Đề tài Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu kết hợp gãy xương chi trên tại khoa ngọai chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận

Gãy xương chi trên là một chấn thương thường gặp và xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là lứa tuổi lao động. Gãy xương chi trên ngày càng gia tăng do sự phát triển của các phương tiện giao thông và sự phát triển của nền công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế, đặc biệt là cơ sở hạ tầng đường xá chật hẹp so với các phương tiện đông đúc, việc lao động, sản xuất các phương tiện bảo hộ cho người lao động, cũng như nhận thức của con người về phòng hộ cho bản thân cũng còn bất cập. Gãy xương chi trên thường gặp là gãy cổ phẫu thuật, xương cánh tay, xương trụ, xương quay. Nguyên nhân phổ biến là do tai nạn như tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, trong đó tai nạn giao thông chiến 50% Đặc điểm giải phẫu, sinh cơ học và tính chất tổn thương của nó cũng rất đa dạng và phức tạp, việc chẩn đoán gãy xương không khó khăn nhưng tiên lượng, đánh giá mức độ tổn thương, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý, giảm tối đa những biến chứng, di chứng là rất quan trọng nhằm phục hồi chức năng tốt nhất chi bị tổn thương là việc làm rất cần thiết. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của Y học, việc điều trị gãy xương chi trên cũng có nhiều phương pháp như điều trị bảo tồn đai desault, bó bột, phẫu thuật kết hợp xương (bằng các phương pháp như nẹp vis, đóng đinh nội tủy, phẫu thuật xuyên kim kirschner ). Trong trường hợp được điều trị tốt thì xương sẽ liền trong 3 đến 4 tuần, song vẫn còn một số biến chứng trong quá trình điều trị như chèn ép khoang, nhiễm trùng, teo cơ, cứng khớp, các triệu chứng về thần kinh như đau, tê nơi chi bị tổn thương. Vì vậy để hạn chế các biến chứng, người bệnh cần phải được điều trị, chăm sóc, theo dõi sâu sát trong quá trình điều trị nhằm phát hiện sớm các biến chứng cũng như tư thế xấu để xử lý kịp thời. Trong quá trình điều trị công tác điều dưỡng chăm sóc cũng vô cùng quan trọng, góp phần rất đáng kể vào kết quả, chất lượng điều trị. Công việc xây dựng kế hoạch phù hợp sát với tình hình cần chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật là nhu cầu rất cần thiết để đem lại kết quả mong muốn trong quá trình điều trị phục hồi của người bệnh. Trong công tác điều dưỡng chăm sóc thì người điều dưỡng phải luôn dự đoán trước, đáp ứng các nhu cầu cần thiết của người bệnh bởi vì do bệnh tật mà người bệnh có những nhu cầu nhiều khi không được thỏa mãn, đó là cần sự giúp đỡ, chăm sóc họ, cung cấp các điều kiện, để người bệnh được thỏa mãn các yêu cầu cơ bản của mình. Trong quá trình điều trị chấn thương gãy xương đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị, trong đó có gãy xương chi trên như gãy xương cánh tay, xuơng cẳng tay, xương đòn, xương bàn tay nhưng rất ít đề tài nghiên cứu về điều dưỡng chăm sóc người bệnh. Do đó, để góp phần chăm sóc, theo dõi tốt hơn cho những bệnh nhân phẫu thuật kết hợp xương chi trên tại Khoa Ngoại Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu kết hợp gãy xương chi trên tại khoa ngọai chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận” nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả thực hiện chăm sóc hậu phẫu tại khoa ngọai chấn thương chỉnh hình bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận.

