Đề tài Đóng góp của văn minh A rập cho nhân loại

Loài người ra đời cách đây hàng triệu năm,và từ đó loài người đã sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần.Nhưng mãi đến cuối thiên niên kỉ IV TCN,xã hội nguyên thủy bắt đầu tan rã ở Ai Cập,nhà nước bắt đầu ra đời,từ đó loài người mới bước vào thời kì văn minh.Vì vậy khi nói đến các nền văn minh thế giới ,các bạn sẽ nghỉ ngay đến các nền văn minh lớn:Ai Cập,Lưỡng Hà ,Ấn Độ, Trung Quốc,Hi Lạp,La Mã.Vậy các bạn đã nghe nói đến văn minh A rập hay chưa? Nói thật trước đây tôi chưa biết nhiều về văn minh A rập,vì nền văn minh này ra đời muộn hơn các nền văn minh khác rất nhiều vì vậy chắc nó đã cống hiến chẳng bao nhiêu cho nền văn minh nhân loại nhưng quan điểm đó của tôi là nhầm.Khi đọc cuốn sách:"Lịch sử văn minh thế giới của Vũ Dương Ninh" tôi đã nhận ra được nhiều điều,tất cả các nền văn minh dù ra đời sớm hay muộn thì cũng có đóng góp rất lớn cho nhân loại.Thật ra văn minh A rập có rất nhiều điều chúng ta cần quan tâm,khám phá ,tôi thực sự bị cuốn hút với những điều ở trong nền văn minh này.Đến với A rập chúng ta có thể biết được nhiều thứ mà trước đây chưa nghỉ tới,ở đây chính là quê hương của đạo Hồi.Ngoài ra,A rập có một nền văn học khá phát triển,điều đặc biệt nhất trong văn học chính là một tác phẩm văn xuôi rất nổi tiếng mà trong hẳn các bạn ít nhất là một lần đã được nghe hoặc đọc nó.Đó chính là tác phẩm:"Nghìn lẽ một đêm". Ngoài ra, người A rập còn có công lớn trong việc cải tiến và truyền bá hệ thống chữ số.Hơn nữa, A rập còn đạt được rất nhiều thành tựu trong các lĩnh vực văn học,khoa học tự nhiên, nghệ thuật và giáo dục. Chắc hẳn các bạn đã có chút thích và muốn khám phá về đất nước A rập phải không.Để hiểu rõ hơn về đất nước A rập cũng như những cống hiến mà A rập đã đóng góp cho nhân loại tôi và các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu.Tôi tin sau khi tìm hiểu xong các bạn cũng sẽ có cùng tâm trạng với tôi và nhất định sẽ muốn tìm hiểu kỉ hơn nữa. Sau đây tôi xin giới thiệu bài viết của mình về sự đóng góp của văn minh A rập cho nhân loại.

docx7 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6838 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đóng góp của văn minh A rập cho nhân loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM I.Lí do chọn đề tài Loài người ra đời cách đây hàng triệu năm,và từ đó loài người đã sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần.Nhưng mãi đến cuối thiên niên kỉ IV TCN,xã hội nguyên thủy bắt đầu tan rã ở Ai Cập,nhà nước bắt đầu ra đời,từ đó loài người mới bước vào thời kì văn minh.Vì vậy khi nói đến các nền văn minh thế giới ,các bạn sẽ nghỉ ngay đến các nền văn minh lớn:Ai Cập,Lưỡng Hà ,Ấn Độ, Trung Quốc,Hi Lạp,La Mã.Vậy các bạn đã nghe nói đến văn minh A rập hay chưa? Nói thật trước đây tôi chưa biết nhiều về văn minh A rập,vì nền văn minh này ra đời muộn hơn các nền văn minh khác rất nhiều vì vậy chắc nó đã cống hiến chẳng bao nhiêu cho nền văn minh nhân loại nhưng quan điểm đó của tôi là nhầm.Khi đọc cuốn sách:"Lịch sử văn minh thế giới của Vũ Dương Ninh" tôi đã nhận ra được nhiều điều,tất cả các nền văn minh dù ra đời sớm hay muộn thì cũng có đóng góp rất lớn cho nhân loại.Thật ra văn minh A rập có rất nhiều điều chúng ta cần quan tâm,khám phá ,tôi thực sự bị cuốn hút với những điều ở trong nền văn minh này.