Đề tài Hoàn thiện chiến lược Marketing tại công ty cổ phần cao su Phước Hòa

LỜI MỞ ĐẦU Để tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế ngày càng hội nhập thì các doanh nghiệp cần phải năng động, đổi mới công nghệ, vững mạnh về tài chính đặc biệt là phải xây dựng được chiến lược kinh doanh nói chung và các chiến lược chức năng nói riêng sao cho có thể phát huy mọi điểm mạnh, tận dụng mọi cơ hội, hạn chế tối đa các điểm yếu, đẩy lùi mọi nguy cơ. Một chiến lược đúng có vai trò vô cùng lớn đối với tương lai của doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần cao su Phước Hòa cũng thế. Xây dựng chiến lược cho toàn thể công ty cũng như những chiến lược chức năng nói riêng trong đó có chiến lược Marketing là rất quan trọng. Là công ty Nhà nước thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nên chiến lược Marketing có ý nghĩa rất lớn đối với công ty. Nếu hoạch định được chiến lược Marketing hướng vào mục tiêu của doanh nghiệp, bám sát với thị trường, phối hợp nhịp nhàng với chiến lược chức năng khác và thực hiện hoạt động Marketing theo đúng chiến lược đó thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ thành công. Cũng chính khi đó họ sẽ mở rộng thị trường, chiếm lĩnh thị trường, tạo ra doanh thu và lợi nhuận lớn. Xuất phát từ cơ sở trên mà em chọn đề tài “ Hoàn thiện chiến lược Marketing tại công ty cổ phần cao su Phước Hòa”.

docx22 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 2614 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chiến lược Marketing tại công ty cổ phần cao su Phước Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC  LỜI MỞ ĐẦU Để tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế ngày càng hội nhập thì các doanh nghiệp cần phải năng động, đổi mới công nghệ, vững mạnh về tài chính đặc biệt là phải xây dựng được chiến lược kinh doanh nói chung và các chiến lược chức năng nói riêng sao cho có thể phát huy mọi điểm mạnh, tận dụng mọi cơ hội, hạn chế tối đa các điểm yếu, đẩy lùi mọi nguy cơ. Một chiến lược đúng có vai trò vô cùng lớn đối với tương lai của doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần cao su Phước Hòa cũng thế. Xây dựng chiến lược cho toàn thể công ty cũng như những chiến lược chức năng nói riêng trong đó có chiến lược Marketing là rất quan trọng. Là công ty Nhà nước thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nên chiến lược Marketing có ý nghĩa rất lớn đối với công ty. Nếu hoạch định được chiến lược Marketing hướng vào mục tiêu của doanh nghiệp, bám sát với thị trường, phối hợp nhịp nhàng với chiến lược chức năng khác và thực hiện hoạt động Marketing theo đúng chiến lược đó thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ thành công. Cũng chính khi đó họ sẽ mở rộng thị trường, chiếm lĩnh thị trường, tạo ra doanh thu và lợi nhuận lớn. Xuất phát từ cơ sở trên mà em chọn đề tài “ Hoàn thiện chiến lược Marketing tại công ty cổ phần cao su Phước Hòa”. Với những kiến thức đã được nghiên cứu em mong muốn được đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing của công ty trong chuyên đề này. Bài viết bao gồm ba nội dung lớn sau: Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược Marketing Chương II : Đánh giá hoạt động Marketing tại công ty cổ phần cao su Phước Hòa. Chương III: Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing của công ty. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING 1.1 Khái niệm về Marketing. Hoạt động Marketing được quan tâm và phát triển khi: sản xuất hàng hóa đã phát triển, tiêu thụ trở nên khó khăn hơn, có sự đổi ngôi trong tương quan trao đổi giữa bên mua và bên bán và sự xuất hiện của độc quyền trong nền kinh tế. Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi với mục đích thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người hay Marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. Để hiểu rõ ràng khái niệm Marketing chúng ta cần hiểu chúng ta cần hiểu đầy đủ các khái niệm liên quan sau: nhu cầu, sản phẩm, thỏa mãn, trao đổi, thị trường. Nhu cầu là một thuật ngữ mà nội dung của nó gồm ba cấp độ: nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán. Nhu cầu tự nhiên: Phản ánh sự cần thiết của con người về một vật phẩm. Nó được hình thành là do trạng thái ý thức của người ta về việc thấy thiếu một vật phẩm để phục vụ tiêu dùng. Nó là vốn có là bản năng của cơ thể con người. Mong muốn là nhu cầu tự nhiên của con người có dạng đặc thù, đòi hỏi được đáp lại bằng một hình thức đặc thù phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân của con người. Mong muốn hướng con người đến cái cụ thể để thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả năng mua của người tiêu dùng. Nhu cầu tự nhiên và mong muốn của con người là vô hạn, nhà kinh doanh phát hiện và sản xuất ra những sản phẩm không phải là thứ cho không mà phải thông qua trao đổi để vừa thỏa mãn lợi ích của người tiêu dùng và vừa đạt được mục đích kinh doanh của nhà sản xuất. Chính vì thế các doanh nghiệp luôn luôn phải quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán. Sản phẩm Sản phẩm được hiểu là tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ có thể đem chào bán, có khả năng thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn nào đó của con người gây được sự chú ý và đặc biệt là kích thích được sự mua sắm tiêu dùng của họ. Khi nói đến sản phẩm thì bao gồm cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình Giá trị, chi phí và sự thỏa mãn Giá trị tiêu dùng đối với một hàng hóa là sự đánh giá của người tiêu dùng về việc thỏa mãn nhu cầu đối với họ Chi phí là toàn bộ những hao tổn mà người tiêu dùng phải bỏ ra để sở hữu sản phẩm, nhận được những lợi ích do tiêu dùng sản phẩm mang lại. Gồm có rất nhiều các chi phí như: chi phí bằng tiền, chi phí thời gian, hao tổn tinh thần, hao tổn về sức khỏe. Sự thỏa mãn là mức độ của trạng thái cảm giác của người tiêu dùng bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm với những kỳ vọng của họ. Trao đổi Marketing chỉ xuất hiện khi người ta quyết định thỏa mãn nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. Trao đổi là khái niệm căn bản nhất tạo nền móng cho Marketing. Trao đổi là hành động tiếp nhận một sản phẩm từ một người khác và đưa cho họ một thứ khác mà họ muốn. Đơn vị cơ bản để đo lường trao đổi là giao dịch. Giao dịch là một cuộc trao đổi mang tính chất thương mại những vật có giá trị giữa hai bên. Như vậy giao dịch là một chức năng của trao đổi. Thị trường. Trong thực tế có nhiều khái niệm về thị trường. Theo nghĩa hẹp thì thị trường là địa điểm diễn ra giao dịch. Theo kinh tế học thì thị trường là một tập hợp gồm có nhiều người mua và người bán thực hiện những hoạt động trao đổi. Theo góc độ Marketing thì thị trường là tất cả những khách hàng tiềm năng cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham giao trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó. Quy mô thị trường sẽ phụ thuộc vào số người có cùng nhu cầu và mong muốn, vào lượng thu nhập, lượng tiền vốn mà họ sẵn sàng bỏ ra để mua sắm hàng hóa thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó. Rõ ràng là nếu không hiểu biết đầy đủ khái niệm về khái niệm nhu cầu, sản phẩm, chi phí, sự thỏa mãn, trao đổi, giao dịch, thị trường thì chúng ta không thể