Đề tài Đánh giá sản xuất sạch hơn cho cơ sở sản xuất bánh mì đặc ruột

Bánh mì , một loại thức ăn nhanh vô cùng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà hầu như là toàn thế giới. Để đáp ứng nhu cầu ngày một càng cao của người tiêu dùng Vì vậy các cơ sở sản xuất bánh mì ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Kết quả khảo sát khoảng 500 người tiêu dùng của tiến sĩ Lê Đăng Minh, thực hiện nhằm thăm dò khả năng thành công trước khi mở cửa hàng bánh mì B4 cho thấy: có đến 71,6% người chọn bánh mì là món ưu tiên hàng đầu vào mỗi buổi sáng, so với món xôi 26,6%. Những người thường xuyên ăn bánh mì với mức độ khoảng 1-2 lần/tuần chiếm gần 60%. Việc xây dựng các nhà máy sản xuất bánh mì đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân, đem lại những lợi ích về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên do những lợi ích về kinh tế và nhiều nguyên nhân khác mà vấn đề môi trường đã không được quan tâm đúng mức. Lượng chất thải ra ngày càng nhiều đã làm ảnh hưởng đến đời sống của con người và môi trường sống của các loài sinh vật khác. Và cơ sở sản xuất “Bánh Mì Đặc Ruột” của gia đình anh Nguyễn Tấn Hùng là một ví dụ diển hình.

doc33 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5150 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá sản xuất sạch hơn cho cơ sở sản xuất bánh mì đặc ruột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN …………….o0o…………… Đề tài: ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CƠ SỞ SẢN XUẤT BÁNH MÌ ĐẶC RUỘT GVHD: Ts. Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nhóm 7_Tiết 456_Thứ 2 Họ và tên SĐT 1.Đặng Thúy An 01217614084 2.Vũ Thị Hạnh 01653826887 3.Lê Thị Mỹ Hiền 01633233354 4.Đặng Thị Liễu 01228325605 5.Nguyễn Hoàng Linh Long 01288625635 6.Đặng Nguyễn Dạ Thảo 0939254271 7.Phạm Thị Minh Thư (NT) 01675282077 8.Nguyễn Thị Thương 01699789814 9.Trần Thị Kiều Trang 01665168832 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1.Sự cần thiết phải đầu tư Bánh mì , một loại thức ăn nhanh vô cùng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà hầu như là toàn thế giới. Để đáp ứng nhu cầu ngày một càng cao của người tiêu dùng Vì vậy các cơ sở sản xuất bánh mì ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Kết quả khảo sát khoảng 500 người tiêu dùng của tiến sĩ Lê Đăng Minh, thực hiện nhằm thăm dò khả năng thành công trước khi mở cửa hàng bánh mì B4 cho thấy: có đến 71,6% người chọn bánh mì là món ưu tiên hàng đầu vào mỗi buổi sáng, so với món xôi 26,6%. Những người thường xuyên ăn bánh mì với mức độ khoảng 1-2 lần/tuần chiếm gần 60%. Việc xây dựng các nhà máy sản xuất bánh mì đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân, đem lại những lợi ích về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên do những lợi ích về kinh tế và nhiều nguyên nhân khác mà vấn đề môi trường đã không được quan tâm đúng mức. Lượng chất thải ra ngày càng nhiều đã làm ảnh hưởng đến đời sống của con người và môi trường sống của các loài sinh vật khác. Và cơ sở sản xuất “Bánh Mì