doc25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11368 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu kết hợp gãy xương chi trên tại khoa ngọai chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Gãy xương chi trên là một chấn thương thường gặp và xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là lứa tuổi lao động. Gãy xương chi trên ngày càng gia tăng do sự phát triển của các phương tiện giao thông và sự phát triển của nền công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế, đặc biệt là cơ sở hạ tầng đường xá chật hẹp so với các phương tiện đông đúc, việc lao động, sản xuất các phương tiện bảo hộ cho người lao động, cũng như nhận thức của con người về phòng hộ cho bản thân cũng còn bất cập. Gãy xương chi trên thường gặp là gãy cổ phẫu thuật, xương cánh tay, xương trụ, xương quay. Nguyên nhân phổ biến là do tai nạn như tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, trong đó tai nạn giao thông chiến 50% Đặc điểm giải phẫu, sinh cơ học và tính chất tổn thương của nó cũng rất đa dạng và phức tạp, việc chẩn đoán gãy xương không khó khăn nhưng tiên lượng, đánh giá mức độ tổn thương, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý, giảm tối đa những biến chứng, di chứng là rất quan trọng nhằm phục hồi chức năng tốt nhất chi bị tổn thương là việc làm rất cần thiết. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của Y học, việc điều trị gãy xương chi trên cũng có nhiều phương pháp như điều trị bảo tồn đai desault, bó bột, phẫu thuật kết hợp xương (bằng các phương pháp như nẹp vis, đóng đinh nội tủy, phẫu thuật xuyên kim kirschner…). Trong trường hợp được điều trị tốt thì xương sẽ liền trong 3 đến 4 tuần, song vẫn còn một số biến chứng trong quá trình điều trị như chèn ép khoang, nhiễm trùng, teo cơ, cứng khớp, các triệu chứng về thần kinh như đau, tê nơi chi bị tổn thương. Vì vậy để hạn chế các biến chứng, người bệnh cần phải được điều trị, chăm sóc, theo dõi sâu sát trong quá trình điều trị nhằm phát hiện sớm các biến chứng cũng như tư thế xấu để xử lý kịp thời. Trong quá trình điều trị công tác điều dưỡng chăm sóc cũng vô cùng quan trọng, góp phần rất đáng kể vào kết quả, chất lượng điều trị. Công việc xây dựng kế hoạch phù hợp sát với tình hình cần chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật là nhu cầu rất cần thiết để đem lại kết quả mong muốn trong quá trình điều trị phục hồi của người bệnh. Trong công tác điều dưỡng chăm sóc thì người điều dưỡng phải luôn dự đoán trước, đáp ứng các nhu cầu cần thiết của người bệnh bởi vì do bệnh tật mà người bệnh có những nhu cầu nhiều khi không được thỏa mãn, đó là cần sự giúp đỡ, chăm sóc họ, cung cấp các điều kiện, để người bệnh được thỏa mãn các yêu cầu cơ bản của mình. Trong quá trình điều trị chấn thương gãy xương đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị, trong đó có gãy xương chi trên như gãy xương cánh tay, xuơng cẳng tay, xương đòn, xương bàn tay… nhưng rất ít đề tài nghiên cứu về điều dưỡng chăm sóc người bệnh. Do đó, để góp phần chăm sóc, theo dõi tốt hơn cho những bệnh nhân phẫu thuật kết hợp xương chi trên tại Khoa Ngoại Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu kết hợp gãy xương chi trên tại khoa ngọai chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận” nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả thực hiện chăm sóc hậu phẫu tại khoa ngọai chấn thương chỉnh hình bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận. CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẨU XƯƠNG CHI TRÊN Xương chi trên gồm các xương: xương bả vai, xương đòn, xương cánh tay, xương trụ, xương quay, các xương cổ tay, các xương đốt bàn tay, các xương đốt ngón tay. Giữa các xương nối tiếp nhau bỡi các bao khớp và dây chằng. Xương cẳng tay có màng gian cốt nối giữa xương trụ và xương quay . Xung quanh xương chi trên được bao phủ bởi thành phần mô mềm bao phủ. 1.2. ĐIỀU DƯỠNG VỚI BỆNH LÝ GÃY XƯƠNG CHI TRÊN 1.2.1.GÃY THÂN XƯƠNG CÁNH TAY Đường gãy của thân xương cánh tay có giới hạn từ bờ trên của chỗ bám cơ ngực lớn xuống đến giới hạn trên của lồi cầu xương cánh tay. Thường do cơ chế chấn thương gián tiếp, như ngã chống tay, do tai nạn sinh hoạt. Cơ chế chấn thương trực tiếp gặp trong tai nạn lao động, tai nạn giao thông, đâm chém nhau hoặc vết thương hỏa khí, thường gây gãy hở. Gãy thân xương cánh tay chiếm khoảng 3% các gãy xương nói chung, có thể lựa chọn nhiều phương pháp điều trị, hiện nay kết quả điều trị bảo tồn và phẫu thuật tương đương như nhau. 1.2.1.1. Triệu chứng lâm sàng * Triệu chứng cơ năng - Đau vùng thương tổn - Mất cơ năng cánh tay * Triệu chứng thực thể - Bầm tím, sưng, biến dạng cánh tay - Sờ có điểm đau chói, tiếng lạc xạo, ngắn chi. - Có cử động bất thường tại điểm gãy. - Tổn thương thần kinh quay hay gặp, nếu có hình ảnh bàn tay rủ, không duỗi bàn tay được 1.2.1.2.Triệu chứng cận lâm sàng Chụp phim X- quang chuẩn lấy hết khớp vai và khớp khuỷu tay ở hai bình diện vuông góc với nhau, thẳng và nghiêng. Trên phim ghi nhận được vị trí gãy, đường gãy, di lệch, mãnh rời… 1.2.1.3. Điều trị - Điều trị bảo tồn Thường là gãy xương không có biến chứng, gãy một bên hay bệnh nhân chỉ gãy một xương cánh tay + Bột cánh tay treo (Hanging Arm Cast): Kỹ thuật cơ bản của phương pháp này là bó bột từ 2cm trên chỗ gãy đến cổ tay, khuỷu gấp 90o, cẳng tay tư thế trung gian, móc tạ 2-3 kg ngay dưới khuỷu, thời gian 8-10 tuần. Hướng dẫn bệnh nhân luôn để cánh tay tư thế thẳng đứng, như vậy xương cánh tay mới luôn bị kéo nắn được, phải chụp X-quang kiểm tra hàng tuần trong 3-4 tuần đầu. Hạn chế của phương pháp này bao gồm ngắn chi, gập góc, biến dạng xoay, chậm liền xương hoặc không liền xương. + Bột ngực vai cánh tay: Bột ôm ngực, vai và cánh tay, cánh tay ở tư thế dạng. Ưu điểm là bất động tương đối cánh tay, nhưng hiện ít dùng vì quá nặng và gây khó chịu cho bệnh nhân, lại còn gây hạn chế vận động vai và tay, để tư thế dạng lâu rất khó chịu. Ngày nay bột được thay thế bằng nẹp plastic nhẹ và thuận tiện hơn + Nẹp ôm cánh tay (Functional Bracing): là phương pháp điều trị bảo tồn hiện đại nhất, do Sarmiento đề xướng năm 1977. Nẹp chỉ ôm đoạn thân cánh tay và được ép bởi thủy lực. Phương pháp này là đại diện cho sự ưu việt trong điều trị bảo tồn không mổ gãy thân xương cánh tay. Chỉ định khi gãy thân xương cánh tay đã hết sưng nề (trước đó được bất động bởi một trong các kỹ thuật trên). Bệnh nhân được chỉ dẫn để cánh tay xuôi dọc thân mình càng nhiều càng tốt. Khi nào bệnh nhân tự dang tay được 90o thì có thể tháo bỏ phương tiện ra. Ưu điểm là cho phép vận động được toàn bộ chi trên, tỉ lệ liền xương được báo cáo đạt 96-100% - Điều trị phẫu thuật + Cố định ngoài: Chỉ định trong gãy hở, có khiếm khuyết da và phần mềm, các gãy vụn nhiều mảnh ở bệnh nhân có nhu cầu vận động sớm + Mổ kết hợp nẹp vít: thường đem lại kết quả tốt + Đóng đinh nội tủy kín: Chỉ định trong các trường hợp nắn kín thất bại, gãy 1/3 giữa thân xương, gãy có mảnh rời, gãy cũ không liền xương, gãy xương bệnh lý, gãy chéo hoặc gãy xoắn, ở bệnh nhân đa chấn thương. 