý của mỗi con người và của xã hội, do đó chính sách y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân có vị trí hàng đầu trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội đất nước. hệ thống y tế với nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho con người, do đó có vai trò lớn đối với sự phát triển xã hội.Đối với nguồn nhân lực Quốc gia, thể lực là của nguời lao động là một trong ba phẩm chất cơ bản của nguồn nhân lực(trí lực, thể lực, tâm lực), sức khỏe tốt là nhân tố cơ bản nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ, là mộtđòi hỏi bắt buộc đối với nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá dất nước. Hoạt động của nghành y tế chính là nhằm đáp ứng đòi hỏi đó. Vì vai trò của của sức khoẻ đối với con người và xã hội to lớn như vậy nên Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đặc biệt đến việc phát triẻn sự nghiệp y tếvà tăng cường đầu tư các nguồn lực cho sự nghiệp này. Cùng với xu thế xã hội hoá các nghành nghề một cách mạnh mẽ, với mục tiêu là cung cấp hệ thống các cơ sở y tế phục vụ tốt nhất cho tất cả các tầng lớp trong xã hội, giúp người dân được chăm sóc, bảo vệ và tiếp cận các dịch vụ y tế thuận lợi nhất, các cơ sở y, dược tư nhân đã phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng phục vụ, hình thức đa dạng, phong phú. Trong thời gian qua, cùng với hệ thống y tế Nhà nước, y tế tư nhân đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào nâng cao tuổi thọ bình quân, cải thiện giống nòi, phát triển thể lực thông qua việc giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ em khuyết tật., khống chế và loại trừ nhiều dịch bệnh và các bệnh xã hội, góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tuy nhiên, để y tế tư nhân thực sự phát huy hiệu quả của mình và đi đúng định hướng, không bị chi phối của cơ chế thị trường thì vai trò quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước cần được quan tâm hơn và từng bước đổi mới, củng cố, tăng cường tạo điều kiện cho y tế tư nhân vươn lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Cần có những chế tài xử lý nghiêm minh các sai phạm đối với những cơ sở y, dược tư nhân có những hành vi trái pháp luật, vi phạm vấn đề " y đức" trong hành nghề. Để quản lý Nhà nước đã thiết lập hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực này rộng khắp từ trung ương tới địa phương. Ở trung ương là Bộ Y tế, một thành phần trong cơ cấu tổ chức của chính phủ, ở địa phương là các sở Y tế của các tỉnh, thành phố thuộc trung ương, trực tiếp là các phòng Y tế, trung tâm y tế huyện, quận được tổ chức theo nguyên tắc song trùng lãnh đạo, nhân viên uỷ ban nhân dân phụ trách về văn hoá- xã hội thuộc uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Làm thế nào để quản lý tốt các cơ sở y tế tư nhân? Đó là trách nhiệm đặt ra đối với không chỉ các nhà quản lý về y tế mà còn là trách nhiệm của các ngành các cấp trong việc phối kết hợp quản lý cùng ngành y tế và cũng là trách nhiệm của mỗi người dân khi nhìn nhận về vấn đề này. Sau 4 năm học tại Học Viện Hành chính, được tìm hiểu về tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, đặc biệt là tìm hiểu về các cơ quan quản lý Hành chính Nhà nước, cùng đó là qua 2 tháng thực tập tại Phòng y tế Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm tôi đã có cơ hội đưa những kiến thức lý thuyết vào thực tế. Quan tìm hiểu thực tế hoạt động của Phòng Y tế huyện,cùng những văn bản tài liệu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Y tế, những báo cáo thực tế về hoạt động của các cơ sở Y tế tư nhân, về thực trạng công tác quản lý Nhà nước về hành nghề Y, dược tư nhân tại huyện Từ Liêm. Em mong bài báo cáo này của mình sẽ góp phần giúp mọi người hiểu hơn, quan tâm hơn đến hoạt động này. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ công chức phòng y tế huyện Từ Liêm đã tiếp nhận, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới Thạc sỹ Đỗ Kim Tiên đã hướng dẫn em trong suốt quá trình tìm hiểu và hoàn thành bài báo cáo này!

