Đề tài Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự Việt Nam

Bộ luật dân sự năm 2005 được quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Đây là bộ luật lớn nhất của nước ta hiện nay. Với 777 điều luật, bộ luật dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội có tính phổ biến trong đời sống của nhân dân ta hiện nay. Ngành luật dân sự quy định cách chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể trong giao lưu dân sự nhằm bảo đảm sự ổn định và lành mạnh hoá các quan hệ dân sự trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Luật dân sự được coi là luật chung trong lĩnh vực luật tư bao gồm các quy định liên quan đến quyền lợi của chủ thể và về nguyên tắc có thể thay đổi bằng sự thoả thuận của các bên. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân theo nghĩa rộng bao gồm các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, trong nền kinh tế thị trường ./ Để làm rõ vấn đề đối tượng điều chỉnh của luật dân sự thì chắc bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu được phần nào về vấn đề trên. Mặc dù đã cố gắng nhưng bài viết khó tránh khỏi những khiếm khuyết , rất mong các bạn và thầy cô góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn./ Luật Dân sự Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ đó và có hiệu lực pháp lý trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

doc23 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5971 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Bộ luật dân sự năm 2005 được quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Đây là bộ luật lớn nhất của nước ta hiện nay. Với 777 điều luật, bộ luật dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội có tính phổ biến trong đời sống của nhân dân ta hiện nay. Ngành luật dân sự quy định cách chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể trong giao lưu dân sự nhằm bảo đảm sự ổn định và lành mạnh hoá các quan hệ dân sự trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Luật dân sự được coi là luật chung trong lĩnh vực luật tư bao gồm các quy định liên quan đến quyền lợi của chủ thể và về nguyên tắc có thể thay đổi bằng sự thoả thuận của các bên. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân theo nghĩa rộng bao gồm các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, trong nền kinh tế thị trường ./ Để làm rõ vấn đề đối tượng điều chỉnh của luật dân sự thì chắc bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu được phần nào về vấn đề trên. Mặc dù đã cố gắng nhưng bài viết khó tránh khỏi những khiếm khuyết , rất mong các bạn và thầy cô góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn./ Luật Dân sự Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ đó và có hiệu lực pháp lý trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. I) Lịch sử của luật dân sự việt nam: Trong giai đoạn nhà nước phong kiến, luật dân sự Việt Nam không được tách ra thành một bộ luật riêng mà được tìm thấy trong các điều khoản của các bộ luật phong kiến như Lê triều hình luật (Luật Hồng Đức), Nguyễn triều hình luật (Hoàng Việt luật lệ). Đến khi người Pháp chiếm đóng Việt Nam thì các bộ luật dân sự được áp dụng riêng rẽ ở ba kỳ lần lượt xuất hiện. Ví dụ ở Nam Kỳ thì bộ luật dân sự Nam Kỳ giản yếu ra đời năm 1883, bộ dân luật Bắc Kỳ ra đời năm 1931 và tại Trung Kỳ là bộ dân luật Trung Kỳ (Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật) ra đời năm 1936. Sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, do hoàn cảnh chiến tranh với người Pháp nên chính phủ của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn áp dụng các bộ luật dân sự này. Ngày 22 tháng 5 năm 1950, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 97/SL để "sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật" nhằm sửa đổi một số điều trong các bộ dân luật cũ này. Tại miền bắc Việt Nam, ngày 10 tháng 7 năm 1959 tòa án tối cao ra chỉ thị số 772/TATC để "đình chỉ việc áp dụng luật pháp cũ của phong kiến đế quốc". Từ thời điểm đó trở đi, tại miền bắc Việt Nam thiếu hẳn bộ luật dân sự thực thụ. Một số mảng của luật dân sự được tách ra thành các bộ luật khác như Luật hôn nhân và gia đình hay các văn bản pháp quy dưới luật như thông tư, chỉ thị, nghị định, pháp lệnh. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực dân sự như thừa kế, quyền sở hữu trí tuệ v.v. không được điều chỉnh trực tiếp. Các quy định về nghĩa vụ dân sự được quy định chủ yếu là các vấn đề về nhà ở, vàng bạc, kim khí quý và đá quý v.v. và nói chung mang nặng tính chất hành chính. Có thể liệt kê một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân sự như: Luật hôn nhân gia đình (1986), Luật Quốc tịch (1988), Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam (1988), Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp (1989), Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989), Pháp lệnh về thừa kế (1990), Pháp lệnh về Hợp đồng dân sự (1991), Pháp lệnh về nhà ở (1991) v.v. Tuy các pháp lệnh có nhiều nhưng đôi khi chồng chéo và mâu thuẫn với nhau nên đã gây ra nhiều khó khăn cho việc áp dụng pháp luật. Năm 1995, quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ luật Dân sự (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1996). Sau 10 năm thi hành, Bộ luật Dân sự đã có nhiều hạn chế, bất cập như: một số quy định không phù hợp với sự chuyển đổi nhanh của nền kinh tế thị trường, không rõ ràng hay không đầy đủ hoặc còn mang tính hành chính. Nhiều bộ luật mới ra đời có các nội dung liên quan đến Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995 nhưng bộ luật này lại không điều chỉnh, sửa đổi dẫn đến mâu thuẫn giữa chúng cũng như chưa có sự tương thích với các Điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế. Ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Dân sự sửa đổi. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2006. Để quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng nâng cao tính thực thi của các văn bản pháp luật,tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảng và nhà nước ta chủ trương xây dựng một hệ thống ngày càng hoàn chỉnh phản ánh tốt hơn đường lối của đảng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Với mục tiêu, động lực chính của sự phát triển là vì con người ,do con người , đặt con người vào vị trí trung tâm,giải phóng sức sản xuất,khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân,mỗi tập thể lao động và của cả cộng đồng dân tộc; động viên và tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam phát huy ý chí tự lực,tự cường,cần kiện xây dựng tổ quốc,ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước. Trong đó, mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở và thu nhập hợp pháp. Hệ thống pháp luật của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm nhiều nghành luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội đa dạng ,phức tạp.Trong đó ,mỗi nghành luật điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nhất định. Những nhóm quan hệ xã hội do một nghành luật điều chỉnh được gọi là đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội,nhà nước sử dụng các biện pháp tác động khác nhau,hướng cho các quan hệ xã hội phát sinh,thay đổi,chấm dứt phù hợp với ý chí nhà nước. Phương pháp tác động của nhà nước lên các quan hệ xã hội có những đặc thù khác nhau phụ thuộc vào các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật. II) Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự việt nam Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự Việt Nam là những nhóm quan hệ về nhân thân và tài sản trong quan hệ dân sự ,hôn nhân và gia đình ,kinh doanh ,thương mại ,lao động (Điều 1 BLDS năm 2005) Các quan hệ dân sự là những quan hệ xã hội phát sinh một cách khách quan. Chúng tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loại người . Pháp luật dân sự là công cụ pháp lý của nhà nước thực hiện chức năng điều chỉnh các quan hệ dân sự, nó ra đời và tồn tại cùng với nhà nước và là một phạm trù lịch sử. Trong từng thời kỳ nó có thể chỉ là các quy định về dân sự giản đơn chưa thành một nghành luật độc lập nhưng đã có vị trí , vai trò tích cực trong việc điều chỉnh , bảo vệ quan hệ sở hữu, quan hệ tài sản tồn tại khách quan trong xã hội. 1) Quan hệ tài sản : Nhóm quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật dân sự .Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản dưới dạng tư liệu sản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng hay giao dịch chuyển quyền chiếm hữu ,sử dụng tài sản đó trong quá trình sản xuất ,phân phối lưu thông .Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn liền với một tài sản và khái niệm quan hệ tài sản có liên quan chặt chẽ với khái niệm tài sản.Trong luật dân sự,tài sản không chỉ bao gồm các đồ vật nằm trong sở hữu ,trong sự quản lí hay sử dụng của một người nào đó mà còn bao gồm cả quyền yêu cầu mang nội dung tài sản,như quyền yêu cầu trả nợ chuyển giao đồ vật đã bán ... các quan hệ tài sản bao giờ cũng phát sinh và tồn tại trong mối liên hệ với tài sản nhất định hoặc với việc chuyển giao các quyền lợi về tài sản từ người này sang người kia. Tài sản và quyền sở hữu tài sản là một trong những tiền đề vật chất quan trọng cho sự phát triển của kinh tế xã hội .Các quan hệ tài sản và sở hữu được điều chỉnh bằng nhiều văn bản pháp luật thuộc các nghành luật khác nhau : Hiến pháp ,luật đất đai ,luật dân sự ...Trong luật dân sự, các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và sở hữu giữ vị trí trung tâm .Tuy nhiên ,ngoài nghĩa là đối tượng ( hay khách thể của quyền sở hữu ).Tiền đề vật chất quan trọng làm phát sinh các quan hệ tài sản trng giao lưu dân sự ( hợp đồng, thừa kế,... ).Khái niệm tài sản được xác định rõ tại điều 172 BLDS : “ tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền về tài sản ”.Như vậy , khái niệm tài sản theo quy định của bộ luật dân sự khái quát và mở rộng phù hợp với nền kinh tế thị trường . Đối với mỗi loại tài sản , điều kiện để cho chúng trở thành đối tượng của quyền sở hữu và là cơ sở làm phát sinh quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự cũng rất khác nhau. vật có thực là những vật nhìn thấy ,sờ thấy được (trong dân luật la mã gọi là tài sản hữu hình ), chúng có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người sáng tạo ra, vật đó phải có ích và con người có thể chiếm giữ được làm của mình. Tiền , giấy tờ trị giá được bằng tiền ( séc, tín phiếu , kỳ phiếu,công trái ,... ) cũng là một loại tài sản có giá trị trao đổi, lưu thông kinh tế . Khi chủ sở hữu thực hiện các quyền năng pháp lý đối với loại tài sản này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhà nước. Các quyền tài sản ( sản phẩm sáng tạo trí tuệ, quyền đòi nợ ... )cũng trị giá được bằng tiền và được phép chuyển dịch trong giao lưu dân sự . Như vậy, trong nền kinh tế thị trường ,khái niệm tài sản trong giao lưu dân sự, kinh tế được mở rộng hơn. Để xây dựng chế độ pháp lý đối với mỗi loại tài sản nhằm hướng dẫn hành vị xử sự của các chủ thể tham gia quan hệ tài sản , luật dân sự phân loại tài sản theo thông lệ quốc tế thành bất động sản và động sản. Ở các nước khác nhau , phạm vị tài sản đưa vào giao lưu dân sự được pháp luật quy định khác nhau phụ thuộc vào quan niệm của nhà nước đó về tài sản và quyền sở hữu . Các tài sản được đưa và giao lưu dân sự phải luôn luôn thuộc về chủ sở hữu nào đó ( cá nhân, tổ chức... ) Quan hệ tài sản là quan hệ giữa con người với con người về một tài sản nào đó ,chứ không phải là quan hệ giữa con người với đồ vật.Các quan hệ tài sản rất đa dạng ,phong phú và các chủ thể tham gia vào các quan hệ này cũng rất khác nhau ( có thể là cá nhân hay tổ chức ) nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt,tiêu dùng , sản xuất – kinh doanh ... Trong nhiều trường hợp chủ thể tham gia vào quan hệ tài sản còn chính là nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với tư cách là đại diện chủ sở hữu đối với các tài sản thuộc sở hữu toàn dân (điều 206 bộ luật dân sự ). Các quan hệ tài sản là những quan hệ kinh tế cụ thể được phát sinh giữa người với người trong quá trình sản xuất ,phân phối ,lưu thông tư liệu sản xuất ,tư liệu tiêu dùng và cung ứng dịch vụ trong xã hội . Điều đó có nghĩa là , các quan hệ tài sản có liên quan trực tiếp với quan hệ sản xuất và phù hợp với phương thức sản xuất thuộc hạ tầng cơ sở của xã hội. Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng , các quan hệ tài sản nói chung không liên quan gì tới quan hệ sản xuất. Mối liên hệ qua lại giữa các quan hệ tài sản và quan hệ sản xuất đặc biệt quan trọng và rất phức tạp . Vấn đề này C.MÁC viết “...trong sản xuất xã hội của cuộc sống ,con người tham vào các quan hệ nhất định và cần thiết không phụ thuộc vào ý chí con người –các quan hệ sản xuất mà chúng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất nhất định ...”