Đến với A rập chúng ta có thể biết được nhiều thứ mà trước đây chưa nghỉ tới,ở đây chính là quê hương của đạo Hồi.Ngoài ra,A rập có một nền văn học khá phát triển,điều đặc biệt nhất trong văn học chính là một tác phẩm văn xuôi rất nổi tiếng mà trong hẳn các bạn ít nhất là một lần đã được nghe hoặc đọc nó.Đó chính là tác phẩm:"Nghìn lẽ một đêm". Ngoài ra, người A rập còn có công lớn trong việc cải tiến và truyền bá hệ thống chữ số.Hơn nữa, A rập còn đạt được rất nhiều thành tựu trong các lĩnh vực văn học,khoa học tự nhiên, nghệ thuật và giáo dục. Chắc hẳn các bạn đã có chút thích và muốn khám phá về đất nước A rập phải không.Để hiểu rõ hơn về đất nước A rập cũng như những cống hiến mà A rập đã đóng góp cho nhân loại tôi và các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu.Tôi tin sau khi tìm hiểu xong các bạn cũng sẽ có cùng tâm trạng với tôi và nhất định sẽ muốn tìm hiểu kỉ hơn nữa. Sau đây tôi xin giới thiệu bài viết của mình về sự đóng góp của văn minh A rập cho nhân loại. II.Khái quát vài nét về A rập 1.Điều kiện tự nhiên và dân cư 1.1* Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế Đế quốc A rập rộng lớn và hùng cường được hình thành ở bán đảo A rập vào thế kỉ VII.A rập là bán đảo lớn nhất ở khu vực Tây Á,tiếp giáp với châu Phi và nằm trên đườngnối liền ba đại lục Âu-Phi-Á cả về mặt đường bộ cũng như đường thủy,có diện tích lớn hơn ¼ châu Âu. Bán đảo A rập là một cao nguyên khá cao,phần lớn đất đai là sa mạc khô khan,hoang vắng và thảo nguyên khô cằn đang dần dần bị sa mạc hóa ,nguồn nước hiếm vì quanh năm không có lấy một trận mưa.Vì vậy trên cả bán đảo chỉ có vùng Yêmen ở phía Tây Nam có nguồn nước phong phú,đất đai có thể trồng trọt được.Hơn nữa,nhờ nằm trên con đường buôn bán giữa Tây Á và Bắc phi, nên Yêmen có điều kiện phát triển phát triển vể thương nghiệp. Ngoài Yêmen,dọc theo Hồng Hải ở phiasTaay bán đảo là vùng Hejaz nằm trên con đường buôn bán Đông-Tây(cầu nối giữa khu vực Địa Trung Hải với Ấn Độ và Trung Quốc).Chính vị trí địa lí của vùng này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế hàng hóa phát triển.Tại đây hình thành một số thành phố với tư cách là những trung tâm thương mại,văn hóá. 1.2* Dân cư Ngay từ nhiều thế kỉ TCN bán đảo a rập đã là nơi cư ngụ của người nguyên thủy,sông dân cư chủ yếu tập trung ở các miền duyên hải phía Tây và Tây Nam của miền bán đảo cũng như một số ốc đảo hiếm hoi ở miền Trung.Hình thành hai nhóm dân với lối sống khác nhau: · Nhóm người A rập miền Nam hay còn gọi là người Yêmen tự nhận là dòng dõi Quatan · Nhóm dân A rập miền Bắc hay còn gọi là người Nizarites tự nhận là dòng dõi Ismael 2.Về xã hội Đến đầu thế kỉ VII,nhìn chung cư dân A rập còn sống trong giai đoạn mạt hạ của chế độ công xã nguyên thủy,nghĩa là vẫn sống trong từng thị tộc bộ lạc.Sau này do sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa,cơ cấu xã hội của người A rập dần dần tan rã.Trong xã hội xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo và làm xuất hiện mối quan hệ mới đó là chủ nô và nô lệ. Chiến tranh diễn ra liên miên giữa các bộ lạc nhằm tranh giành những vùng đất tốt và nguồn nước Ngoài ra,trong sinh hoạt và phong tục tập quán của người A raapjconf tồn tại khá nhiều tập tục dã man như chế độ đa thê,tục chọc mù mặt một số con vật để tránh vía giữ BÁN ĐỒ HÀNH CHÍNH CỦA A RẬP III.Khái quát về sự hình thành và tan rã của đế quốc A rập .  