doc30 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 9143 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân của huyện Từ Liêm - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Trong dân gian chúng ta thường hay nói:" Có sức khoẻ là có tất cả". Tuy câu ngạn ngữ đó không đúng trong mọi trường hợp nhưng rõ ràng không có sức khoẻ thì không có gì cả. Về vai trò của y tế, Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh sức khoẻ là vốn quý của mỗi con người và của xã hội, do đó chính sách y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân có vị trí hàng đầu trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội đất nước. hệ thống y tế với nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho con người, do đó có vai trò lớn đối với sự phát triển xã hội.Đối với nguồn nhân lực Quốc gia, thể lực là của nguời lao động là một trong ba phẩm chất cơ bản của nguồn nhân lực(trí lực, thể lực, tâm lực), sức khỏe tốt là nhân tố cơ bản nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ, là mộtđòi hỏi bắt buộc đối với nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá dất nước. Hoạt động của nghành y tế chính là nhằm đáp ứng đòi hỏi đó. Vì vai trò của của sức khoẻ đối với con người và xã hội to lớn như vậy nên Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đặc biệt đến việc phát triẻn sự nghiệp y tếvà tăng cường đầu tư các nguồn lực cho sự nghiệp này. Cùng với xu thế xã hội hoá các nghành nghề một cách mạnh mẽ, với mục tiêu là cung cấp hệ thống các cơ sở y tế phục vụ tốt nhất cho tất cả các tầng lớp trong xã hội, giúp người dân được chăm sóc, bảo vệ và tiếp cận các dịch vụ y tế thuận lợi nhất, các cơ sở y, dược tư nhân đã phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng phục vụ, hình thức đa dạng, phong phú. Trong thời gian qua, cùng với hệ thống y tế Nhà nước, y tế tư nhân đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào nâng cao tuổi thọ bình quân, cải thiện giống nòi, phát triển thể lực thông qua việc giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ em khuyết tật.., khống chế và loại trừ nhiều dịch bệnh và các bệnh xã hội, góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tuy nhiên, để y tế tư nhân thực sự phát huy hiệu quả của mình và đi đúng định hướng, không bị chi phối của cơ chế thị trường thì vai trò quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước cần được quan tâm hơn và từng bước đổi mới, củng cố, tăng cường tạo điều kiện cho y tế tư nhân vươn lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Cần có những chế tài xử lý nghiêm minh các sai phạm đối với những cơ sở y, dược tư nhân có những hành vi trái pháp luật, vi phạm vấn đề " y đức" trong hành nghề. Để quản lý Nhà nước đã thiết lập hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực này rộng khắp từ trung ương tới địa phương. Ở trung ương là Bộ Y tế, một thành phần trong cơ cấu tổ chức của chính phủ, ở địa phương là các sở Y tế của các tỉnh, thành phố thuộc trung ương, trực tiếp là các phòng Y tế, trung tâm y tế huyện, quận được tổ chức theo nguyên tắc song trùng lãnh đạo, nhân viên uỷ ban nhân dân phụ trách về văn hoá- xã hội thuộc uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Làm thế nào để quản lý tốt các cơ sở y tế tư nhân? Đó là trách nhiệm đặt ra đối với không chỉ các nhà quản lý về y tế mà còn là trách nhiệm của các ngành các cấp trong việc phối kết hợp quản lý cùng ngành y tế và cũng là trách nhiệm của mỗi người dân khi nhìn nhận về vấn đề này. Sau 4 năm học tại Học Viện Hành chính, được tìm hiểu về tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, đặc biệt là tìm hiểu về các cơ quan quản lý Hành chính Nhà nước, cùng đó là qua 2 tháng thực tập tại Phòng y tế Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm tôi đã có cơ hội đưa những kiến thức lý thuyết vào thực tế. Quan tìm hiểu thực tế hoạt động của Phòng Y tế huyện,cùng những văn bản tài liệu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Y tế, những báo cáo thực tế về hoạt động của các cơ sở Y tế tư nhân, về thực trạng công tác quản lý Nhà nước về hành nghề Y, dược tư nhân tại huyện Từ Liêm. Em mong bài báo cáo này của mình sẽ góp phần giúp mọi người hiểu hơn, quan tâm hơn đến hoạt động này. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ công chức phòng y tế huyện Từ Liêm đã tiếp nhận, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới Thạc sỹ Đỗ Kim Tiên đã hướng dẫn em trong suốt quá trình tìm hiểu và hoàn thành bài báo cáo này! CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN VÀ PHÒNG Y TẾ HUYỆN TỪ LIÊM I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN TỪ LIÊM 1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Huyện Từ Liêm được thành lập theo quyết định số 78/ QĐ-CP ngày 31/5/1961 của Chính Phủ trên cơ sở quận 5 và 6, một số xã của huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng- tỉnh Hà Đông(nay là tỉnh Hà Tây). Huyện được thành lập gồm 26 xã, diện tích đất tự nhiên là 114 km2 dân số là 12 vạn người. Sau nhiều lần chia tách, sáp nhập(vào các năm 1974,1996,1997) đến nay huyện còn lại 15 xã và một thị trấn với diện tích là 75,33 km2, số dân là 282.623 người(2008). Huyện Từ Liêm tiếp giáp các quận, huyện sau: * Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và quận Tây Hồ * Phía Nam giáp huyện Thanh Trì, thị xã Hà Đông * Phía Đông giáp 3 quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân * Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây. Với vị trí như trên có thể thấy được vai trò quan trọng của huyện đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội và các vùng lân cận là không thể thiếu. Trong thế kỷ XXI, cùng với Hà Nội và cả nước Đảng bộ và chính quyền huyện Từ Liêm luôn đề cao mục tiêu lấy con người là trung tâm của sự phát triển, bằng nỗ lực và quyết tâm cao huyện không chỉ chú trọng phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật mà còn quan tâm nâng cao đời sống tinh thần, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trong vùng. Dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao đời sống tinh thần, sức khoẻ và tính mạng cho nhân dân luôn được quan tâm. 2.Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm- Cơ quan hành chính Nhà nước của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội 2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn - Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày 15/7/1994 sửa đổi, bổ sung năm 2003. - Căn cứ pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HDND và UBND các cấp ngày 03/7/1996. - Căn cứ quyết định số 03/2000/QĐ-UB ngày 26/6/2000 của huyện Từ Liêm. Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức như sau: Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm là cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung. Thông qua hoạt động chấp hành và điều hành của mình, uỷ ban thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... trên địa bàn huyện; uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương và đảm bảo cho bộ máy hành chính huyện vận hành thông suốt. Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội để giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố an ninh quốc phòng và cải thiện đời sống nhân dân ở địa phương mình, đòng thời đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước từ trung ương tới địa phương. Huyện Từ Liêm trong giai đoai\nj hiện nay là huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh, cơ cấu kinh tế đang từng bước được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, do đó nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban nhân dân huyện được thể hiện trên các lĩnh vực: - Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm trên địa bàn huyện; lập dự toán, phương án bổ sung và quyết toán ngân sách huyện. - Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương; thực hiện thẩm quyền giao đất tại, cho thuê đất,giải quyết các tranh chấp đất đai theo quy định. - Xây dựng quy hoạch, kế hoạchphát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. - Xây dựng các chương trình, đề án phát triếnự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, phát thanh và công tác xây dựng. - Thực hiện các nhiệm vụ được thành phố giao về khoa học công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống. - Tổ chức thực hiện công tác quốc phòng và an ninh chính trị, an toàn xã hội. - Tuyên truyền giáo dục nhân dân về đường lối chính sách dân tộc và tôn giáo, chỉ đạo việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo. - Thực hiện công tác thi hành pháp luật tại địa phương. 