Đề tài Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật bảo hiểm tiền gửi tại các ngân hàng thương mại và hướng hoàn thiện pháp luật (Luật 2010)

Hệ thống bảo hiểm tiền gửi trên thế giới đã có lịch sử hoạt động hơn 70 năm. Cuộc đại suy thoái giai đoạn 1929-1933 đặt ra sự cần thiết phải xây dựng được một tổ chức tài chính có vai trò chuyên biệt trong việc bảo vệ, duy trì lòng tin của người gửi tiền và phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước góp phần ổn định hệ thống tài chính. Trong bối cảnh đó, vấn đế bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đã được đặt ra, ghi nhận bằng sự ra đời của tổ chức BHTG đầu tiên trên thế giới vào năm 1932, đó là Công ty BHTG Liên Bang Hoa Kỳ (FDIC) và đến hết năm 2009, có 104 quốc gia đã thành lập hệ thống BHTG công khai và 16 quốc gia khác đang nghiên cứu thành lập hệ thống bảo hiểm tiền gửi . Ngày nay, những vấn đề nhức nhối và hậu quả to lớn đối với nền kinh tế vẫn tiếp tục xảy ra khi người gửi tiền đổ xô đến rút tiền tại các tổ chức nhận tiền gửi thì tổ chức đó có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và đổ vỡ. Việc một ngân hàng đổ vỡ sẽ kéo theo một phản ứng dây chuyền vì tâm lý lo sợ chung của người gửi tiền và vì mối quan hệ tín dụng mật thiết của các ngân hàng. Sự đổ vỡ của các ngân hàng thường để lại hậu quả xấu đối với nền kinh tế. Trong thập kỷ trước, Chính phủ Acgentina phải từ nhiệm vì người rút tiền; hay như cuối năm 2007 đầu năm 2008, chính phủ Anh đã phải quốc hữu hóa Ngân hàng Northern Rock, chịu thiệt hại hơn 50 tỷ Euro, Chính phủ Mỹ cũng đã phải cho phá sản một trong những ngân hàng lớn và lâu đời của mình là Bear Stearns. Chính vì vậy, vấn đề ngăn ngừa rủi ro liên quan đến tiền gửi vẫn luôn là vấn đề đáng được quan tâm hàng đầu hiện nay. Bảo hiểm tiền gửi là một biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm bảo vệ các khoản tiền gửi của khách hàng trong trường hợp ngân hàng không có khả năng chi trả cho khách hàng. Bên cạnh đó, BHTG có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố niềm tiên của công chúng, góp phần vào sự phát triển an toàn lành mạng đối với hệ thống tài chính ngân hàng, đảm bảo an sinh xã hội.

doc21 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1827 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật bảo hiểm tiền gửi tại các ngân hàng thương mại và hướng hoàn thiện pháp luật (Luật 2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu. Hệ thống bảo hiểm tiền gửi trên thế giới đã có lịch sử hoạt động hơn 70 năm. Cuộc đại suy thoái giai đoạn 1929-1933 đặt ra sự cần thiết phải xây dựng được một tổ chức tài chính có vai trò chuyên biệt trong việc bảo vệ, duy trì lòng tin của người gửi tiền và phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước góp phần ổn định hệ thống tài chính. Trong bối cảnh đó, vấn đế bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đã được đặt ra, ghi nhận bằng sự ra đời của tổ chức BHTG đầu tiên trên thế giới vào năm 1932, đó là Công ty BHTG Liên Bang Hoa Kỳ (FDIC) và đến hết năm 2009, có 104 quốc gia đã thành lập hệ thống BHTG công khai và 16 quốc gia khác đang nghiên cứu thành lập hệ thống bảo hiểm tiền gửi Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức bảo hiểm tiền gửi hiệu quả - UBTVQH, Viện nghiên cứu lập pháp, trung tâm thông tin khoa học 2009 tr2 . Ngày nay, những vấn đề nhức nhối và hậu quả to lớn đối với nền kinh tế vẫn tiếp tục xảy ra khi người gửi tiền đổ xô đến rút tiền tại các tổ chức nhận tiền gửi thì tổ chức đó có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và đổ vỡ. Việc một ngân hàng đổ vỡ sẽ kéo theo một phản ứng dây chuyền vì tâm lý lo sợ chung của người gửi tiền và vì mối quan hệ tín dụng mật thiết