Nhà nước Arập mãi đến thế kỉ VII mới thành lập. Quá trình thành lập nhà nước Arập gắn liền với quá trình thành lập đạo Hồi do Môhamet (còn đọc là Muhamat) truyền bá. Môhamet xuất thân từ một bộ lạc có thế lực ở Mecca. Năm 610 ông bắt đầu truyền bá đạo Hồi. Năm 622, bị tầng lớp quý tộc Mecca phản đối và hãm hại, Môhamet cùng tín đồ của mình phải chạy lên thành phố Yatơríp ở phía Bắc (cách Mecca 400km). Năm xảy ra sự kiện này (622) được coi là năm thứ nhất của kỉ nguyên Hồi giáo. Môhamet tự xưng là tiên tri, nên từ đó thành phố Yatơríp đổi tên thành Mêdina nghĩa là “thành phố của Tiên tri”. Tại đây, Môhamet dần dần thành lập được một lực lượng chính trị kết hợp với tôn giáo do ông cầm đầu. Để duy trì lực lượng, Môhamet thường xuyên tập kích các đội buôn của Mecca, do đó chiến tranh giữa Mêdina và Mecca đã diễn ra nhiều lần. Năm 628, Môhamet kí hòa ước ngừng chiến 10 năm với Mecca. Năm 629, Môhamet dẫn 2000 tín đồ ở Mêdina đến Mecca và đến thăm đền Caaba. Nhiều người ở Mecca và vung xung quanh cũng theo Hồi giáo. Năm 630, nhận thấy mình đã đủ thế lực để chiếm Mecca, Môhamet đem 10.000 người tiến xuống thành phố này. Mecca không dám chống cự. Môhamet trở thành người đứng đầu nhà nước Arập mới thành lập. Các tượng thần bộ lạc trong đền Caaba bị vứt bỏ. Đền Caaba trở thành thánh thất chính của Hồi giáo và Mecca trở thành thánh địa chủ yếu của tôn giáo này. Năm 632, Môhamet chết. Từ đó, người đứng đầu nhà nước và tôn giáo ở Arập gọi là Calipha (nghĩa là người kế thừa của tiên tri). Để mở rộng đất đai và truyền bá đạo Hồi, Arập tích cực thi hành chính sách xâm lược bên ngoài. Kết quả Arập đã lần lượt chinh phục được Xiri (636), Palextin (638), Ai Cập (642), Ba Tư (651). Sau khi Môhamet chết, từ năm 632 đến năm 661, các Calipha đều do giới quý tộc bầu ra. Năm 661, Calipha Ali vốn là em con chú và là con rể của Môhamet bị giết chết, viên tổng đốc ở Xiri thuộc họ Ômayát đã được lập lên làm Calipha. Từ đó ngôi Calipha trở thành cha truyền con nối. Như vậy, vương triều đầu tiên ở Arập - vương triều Ômayát (661-750) được thành lập. Đamát ở Xiri được chọn làm kinh đô của vương triều này. Triều Ômayát tiếp tục thi hành chính sách chinh phục bên ngoài, kết quả Arập chiếm được một dải ở miền Bắc châu Phi và bán đảo Tây Ban Nha, do đó đến giữa thế kỉ VIII, Arập trở thành một đế quốc rộng lớn, lãnh thổ bao gồm đất đai của ba châu là châu Á, châu Phi, châu Âu. Đông đến lưu vực sông Ấn, Tây giáp Đại Tây Dương. Năm 750, phong trào khởi nghĩa của nhân dân đã lật đổ triều Ômayát. Nhân đó, một địa chủ ở Irắc được lập lên làm Calipha, triều Abát thành lập. Năm 762, triều Abát dời kinh đô đến Bátđa. Đến thế kỉ X, đế quốc Arập không duy trì được sự thống nhất nữa, thế lực ngày càng suy yếu. Năm 1258, kinh đô Bátđa bị quân Mông Cổ chiếm. Đế quốc Arập diệt vong. IV.