2.2. Cơ cấu tổ chức - Lãnh đạo huyện gồm: 01 Chủ tịch 02 Phó chủ tịch 01 Chánh Văn phòng 12 trưởng phòng chuyên môn - Các phòng ban chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện gồm: Phòng Nội vụ; Phòng Tư pháp; Phòng tài chính- Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Lao động- Thương binh và xã hội; Phòng văn hoá và Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Y tế; Thanh tra; Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Phòng Kinh tế; Phòng quản lý đô thị. II. CHỨC NĂNG- NHIỆM VỤ- QUYỀN HẠN CỦA PHÒNG Y TẾ HUYỆN TỪ LIÊM Phòng Y tế huyện Từ Liêm thành lập từ 3/2007. Là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện; chịu sự chỉ đạo, Quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Y tế thành phố. Phòng Y tế có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà Nước. Phòng được thành lập trên cơ sở sự tách ra từ Uỷ ban dân số gia đình và phát triển Trẻ em và từ yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực Y tế. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Căn cứ Thông Tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BYT-BNV ngày 12/4/2005 của Bộ Y tế- Bộ Nội vụ" Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyện môn giúp UBND quản lý Nhà nước về y tế tại địa phương" Căn cứ Nghị quyết số 17/2006/NQ- HĐND ngày 09/12/2006 của Hội đồng nhân dân thành phố phê chuẩn thành lập Phòng y tế thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện; Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Y tế huyện Từ Liêm được quy định như sau: Chức năng: Tham mưu giúp UBND quận, huyện quản lý Nhà nước về y tế ở địa phương, gồm: chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, y tế dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, y dược học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người,mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; quản lý các trạm y tế xã, phường, thị trấn. Nhiệm vụ, quyền hạn: Tham mưu, giúp UBND quận, huyện xây dựng kế hoạch, chương trình và các giải pháp thực hiện các nhiệm vụ vông tác y tế địa phương; theo dõi, kiểm tra thực hiện; kịp thời phát hiện những phát sinh mới báo cáo UBND quận, huyện, giải quyết. Tham mưu giúp UBND quận, huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Y tế, hành nghề y dược tư nhân theo phân cấp: -Xây dựng kế hoạch thanh tra,kiểm tra hàng năm và đột xuất về lĩnh vực y tế, hành nghề y dược tư nhân, vệ sinh phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn trình UBND quận, huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; - Xây dựng kế hoạch quản lý dược đối với y tế phường, xã, thị trấn hàng năm và dài hạn trình UBND quận, huyện phê duyệt. Ban hành danh mục thuốc sử dụng các trạm y tế xã, phường, thị trấn theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở y tế; thực hiện cung ứng thuốc theo quy định. Giám sát, kiểm tra công tác phòng chống dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn theo chỉ đạo của UBND quận, huyện và thành phố. Phối hợp với các ngành đoàn thể có liên quan đẩy mạnh công tác xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ. Chỉ đạo các trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện công tác khám chữa bệnh: khám chữa bệnh thông thường; xử lý cấp cứu ban đầu theo phân tuyến kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành; khám sức khoẻ cho nhân dân và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế(nếu có); chăm sóc sức khoẻ ban đầu, sức khoẻ sinh sản cộng đồng. Quản lý các trạm y tế xã, phường, thị trấn: chương trình, nhiệm vụ công tác,chuyên môn nghiệp vụ; tiền lương, tiền công, biên chế, hợp đồng làm việc tại trạm y tế; Phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu giúp UBND quận, huyện quản lý về công tác cán bộ của Trạm y tế theo quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố. Phối hợp với Phòng Tài chính lập kế hoạch tài chính- Ngân sách hàng năm cho các hoạt động y tế trên địa bàn; hoạt động thường xuyên của các trạm y tế và thực hiện các chương trình, dự án y tế theo phân bổ của Sở Y tế sau khi được UBND thành phố duyệt. Tham gia các buổi giao ban, các hội nghị do trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện tổ chức; các hội nghị Sở Y tế tổ chức bàn về công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn quận, huyện. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND quận, huyện giao. Tổ chức- biên chế: Phòng Y tế huyện Từ Liêm hiện nay gồm 5 người: 01 Trưởng Phòng 01 Phó phòng 01 Nhân viên kế toán 02 Nhân viên chuyên môn Cán bộ phòng y tế huyện Từ Liêm là những người có kinh nghiệm, nhiệt huyết trong công việc, tốt nghiệp các trường Cao đẳng và Đại học và đã từng là những bác sỹ, dược sỹ có chuyên môn và kinh nghiệp trong lĩnh vực y tế, do đó họ rất am hiểu về lĩnh vực mình quản lý. Trong hoạt động của mình, Phòng Y tế đã có sự phối kết hợp chặt chẽ với Trung tâm Y tế, Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn huyện. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN CỦA HUYỆN TỪ LIÊM I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG Y, DƯỢC TƯ NHÂN 1. Hệ thống y, dược tư nhân Việt Nam: Nhằm đáp ứng các nhu cầu mà y tế công không thể đủ và tận dụng hơn nữa lực lượng nhân viên Y tế Nhà nước đã nghỉ hưu. Năm 1986 Chính Phủ Việt Nam bắt đầu cho phép y tế tư nhân hoạt động. Từ năm 1989, Chính Phủ ban hành nhiều đạo luật, pháp luật, Nghị định để quản lý hoạt động của hệ thống y tế tư nhân. Hành nghề y, dược tư nhân bao gồm: Hành nghề y; Hành nghề y dược học cổ truyền; hành nghề dược; Hành nghế vắc xin, sinh phẩm y tê; Hành nghề trang thiết bị y tế. Các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân bao gồm: Cơ sở y, dược tư nhân; Cơ sở y, dược dân lập; Cơ sở y, dược có vốn đầu tư nước ngoài. 2. Vị trí- vai trò của hành nghề y, dược tư nhân : *.Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Hành nghề y, dược tư nhân có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế- xã hội. Biểu hiện cụ thể như sau: - Việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho con người nhằm mang đến sự cường tráng về thể lực, tăng cường trí lực, phát triển tâm lực cho mỗi cá nhân, góp phần tạo ra nguồn lực cơ bản cho sự phát triển của xã hội trong tương lai. - Hoạt động hành nghề y, dược tư nhân đáp ứng yêu cầu của hoạt động chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Với bất kì ai, ở vị thế xã hội nào đều có nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trong một khía cạnh nhất định, những nhu cầu này tăng lên theo sự phát triển của đời sống vật chất và tinh thần, Chính vì vậy khi đồi sống vật chất và tinh thần được nâng cao thì nhu cầu sống khoẻ mạnh, nhu cầu làm đẹp cũng tăng lên. Hẹ thống y, dược tư nhân ra đời đáp ứng những yêu cầu chính đáng đó khi mà y tế Nhà nước không đủ sức tự đảm bảo sự cung cấp của mình. -Y, dược tư nhân góp phần mang lại một sức khoẻ tốt- nhân tố cơ bản nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ, là đòi hỏi bắt buộc đối với nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hệ thống y tế nói chung, hành nghề y, dược tư nhân nói riêng chính là nhằm đáp ứng đòi hỏi đó. *. Vai trò đối với ngành y tế nói chung: - Ngành y tế, y dược tư nhân là một bộ phận của ngành y tế. Nếu như ngành y tế có vai trò lớn trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân thì y, dược tư nhân có vai trò đắc lực giải quyết những khó khăn, nan giải mà y tế công chưa có điều kiện đáp ứng, giúp nhân dâm được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn nhất là trong việc tránh sự quá tải cho khu vực Nhà nước. - Góp phần hoàn thiện mạng lưới y tế rộng khắp với những hình thức tổ chức và hoạt động phong phú, đa dạng. *. Vai trò của công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân huyện Từ Liêm: Hành nghề y, dược tư nhân là hoạt động sử dụng sức mạnh của cộng đồng để phục vụ chính cộng đồng mình được tốt nhất. Hoạt động này có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi tầng lớp trong xã hội, do vậy muốn khai thác và phát huy những lợi ích, hạn chế những tiêu cực phát sinh do hoạt động này mang lại cần thiết phải có sự quản lý từ phía Nhà nước. Sự chỉ đạo, quản lý từ phía Nhà nước sẽ giúp hệ thống y, dược tư nhân hoạt động theo một trật tự nhất dịnh, mang lại những lợi ích lớn lao. Từ Liêm là huyện ngoại thành phía Tây Bắc thành