Đặc Ruột” của gia đình anh Nguyễn Tấn Hùng là một ví dụ diển hình. Vì vậy trong giai đoạn hội nhập như hiện nay chúng ta cần phải có những biện pháp giải quyết đồng thời cả vấn đề môi trường và kinh tế. Hiện nay sản xuất sạch hơn được biết đến như một tiếp cận giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn thông qua việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu hiệu quả hơn. Do đó việc “Áp dụng sản xuất sạch hơn cho cơ sở sản xuất bánh mì đặc ruột” không chỉ giúp cho việc cắt giảm chi phí, đóng góp vào việc cải thiện hiện trạng môi trường, qua đó giảm bớt chi phí xử lý môi trường. 1.2.Đối tượng nghiên cứu của đề tài Cơ sở sản xuất Bánh Mì Đặc Ruột. 1.3.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Phân tích các công đoạn trong quá trình sản xuất. Đề xuất các cơ hội thực hiện sản xuất sạch hơn. Lựa chọn các giải pháp thích hợp. Thực hiện và duy trì các giải pháp đã lựa chọn. 1.4.Phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu, thông tin về cơ sở sản xuất. Quan sát và ghi nhận dây chuyển sản xuất, các trang thiết bị vận hành và các công đoạn xả thải. Khảo sát điểu tra ban lãnh đạo, công nhân viên của cơ sở Xử lý số liệu 1.5.Phạm vi nghiên cứu Quy trình sản xuất bánh mì. Xác định đầu vào và đầu ra của mỗi công đoạn sản xuất. Xác định nguyên nhân phát sinh dòng thải. Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn. Chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn khả thi với điều kiện hiện tại của cơ sở 1.6.Ý nghĩa của đề tài Đem lại lợi ích về mặt kinh tế cho nhà máy và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 1.7.Khái quát về cơ sở SXSH 1.7.1.Cơ sở sản xuất “Bánh mì đặc ruột” 1.7.1.1. Vị trí địa lí Cơ sở sản xuất hiện đặt tại số 16/16, tổ 6, khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ chí Minh Nằm trong lòng chợ làng Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. 1.7.1.2. Quy mô, diện tích,, nguồn nhân lực Quy mô (hộ gia đình): công suất 300 ổ bánh mì thành phẩm/ ngày; 4000 ổ bánh mì thành phẩm / năm Diện tích: 50m2 Nhân lực: Anh: Nguyễn Tấn Hùng và chị Mai Thị Cẩm 1.7.2.Đội SXSH STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ VAI TRÒ 1 Ts. Nguyễn Vinh Quy Tiến sĩ Cố vấn 2 Nguyễn Tấn Hùng Chủ cơ sở Chỉ đạo chung 3 Phạm Thị Minh Thư Kỹ sư môi trường Đội trưởng đội CP 4 Nguyễn Thị Thương Kỹ sư môi trường Thành viên 5 Lê Thị Mỹ Hiền Kỹ sư môi trường Thành viên 6 Nguyễn Hoàng Linh Long Kỹ sư môi trường Thành viên 7 Vũ Thị Hạnh Kỹ sư môi trường Thành viên 8 Đặng Thị Liễu Kỹ sư môi trường Thành viên 9 Đặng Thúy An Kỹ sư môi trường Thành viên 10 Đặng Nguyễn Dạ Thảo Kỹ sư môi trường Thành viên Trần Thị Kiều Trang Kỹ sư môi trường Thành viên CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT 2.1.Mô tả về các công đoạn sản xuất 2.1.1. Quy trình sản xuất Hiện nay công nghệ sản xuất bánh mì đã phát triển tới mức khá hoàn chỉnh với nhiều quy trình khác nhau tùy theo loại bánh và trang thiết bị. Các giai đoạn trong giây chuyền sản xuất đều ảnh hưởng tói chất lượng bánh nhưng giai đoạn