của các ngân hàng. Sự đổ vỡ của các ngân hàng thường để lại hậu quả xấu đối với nền kinh tế. Trong thập kỷ trước, Chính phủ Acgentina phải từ nhiệm vì người rút tiền; hay như cuối năm 2007 đầu năm 2008, chính phủ Anh đã phải quốc hữu hóa Ngân hàng Northern Rock, chịu thiệt hại hơn 50 tỷ Euro, Chính phủ Mỹ cũng đã phải cho phá sản một trong những ngân hàng lớn và lâu đời của mình là Bear Stearns. Chính vì vậy, vấn đề ngăn ngừa rủi ro liên quan đến tiền gửi vẫn luôn là vấn đề đáng được quan tâm hàng đầu hiện nay. Bảo hiểm tiền gửi là một biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm bảo vệ các khoản tiền gửi của khách hàng trong trường hợp ngân hàng không có khả năng chi trả cho khách hàng. Bên cạnh đó, BHTG có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố niềm tiên của công chúng, góp phần vào sự phát triển an toàn lành mạng đối với hệ thống tài chính ngân hàng, đảm bảo an sinh xã hội. Nội dung. Pháp luật chung về bảo hiểm tiền gửi. Khái niệm Bảo hiểm tiền gửi. Hiện nay các quy định về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) chủ yếu được quy định tạo Nghị định số 89/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 1/9/1999 về bảo hiểm tiền gửi, Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 89/1999/NĐ-CP, Thông tư của Ngân hàng nhà nước Việt Nam số 03/2006/TT-NHNN ngày 25/04/2006 cùng một số văn bản khác có quy định về quản lý tài chính đối với bảo hiểm tiền gửi. Theo các quy định pháp luật hiện hành thì có thể hiểu "Bảo hiểm tiền gửi là một loại hình bảo hiểm phi thương mại, theo đó tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng có nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh thì bắt buộc phải tham gia đóng phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ có trách nhiệm thay tổ chức nhận tiền gửi đó trả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của các khách hàng gửi tiền ở tổ chức tham gia bảo hiểm đó" Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam. Trường Đại học Luật Hà Nội 2010 – tr 114 . Đặc điểm của bảo hiểm tiền gửi. BHTG là loại hình bảo hiểm phi thương mại. BHTG không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 mà được điều chỉnh bằng quy chế pháp lý riêng. BHTG cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho người gửi tiền nhưng dịch vụ này mang tính xã hội cao Vì nội dung của hoạt động ngân hàng là thực hiện kinh doanh tiền tệ, một hoạt động luôn tiềm ẩn rủi ro và đổ vỡ mang tính dây chuyền. Do vậy khi ra đời, mục tiêu của hoạt động BHTG không nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Người gửi tiền có tiền gửi vào tổ chức nhận tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách BHTG thông qua việc họ được tổ chức BHTG chi trả tiền bảo hiểm, khi tổ chức nhận tiền gửi của họ không thể chi trả, mất khả năng thanh toán. BHTG ở nước ta xét về tính chất là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Pháp luật về BHTG có quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm mà các tổ chức tín dụng tham gia quan hệ bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Việc áp dụng chế độ bảo hiểm bắt buộc đới với tiền gửi không chỉ nhằm xử lý rủi ro đối với tổ chức nhận tiền gửi, bảo vệ lợi ích của người gửi tiền mà còn bảo vệ sự an toàn cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng và sự ổn định của tiền tệ quốc gia. Góp phần quan trọng trong việc nâng cao uy tín của các tổ chức tín dụng với công chúng nhằm khai thác tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi để tập trung cho đầu tư phát triển kinh tế. BHTG ở Việt Nam là loại bảo hiểm trách nhiệm pháp lý dân sự. Nếu xét về đối tượng bảo hiểm thì BHTG thuộc loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh trong hợp đồng. Đối tượng của BHTG chính là nghĩa vụ hoàn trả tiền gửi cả gốc lẫn lãi của tổ chức nhận tiền gửi đối với người gửi tiền. Pháp luật BHTG ở nước ta xác định rõ người tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm là tổ chức được phép nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam còn người được hưởng quyền lợi bảo hiểm là người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm. Ngày 01/9/1999 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 218/1999/QĐ-TTG về việc thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, đến ngày 07/01/2000 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Deposit Insurance of Vietnam ( viết tắt là DIV ) là một tổ chức tài chính Nhà nước. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật bảo hiểm tiền gửi tại các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại tham gia Bảo hiểm tiền gửi. Phạm vi đối tượng tham gia BHTG tương đối rộng, không chỉ có TCTD mà còn các tổ chức phi ngân hàng, các tổ chức trong nước hay các tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng nhưng có nhận tiền gửi đều trở thành đối tượng tham gia BHTG. Phạm vi này đã được quy định khá rõ tại Điều 2 - Nghị định số 89/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/9/1999 về bảo hiểm tiền gửi và Điều 1 - Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 89/1999/NĐ-CP quy định: "Các tổ chức tín dụng và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc". Qua hơn mười năm hoạt động, cho đến nay, BHTG Việt Nam đã thực hiện bảo vệ quyền lợi cho hàng chục triệu người gửi tiền tại hơn 1.000 tổ chức tín dụng và số lượng tổ chức tham gia BHTG đang ngày một tăng. Pháp luật Việt Nam quy định các tổ chức nhận tiền gửi bắt buộc phải tham gia BHTG, chính vì lẽ đó hầu hết các ngân hàng thương mại đều tham gia vào bảo hiểm tiền gửi, trong đó có cả các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài cũng tham gia BHTGVN. Cùng với các cơ quan giám sát tài chính khác trong hệ thống các cơ quan đảm bảo an toàn tài chính quốc gia, BHTG đóng vai trò quan trọng thực hiện việc bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng. Theo báo cáo thường niên của BHTG Việt Nam, tính đến cuối năm 2008, BHTG Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 1,077 tổ chức nhận tiền gửi, bao gồm 5 ngân hàng thương mại quốc doanh, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 32 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng liên doanh, 10 TCTD phi ngân hàng, QTDND Trung ương và 990 QTDND cơ sở. Các tổ chức này đều được cấp giấy Chứng nhận BHTG. Những số liệu này không chỉ cho thấy ý thức tuân thủ các quy định pháp luật mà quan trọng hơn là sự tin cậy và mong muốn được hưởng lợi ích từ BHTGVN của các ngân hàng thương mại. Thông qua việc tham gia BHTG, BHTG Việt Nam kịp thời đưa ra những kiến nghị và cảnh báo giúp các ngân hàng thương mại tham gia BHTG khắc phục các sai phạm và có biện pháp để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thông qua thực hiện hoạt động giám sát sát từ xa và kiểm tra tại chỗ. Trong quý 4/2008, có 81/82 ngân hàng tham gia bảo hiểm được giám sát (ngoại trừ Ngân hàng Sumitomo chi nhánh Hà Nội). Có thể thấy, trong những năm qua BHTG Việt Nam từng bước cải tiến và áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong việc kiểm tra, giám sát đối với tổ chức tham gia BHTG theo hướng giám sát mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại. Xác định phạm vi tiền gửi được bảo hiểm. Xác định phạm vi tiền gửi được bảo hiểm là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật BHTG, là cơ sở để tính phí bảo hiểm đồng thời cũng là cơ sở để BHTG Việt Nam tiến hành chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền. Việc pháp luật Việt Nam xác định phạm vi tiền gửi thông qua việc loại trừ một số khoản tiền gửi không được bảo hiểm sẽ thuận lợi cho việc triển khai hoạt động BHTG trong giai đoạn hoạt động ngân hàng đang phát triển có thể xuất hiện nhiều hình thức huy động vốn mới chưa thể định danh tại thời điểm quy định về tiền gửi được bảo hiểm. Theo quy định tại Mục I - Thông tư 03/2006/TT-NHNN thì các khoản tiền không được bảo hiểm bao gồm: a) Tiền gửi của người gửi tiền là cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó; b) Tiền gửi của người gửi tiền là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó; c) Tiền gửi dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền; d) Tiền mua giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành. Ta có thể thấy, việc loại trừ khỏi phạm vi bảo hiểm khoản tiền gửi dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền là chưa hợp lý. Các khoản tiền như các khoản tiền gửi ký quỹ, tài khoản đảm bảo thanh toán sec…, về nguyên tắc vẫn thuộc quyền sở hữu của người gửi tiền. Khi tổ chức tham gia BHTG mất khả năng thanh toán thì người chịu thiệt hại là người gửi tiền. Trong trường hợp này, trước bên có quyền người gửi tiền không hề được miễn việc thực hiện nghĩa vụ. Thực tiễn và đánh giá bảo hiểm đối với tiền gửi ngoại tệ. Pháp luật Việt Nam có quy định “Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam” ( Nghị đinh 89. Nghị định 109, Thông tư 03 ). Như vậy, tiền gửi được bảo hiểm là đồng Việt Nam, bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia BHTG, theo pháp luật hiện nay, hoạt động gửi tiền bằng đồng ngoại tế vẫn chưa thuộc đối tượng được bảo hiểm. Đều này sẽ là phù hợp nếu câc giao dịch tại các tổ chức tín dụng đều được thực hiện bằng đồng Việt Nam và số ngoại tệ được giao dịch là không đáng kể. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy, Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ đô la hóa cao, việc người dân thực hiện các giao dịch không chỉ tại các ngân hàng mà đơn giản là trong cuộc sống thường nhật cũng không phải là điều xa lạ. Theo số liệu Thống kê Số liệu của tổng cục thống kê năm 2005 . Tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ/ tổng số vốn huy động của hệ thống ngân hàng (%) Như vậy, để bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền có nên chăng quy định tiền gửi bằng loại tiền nào cũng cần được bảo hiểm ? BHTG đối với cả ngoại tệ sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng thu hút được nguồn ngoại tệ lớn trong công chúng, khuyến khích lượng kiều hối từ nước ngoài gửi về Việt Nam cho đầu tư và phát triển đất nước. Nếu chỉ bảo hiểm đồng Việt Nam sẽ không khuyến khích được người có ngoại tệ gửi tiền vào ngân hàng. Liệu chúng ta có thể hiểu việc chỉ bảo hiểm đối với đồng Việt Nam là một sự phân biệt đối xử của pháp luật đối với ngoại tệ hay không. Chính sách của Nhà nước là tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, cho phép các ngân hàng nhận tiền gửi bằng ngoại tệ, vì vậy, việc xem xét việc BHTG cho đồng ngoại tệ là điều nên làm. Tuy nhiên việc ủng hộ quan điểm không bảo hiểm đối với tiền gửi ngoại tệ xuất phát từ những lý do sau : Thứ nhất, chính sách quản lý ngoại hối của bất kì quốc gia nào cũng đều hướng đến mục tiêu trên lãnh thổ quốc gia chỉ sử dụng đồng nội tệ của quốc gia đó. Chính sách ngoại hối của Việt Nam cũng không nằm ngoài mực tiêu đó, nhằm chống tình trạng đô la hóa. Tình trạng đô la hóa ở Việt Nam đang diễn ra khá nhanh ở Việt Nam. Tình trạng đô la hóa làm mất chủ quyền về tiền tệ, làm giảm vị thế độc tôn của đồng tiền quốc gia, khiến cho thị trường ngoại hối phức tạp và khó quản lý, làm cho các ngân hàng khó mua được ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán và ngân hàng Trung ương cũng khó tăng được dự trữ ngoại hối. Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005, tại Điều 3 có quy định : “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trí, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối…” Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg trong đó khẳng định “Áp dụng các giải pháp kinh tế để chuyển dần quan hệ huy động – cho vay trong nước bằng ngoại tệ của các TCTD sang quan hệ mua – bán ngoại tệ”. Như vậy, chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam ngoài việc cấm sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam, còn không khuyến khích người dân tích trữ ngoại tệ (kể cả việc gửi vào ngân hàng), mà khuyến khích người dân bán ngoại tệ cho ngân hàng. Đây được coi là lý do quan trọng nhất cho thất không nên quy định bảo hiểm cho tiền gửi bằng ngoại tệ. Việc làm này nhằm hướng tới việc trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, không khuyên khích người dân sở hữu ngoại tệ, góp phần nâng cao chủ quyền quốc gia về tiền tệ, hạn chế tình trạng đô la hóa. Thứ hai, nếu quy định bảo hiểm cho tiền gửi ngoại tệ sẽ nảy sinh một loạt vấn đề phức tạp như xác định mức phí bảo hiểm phải nộp bằng ngoại tệ hay nội tệ, quy định hạn mực BHTG bằng ngoại tệ hay nội tệ và chi trả BHTG bằng ngoại tệ hay nội tệ. Nếu thực hiện chi trả bằng ngoại tệ có thể dẫn đến khó khăn cho tổ chức BHTG trong việc bảo đảm nguồn vốn ngoại tệ cho chi trả. Nếu quy định nộp phí, chỉ trả bằng đồng nội tệ thì việc xác định tỷ giá sẽ như thế nào và tỷ giá tại thời điểm nào ? Thứ ba, theo thông lệ quốc tế ở hầu hết các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia… đều chỉ bảo hiểm cho đồng nội tệ. Ví dụ như ở Canada không chi trả bảo hiểm cho “các khoản tiền gửi không được thanh toán trong Canada hoặc không bằng đồng tiền Canada”. Quy định về người được BHTG. Nghị định 89/1999 đã quy định người được BHTG là cá nhân gửi tiền tại tổ chức tham gia BHTG. Tuy nhiên, khi ban hành Nghị định 109 sửa đổi bổ sung Nghị định 89 đã mở rộng người được BHTG : ngoài các cá nhân còn có người gửi tiền là hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Mục đích của nhà làm luật trong việc sửa đổi này thực chất là bổ sung người được BHTG đối với các chủ thể không phải là cá nhân những cũng không phải là pháp nhân ( tại thời điểm ra Nghị định 109 khi luật Doanh nghiệp năm 2005 chưa được ban hành, khi đó công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân ), các chủ thể này theo các nhà làm luật có tính chất tương tự như cá nhân. Tuy nhiên, quy định này đã nảy sinh một số bất cấp và không thống nhất với các quy định khác của pháp luật ngân hàng. Thứ nhất, Nghị định 109 mở rộng chủ thể được BHTG đối với một số loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Mục đích của nhà làm luật là bổ sung người được BHTG đối với các chủ thể không có tư cách pháp nhân, tuy nhiên theo quy định tại Khoản 2 – Điều 130 – Luật Doanh nghiệp 2005 thì công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Theo nguyên tắc công bằng trong kinh doanh, quy định trên lại là một sự phân biệt đối xử với các loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. Thứ hai, việc mở rộng các chủ thể BHTG tại Nghị định 109 gây nên tình trạng không thống nhất với các văn bản pháp luật khác liên quan đến nhận tiền gửi như Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN2 ngày 21/11/2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại NHNN và TCTD, Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế về tiền gửi tiết kiệm. Theo Quy chế mở và sử dụng tài khoản, TCTD mở các loại tài khỏa tiền gửi sau Tài khoản