hiểu đúng khái niệm về Marketing được. 1.2. Vai trò của Marketing. Marketing là một tầm nhìn chiến lược để cung cấp cho một tổ chức một cách thức để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay mọi doanh nghiệp đều gắn hoạt động của mình với thị trường như vậy nghĩa là doanh nghiệp đang thực hiện quá trình trao đổi với môi trường bên ngoài- thị trường. Quá trình này phải diễn ra thường xuyên, liên tục với quy mô ngày một lớn mạnh. Vai trò cụ thể của Marketing thể hiện qua một số điểm sau. Marketing có thể coi là một chức năng để giúp các tổ chức phát hiện dự báo được nhu cầu của thị trường đề xuất các giải pháp thỏa mãn cầu thị trường cao hơn là thay đổi trạng thái của cầu thị trường về trạng thái có lợi hơn cho tổ chức. Marketing bao giờ cũng hướng mọi nỗ lực của doanh nghiệp vào những khách hàng cụ thể gọi là thị trường mục tiêu. Bởi vì xét về hiệu quả thì không một doanh nghiệp nào có thể kinh doanh hiệu quả trên mọi thị trường. Hiểu biết chính xác nhu cầu của khách hàng là vấn đề cốt lõi của Marketing. Nếu không tìm hiểu chính xác nhu cầu của khách hàng thì không thể thỏa mãn tối ưu nhu cầu đó. Hơn nữa nếu không theo dõi để nhận biết sự thay đổi của nhu cầu khách hàng thì không thể tạo ra sự trung thành của khách hàng. Marketing đóng vai trò phối hợp giữa hoạt động Marketing với các hoạt động, chức năng khác với nhau như: tài chính, nhân sự, khoa học kỹ thuật, sản xuất để tạo cho mọi hành vi thuộc các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp hướng vào thị trường, biết lấy thị trường-nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh nói chung . Tóm lại Marketing là chìa khóa thành công cho mọi loại hình doanh nghiệp sản xuất cũng như dịch vụ, từ doanh nghiệp quy mô nhỏ cũng như quy mô lớn. CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNCAO SU PHƯỚC HÒA 2.1.Sơ lược về Công ty -Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA. - Tên tiếng Anh: PHUOC HOA RUBBER JOINT STOCK COMPANY. - Tên giao dịch (tên viết tắt) của doanh nghiệp: PHURUCO - Địa chỉ trụ sở chính: Ấp 2 - Xã Phước Hòa - Huyện Phú Giáo - Tỉnh Bình Dương. - Điện thoại: 0650 - 3657106 - Fax: 0650 - 3657110. - Email: phuochoarubber@hcm.vnn.vn  - Website: ;  - Họ và tên Tổng Giám Đốc: Nguyễn Văn Tân. - Vốn điều lệ: 813 tỷ đồng. Công Ty Cao Su Phước Hòa là một Công ty Nhà nước thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 142NN TCCB/QĐ ngày 04 tháng 03 năm 1993 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Công ty được UBND tỉnh Sông Bé (Nay là tỉnh Bình Dương) giao quản lý 18.291,13 ha đất trải rộng trên địa bàn 3 huyện: Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương. Công ty có 6 nông trường cao su, 2 công ty con. Hiện nay, vốn điều lệ của Công ty là 813 tỷ đồng. Tập đoàn cao su Việt Nam đại diện cho phần vốn nhà nước sẽ nắm giữ 66% cổ phần của Phước Hòa; các cổ đông chiến lược sẽ sở hữu 6,15% cổ phần. Ngành nghề kinh doanh: - Trồng cây cao su. - Khai thác và chế biến mủ cao su. - Thu mua mủ nguyên liệu. - Bán lẻ xăng dầu. - Mua bán gỗ cao su. - Chế biến gỗ cao su. - Thi công xây dựng và sửa chữa cầu đường, công trình giao thông và khu dân cư - Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp - Đầu tư, xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.  -Kinh doanh địa ốc. Kinh doanh phát triển nhà và các công trình dịch vụ khu công nghiệp. - Đầu tư tài chính. Tổng diện tích đất cao su: 15.800ha. Diện tích khoán cao su tiểu điền: 1.000ha. 2.2.Sản phẩm của công ty Sản phẩm cao su của Công ty được phân chia thành 2 nhóm lớn: Cao su dạng khối: SVRCV 50, SVRCV 60, SVRL, SVR3L, SVR 10, SVR 20. Thường được sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất lốp xe. Cao su ly tâm (Latex.): Đây là loại mủ thích hợp để sản xuất các loại sản phẩm như găng tay y tế. 2.3.Tổ chức bộ máy của Công ty 2.4.Phân tích môi trường nội bộ 2.4.1 Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty từ 2009 – 2011 Bảng năng suất khai thác vườn cây cao su của Công ty giai đoạn 2009 – 2011 Năng suất ĐVT 2009 2010 2011 Diện tích khai thác ha 12.348 11.571 11.414 Năng suất tấn/ha 1.95 1.86 1.82 Sản lượng khai thác Tấn 24.092 21.616 20.807 Diện tích khai khai thác của Công ty khoảng 15.800ha, tương đối nhỏ so với các DN thuộc Tập đoàn CNCSVN như: Cao Su Đồng Nai (31.000ha), Cao su Dầu Tiếng (27.000ha), Tuy nhiên, điều này được đánh giá là một trong điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của Công ty, trong khai thác cao su với diện tích khoảng 10.000 ha - 15.000 ha được xem là qui mô hiệu quả kinh tế vì không lớn quá sẽ mất thời gian di chuyển giữa các Nông Trường nhưng cũng không quá nhỏ khiến nhà máy không khai thác hết công suất, gây lãng phí nhân công và máy móc. Hiện nay, diện tích khai thác của Công ty có xu hướng giảm do công ty chủ động thanh lý, tái canh chủng động vườn cây cho giai đoạn sau. Năng suất khai thác vườn cây tương đối ổn định và ở mức cao của ngành (2tấn/ha), đây là tín hiệu tích cực cho việc duy trì và gia tăng sản lượng Công ty. Tuy nhiên, trong thời gian tới, việc gia tăng sản lượng là không thể do công ty đang dần thanh lý vườn cây để tái canh, trồng lại vườn cây theo yêu cầu kỹ thuật, để tăng năng suất vườn cây khai thác. Trước tình hình trên, vừa thực hiện kế hoạch tái canh vườn cây cao su đề ra, vừa có thể đáp ứng và duy trì lượng khách hàng ổn định, công ty đã tăng cường thu mua mủ cao su từ các hộ tư nhân từ công ty Sản lượng Đvt 2009 2010 2011 Mua ngoài tấn 5.429 18,7% 10.841 34.5% 8.237 28.6% Tự khai thác tấn 23.588 81.3% 20.599 65.5% 20.543 71.4% Tổng cộng tấn 29.017 100% 31.44 100% 28.78 100% Với diện tích khai thác hàng năm giảm làm cho sản lượng tự khai thác hàng năm của Công ty cũng giảm theo từ mức gần 24.000 tấn năm 2009 còn 20.000 tấn năm 2011. Ngoài ra, Công ty có tổ chức hoạt động thu mua sản lượng từ bên ngoài khối lượng thu mua hàng năm tăng ,năm 2009 là 18.7% thì năm 2010 tăng lên 34.5% tổng sản lượng, do Công ty có chính sách thu mua hợp lý , giá cả linh hoạt nên sản lượng thu mua nhiều và ổn định sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa công suất chế biến, tăng thị phần và giảm được chi phí trong tình hình thanh lý vườn cây hiện nay. Bảng kết quả kinh sản xuất kinh doanh 3 năm 2009 – 2011. Đvt: tỷ đồng. Chỉ tiêu 2009 2010 2011 DT bán hàng và cung cấp DV 1068 2030 2583 Doanh thu thuần 1067 2030 2583 Vốn kinh doanh 321 221 321 Giá vốn hàng bán 784 1320 1561 Lợi nhuận gộp 282 709 1021 Chi phí bán hàng 11 19 23 Chi phí quản lý doanh nghiệp 51 151 77 Hoạt động thuần từ HDSXKD 261 547 951 Lợi nhuận thuần từ hđ tài chính 42 8 29 Thu nhập khác 123 134 59 Chi phí khác 14 7 6 Lợi nhuận khác 76 97 43 Tổng lợi nhuận trước thuế 351 661 1003 Thuế TNDN phải nộp 87.75 165.25 250.75 Lợi nhuận sau thuế 263.25 495.75 752.25 Nợ phải trả 706 1004 1307 + Nợ ngân sách 92 63 40 + Nợ vay 614 941 1267 Nợ phải thu 243 229 297 2.4.2 Nguồn nhân lực Cơ cấu trình độ lao động của Công ty tại thời điểm 19/10/2011 Đơn vị tính: người Chỉ tiêu Số lượng năm 2010 Số lượng năm 2011 ±r Lao động bình quân 5.838 5.734 - 104 Tuổi đời bình quân 33 33 0 Tuổi đời khai thác bình quân 31 31 0 Thạc sỹ 0 4 4 Đại học 94 107 13 Cao Đẳng 9 9 0 Trung Cấp 115 122 7 Nguồn: Tổ chức lao động tiền lương. Tổng số lao động