. Suy ra các quan hệ sản xuất xã hội là những quan hệ mang tính khách quan không phụ thuộc vào ý chí con người . Tính độc lập của các quan hệ sản xuất đối với ý chí con người được đặc trưng ở 3 yếu tố . Thứ nhất, khi được sinh ra con người đã đứng trước một giai đoan phát triển của quan hệ sản xuất nhất định, phù hợp với mức độ phát triển của lực lượng sản xuất . Tất nhiên con người đó phải tham gianvào một hệ thống các mối quan hệ sản xuất đang tồn tại và không thể thay đổi hệ thống đó theo ý mình . Thứ hai, do đặc điểm xã hội của sản xuất và phân công lao động, để đảm bảo cuộc sống và lao động ,con người phải tham gia vào các quan hệ giữa họ với nhau ,phải trao đổi kết quả lao động của mình và chính điều đó đã thu hút con người vào hệ thống các mối quan hệ sản xuất – xã hội đang tồn tại . Thứ ba, sự tồn tại độc lập của các quan hệ sản xuất xã hội đối với ý chí con người còn được thể hiện chỗ, khi tham gia vào các quan hệ với người khác , trao đổi thành quả lao động, con người không ý thức đầy đủ được tất cả sự đa dạng và phức tạp của các quan hệ sản xuất xã hội mà họ tham gia. Tuy nhiên trong khuôn khổ của sự cần thiết đó con người đã thể hiện ý chí ,tức là hành động có suy nghĩ và có ý thức để đạt được những mục đích đặt ra và cuối cùng, quan hệ sản xuất là kết quả của hoạt động có ý thức của con người trong quá trình sản xuất ,phân phối, trao đổi và tiêu dùng các tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Khi tham gia vào các quan hệ với nhau bằng cách đó con người bị thu hút vào hệ thống các quan hệ sản xuất – xã hội đang tồn tại . Nhận xét về điểm này Lê nin viết : “khi trao đổi các sản phẩm lao động con người đã tham gia vào các quan hệ sản xuất ,thậm chí cả khi chưa ý thức được rằng ở đấy có quan hệ sản xuất xã hội”. Sự liên hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và quan hệ tài sản thể hiện ở chỗ một mặt các quan hệ tài sản ( quan hệ kinh tế cụ thể ) chỉ là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất , nhưng mặt khác ,các quan hệ sản xuất – xã hội suy cho cùng chính là sự liên kết chặt chẽ , phức tạp thành quả của nhiều loại hoạt động khác nhau của con người trong quá trình sản xuất ,phân phối trao đổi, tiêu dùng sản phẩm lao động . Hay nói cách khác, quan hệ tài sản là mặt chủ quan của quan hệ sản xuất . Pháp luật điều chỉnh hành vi xử sự của con người . Nó chỉ có khả năng tác động đối với các quan hệ có ý chí . Chỉ có các quan hệ kinh tế cụ thể ,tức là các quan hệ giữa những người cụ thể về việc chiếm hữu hoặc chuyển giao các phục lợi vật chất mới là quan hệ tài sản biểu lộ ý chí của các bên tham gia quan hệ .thông qua các quy phạm pháp luật ,nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản , tức là các quan hệ có ý chí mang nội dụng kinh tế ,hướng cho các quan hệ đó phát sinh, phát triển phù hợp với ý chí nhà nước . Vì vậy, sự tác động này nếu phù hợp với những quy luật khách quan sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất phát triển và ngược lại. Có thể nói rằng , quan hệ tài sản là sự biểu hiện về ý thức của chủ thể , của nhà nước về quan hệ sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu và nhiều loại hình kinh doanh, việc xác định đúng các quan hệ tài sản phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế . Như đã phân tích ở trên các quan hệ tài sản rất đa dạng , phong phú và là đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật : luật nhà nước ,luật hành chính ,luật tài chính , luật đất đai, luật dân sự... Mỗi ngành luật điều chỉnh các quan hệ này ở một phạm vi, mức độ và giới hạn nhất định , bằng phương pháp đặc thù của mình . Luật dâ sự chỉ điều chỉnh những quan hệ tài sản có những tính chất và đặc điểm sau đây : Về tính chất quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh là quan hệ xã hội giữa người này với người khác đối với một tài sản nhất định . Đó không phải là quan hệ giữa người với vật, hoặc giữa vật với vật quan hệ tài sản là quan hệ có ý chí ( thể hiện ý chí của các bên tham gia ). Chính nhờ có yếu tố ý chí mà các quan hệ này mới chịu sự tác động của pháp luật. Các quan hệ tài sản luôn gắn liền với tài sản ( nhờ có tài sản mới có thể cá thể hoá được các quan hệ xã hội tức là mới có thể phân biệt được quan hệ tài sản này với quan hệ tài sản khác ). Ví dụ : cùng là quan hệ mua bán nhưng quan hệ mua bán nhà ở khác với quan hệ mua bán xe máy , xe đạp ... Đối với mỗi loại tài sản nhà nước quy định một chế độ pháp lý khác nhau . khi tham gia vào các quan hệ cụ thể , các chủ thể phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để xử sự cho phù hợp . Về đặc điểm, quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh là các quan hệ mang tính chất hàng hoá - tiền tệ. Đây mới là tiêu chuẩn để phân biệt các nhóm quan hệ tài sản do mỗi nghành luật điều chỉnh. Phần lớn các quan hệ tài sản bắt nguồn từ việc trao đổi hàng hoá ,dịch vụ,các sản phẩm trí tuệ ...theo cơ chế thị trường. Một số tài nguyên thiên nhiên (điều 17 Hiến Pháp 1992 ) tuy là khách thể đặc biệt của quyền sở hữu toàn dân ( mà nhà nước là đại diện ) nhưng lại không phải là khách thể của quyền dân sự do các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh .Trong trường hợp nếu chúng là đối tượng của quyền dân sự thì chỉ là quyền được phát sinh từ các quy phạm pháp luật của nghành luật khác . Ví dụ : quyền sử dụng đất đai , rừng , khai thác các tài nguyên khoáng sản ... Theo quan điểm hiện nay đất đai cũng “ có giá ” và pháp luật quy định người sử dụng đất có 5 quyền : quyền chuyển nhượng, chuyển đổi , cho thuê quyền sử dụng đất , thế chấp quyền sử dụng đất và để lại thừa kế quyền sử dụng đất . Luật dân sự điều chỉnh loại quan hệ tài sản đặc biệt này theo phương pháp đặc thù . Chẳng hạn , khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng , chuyển đổi quyền sử dụng đât,..., các bên tham gia phải tuân thủ các quy định của luật đất đai và các quy định cụ thể của luật dân sự. Quan hệ tài sản mang tính hàng hoá - tiền tệ trong nền kinh tế hoạt động theo cơ chế “ tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh ” với nhau càng cần phải có sự điều tiết bằng các quy phạm pháp luật . Quy luật thị trường trong nền sản xuất hàng hoá chi phối các quan hệ tài sản mà chúng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ. Trong sự trao đổi thông qua hình thức hàng - tiền : sức lao động và các hoạt động dịch vụ khác cũng được coi là hàng hoá. Một đặc điểm khác của quan hệ tài sản là tính đền bù tương đương .Do phát sinh trên cơ sở sử dụng hình thức tiền – hàng trong lưu thông phân phối ,trao đổi nên các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh phải tuân theo quy luật giá trị. điều đó có nghĩa là những người tham gia quan hệ tài sản có giá trị tương đương với giá trị hàng hoá mà mình đã nhận. Chỉ có một số rất ít các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh không có tính đền bù như : quan hệ tặng, cho, cho mượn, cho vay không lấy lãi, để lại thừa kế ... các quan hệ tài sản không có đền bù này chủ yếu phát sinh trên cơ sở tình cảm. Những người tham gia quan hệ tài sản là chủ thể (theo phương diện pháp lí ) độc lập với nhau ,có tài sản riêng và hoàn toàn chủ động định đoạt tài sản đó, họ không bị phụ thuộc,ràng buộc với nhau bởi bất kì mối quan hệ hành chính , hay xã hội khác. Do độc lập và có tài sản riêng nên những người tham gia quan hệ tài sản ở vào vị trí bình đẳng với nhau ( bình đẳng ở đây không phải về quyền và nghĩa vụ ). Đó là sự bình đẳng mang yếu tố nội hàm của quan hệ đó trên tinh thần “ thuận mua, vừa bán ”, không có sự ép buộc nhau , kể cả quan hệ tặng , cho , thừa kế ... chủ thể của các quan hệ tài sản này rất đa dạng ( cá nhân, pháp nhân )... nhưng đều có mục đích là nhằm thoả mãn nhu cầu về vật chất , tinh thần .Các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh được phân thành hai loại cơ bản sau đây : Các quan hệ tài sản gắn với việc chiếm giữ những đối tượng vật chất nhất định – chúng được gọi là các quan hệ sở hữu ( quan hệ vật quyền ). Đây là các quan hệ tài sản ở trạng thái “ tĩnh ” . Các quan hệ tài sản trong lĩnh vực trao đổi ( giao lưu dân sự ) những lợi ích vật chất , được gọi là các giao dịch dân sự ( quan hệ trái quyền ). Đây là hình thức pháp lý phổ biến được sử dụng trong lưu thông dân sự và trao đổi hàng hoá ( quan hệ tài sản ở trạng thái “động ” ) Tóm lại : các quan hệ tài do luật dân sự điều chỉnh là quan hệ giữa người này với người khác đối với một tài sản nhất định . Các quan hệ này hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất , phân phối lưu thông tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng . Chúng được thực hiện thông qua các hoạt động ý chí của con người /. 2 ) Quan hệ nhân thân : Một nhóm các quan hệ xã hội khác thuộc đối tượng điều chỉnh của bộ luật dân sự là các quan hệ nhân thân. các quan hệ này không mang nội dung kinh tế , chúng phát sinh từ một giá trị tinh thần của một cá nhân hay một tổ chức và luôn luôn gắn liền với chủ thể đó, không thể tách rời để chuyển dịch cho một chủ thể khác và t
Luận văn liên quan