nhào bột, chế độ lên men, chế độ nướng và chất lượng nguyên liệu có ảnh hưởng hơn cả. Sau đây là quy trình sản xuất bánh mì của cơ sở sản xuất “bánh mì đặc ruột Nguyên liệu Định lượng nguyên liệu Nhào bột lần một Tạo hình Chia bột Nhào bột lần hai Bánh thành phẩm Nướng bánh Lên men 2.1.1.1. Nguồn nguyên, nhiên liệu Bột mì: Công ty TNHH Phượng Hoàng Phụ gia: Baker 999 Nước: Nhà máy nước Thủ Đức Điện: hệ thống điện quốc gia qua bình hạ thế của cơ sở. Nhiên liệu chủ yếu là điện để vận hành các máy móc và dầu đốt FO để chạy máy phát điện. 2.1.1.2. Thuyết minh về quy trình Để đạt tỉ lệ thích hợp giữa các thành phần cho qui trình sản xuất bánh mì. Tỷ lệ phối trộn : 10 kg bột + 6 lít nước +50 g nấm men + 100 g muối + 100 g đường + 5g bơ + 20g phụ gia Nhào bột lần 1: Cho bột, muối, nước như trên nhào trong 8 phút bằng máy nhào để tạo điều kiện cho khối bột nở, thành một khối đồng nhất. Thành phần bột mì Hàm lượng Fe : 2,8 – 10,4 mg Hàm lượng Zn: 1,9 – 7,15 mg Hàm lượng B1 > 0,2 mg Hàm lượng B2 > 0,1 mg Hàm lượng Axit Floric < 0,04 mg Protide của bột mì chủ yếu là dạng đơn giản gọi là protein. Protein của bột mì gồm cả 4 nhóm: albumin, globulin, gliadin, và glutenin. Nhưng 2 nhóm sau là chủ yếu, chiếm tới 70 -  80%.Chính hai nhóm này khi nhào với nước tạo thành mạng  phân bố đều trong khối bột nhào. Mạng này vừa dai, vừa đàn hồi, có tác dụng giữ khí làm khối bột nhào nở và được gọi là gluten. Bột có gluten có chất lượng cao thì đàn hồi tốt, độ dai cao, độ dãn trung bình bánh sẽ nở và ngon. Trường hợp gluten yếu nghĩa là độ dãn lớn, độ dai thấp, ít đàn hồi thì bột nhào dính, bánh ít nở và bè ra. Muối : để tạo vị cho sản phẩm. Ngoài ra, muối còn có tác dụng kìm hãm hoạt độ của E.protease - là enzyme có trong bột mì. Enzyme này phân giải   protein bậc 3 do đó gluten bị vụn nát, làm giảm chất lượng bột nhào. Nhào bột lần 2: Nấm men (sacacharomyces cerevisiae) : cho vào khối bột để nấm men phát triển sinh khối. Phụ gia: tạo ẩm cho bề mặt bánh khi nướng: Backer 999 Chia bột: Chia khối bột nhào thành từng mẫu, vê mẫu bột nhào, lên men ổn định sơ bộ, tạo hình và lên men ổn định kết thúc. Khối bột nhào được chia thành từng mẫu và có khối lượng theo từng loại bánh. Sau khi chia cấu trúc của mẫu bột nhào bị phá vỡ, phải qua quá trình vê để ổn định lại cấu trúc. Nếu vê tốt, bánh sẽ nở đều và giữ được hình dạng theo yêu cầu. Tốt nhất là vê thành hình cầu. Tạo hình: Sau khi chia và vê tròn xong, bột đã vê được để yên khoảng 5 phút nhằm phục hồi lại khung gluten và tính chất vật lí của bột nhào. Thời gian này gọi là thời gian lên men ổn định sơ bộ. Cho từng khối bột vào máy se bánh để được hình dạng mong muốn. Lên men: Lên men ổn định kết thúc là bước kĩ thuật quan trọng ảnh hưởng quyết định tới chất lượng bánh, vì nhờ giai đoạn này mà bánh nở to và có hình dáng thể tích theo yêu cầu. Trong thời gian này quá trình lên men tiếp tục sinh ra khí CO2bù lại lượng CO2 đã mất đi khi chia và vê. Quá trình sinh khí CO2 gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu: Khi E.amilase của nấm