Đóng góp của văn minh A rập cho nhân loại 1.Trình bày khái niêm văn minh,văn hóa 1.1.Khái niệm văn minh Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người,tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa 1.2.Khái niệm văn hóa Văn hóa là một tồng thể phức tạp, bao gồm tri thức tính ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,pháp luật phong tục và cả những năng lực,thói quen mà con người đạt được trong xã hội 1.3.So sánh văn minh và văn hóa Giống nhau Trước hết văn hóa và văn minh giống nhau ở 1 điểm, đó là đều do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. Khác nhau. Một là văn hóa là độ dày quá khứ, lịch sử. Văn minh chỉ là một lát cắt trong lịch sử. Bởi nói đến văn hóa là nói đến năm tháng, nhiều thế kỉ, thiên nhiên kỉ, nhiều triều đại, trải qua quá trinh tích lũy, sửa đổi bổ sung chứ không phải chốc lát mà có được. Nhưng văn minh lại thiên về những phát minh trong tiến trình phát triển của nhân loại, giúp con người sống tốt hơn, sung sướng hơn, tiện lợi hơn Hai, văn hóa gồm cả giá trị vật chất lẫn tinh thần nhưng văn minh thiên về vật chất, nghiêng sang yếu tố khoa học kỹ thuật nhiều hơn. Ba, văn hóa mang tính quốc gia, dân tộc riêng biệt còn văn minh lại mang tính chất toàn cầu. Văn hóa là đặc trưng cho một dân tộc, một quốc gia còn văn minh lại đặc trưng cho từng thời kì. Văn minh là phương tiện, văn hóa thiên về ứng xử. Nói văn minh là phương tiện bởi văn minh nói đến trình độ phát triển của xã hội loài người, nói đến những tiến bộ của loài người, nhờ những phát minh, sáng chế mà con người có thể sống tốt hơn. Văn hóa là ứng xử, không chỉ là giữa con người với con người mà giữa con người với tự nhiên. Văn hóa không có tiến bộ hay lạc hậu nhưng văn minh có tiến bộ và ngày càng tiến bộ. 2.Những thành tựu của văn minh A rập Như chúng ta đã biết ở thời kì này, các nền văn hóa cổ đại đã bắt đầu lụy tàn,Tây Âu đang chìm đắm" đêm trường trung cổ" thì nền văn hóa hồi giáo của đế quốc A rậplà một nền văn hóa rực rỡ,huy hoàng trong thời Trung đại.Người A rập đã tiếp thu tinh hoa của các nền văn hóa Hi Lạp,Ấn Độ,Ba Tư và các nền văn minh khác trước mình,xây dựng một nền văn hóa A rập độc đáo,để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong sự phát triển của văn hóa nhân loại 2.1 Tôn giáo Khi nhắc đến A rập các bạn nghĩ đến điều gì đầu tiên:văn học,kiến trúc điêu khắc hay khoa học tự nhiên…Còn tôi,tôi nghĩ ngay đến tôn giáo.Hẳn trong chúng ta ai cũng biết A rập chính là quê hương của Đạo Hồi.Vậy trước khi có đạo Hồi cư dân A rập theo tính ngưỡng tôn giáo nào? Đạo Hồi ra đời trong hoàn cảnh nào? phát triển và được truyền bá đến các nước ra sao? Nó bao gồm những loại kinh thánh gì tôi và các bạn cùng nhau tìm hiểu để biết rõ hơn vể Đạo Hồi Như chúng ta được biết trước khi Đạo Hồi xuất hiện cư dân trên bán đảo A rập theo tính ngưỡng đa thần.Họ thờ những hòn đá trên sa mạc,cây cối trong các ốc đảo,các động vật và các hiện tượng tự nhiên trong đó có ba vị nữ thần AI Lat (Thần Mặt Trời), AI Uzza (Thần Vạn năng) và Manat (Thần Vận mệnh) được đặc biệt sùng bái.Người ta thông qua nghi thức tế lễ để làm cho các vị thần,mà bộ lạc mình thợ phụng trở thành thần bảo hộ cho bộ lạc và đồng thời cũng là tổ tiên của bộ lạc.Ngoài ra,ngay tử đầu công nguyên,đạo Do thái và đạo Ki tô đãtruyền bá vào bán đảo A rập, song không gây được ảnh hưởng nhiều.Mặc dù vậy, học thuyết độc thân, một số