1.2.1.4. Biến chứng - Liệt thần kinh quay cơ năng hay thoáng qua thường gặp sau các gãy ngang hoặc gãy chéo ngắn thân xương cánh tay. Đứt ngang thần kinh quay thường gặp trong các gãy hở, gãy liên quan đến vết thương đâm chọc. - Can xương liền tư thế xấu: thường thì gập góc 20-30o hoặc ngắn chi 2-3 cm ít để lại di chứng gì lớn. Biên độ vận động rộng của vai làm giảm đi ảnh hưởng của ca xấu do xoay, ngay cả những biến dạng lớn hơn cũng được thích nghi với một hạn chế cơ năng không đáng kể. Vấn đề thẩm mỹ ít khi được xem là chỉ định của phẫu thuật. - Không liền xương gặp nhiều hơn trong các gãy hở, gãy do chấn thương tốc độ cao, gãy có mãnh rời, các gãy mà nắn không tốt, gãy được mổ nhưng bất động không tốt. - Nhiễm trùng không liền xương: liên quan trực tiếp giữa bất động không vững và nhiễm trùng, đặc biệt trong gãy hở. Bất động vững, cắt lọc triệt để các mô chết kể cả xương, rửa sạch vết thương và dùng kháng sinh có hệ thống sẽ dẫn đến liền xương trong đa số trường hợp. - Biến chứng mạch máu: ít gặp trong gãy kín, hay gặp trong gãy hở, gãy do dao chém hoặc hỏa khí. Nếu nghi ngờ có tổn thương mạch máu hoặc trong các gãy xương có nguy cơ cao tổn thương mạch máu, thì nên siêu âm mạch máu, nếu cần thiết thì chụp động mạch để xác định vị trí tổn thương . 1.2.2. GÃY 2 XƯƠNG CẲNG TAY 1.2.2.1. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng * Triệu chứng cơ năng - Đau vùng tổn thương - Mất cơ năng cẳng bàn tay * Triệu chứng thực thể - Sưng nề bầm tím cẳng tay - Biến dạng gập góc ngắn chi - Tiếng lạo xạo xương - Cử động bất thường. * Triệu chứng cận lâm sàng - Chụp X-Quang ghi nhận vị trí gãy, đường gãy, mảnh rời. 1.2.2.2. Điều trị - Điều trị bảo tồn: Bất động 8 đến 12 tuần, trẻ em 4 đến 6 tuần. - Điều trị phẫu thuật: Kết hợp xương bằng nẹp vít, cố định ngoài trong gãy hở độ 3. Đinh Kirschner cho trẻ em. 1.2.2.3. Biến chứng * Biến chứng sớm: - Chèn ép khoang - Chèn ép mạch máu thần kinh - Chọc thủng da biến gãy kín thành gãy hở. * Biến chứng muộn: - Can lệch - Khớp giả - Hội chứng Volkmann - Hội chứng rối loạn dinh dưỡng do bất động lâu ngày - Tổn thương dây thần kinh quay do phẫu thuật ở đoạn 1/3 trên xương quay. CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. CHỌN BỆNH NHÂN Chúng tôi chọn 39 bệnh nhân đang điều trị tại khoa ngoại CTCH bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận trong tháng 4 - 5 năm 2011. 2.1.2. TIÊU CHUẨN CHỌN BỆNH NHÂN - Các bệnh nhân đã được phẫu thuật xương chi trên không phân biệt mổ cấp cứu hay mổ chương trình. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi tiến hành chọn 39 bệnh nhân theo phương pháp bốc thăm chọn ngẫu nhiên được chọn theo các tiêu chuẩn nêu ở trên. Nghiên cứu tiến cứu. 2.2.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH Sau khi chọn chúng tôi tiến hành ghi nhận một số kết quả trong hồ sơ bệnh án và phỏng vấn đối tượng nghiên cứu bằng phiếu điều tra qua bộ câu hỏi có sẵn để ghi nhận : Khảo sát bệnh nhân qua bộ câu hỏi : 2.2.1.