men chưa kịp phân hủy tinh bột thành đường maltose, nấm men sẽ chuyển đường thành cồn và CO2 theo phương trình:                          C6 H12O6     2 C2H5 OH + CO2 Do đó khả năng sinh đường và tạo khí  của bột sẽ quyết định chất lượng bánh. Chính CO2 là tác nhân làm bột nở. CO2 được tạo thành sẽ bị giữ lại trong các mạng gluten. Giai đoạn sau: Khi nấm men tổng hợp được E.amilase theo cơ chế cảm ứng, E. sẽ thủy phân tinh bột thành đường và tiếp tục xảy ra quá trình chuyển đường thành cồn và CO2 . E.amilase thủy phân tinh bột giúp bột nhào lên men nhanh và tăng chất lượng bánh vì lượng đường có trong tinh bột không đủ cho quá trình lên men. Tác dụng tích cực này chỉ đối với beta-amilase vì nó phân hủy tinh bột thành maltose còn alfa-amilase phân hủy tinh bột thành dextrin mà dextrin liên kết yếu với nước làm cho ruột bánh bị ướt, do đó làm giảm chất lượng bánh. Vì vậy, một trong những yêu cầu chất lượng của nấm men trong sản xuất bánh mì là hoạt lực maltose < 70 phút ( giá trị này biểu thị thời gian cần để giải phóng 10 ml CO2 khi lên men 20 ml dung dịch 5% maltose với hàm lượng nấm men 2,5%) Nhiệt độ lên men ổn định kết thúc khoảng 35-40°C và độ ẩm của không khí 75-85%. Nếu nhiệt độ thấp thì thời gian lên men sẽ kéo dài và nếu độ ẩm không khí thấp thì vỏ khối bột bị khô, khi nướng vỏ bánh bị nứt. Nhưng nếu độ ẩm quá cao thì khối bột sẽ ướt và dính. Thời gian lên men ổn định kết thúc khoảng 20-120 phút tùy vào khối lượng khối bột, công thức sản xuất, tính chất nướng bánh của bột, điều kiện lên men và một số yếu tố khác. Nếu khối bột nhỏ, độ ẩm thấp, công thức có nhiều đường và chất béo thì thời gian lên men kéo dài. Trường hợp bột xấu, độ ẩm không khí của phòng lên men cao, thì thời gian lên men ngắn. Nướng: Nướng là giai đoạn cuối cùng và cũng là khâu quan trọng trong sản xuất bánh mì. Khi nướng, dưới tác dụng của nhiệt trong khối bột cùng lúc xảy ra các quá trình: lí - nhiệt, hóa - sinh, và keo hóa. Chế độ nướng bánh đặc trưng bởi 3 thông số chính: độ ẩm tương đối của hỗn hợp không khí và hơi trong lò nướng, nhiệt độ của các vùng trong lò nướng và thời gian nướng đã được cài sẵn tùy vào người sử dụng. Độ ẩm tương đối của không khí trong lò nướng có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bánh. Mục đích của khâu làm ẩm là tạo cho hơi nước ngưng tụ trên bề mặt bánh khi bánh vừa được đưa vào lò. Nếu đảm bảo đủ ẩm thì tinh bột dễ hồ hóa đồng thời hòa tan dextrin làm bề mặt bánh phẳng và bóng láng. Mặt khác, nhờ có ẩm mà mặt bánh dai, chậm khô do đó giữ được khí và hơi làm cho bánh nở to hơn. Ngoài ra, làm ẩm còn có tác dụng đốt nóng bánh nhanh hơn, vỏ bánh mỏng không bị cháy, ruột bánh chín đều và nhanh do đó rút ngắn được thời gian nướng. Nếu nướng bánh trong môi trường không đủ ẩm thì bánh ít nở, vỏ bánh nứt và không vàng đều, có chỗ còn trắng, có chỗ cháy. Đặc biệt vỏ bánh dày và cứng ngăn cản nhiệt xâm nhập vào ruột bánh. Nhiệt độ và thời gian nướng trước hết phụ thuộc vào khối lượng mỗi bánh. Bánh nhỏ thì nhiệt độ buồng nướng cao và thời gian nướng