Đề tài Hoạt động xuất khẩu than khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay

Tính tất yếu của đề tài Than khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá của quốc gia, đấy là nguồn lợi thiên nhiên ban tặng cho các quốc gia. Đối với Việt Nam, Than khoáng sản có một vai trò hết sức quan trọng trong việc khai thác, sử dụng và tiến hành xuất khẩu. Hàng năm, hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam đã thu về một nguồn lợi lớn cho quốc gia, là một trong những nhóm ngành có tỷ trọng đóng góp GDP lớn nhất của đất nước. Ngành Than khoáng sản được coi là ngành công nghiệp hạ tầng của các ngành công nghiệp quan trọng khác khi mà cung cấp đầu vào cho các ngành về hóa chất, xi măng, điện và phân bón Sự phát triển của ngành Than khoáng sản của Việt Nam gắn liền với sự phát triển của các ngành nghề khác trong tổng thể nền kinh tế. Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản vẫn đang được tiến hành đều đặn trong thời gian qua, nhưng có những vấn đề được đặt ra bên cạnh hoạt động xuất khẩu đó như chất lượng hàng hóa, hàm lượng công nghệ chưa trong sản phẩm, giá thành hàng hóa trên thị trường, thị trường xuất khẩu và quan trọng là phải đặt hoạt động xuất khẩu đó trong chiến lược phát triển kinh tế và an ninh năng lượng của quốc gia, với những mục tiêu cụ thể là thu được giá trị lớn nhất từ hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản. Với tầm quan trọng và tính thời sự đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoạt động xuất khẩuThan khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay” Mục đích nghiên cứu Tác giả nghiên cứu đề tài hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam để có cái nhìn tổng quan về ngành Than khoáng sản Việt Nam, thực trạng hoạt động xuất khẩu từ đấy có được những giải pháp hợp lý nhằm thu được lợi nhuận lớn nhất từ hoạt động xuất khẩu trên cơ sở đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong hiện tại và tương lai. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam, thông qua sự kiểm soát của các cơ quan liên quan đến hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định trên hai phương diện là không gian và thời gian. Về mặt không gian là hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam, về mặt thời gian trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các nguồn số liệu; so sánh, đối chiếu sự phát triển của ngành Than khoáng sản nói chung và hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản nói riêng với tình hình chung của sự phát triển kinh tế Việt Nam và thế giới. Cùng với việc sử dụng phương pháp so sánh và đối chiếu giữa các thời kỳ phát triển của ngành Than khoáng sản Việt Nam. Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan chung về ngành Than khoáng sản Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam trong giai đoạn 2001 đến nay Chương 3: Kinh nghiệm quốc tế, triển vọng và giải pháp đối với hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam từ nay đến năm 2015.

doc102 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2367 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động xuất khẩu than khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tính tất yếu của đề tài Than khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá của quốc gia, đấy là nguồn lợi thiên nhiên ban tặng cho các quốc gia. Đối với Việt Nam, Than khoáng sản có một vai trò hết sức quan trọng trong việc khai thác, sử dụng và tiến hành xuất khẩu. Hàng năm, hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam đã thu về một nguồn lợi lớn cho quốc gia, là một trong những nhóm ngành có tỷ trọng đóng góp GDP lớn nhất của đất nước. Ngành Than khoáng sản được coi là ngành công nghiệp hạ tầng của các ngành công nghiệp quan trọng khác khi mà cung cấp đầu vào cho các ngành về hóa chất, xi măng, điện và phân bón… Sự phát triển của ngành Than khoáng sản của Việt Nam gắn liền với sự phát triển của các ngành nghề khác trong tổng thể nền kinh tế. Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản vẫn đang được tiến hành đều đặn trong thời gian qua, nhưng có những vấn đề được đặt ra bên cạnh hoạt động xuất khẩu đó như chất lượng hàng hóa, hàm lượng công nghệ chưa trong sản phẩm, giá thành hàng hóa trên thị trường, thị trường xuất khẩu và quan trọng là phải đặt hoạt động xuất khẩu đó trong chiến lược phát triển kinh tế và an ninh năng lượng của quốc gia, với những mục tiêu cụ thể là thu được giá trị lớn nhất từ hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản. Với tầm quan trọng và tính thời sự đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoạt động xuất khẩuThan khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay” Mục đích nghiên cứu Tác giả nghiên cứu đề tài hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam để có cái nhìn tổng quan về ngành Than khoáng sản Việt Nam, thực trạng hoạt động xuất khẩu từ đấy có được những giải pháp hợp lý nhằm thu được lợi nhuận lớn nhất từ hoạt động xuất khẩu trên cơ sở đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong hiện tại và tương lai. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam, thông qua sự kiểm soát của các cơ quan liên quan đến hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định trên hai phương diện là không gian và thời gian. Về mặt không gian là hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam, về mặt thời gian trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các nguồn số liệu; so sánh, đối chiếu sự phát triển của ngành Than khoáng sản nói chung và hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản nói riêng với tình hình chung của sự phát triển kinh tế Việt Nam và thế giới. Cùng với việc sử dụng phương pháp so sánh và đối chiếu giữa các thời kỳ phát triển của ngành Than khoáng sản Việt Nam. Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan chung về ngành Than khoáng sản Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam trong giai đoạn 2001 đến nay Chương 3: Kinh nghiệm quốc tế, triển vọng và giải pháp đối với hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam từ nay đến năm 2015. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM Chương 1. Tổng quan chung về Than khoáng sản Việt Nam 1.1. Than khoáng sản và lịch sử ngành Than khoáng sản Việt Nam 1.1.1. Than khoáng sản Than khoáng sản là một trong những tài nguyên khoáng sản trong lòng đất của quốc gia, cùng với các loại khoáng sản khác như: Đồng, chì, kẽm, thiếc…đã tạo thành một nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng phong phú và có giá trị của Việt Nam. Than khoáng sản là một trong những loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy, các xác cây cối thực vật được nước và bùn lưu giữ khỏi bị oxi hóa và phân hủy bởi sinh vật mà hình thành nên Than đá ngày nay. Thành phần chính của Than khoáng sản là chất Cacbon, ngoài ra còn có các chất khác như lưu huỳnh, nên Than có tính năng là đốt cháy tốt và sinh ra lượng nhiệt lớn, vì vậy Than khoáng sản là nguồn nguyên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới. Hiện nay, lượng Than được khai thác trên thế giới và Việt Nam được sử dụng trong các ngành năng lượng, phục vụ sản xuất nhà máy nhiệt điện và các ngành công nghiệp sử dụng chất đốt… Than đang được khai thác từ các mỏ Than lộ thiên hay các hầm lò nằm sâu dưới lòng đất. Ngày nay, với trình độ công nghệ hiện đại, công tác thăm dò và khai thác đã giúp con người phát hiện ra nhiều tài nguyên khoáng sản có giá trị đồng thời khai thác có hiệu quả hơn đối với nguồn tài sản quốc gia này. Việt Nam được đánh giá là có nguồn dự trữ Than đá đáng kể và có giá trị về mặt kinh tế, trong tài nguyên về khoáng sản thì Than đá là nguồn tài nguyên có trữ lượng và hiệu quả kinh tế lớn nhất. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế thì trữ lượng Than hiện nay trên thế giới rất lớn, khoảng 910 tỷ tấn, đủ cho sản xuất trong 155 năm với tốc độ như hiện nay và nếu như không có sự đột biến nào thì nhu cầu sử dụng Than trên thế giới sẽ tăng gấp 3 lần từ nay đến năm 2050. Theo các cuộc thăm dò và khai thác thì Than hiện diện ở khắp nơi trên thế giới và được sử dụng chủ yếu trong các nhà máy nhiệt điện, sản xuất xi măng, phục vụ các ngành công nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của người dân, nhưng được sử dụng lớn nhất là trong các nhà máy nhiệt điện, do đó 40% lượng điện được sản xuất trên toàn cầu là từ các nhà máy nhiệt điện dùng Than. 1.1.2. Lịch sử phát triển của ngành Than khoáng sản Việt Nam Ngành Than Việt Nam đã có lịch sử khai thác hơn 100 năm, trải qua 72 năm truyền thống vẻ vang, từ cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 của hơn 3 vạn thợ mỏ đã giành được thắng lợi rực rõ, đánh dấu mốc son chói lói trong trang sử hào hùng đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng vùng mỏ góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Trải qua quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của ngành, dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn gian khổ nào, người thợ mỏ Việt Nam vẫn phát huy bản lĩnh sáng tạo và tinh thần đoàn kết, dũng cảm, luôn tiên phong đi đầu, tạo nên nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong chặng đường đã đi qua, ngành Than Việt Nam đã gặp không ít những khó khăn và thăng trầm trong lịch sử phát triển, đặc biệt là thời kỳ bước vào công cuộc đổi mới của đất nước và những năm đầu của thập niên 90, nạn khai thác Than trái phép phát triển tràn lan đã dẫn đến nhiều hậu quả đối với ngành Than và xã hội, tình trạng tài nguyên môi trường vùng mỏ Than bị hủy hoại, trật tự xã hội phức tạp, công nhân thiếu việc làm, ngành Than đã phải cắt giảm sản xuất… với những khó khăn đó đã đẩy ngành Than của Việt Nam vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng trong một thời gian. Trong giai đoạn trưởng thành và phát triển từ 1985 đến năm 1994, ngành Than Việt Nam đã có những bước đầu thành công trong việc khai thác tập trung tại các khu mỏ, việc đầu tư trang thiết bị, máy móc tại các hầm mỏ nên sản lượng khai thác và tiêu thụ đã được phản ánh qua kết quả kinh doanh của ngành. Bảng 1.1: Tình hình sản xuất và kinh doanh Than khoáng sản của Việt Nam trong giai đoạn 1985 – 1988 (Đơn vị: 1000 tấn)  1985  1986  1987  1988   Than nguyên khai  6295  6855  7690  7605   Than tiêu thụ  5689  6120  6340  5657   - Xuất khẩu  640  620  201  314   - Tiêu thụ nội địa  5049  5500  6139  5343   (Nguồn: Số liệu lịch sử ngành Than – Bộ Năng lượng) Cho đến những năm 1988, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ từ Liên Xô nên ngành Than đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các mỏ lộ thiên lớn cùng các hầm lò được xây dựng, cải tạo và mở rộng. Trong thời gian này, ngành Than hoạt động theo cơ chế bao cấp, nhận kế hoạch sản xuất từ nhà nước và giao nộp sản phẩm cho nhà nước. Nhờ có được sự quan tâm đúng lúc khó khăn nên ngành Than đã có được một số kết quả ban đầu trong quá trình sản xuất và kinh doanh Than sản phầm. Bảng 1.2: Tình hình sản xuất và kinh doanh Than khoáng sản của Việt Nam trong giai đoạn những năm 1989 – 1994 Đơn vị: 1000 tấn  1989  1990  1991  1992  1993  1994   Than nguyên khai  4221  5198  4895  5226  5835  7575   Than tiêu thụ  3873  4091  4128  4852  5351  6000   - Xuất khẩu  528  676  920  132  182  215   - Tiêu thụ nội địa  3345  