tiền gửi của cá nhân Tài khoản tiền gửi của đồng chủ tài khoản ( là tài khoản có ít nhất hai người trở lên cùng đứng tên mở tài khoản, đồng chủ tài khoản có thể là cá nhân hoặc tổ chức ) Tài khoản tiền gửi của tổ chức. Như vậy, chủ thể mở tài khoản tiền gửi, gửi tiền tiết kiệm hoặc là đứng tên cá nhân hoặc đứng tên đồng chủ sở hữu hoặc đứng tên tổ chức. Không có chủ thể mở tài khoản tiền gửi hoặc gửi tiền tiết kiệm với tư cách hộ gia đình, điều đó cho thấy sự không thực tế trong việc đặt ra vấn đề BHTG với hộ gia đình. Như vậy, có thể thấy việc mở rộng chủ thể được BHTG tại Nghị định 109 so với Nghị định 89 còn nhiều điểm bất hợp lý và không phù hợp với thực tế. Về vấn đề này, thiết nghĩ nên giữ nguyên quy định tại Nghị đinh 89, theo đó chủ thể được bảo hiểm tiền gửi là Cá nhân. Vấn đề không nên quy định bảo hiểm đối với người gửi tiền là các tổ chức với những lý do sau : Thứ nhất, BHTG cần hướng tới những người gửi tiền nhỏ, những người gửi tiền có thu nhập thấp, ít có khả năng tiếp cận thông tin, không có điều kiện đánh giá và lựa chọn tổ chức nhận tiền gửi an toàn, lành mạnh. Những người gửi tiền này do sự hạn chế về hiểu biết và thông tin nên thường có những phản ứng thái quá, rút tiền hàng loạt tại ngân hàng khi có các tin đồn thất thiệt, có thể làm ngân hàng đổ vỡ. Thời gian trước (cuối năm 2003) xảy ra sự kiện tin đồn về Tổng giám đốc ACB bỏ trốn gây nên một tâm lý hoang mang, hốt hoảng ở nhiều khách hàng có quan hệ giao dịch với ACB. Dẫn đến hậu quả rất đông khách hàng ồ ạt kéo đến rút tiền gửi. Tuy nhiên đó chỉ là tin đồn. Lượng người rút tiền chỉ giảm xuống khi “nạn nhân” chính của tin đồn cùng thống đốc Ngân hàng trung ương xuất hiện với lời hứa bảo toàn tài sản cho khách hàng. Mặt khác, đối với người gửi tiền nhỏ, người gửi tiền có thu nhập thấp thông thường khoản tiền gửi có vai trò rất quan trọng trong đời sống của họ. Trong khi đó, các tổ chức là những người có khả năng thu thập thông tin, đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi, từ đó có thể lực chọn tổ chức nhận tiền gửi an toàn, lành mạnh để tránh rủi ro cho mình. Thứ hai, việc không BHTG cho các tổ chức sẽ kích thích các tổ chức tìm hiểu, lực chọn tổ chức nhận tiền gửi an toàn, và ngược lại tạo động lực để các tổ chức nhận tiền gửi hoạt động lành mạnh để được sự tín nhiệm và lựa chọn của các tổ chức góp phần giảm bớt rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng. Thứ ba, thông thường nguồn gửi tiền của các cá nhân là các nguồn gửi tiền tiết kiệm, có tính thời hạn, có sự ổn định nên là nguồn vốn chính để các ngân hàng thực hiện việc cho vay phục vụ sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, nguồn tiền gửi tiết kiệm từ các cá nhân có vai trò rất quan trọng đối với hệ thống ngân hàng, những người gửi tiền cá nhân này cần được bảo vệ, khuyến khích họ gửi tiền vào ngân hàng. Thứ tư, vì hạn mức BHTG bồi thường so với số tiền các tổ chức gửi quá nhỏ, việc quy định không BHTG đối với họ thường cũng không ảnh hưởng đến việc họ gửi tiền vào ngân hàng hay không. Mặt khác, việc gửi tiền tại ngân hàng là lựa chọn bắt buộc của các tổ chức ,vì nhu cầu giao dịch, thanh toán với đối tác và sự an toàn tài sản hoặc trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật ( như để được hoàn trả thuế giá trị gia tăng, trả lương cho người lao động…). Thứ năm, theo quy định, phí BHTG được tính trên toàn bộ số dư tiền gửi của các loại tiền gửi và được hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng. Nếu tiền gửi của tổ chức được bảo hiểm thì phí BHTG mà các tổ chức tham gia BHTG phải nộp sẽ lớn hơn rất nhiều nhiều vì tiền gửi của tổ chức thường có số lượng lớn. Từ đó làm tăng chi phí hoạt động cho các
Luận văn liên quan