ngắn. Bánh lớn phải hạ nhiệt độ xuống, và kéo dài thời gian nướng, nếu nhiệt độ cao thì vỏ bánh cháy mà ruột bánh còn sống. Chất lượng bột cũng liên quan đến nhiệt độ và thời gian nướng. Nếu bột với gluten yếu cần nướng ở nhiệt độ cao để protit biến tính nhanh giữ nguyên khung và không bị xẹp. Trong trường hợp lên men ổn định kết thúc chưa đạt thì nên giảm nhiệt độ nướng và kéo dài thời gian để quá trình lên men tiếp tục lâu hơn tạo điều kiện cho bánh nở to. Bánh có khối lượng 100g ,nướng trong 12-15ph, bánh có khối lượng 200g thì nướng trong 15-18ph, nhiệt độ lò nướng từ 220-240° C. 2.2. Hiện trạng ô nhiễm từ nhà máy Lượng bột khô khi đem vào sản xuất bay vào trong không gian làm cho môi trường không khí trong xưởng bị ngột ngạt và mùi bánh mì nồng nặc, dầu mỡ và chất đột hại khiến cho sức khỏe của mọi người trong xưởng sản xuất giảm sút có thể mắc bệnh về hô hấp… Khi nướng bánh một lượng hơi nước bốc ra và ngưng tụ thành nước chảy tràn ra ngoài không được thu hồi làm ảnh hưởng đến môi trường. Lượng bột còn dư khi lấy bột từ máy trộn không được xử lí gây mùi hôi và có nhiều ruồi bám xung quanh… Lượng điện tiêu tốn trong sản xuất rất lớn ảnh hưởng nhiều đến kinh phí của xưởng sản xuất. 2.3.Xây dựng sơ đồ dòng Bột khô muối thau Bao đựng bột phụ gia Bột đã pha đường men Pha bột Nhân công Bột rơi vãi Nhân công Bột đã trộn Bột đã pha Bột rơi vãi Điện Trộn bột Bột dính thành máy Nước Máy trộn Bột đã trộn Bột đã chia Nhân công Chia bột Máy chia Bột đã chia Bột vê thành viên Bàn vê Vê bột Dầu ăn Dầu thừa Nhân công Thất thoát điện Bột vê thành viên Ổ bánh mì Hơi nước Bánh thành phẩm Điện Nước thải Xô Khay bánh Lò nướng Nướng Nhân công Bột vê thành viên Se bột Mâm Dầu ăn Xô Khay bánh đã ủ Lò ủ Ổ bánh mì tươi Ủ hơi Thất thoát nhiệt Khay đựng Dầu Nhân công Nước thải Khay bánh Nướng bánh Lò nướng Thất thoát nhiệt Nhân công Hơi nước Điện Bánh thành phẩm Xô CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CƠ SỞ 3.1. Cân bằng vật liệu: Dựa vào sơ đồ dòng cho từng công đoạn được lựa chọn làm trọng tâm kiểm toán SXSH, cân bằng vật liệu được tiến hành dựa trên số lượng nguyên liệu đầu vào, đầu ra và dòng phát thải trong một ngày của cơ sở sản xuất. Bột ướt: 83,1kg – (0.1+0.2) kg Bột rơi vãi: 0.1 kg Bột dính thành máy: 0.2 kg Trộn bột Bột mì khô: 50 kg/ngày Muối: 500g- Đường: 500g Phụ gia: 100g Men: 500g-Bơ: 1,5 kg Nước: 30 lít- Điện: m Kw Bột ướt: 83,1 kg- (0.1+0.2) kg Dầu ăn: 50g Khoảng 800 khối bột (Mỗi khối: 100g) Chia bột Khoảng 400 khối bột (Mỗi khối 200g) Khoảng 800 khối bột (Mỗi khối: 100g) Vê bột 400 ổ bánh mì tươi Bột khô rơi vãi: (200- 0.3)g Nước dư: 0,2 lít Điện hao phí: khó tính toán 400 cục bột Bột khô: khoảng 200g Nước: khoảng 0,3 lít Điện: n Kw Se bột 400 ổ bánh mì tươi Dầu ăn: 150g Điện: p Kw 400 ổ bánh mì đã ủ Ủ hơi 400 ổ bánh mì đặc ruột đã thành phẩm, mỗi ổ 160 g Hơi nhiệt Hơi nước: 8 lít Nước thải : 8 lít 400 ổ bánh mì đã ủ Điện: q Kw Nướng bánh Ghi chú Tổng lượng điện sử dụng: m + n + p + q = 145 Kw ( giá trị ước lượng) Bột rơi vãi + bột dính thành máy: 