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân - Lý do vào viện. + Tai nạn giao thông + Tai nạn sinh hoạt + Tai nạn lao động + Ý kiến khác…………………. - Vị trí gãy. + Gãy thân xương cánh tay + Gãy xương cẳng tay + Gãy xương bàn tay - Phân loại. + Gãy kín + Gãy hở - Bệnh lý kèm theo. 2.2.1.2. Đánh giá kết quả thực hiện quy trình chăm sóc * Chăm sóc tại chỗ: - Tình trạng chi của bệnh nhân - Đau. - Phù nề - Rối loạn dinh dưỡng (thay đổi màu sắc da ) - Số lần thay băng hàng ngày: Ngày đầu, sau 3 ngày, sau 5 ngày, sau 7 ngày - Tình trạng vết thương: Ngày đầu, sau 3 ngày, sau 5 ngày, sau 7 ngày * Chăm sóc toàn thân: - Tình trạng thân nhiệt. - Chế độ dinh dưỡng - Sự lo lắng của bệnh nhân - Bệnh nhân có mất ngủ hay không? - Tình trạng vệ sinh cơ thể: Bệnh nhân tự làm hoặc người nhà làm. Điều dưỡng hướng dẫn, hoặc giúp đỡ bệnh nhân tập - Vận động phục hồi sau phẫu thuật: Bệnh nhân tự làm hoặc người nhà làm. Điều dưỡng hướng dẫn, hoặc giúp đỡ bệnh nhân tập - Bệnh nhân được hướng dẫn các biến chứng sau phẫu thuật không? CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN 3.1.1.LÝ DO VÀO VIỆN Bảng 1. Lý do vào viện Lý do vào viện N % TN giao thông 17 43.59 TN sinh hoạt 11 28.21 TN lao động 7 17.95 TN khác 4 10.26 Tổng 39 100 Bảng 1 cho thấy nhận xét về tình hình tai nạn cho thấy 43. 59 % chấn thương do tai nạn giao thông. 28.21 % là tai nạn lao động. Như vậy cho thấy việc giáo dục an toàn giao thông và an toàn lao động cần chú trọng trong công tác tuyên truyền nhiều hơn nữa. 3.1.2. VỊ TRÍ GÃY XƯƠNG Bảng 2. Vị trí xương gãy Vị trí xương gãy N % Xương bả vai 3 7.7 Xương cánh tay 19 48.7 Xương cẳng tay 14 35.9 Xương bàn tay 3 7.7 Tổng 39 100% Đa số gãy xương xảy ra ở cánh tay (chiếm 48.7 %); Xương cẳng tay chiếm 35.9 %, gãy xương cẳng tay có nhiều biến chứng nguy hiểm như chèn ép khoang, Hội chứng rối loạn dinh dưỡng do bất động lâu ngày, Tổn thương dây thần kinh quay do phẫu thuật ở đoạn 1/3 trên xương quay... vì vậy đòi hỏi người điều dưỡng cần chăm sóc chu đáo điều này hạn chế được những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Các xương còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn. 3.1.3. PHÂN LOẠI Bảng 3. Phân loại Phân loại N % Gãy kín 17 43.59 Gãy hở 22 56.41 Tổng 38 100 Trong 39 trường hợp có 43.59 % gãy kín và 56.41 % gãy hở, cho thấy các vụ việc tai nạn xảy ra rất dễ có các biến chứng như: chảy máu, nhiễm trùng. 3.1.4. BỆNH LÝ KÈM THEO Biểu đồ 1. Bệnh lý khác kèm theo Khi bị tai nạn, thường đa số có thương tổn phối hợp do đó một bệnh nhân có một bệnh lý kèm theo càng tăng thêm mức độ trầm trọng của bệnh. Kháo sát cho thấy có 7.69 trường hợp có bệnh lý kèm theo cần theo dõi chặt chẽ hơn và phải điều trị phối hợp bệnh lý đó. 3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC CHĂM SÓC TẠI CHỖ: 3.2.1.1.Tình trạng chi của bệnh nhân: * Triệu chứng Đau. Biểu đồ 2. Tình trạng đau Một trăm phần trăm số bệnh nhân đều có đau tại vết mổ, số lớn chỉ cấn dùng thuốc giảm đau đường uống, số ít còn lại phải dùng thuốc giảm đau đường tiêm, sự ân cần của người thầy thuốc cũng làm bớt đi nỗi đau của người bệnh. * Phù nề Biểu đồ 3. Tình trạng phù nề Theo dõi hậu phẫu ngày thứ nhất chúng tôi nhận thấy 92.31 % có phù nề nhẹ đến vừa, triệu chứng này cần lưu ý cho bệnh nhân treo tay khi đi lại, kê cao khi nằm nhằm tăng cường cho máu trở về tim điều này hạn chế được triệu chứng trên góp phần cho kết quả