có giảm qua 2 năm từ 5.838 người năm 2010 còn 5.734 người năm 2011. Lượng giảm là 104 người tương ứng 7,78%. Số lượng lao động giảm chủ yếu là do nghỉ việc theo chế độ 41 (chế độ hưởng lương một lần). Qua các số liệu trong bảng ta thấy được trình độ cán bộ quản lý đang được nâng cao thể hiện rõ nhất ở chỉ tiêu Đại Học (năm 2010 là 94 đến năm 2011 là 107 tăng 13 người tương ứng với 14%), kế đến Thạc sỹ (tăng 4 người năm 2011) qua đó có thể thấy rõ nhu cầu của công ty đối với chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao hơn. Cạo mủ cao su là một công việc không đơn giản chỉ qua đào tạo là có thể trở nên giỏi mà phải trải qua thời gian thực hành nhiều trên cây cao su mới có thể tiến bộ. Đây là công việc đòi hỏi kinh nghiệm, độ tuổi bình quân của công nhân là 33 được coi là phù hợp. Với độ tuổi này, người công nhân đã có thể có một thời gian trải nghiệm với công việc thực tế và có khả năng khai thác để đem lại hiệu quả cao nhất đồng thời đảm bảo được những yêu cầu kĩ thuật. Ngoài ra, hàng năm Công ty còn tổ chức hội thi tay nghề cạo mủ giỏi, hội thi tay nghề chế biến, từ đó khuyến kích công nhân thi đua tự nâng cao tay nghề, góp phần nâng cao hơn nữa tay nghề của công nhân. Đội ngũ cán bộ quản lý được khuyến kích học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, 2.4.3. Hoạt động khai thác mủ và sản xuất Diện tích tự nhiên là 17.509 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chuyên trồng cây cao su là 16.715 ha. Công ty có 6 nông trường quản lý vườn cây, 2 nhà máy bao gồm 4 dây chuyền chế biến với tổng công suất là 27.000 tấn/năm. Cả 2 nhà máy chế biến đều được đổi mới công nghệ và trang bị máy móc, quy trình kỹ thuật tiên tiến nhất của Malaysia. + Nhà máy chế biến mủ cao su Bố Lá đóng tại xã Phước Hòa có công suất 6.000 tấn/năm. + Nhà máy chế biến Cua Paris: đóng tại xã Tân Bình với công suất hiện tại là 18.000 tấn/năm Năng suất của các dây chuyền chế biến: + Dây chuyền sơ chế mủ cốm: 6.000 tấn/năm (Bố lá) + Dây chuyền sơ chế mủ kem: 3.000 tấn/năm (Ly Tâm) + Dây chuyền sơ chế mủ cốm: 12.000 tấn/năm. (Cua Paris) + Dây chuyền sơ chế mủ tạp: 6.000 tấn/năm Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9002 từ tháng 8/2000, đến nay đã chuyển đổi thành hệ thống quản lý TCVN ISO 9001-2008; Trong năm 2011 đã tiến hành áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:9000. 2.4.4.Sản phẩm: Sản phẩm chính của công ty hiện nay có tên gọi là SVR (Standard Vietnamese Rubber), được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN: 3769, 2004 với mẫu mã và chủng loại khác nhau như: Cao su khối: SVRL, SVRL3, SVR5, SVR10, SVR20. Cao su độ nhớt ổn định: SVRCV50, SVRCV60. Với kinh nghiệm quản lý lâu năm về cây cao su, trang thiết bị chế biến được đầu tư tương đối hiện đại và kỹ thuật khai thác tiên tiến, thương hiệu từng bước đã được khẳng định trên thị trường thế giới đặc biệt là sản phẩm CV, 3L. Sản phẩm của Công ty đã có mặt tại thị trường Mỹ, Châu Âu và Châu Á,. Đây sẽ là nền tảng vững chắc cho Công ty mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm. * Do đặc điểm chu kỳ sinh trưởng của cây cao su, nên sau khi khai thác mủ thì lượng gỗ thu được từ vườn cây cao su là rất lớn. Trong khi nguồn nguyên liệu gỗ thì ngày một khan hiếm dần do tác động từ chính sách bảo vệ môi trường tự nhiên của các tổ chức quốc tế và các nước phát triển, nên đây cũng là nguồn thu đáng kể hoặc sẽ là cơ hội lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh ngành nghề liên quan như chế biến gỗ, các sản phẩm về gỗ để gia tăng giá trị tăng thêm. 2.4.5 Hoạt động Marketing Hiện nay, công ty cũng chưa có phòng maketing, một