0.1kg + 0.2kg + (200g – 0.3) = 0.5(kg) 3.2. Định giá dòng thải: Với trọng tâm kiểm toán đã lựa chọn việc định giá dòng thải dưa trên số lượng và đặc tính dòng thải. Các chi phí liên quan đến định giá : chi phí thất thoát nguyên nhiên vật liệu, chí phí xử lý chất thải Bảng 3.1 : Giá nguyên, nhiên vật liệu Nguyên liệu Đơn giá Bột mì 15.000 VNĐ/kg Men bánh mì ( loại khô ) 80.000 VNĐ/kg Bơ 150.000 VNĐ/kg Muối 4000 VNĐ/kg Đường 24.000 VNĐ/kg Nước 3000 VNĐ/m3 Dầu ăn 55.000 VNĐ/lít Điện 3000 VNĐ/ Kw 5000 VNĐ 55 Bảng 3.2.Bảng định giá dòng thải/ tháng Dòng thải Định lượng dòng thải Đặc tính dòng thải Bột rơi vãi 3 kg/tháng Bột khô, khó thu dọn Bột dính thành máy 6 kg/tháng Bột ướt, chứa nhiều thành phần: đường, muối, bơ, chất phụ gia Nước dư 6 lít Nước có lẫn bột mì, không thể sử dụng lại. Điện hao phí Khó tính toán được Không thu gom lại được Hơi nhiệt Khó tính toán được Phân tán tự do vào không khí Hơi nước 240 lít Phân tán tự do vào không khí Bao đựng bột 37 bao Chất thải rắn Bao bì đựng men, phụ gia, vỏ chai dầu 78 bao 6 chai dung tích 1lit Chất thải rắn Nước thải 240 lít Chứa rất ít thành phần của bột mì, là lượng nước trong bánh mì bay hơi khi nước và ngưng đọng lại CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ VÀ CÁC GIẢI PHÁP 4.1. Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp Dòng thải Công đoạn Nguyên nhân Giải pháp SXSH Bột rơi vãi 1.Trộn bột 2.Se bột Do thủ công, người đổ bột tay nghề kém Do máy quay nhanh 1.Cẩn thận hơn khi đổ bột 2.Thu gom bột rơi vãi để phục vụ chăn nuôi Bột dính thành máy Trộn bột Người lấy bột không kỷ,vét bột chưa sạch 3.Vét bột kỷ hơn 4.Thu gom bột rơi vãi đê phục vụ chăn nuôi Nước thải Nướng bánh Lượng nước trong bánh mì bay hơi khi nướng và ngưng đọng lại 5.Thu hồi và tái sử dụng. 6.Tưới cây Hơi nhiệt Nướng bánh Nhiệt năng cung cấp cho quá trình nướng tỏa ra môi trường ngoài 7.Xây dựng ống khói cao hơn Nước dư Trước khi se bột Sử dụng không hết, còn dư trong xô không thể tái sử dụng lần sau 8.Sử dụng bình phun nước Các bao đựng bột mì và phụ gia Chai nhựa đựng dầu ăn Pha bột Vê bột Sau khi đã sử dụng hết các sản phẩm bên trong 9.Thu hồi bán phế liệu 4.2. Sàn lọc các giải pháp SXSH Các giải pháp SXSH Phân loại Thực hiện ngay Nghiên cứu thêm Loại bỏ Bình luận/lí do 1.Cẩn thận hơn khi đổ bột Quản lí nội vi x Dễ thực hiện, đảm bảo vệ sinh, không tốn kém 2.Vét bột kỹ hơn Quản lí nội vi x Dễ thực hiện, đảm bảo vệ sinh, không tốn kém 3.Thu gom bột rơi vãi bột dính thành máy để phục vụ chăn nuôi Quản lí nội vi x Dễ thực hiện, đảm bảo vệ sinh, không tốn kém 4.Dùng nước thải để tưới cây Quản lí nội vi x Các thành phần của nước thải có ảnh hưởng không tốt đến cây trồng nếu như tưới trực tiếp 5.Thu hồi và tái sử dụng hơi nước Tuần hoàn và tái sử dụng ngay tại cơ sở x Khó thực hiện, cần áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến 6.Xây dựng ống khói cao hơn để phân tán nhiệt. Cải tiến thiết bị hiện có x Có thể thực hiện để giảm thiểu ảnh hưởng tới MT 7.Sử dụng bình phun nước Cải tiến thiết bị hiện có x Dễ thực hiện, ít tốn kém 8.Thu hồi bao bì, chai nhựa bán phế liệu Quản lí nội vi x Thực hiện được ngay CHƯƠNG 5: LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN 5.1. Đánh giá tính khả thi các giải pháp 5.1.1.