phong tục tập quán và truyền bá của đạo Do Thái và đạo Ki tô đã từng được lưu truyền ở một số khu vực trên bán đảo và ảnh hưởng khá rõ nét trong sự hình thành giáo lí,giáo luật của đạo Hồi 2.11 Hoàn cảnh ra đời của đạo Hồi Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của bán đảo A rập chúng ta có thể rút ra được kết luận A rập không có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp,trái lại A rập có thể phát triển được kinh tế chăn nuôi và thương mại.Trước đây, quý tộc và thương nhân A rập kiếm lời thông qua việc thu thuế cuả các thương nhân quá cảnh qua con đường buôn bán Đông-Tây. Nhưng đến đầu thế kỉ VII con đường buôn bán này đã chuyển sang vùng vịnh Ba Tư ,việc mất quyền thu thuế buộc các quý tộc chủ nô bắt đầu chuyển sang cho vay lấy lãi,bốc lột lao độngcủa dân nghèo một cách thậm tệ hơn đẩy nhanh. Mâu thuẩn giữa chủ nô ngay càng trở nên gay gắt.Hơn nữa, bán đảo A rập đang đứng trước nguy cơ bị các đế quốc bên ngoài xâm lấn:đế quốc Bidantium từ phía Tây,đế quốc Ba Tư từ phía Đông.Hoàn cảnh đó đặt ra cho A râp một vấn đề sống còn cần được giải quyết là phải có một chính quyền tập trung vững mạnh,có khả năng chấm dứt nội chiến,thống nhất các bộ lạc,đẩy lui nguy cơ bị xâm lấn.Song tính ngưỡng đa thần của các bộ lạc không những không đáp ứng được yêu cầu lịch sử nói trên mà còn gây trở ngại cho khuynh hướng hình thành và thống nhất quốc gia.Trong hoàn cảnh đó,vũ khí thích hợp để tập hợp,đoàn kết các bộ lạc trên bán đảothành một khối thống nhất là một tôn giáo mới_một tôn giáo độc thần.Đạo Hồi-một tôn giáo nhất thần đã ra đời trong hoàn cảnh lịch sử như vậy. 2.1.2Đạo hồi Đạo Hồi theo tiếng Ảrập là Ixlam nghĩa là "phục tùng", về sau dân tộc Hồi ở Trung Quốc theo tôn giáo này nên ta quen gọi là Đạo Hồi.  Đạo Hồi là một tôn giáo nhất thần tuyệt đối. Vị thần duy nhất mà Đạo Hồi tôn thờ là thánh Ala. Tín đồ Hồi giáo tin rằng ngoài thánh Ala không có vị thần nào khác. Tất cả những gì trên trời, dưới đất đều thuộc về thánh Ala. Ala đã dựng nên vòm trời mà không dùng cột, chế ngự được mặt trời, mặt trăng, tạo ra mặt đất rồi đặt trên đó đây là núi, kia là sông. Ala cũng sinh ra loài người và biết linh hồn mỗi người ra sao. Ala có một số thiên thần giúp việc, ghi chép những hành vi thiện ác của mỗi người và làm sứ giả. Còn Muhamat là người được Ala giao cho sứ mệnh truyền bá tôn giáo nên chỉ là sứ giả của Ala và là tiên tri của tín đồ. Muhamat cũng công nhận rằng trước ông có nhiều vị tiên tri như Ađam, Nôê, Môidơ, Kitô... nhưng ông là vị tiên tri cuối cùng và vĩ đại nhất. Đạo Hồi cũng tiếp thu nhiều quan niệm của các tôn giáo khác, nhất là của Đạo Do Thái như truyền thuyết về sáng tạo thế giới, thiên đường, địa ngục, cuộc phán xét cuối cùng thiên thần, quỷ Sa tăng... Đạo Hồi còn bắt chước một số nghi thức và tục lệ của Đạo Do Thái như: trước khi cầu nguyện phải rửa mặt và tay chân, khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Mecca và phải phủ phục trán chạm đất; cấm ăn thịt heo, thịt chó, thịt các con vật chết vì bệnh, thịt đã cúng thần và cấm uống rượu. Đạo Hồi chỉ có một điều quan trọng không giống các tôn giáo khác là tuyệt đối không thờ ảnh tượng vì họ quan niệm rằng Ala tỏa khắp mọi nơi, không có một hình tượng nào có thể thể hiện được Ala. Bởi vậy trong thành thất Hồi giáo chỉ trang trí bằng chữ Ảrập chứ không có tượng và tranh ảnh. Chỉ riêng trong đền Caaba ở Mecca có thờ một phiến đá đen từ xưa để lại mà thôi.  