phố Hà Nội cũ, có 15 xã, 1 thị trấn, dân số gần 33 vạn người. Trong những năm qua cùng với tốc độ đô thị hoá và những diễn biến phức tạp của thời tiết và dịch bệnh. Cùng với đó là sự gia tăng của nhu cầu được bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của người dân, chính sách xã hội hoá y tế nhằm huy động mọi nguồn lực từ nhân dân vào hoạt động y tế là những lý do làm cho hệ thống y tế tư nhân phát triển lớn mạnh không ngừng. Dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế thành phố Hà Nội và huyện uỷ- UBND Từ Liêm công tác quản lý đối với các cơ sở y, dược tư nhân đã đạt được những thành tựu nhất định. II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM Những kết quả đạt được: 1.1. Quản lý việc thành lập các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân: Năm 2007 huyện Từ Liêm có 170 cơ sở hành nghề y tế tư nhân hoạt động trên địa bàn 16 xã, thị trấn, tăng 34 cơ sở so với năm 2006. Năm 2008 con số này đã tăng gần gấp đôi. Tính đến tháng 02/2009 toàn huỵen có 317 cơ sở, trong đó có 81 cở sở y( chiểm 25.6%), 17 cơ sở y học cổ truyền ( chiếm 5.4%) và 219 cơ sở dược( chiếm 69%). Các cơ sở y tế tư nhân thành lập trên cơ sở sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi họ đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về thủ tục thành lập, về điều kiện thành lập do Nhà nước quy định. Các văn bản pháp luật quy định về hành nghề y, dược tư nhân gồm: Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân 1993, sửa đổi bổ sung năm 2003; các Nghị định, Nghị quyết, Thông tư liên quan. Để thực hiện tốt công tác quản lý đối với các cơ sở y, dược trên địa bàn huyện, phòng Y tế đã sớm xây dựng quy trình thủ, thủ tục cấp giấy phép hành nghề y, dược tư nhân, niêm yết công khai tạo thuận lợi cho các cơ sở y tế tư nhân hoàn chỉnh các thủ tục xin cấp giấy phép hành nghề theo đúng quy định của pháp luật. Đây cũng là khâu giúp phòng y tế tién hành công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở này một cách chặt chẽ hơn. Ngoài những yêu cầu chung về trình độ chuyên môn, sức khoẻ, đạo đức...đối với người hành nghề y, dược tư nhân phải tiến hành đầy đủ các quy định của pháp luật về giấy tờ như: Chứng chỉ hành nghề do Sở Y tế Hà Nội cấp, giấy đăng ký kinh doanh do UBND huyện Từ Liêm cấp, giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn vàb điều kiện hành nghề do Sở Y tế Hà Nội cấp. Quy trình làm thủ tục hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân Từ liêm gồm các bước sau: Bước 1: Làm thủ tụchồ sơ xin cấp giấy chứng chỉ hành nghề tại Sở Y tế Hà Nội. Bước 2: Xin cấp giấy phép kinh doanh tại UBND huyện Từ Liêm. Bước 3: Làm thủ tục hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kện hành nghề tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ UBND huyện( mẫu hồ sơ mua tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ Hành chính UBND huyện). Phòng y tế có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của cơ sở đầy đủ trong vòng 5 ngày sẽ kiểm tra và thẩm định cơ sở; trong vòng 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ sẽ có kết quả giấy chứng nhận đủ điều kiện, chủ cơ sở sẽ nhận kết quả tại Sỏ y tế. Quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận và thành lập các cơ sở y tế tư nhân đã được công khai và được hướng dẫn cụ thể cho mỗi cá nhân khi họ có nhu cầu. Nhờ đó việc thành lập các cơ sở y, dược tư nhân trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, tiết kiệm được thời gian đi lại của người dân. Đồng thời cũng giúp cho việc theo dõi, giám sát, chỉ đạo hoạt động của các cơ sở này trở nên đơn giản hơn nhiều so với trước. Phòng Y tế có thể nắm bắt một cách chính xác địa điểm của từng cơ sở, loại hình cở sở, quy mô, trình độ chuyên môn của chủ các cơ sở này...Từ đó có sự can thiệp kịp thời ngăn chặn hay giúp đỡ các cơ sở đó phát triển theo đúng mục đích đăng ký, mang lại lợi ích cho không chỉ bản thân họ mà còn mang lại những lợi ích cho chính những người bệnh, cho nhân dân trong vùng, đồng thời giúp phát triển hệ thống y tế huyện. 1.2. Kiểm tra, giám sát các hoạt động của cơ sở hành nghề y, dược tư nhân: Tăng cường công tác thanh kiểm tra hoạt động
Luận văn liên quan