điều trị, ngoài ra giảm phù nề cũng góp phần giảm đau cho người bệnh. * Rối loạn dinh dưỡng ( thay đổi màu sắc da ) Biểu đồ 4. Rối loạn dinh dưỡng Trong theo dõi có 01 trường hợp có thay đổi màu sắc da dưới tổn thương do phù nề chèn ép được dùng thuốc giảm phù nề và kê chi cao sau đó hiện tượng giảm dần và hết sau 2 ngày. 3.1.1.2. Tình trạng vết thương Ngày Ngày đầu Sau 3 ngày Sau 5 ngày Sau 7 ngày N % N % N % N % Khô 17 43.59 21 53.85 33 84.6 37 94.87 Dịch thấm băng 12 30.77 10 25.64 5 12.8 2 5.13 Máu thấm băng 9 23.07 7 17.95 1 2.6 0 0 Nhiễm trùng 1 2,56 1 2.56 0 0.0 0 0 Tổng 39 100 39 100 39 100.0 39 100 Bảng 4 cho thấy tình trạng vết thương bao gồm dịch thấm băng, máu thấm băng, tình trạng nhiễm trùng thay đổi dần theo thời gian. Sau 7 ngày vết mổ khô hoàn toàn không còn tình trạng nhiễm trùng chứng tỏ sự điều trị và chăm sóc tốt. Bảng 4. Tình trạng vết thương 3.2.2. Chăm sóc toàn thân: 3.2.2.1.Tình trạng thân nhiệt. Biểu đồ 5. Theo dõi thân nhiệt Biểu đồ 5 cho thấy sự theo dõi thường xuyên nhiệt độ mỗi ngày để sớm nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng hay rối loạn nước, điện giải để xử trí kịp thời là một mắt xích quan trọng. Có 3 trường hợp sốt 39 đến 40 độ khi được phát hiện đã đổi kháng sinh và bệnh nhân hết sốt 3.2.2.2 Chế độ dinh dưỡng Biểu đồ 6. Mức độ chán ăn Sau phẫu thuật, khi trung tiện lần đầu bệnh nhân được cho ăn lỏng, dễ tiêu. Đa số các bệnh nhân ăn uống được do được hướng dẫn chế độ ăn uống, tuy nhiên còn 3 trường hợp cảm thấy chán ăn do có bệnh lý kèm theo. 3.2.2.3. Bệnh nhân có mất ngủ hay không Biểu đồ 7. Về giấc ngủ Có 11 trường hợp còn bị mất ngủ do lo lắng nhiều về bệnh tật. Khi bị bệnh, người bệnh luôn lo lắng nhiều, điều này điều dưỡng cần ân cần giúp đỡ, động viên cho sự an tâm của người bệnh. 3.2.2.4. Tình trạng vệ sinh cơ thể. Biểu đồ 8. Tình trạng vệ sinh cơ thể Về vệ sinh cơ thể bệnh nhân được hướng dẫn cụ thể, tuy nhiên số bệnh nhân tự làm được (chiếm 64.1 %) còn chưa được quan tâm đúng mức do đó việc đảm bảo vệ sinh chưa cao 3.2.2.5. Vận động phục hồi sau phẫu thuật Biểu đồ 9. Vận động phục hồi Vận động phục hồi sau phẫu thuật là việc làm hết sức quan trọng, tuy được hướng dẫn vận động sớm nhằm tránh những biến chứng như teo cơ, cứng khớp... song lực lượng điều dưỡng còn mỏng do đó bệnh nhân tự làm nên hiệu quả điều trị không cao. 3.2.2.6. Bệnh nhân được tư vấn về các biến chứng sau khi ra viện Biểu đồ 10. Tư vấn về các biến chứng Có 69.23 % bệnh nhân được tư vấn về các biến chứng khi ra viện, tuy nhiên còn 30. 77 % không được tư vấn do đó khi được hỏi họ trả lời không đầy đủ hoặc không chính xác. Vấn đề này một số điều dưỡng còn coi nhẹ. KẾT LUẬN Có đến 43. 59 % chấn thương do tai nạn giao thông. 28.21 % là tai nạn lao động. Đa số gãy xương xảy ra ở cánh tay (chiếm 48.7 %); Xương cẳng tay chiếm 35.9 %. Trong 39 trường hợp có 43.59 % gãy kín và 56.41 % gãy hở, cho thấy các vụ việc tai nạn xảy ra rất dễ có các biến chứng như: chảy máu, nhiễm trùng. Khi bị tai nạn, thường đa số có thương tổn phối hợp do đó một bệnh nhân có một bệnh lý kèm theo càng tăng thêm mức độ trầm trọng của bệnh. Một trăm phần trăm số bệnh nhân đều có đau tại vết mổ, số lớn chỉ cấn dùng thuốc giảm đau đường uống, số ít còn lại phải dùng thuốc giảm đau đường tiêm Theo dõi hậu phẫu ngày thứ nhất có 92.31 % có phù nề nhẹ đến vừa, 01 trường hợp có thay đổi màu