số hoạt maketing sơ khai được phụ trách bởi phòng KHVT. Việc xúc tiến các hoạt động mở rộng thị trường được thực hiện bởi Tập đoàn Công nghiệp Cao su Thị trường hiện nay của Công ty: Thị trường trong nước: các xí nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ cao su, các đơn vị kinh doanh cao su. Thị trường nước ngoài: Hà Lan, Nga, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Đức, Bỉ Sản phẩm của Công ty bán ra gồm: tiêu thụ nội địa và xuất khẩu (xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác xuất khẩu) Diễn giải Số lượng (tấn) Doanh thu trong năm Đơn giá bq/tấn (đồng) Thành tiền (USD) Thành tiền (đồng) Xuất khẩu trực tiếp 14.103,31 46.379.068 967.060.951.814 68.569.811 Ủy thác xuất khẩu 1.352,27 4.592.736 95.664.955.285 70.744.080 Nội tiêu 15.282,57 938.892.053.029 61.435.470 Cộng 30.738,15 50.971.804 2.001.617.960.128 65.118.370 Công ty chủ động ký kết hợp đồng dài hạn và phương thức kinh doanh năng động nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong năm 2012 giao bán được 30738,15 tấn thành phẩm và 515,80 tấn mủ khác (Skim Block, Skim, mủ hầm tận thu...) Với doanh thu từ sản phẩm cao su đạt 2..016,48 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ vườn cây công ty đạt 1.313,96 tỷ đồng. 2.4.6 Hoạt động Tài chính: Nguồn vốn kinh doanh: Đvt: tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 Vốn lưu động 702 887 1444 Vốn cố định 1166 1418 1644 Phân theo cơ cấu vốn: Năm 2009 2010 2011 Nợ phải trả 706 1004 1306 Nguồn VCSH 1159 1284 1761 2.4.7 Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) Hiện nay, Công ty quan tâm hoạt động R&D tuy nhiên đây là ngành sơ chế cao su nên các hoạt động nghiên đầu tư nghiên cứu sản mới rất ít. Phạm vi của hoạt động này chủ yếu tập trung cải tiến quá trình quản lý, khai thác, chế biến mủ, cải tiến qui trình sản xuất, Hệ thống tổ chức các hoạt động nghiên cứu được tổ chức khá bài bản, có hội đồng KHKT Công ty, các tiểu ban chuyên môn được thành lập để hổ trợ các hoạt động này. Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng hoạt động nghiên cứu, cải tiến, sáng kiến hiện nay được đánh giá dưới tiềm năng của công ty. Mặc khác về mặt nông nghiệp, cũng có thuận lợi trong hoạt động trồng, chăm sóc, khai thác là do Công ty thuộc tập đoàn nên được hổ trợ từ tập đoàn, về mặt cây giống và kỹ thuật canh tác, 2.4.8 Hệ thống thông tin. Công ty đã xây dựng hệ thống mạng nội bộ giữa các bộ phận, hoạt động mạng nội bộ được coi là phát huy hiệu quả, các thông tin được cung cấp một cách kịp thời chính xác. Tuy vậy tốc độ đường truyền còn chậm làm giảm hiệu quả công việc. 2.4.9 Ma trận đánh giá nội bộ (IFE) Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng (1) Phân loại (2) Số điểm quan trọng 1. Hoạt động Marketing 0.05 1 0.05 2. Chất lượng sản phẩm 0.15 4 0.6 3. Khả năng tài chính 0.10 3.5 0.35 4. Cung cấp nguyên liệu (của Cty) 0.10 3 0.3 5. Khả năng sản xuất 0.15 3 0.45 6. Thương hiệu sản phẩm 0.10 4 0.4 7. Trình độ tay nghề CNV 0.10 3 0.3 8. Cơ cấu tổ chức bộ máy 0.05 2 0.1 9. Năng lực quản trị 0.10 2 0.2 10. Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) 0.10 2 0.2 Cộng 1 2.95 Chú thích: Mức độ quan trọng (1): cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó đối với sự thành công của Công ty trong ngành; 0,0: không quan trọng; 1.0: quan trọng nhất Phân loại (2): phân loại này dựa trên cơ sở Công ty; 1: điểm yếu lớn nhất; 2: điểm yếu nhỏ nhất; 3: điểm mạnh nhỏ nhất; 4: điểm mạnh lớn nhất. * Nhận xét: Với số điểm quan trọng là 2.95 công ty đang ở vị trí trung bình khá với chiến lược nội bộ tổng quát. Chất lượng sản phẩm,
Luận văn liên quan