Đánh giá sơ bộ các giải pháp Giải pháp SXSH Chi phí đầu tư Lợi ích môi trường Thấp Trung bình Cao Thấp Trung bình Cao 1. Cẩn thận hơn khi đổ bột x x 2. Vét bột kỹ hơn x x 3. Thu gom bột rơi vãi và bột dính thành máy để phục vụ chăn nuôi x x 4.Xây dựng ống khói cao hơn để phân tán nhiệt. x x 5.Thu hồi và tái sử dụng hơi nước x x 6.Dùng nước thải để tưới cây x x 7.Sử dụng bình phun nước để tiết kiệm. x x 8. Thu gom chất thải rắn ( bao bột mì, chai dầu). x x 5.1.2.Đánh giá tính khả thi về kinh tế Tính khả thi về kinh tế là một thông số quan trọng đối với phân xưởng để quyết định việc chấp nhận hoặc loại bỏ cũng như xem xét thứ tự ưu tiên thực hiện các giải pháp SXSH. Phân tích tính khả thi về kinh tế được thực hiện bằng phương pháp tính thời gian thu hồi vốn. Phương pháp tính Đầu tư Đầu tư Thời gian hoàn vốn P = = Tiết kiệm Tiền vào – Tiền ra Tính khả thi về mặt kinh tế được đánh giá theo các mức độ cao, trung bình, thấp phụ thuộc vào chi phí đầu tư, thời gian hoàn vốn và khoản tiết kiệm của từng giải pháp. Giải pháp Đầu tư ban đầu(đồng) Tiết kiệm (đồng/năm) Thời gian hoàn vốn(Năm) Tính khả thi 1. Cẩn thận hơn khi đổ bột 2. Vét bột kỹ hơn 3. Thu gom bột rơi vãi và bột dính thành máy để phục vụ chăn nuôi 0 1.620.000 0 Cao 4. Xây dựng ống khói cao hơn để phân tán nhiệt. 1.000.000 0 Không xác định Thấp 5. Thu gom chất thải rắn ( bao, chai nhựa) 0 1.443.600 0 Cao 6.Thu hồi và tái sử dụng hơi nước ? 8.640 ? Thấp 7. Dùng nước thải để tưới cây 0 8.650 0 Cao 8. Sử dụng bình phun nước 15.000 0 Cao 5.1.3.Đánh giá tính khả thi về mặt môi trường Giải pháp Giảm tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nước Giảm tổng lượng chất ô nhiễm Giảm độc tính dòng thải Tính khả thi 1.Cẩn thận hơn khi đổ bột +++ - - Cao 2. Vét bột kỹ hơn +++ - - Cao 3. Thu gom bột rơi vãi và bột dính thành máy để phục vụ chăn nuôi + ++ - Cao 4. Xây dựng ống khói cao hơn - +++ - Cao 5.Thu hồi và tái sử dụng hơi nước +++ ++ + Cao 6.Dùng nước thải để tưới cây ++ + - Thấp 7.Sử dụng bình phun nước để tiết kiệm. ++ - - Cao 8. Thu gom chất thải rắn (bao bột mì, chai dầu). - + ++ Cao Ghi chú: +++: giảm thải, giảm ô nhiễm từ 40% đến 50% - Cao ++ : giảm thải, giải ô nhiễm từ 20% đến dưới 40% - Trung bình + : giảm thải, giảm ô nhiễm dưới 20% - Thấp - : không ảnh hưởng 5.1.4. Đánh giá tính khả thi về mặt kĩ thuật Các giải pháp đều không yêu cầu cao về mặt kỹ thuật. Việc thực hiện các giải pháp không bị cản trở, vận hành đơn giản, không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, không yêu cầu về diện tích, thời gian ngừng lắp đặt và sửa chữa không lâu, không ảnh hưởng tới năng suất sản xuất. Các giải pháp đa số là giải pháp quản lý nội vi và kiểm soát quá trình nên dễ thực hiện và tương thích với các thiết bị cở sở sản xuất hiện có nên thực hiện dễ dàng. Giải pháp Yêu cầu kỹ thuật Tác
Luận văn liên quan