sắc da dưới tổn thương do phù nề chèn ép được dùng thuốc giảm phù nề và kê chi cao sau đó hiện tượng giảm dần và hết sau 2 ngày. Tình trạng vết thương bao gồm dịch thấm băng, máu thấm băng, tình trạng nhiễm trùng thay đổi dần theo thời gian. Theo dõi thường xuyên nhiệt độ mỗi ngày để sớm nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng hay rối loạn nước, điện giải để xử trí kịp thời là một mắc xích quan trọng. Sau phẫu thuật, khi trung tiện lần đầu bệnh nhân được cho ăn lỏng, dễ tiêu. Đa số các bệnh nhân ăn uống được do được hướng dẫn chế độ ăn uống. Có trường hợp còn bị mất ngủ do lo lắng nhiều về bệnh tật. Về vệ sinh cơ thể bệnh nhân còn chưa được quan tâm đúng mức do đó việc đảm bảo vệ sinh chưa cao. Vận động phục hồi sau phẫu thuật là việc làm hết sức quan trọng , tuy được hướng dẫn vận động sớm nhằm tránh những biến chứng như teo cơ, cứng khớp... xong lực lượng điều dưỡng còn mỏng do đó bệnh nhân tự làm nên hiệu quả điều trị không cao. Có 69.23 % bệnh nhân được tư vấn về các biến chứng khi ra viện, tuy nhiên còn 30. 77 % không được tư vấn do đó khi được hỏi họ trả lời không đầy đủ hoặc không chính xác. Vấn đề này một số điều dưỡng còn coi nhẹ. KIẾN NGHỊ Gãy xương chi trên nhất là gãy xương cẳng tay có thể có biến chứng nguy hiểm như chèn ép khoang, Hội chứng rối loạn dinh dưỡng do bất động lâu ngày, Tổn thương dây thần kinh quay do phẫu thuật ở đoạn 1/3 trên xương quay... vì vậy đòi hỏi người điều dưỡng cần chăm sóc chu đáo điều này hạn chế được những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Qua khảo sát chúng tôi có một số kiến nghị sau: Cần huấn luyện đội ngũ chăm sóc toàn diện để người điều dưỡng có đủ kiến thức chăm sóc, tư vấn cũng như phát hiện được các biến chứng. Thường xuyên giám sát nhắc nhở điều dưỡng biết tính chất đặc thù của ngành chấn thương chỉnh hình là vô cùng quan trọng , giữ được chức năng của vận động mới là quan trọng chứ không phải chỉ là làm cho xương liền. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Điều dưỡng ngoại ( 2010), Trường đại học Y dược Huế, Trang 129- 135. 2. Giải phẫu cơ thể người (2000), Đại học Y Thành Phố Hồ Chí Minh, “ Giải phẫu chi trên”. 3.Gãy xương hở những việc cần làm và không nên làm Y dược học TP. HCM – 1999 4. Chấn thương chỉnh hình – Nhà xuất bản Y học 1985 MỘT SỐ HÌNH ẢNH SAU PHẪU THUẬT PHIẾU ĐIỀU TRA I. Phần hành chính: - Họ và tên bệnh nhân……………………………………………........ - Tuổi………………………..Giới tính…………………………......... - Nghề nghiệp…………………………………………………………. - Địa chỉ……………………………………………………………….. - Ngày nhập viện……………Ngày ra viện………………………........ - Số nhập viện…………………………………………………………. - Chẩn đoán Y khoa………………………………………………........ - Phương pháp phẫu thuật……………………………………………… II. Một số đặc điểm của bệnh nhân 1. Lý do vào viện. a) Tai nạn giao thông □ b) Tai nạn sinh hoạt □ c) Tai nạn lao động □ d) Ý kiến khác…………………. 2. Vị trí gãy. a) Gãy thân xương cánh tay □ b) Gãy xương cẳng tay □ c) Gãy xương bàn tay □ 3. Đặc điểm chỗ gãy. a) Gãy kín □ b) Gãy hở □ 4. Bệnh lý kèm theo. a) Có □ b) Không □ III. Đánh giá kết quả thực hiện quy trình chăm sóc 1. Chăm sóc tại chỗ: 1.1. Tình trạng chi của bệnh nhân: 1.1.1 Đau: a) Có □ b) Không □ 1.1.2 Phù nề: a) Có □ b) Không □ 1.1.3 Rối loạn dinh dưỡng ( thay đổi màu sắc da ) a) Có □ b) Không □ 1.1.4 Cảm giác nóng - lạnh: a) Có □ b) Không □ Số lần thay băng hàng ngày.
Luận văn liên quan