Về quan hệ gia đình, Đạo Hồi thừa nhận chế độ đa thê nhưng chỉ cho lấy nhiều nhất là 4 vợ. Đàn ông Hồi giáo có thể lấy người theo Đạo Do Thái hoặc Đạo Kitô làm vợ nhưng không được cưới người theo đa thần giáo. Tuy cho lấy nhiều vợ nhưng Đạo Hồi lại cấm việc lấy nàng hầu. Riêng Muhamat thì ngoại lệ: ông có 10 vợ và 2 nàng hầu  Kinh thánh của Đạo Hồi là kinh Coran, tiếng Ảrập viết là "Kur an", nghĩa là "bài đọc", "bài giảng", trong đó ghi lại những lời nói của Muhamat, nhưng theo tín đồ Hồi giáo, đó là những lời phán bảo của thánh Ala. Kinh Coran được chia làm 144 chương,được sắp xếp theo nguyên tắc dài để trên, ngắn để dưới. Kinh Coran đề cập đến nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực, do đó, đối với người Ảrập, kinh Koran ngoài những nguyên tắc tôn giáo còn là một bản tổng hợp mọi tri thức khoa học, mọi nguyên tắc pháp luật và đạo đức. Lúc đầu, ở Ảrập chưa có pháp luật nào khác ngoài kinh Koran, về sau tuy đã đặt ra pháp luật nhưng vẫn lấy giáo lí của kinh Koan làm nguyên tắc. THÁNH KINH CORAN Tóm lại, "Hồi giáo là gì? ".Theo truyền thuyết, thiên thần, Gabrien đã hỏi Môhamet như vậy. Muhamet đáp: Hồi giáo là tin vào Ala và vị tiên tri của ngài, đọc những kinh cầu nguyện đã chỉ định, bố thí cho người nghèo, nhịn ăn vào tháng Rama đan và hành hương ở thánh địa Mecca. Cầu nguyện, bố thí, nhịn ăn và hành hương là 4 bổn phận của Hồi giáo. Thêm lòng tin vào Ala và vị tiên tri nữa là thành năm cái trụ cột của Hồi giáo.  Giáo lí của Đạo Hồi *Tín điều căn bản đầu tiên của Đạo hồi là tín đồ Hồi giáo chỉ được tin vào một thượng dế duy nhất, tối cao đó là Thánh Ala. *Phải tôn sùng và đề cao Môhamet. *Phải tôn thờ các bạn đồng nghiệp của nhà tiên tri Môhamet. *Tin có kiếp sau:Các tín đồ Hồi giáo tin rằng, sau khi chết con người có thể sống lại và chịu sự phán xét của Thánh Ala vào Ngày tận thế. Thiên đường của Hồi giáo được miêu tả rất hấp dẫn,là một thế giới cực lạc, có suối trong gió mát,có những nàng tiên xinh đẹp,có vườn cây trĩu quả,có suối mật…. Ngược lại địa ngục là nơi ghê rợn, lửa cháy đùng đùng, khói cuộn ngút ngàn.Người bị đày xuống địa ngục cổ đeo gồng xiềng, mình lằn roi vọt,chịu mọi cực hình tra tấn… *Tin tiền định là hạt nhân của thuyết định mệnh Hồi giáo.Các tín đồ Hồi giáo tin rằng số phận con người do Thánh Ala an bài.Trước khi chào đời, tất cả đã được sắp đặt trước, con người không có cách gì cưỡng lại. Đó là định mệnh Giáo luật của đạo Hồi Giáo luật của Đạo Hồi không quá khắt khe,chủ yếu được thể hiện ở năm nghĩa vụ của tín đồ,còn được gọi là ngũ trực (năm cốt đạo) đó là: * Mộ đạo là nguyên tắc cơ bản của Hồi giáo. Để trở thành tín đồ Hồi giáo, chỉ cần tuân theo nguyên tắc này là đủ, tức nói ra một cách long trọng rằng không có thần thánh nào ngoài Allah và Môhamét là đáng tiên tri của người. Qua đó người ấy trở thành người phục tùng thánh Allah, trở thành tín đồ Hồi giáo, người ấy còn phải tuân theo những nghĩa vụ còn lại của tín đồ Hồi giáo chính thống. * Cầu nguyện là nghi lễ bắt buộc phải thực hiện năm lần mỗi ngày, chỉ có những người bệnh tật, yếu đuối và trẻ nhỏ là được giải phóng khỏi việc này. Những người không cầu nguyện năm lần một ngày là những người vô đạo. Cầu nguyện được thực hiện lúc mặt trời mọc, vào buổi trưa, vào buổi giữa chiều, vào lúc mặt trời lặn và trước lúc đi ngủ. Người ta thường thực hiện nó một mình, hoặc là từng nhóm một, thường là ở giáo đường Hồi giáo. Tại giáo đường, vào các ngày thứ năm và các ngày lễ, người ta thường tiến hành những buổi lễ long trọng do những người lãnh đạo được tôn trọng trong giáo đoàn Hồi giáo điều khiển. Trước buổi cầu nguyện, tín đồ Hồi giáo chính thống phải thực hiện nghi lễ tẩy rửa tại một bãi cỏ đạc biệt và hướng về phía Mécca. Trước khi cầu nguyện thì bắt buộc phải nói (thành lời hay lẩm bẩm trong miệng) về chủ ý cầu nguyện của mình, vì chủ ý làm một việc nào đó là rất quan trọng trong Hồi giáo nói chung và luật Hồi giáo nói riêng. Trong trường hợp này, khi cầu nguyện, chủ ý dường như xúi giục đồng ý một điều gì đó, chuẩn bị cho cuộc tiếp xúc long trọng với thánh Allah. Sau đó, người đứng cầu nguyện nâng tay lên ngang mặt, đặt một tay nào vào tay kia và giơ tay thẳng đứng ở trên đầu. Tiếp theo, người ấy quỳ gối xuống và cuối gập đầu xuống đất, đi liền với tất cả những việc làm đó là việc lẩm bẩm biểu thức đức tin và sunah thứ nhất của kinh Coran, ít hơn là những câu kinh khác. Thông thường, tín đồ Hồi giáo không cầu xin thánh Allah điều gì trong lúc cầu nguyện. Trong mỗi lần cầu nguyện, tín đồ Hồi giáo lặp lại nghi lễ cầu nguyện (rakat) hai, có khi ba bốn lần. Vào các ngày thứ năm, số lượng rakat tăng lên, thường đạt tới con số 20 trong thời gian ăn chay. Ngoài năm lần cầu nguyện hàng ngày, những tín đồ Hồi giáo chính thống còn thực hiện những cầu nguyện bổ sung cho người chết, nhân ngày kết hôn, ngày sinh của đứa trẻ, nhân sự kiện hay sự khởi đầu công việc quan trọng. Những buổi cầu nguyện như vậy thường diễn ra với sự hiện diện của imana hay một người am hiểu Hồi giáo. Người ta ngầm hiểu rằng người cầu nguyện cầu xin thánh Allah giúp đỡ, chờ đợi sự chúc phúc của thánh Allah, đặt hy vọng vào sự bảo vệ của thánh Allah. Để những người Hồi giáo chính thống vì công việc hàng ngày mà không quên thời gian cầu nguyện, ở thành phố và nông thôn, người ta dựng những chiếc tháp giáo đường Hồi giáo cao vót ở bên giáo đường, còn đạo sĩ thì cất cao giọng thông báo thời gian cầu nguyện đã tới. Nếu cầu nguyện diễn ra trong thánh đường, thì những người tới đó phảo tiến hành thủ tục tẩy rửa tại một bể đặc biệt có chứa nước tinh khiết, được xây dựng bên cạnh thánh đường. Khi cầu nguyện trong thánh đường, mọi người đều quay mặt về hướng Mécca, tiến hành rakat, lặp lại mọi cử chỉ của imana đứng trước mình cũng đang quay mặt về hướng Mécca. * Ăn chay: tín đồ Hồi giáo chỉ có một đợt ăn chay chính bắt buộc, nhưng lại kéo dài một tháng (ramađan). Trong suốt một tháng, tất cả mọi người, chỉ trừ có trẻ con và người bệnh, từ lúc mặt trời lên cho đến lúc mặt trời lặn, đều không có quyền ăn uống, hơn nữa là vui đùa, giải trí, hút thuốc.. Sau khi mặt trời lặn và trước lúc mặt trời mọc, người ta ăn và uống, một cách rất điềm đạm và sau đó đâu lại vào đấy, nói ra chủ ý của mình là được tha tội và hiến dâng cho Allah. Đến cuối ngày, trước lúc mặ
Luận văn liên quan