3415  3208  3528  3526  3850   (Nguồn: Số liệu lịch sử ngành Than – Bộ Năng lượng) Trong giai đoạn 1985 – 1988, ngành Than đã đạt được nhiều kết quả cao trong việc khai thác và tiêu thụ Than, đỉnh điểm của giai đoạn này là hai năm 1987 và năm 1988, riêng trong năm 1987 đã công ty khai thác được 7690 nghìn tần Than, tăng hơn 20% so với lượng Than khai thác được trong năm 1985 và tăng 835 nghìn tấn so với năm trước 1986. Với lượng Than khai thác tăng lên qua các năm nên lượng Than tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cũng không ngừng tăng lên hàng năm trong giai đoạn, lượng Than sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện trong nước chiếm 34% - 50% trong tổng số Than được tiêu thụ nội địa. Trong năm 2008, toàn ngành Than đã bốc 29,2 triệu m3 đất và đã khai thác được 7605 nghìn tấn Than nguyên khai, sàng tuyển được 6304 nghìn tấn Than sạch để đưa đi tiêu thụ trên thị trường. Nhưng từ năm 1989, tổ điện của nhà máy thủy điện Hòa Bình lần lượt được đưa vào vận hành sử dụng và nền kinh tế Việt Nam bị khủng hoảng thì nhu cầu sử dụng Than bị suy giảm, lượng Than khai thác từ lòng đất cũng giảm sút so với các năm trước đó dẫn đến tình trạng giảm sút trong kinh doanh và tiêu thụ của ngành Than Việt Nam. Có thể nói trong giai đoạn 1991-1994 là giai đoạn khủng hoảng nhất của ngành Than, khi mà nạn khai thác Than trái phép lại phát triển, cùng với tình hình thị trường tiêu thụ lũng đoạn nên đã đẩy các mỏ Than chính thống phải cắt giảm sản xuất, hạn chế bóc đất, giảm đào lò, cắt giảm tiền lương công nhân viên để cân đối tài chính theo nguyên tắc tự trang trải, công nhân thiếu việc làm… Trong bối cảnh đấy, ngày 10/10/1994, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 563/1994/QĐ-TTg về việc thành lập Tổng công ty Than Việt Nam. Sự ra đời của Tổng công ty Than như một cuộc cách mạng trong ngành Than khoáng sản của Việt Nam, tạo cơ hội để ngành Than phát triển trở lại, phục hồi và phát triển công việc khai thác và kinh doanh Than. Nhiệm vụ chính mà Đảng và Chính phủ giao cho Tổng công ty Than là: ● Lập lại trật tự trong khai thác. Kinh doanh Than ● Thỏa mãn các nhu cầu về Than của nền kinh tế, phát triển các ngành nghề khác trên nền công nghiệp Than một cách có hiệu quả để giải quyết việc làm cho người lao động. Thực hiện nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước giao phó, ngay trong năm 1995, Tổng công ty Than Việt Nam đã xây dựng đề án “Đổi mới tổ chức, quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”. Trên cơ sở tiềm năng và nội lực sẵn có về vốn, lao động, các phương tiện sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện thực tế, Tổng công ty Than Việt Nam đã lựa chọn phương hướng xây dựng một tập đoàn kinh doanh đa ngành trong nền sản xuất Than sản phẩm. Từ mục tiêu chiến lược đã được đề ra, Tổng công ty đã cụ thể hóa những mục tiêu đấy thành giải pháp và biện pháp thực hiện cụ thể hóa trong ngành sản xuất Than khoáng sản. Một trong những chiến lược quan trọng và mang tính chất sống còn với ngành Than trong những ngày mới thành lập Tổng công ty đó là chiến lược quản lý tài nguyên và môi trường. Tổng công ty Than Việt Nam và cùng các doanh nghiệp thành viên đã triển khai và áp dụng đồng bộ các biện pháp hành chính - kinh tế - kỹ thuật, sắp xếp lại tổ chức, lập lại trật tự trong khai thác và kinh doanh Than. Bên cạnh đấy, an ninh chính trị và trật tự trong quá trình thăm dò, khai thác là vấn đề cấp bách được đặt ra, Tổng công ty đã tiến hành thu thập, phân tích, đánh giá các tài liệu, báo cáo địa chất sẵn có, tính toán trữ lượng; Tiếp tục điều tra, khảo sát, thăm dò bổ sung, thăm dò mới tài nguyên.. Công tác cập nhật địa chất đã có một bước tiến rõ rệt so với trước đây, nhờ có sự đổi mới trong tư duy và ứng dụng công nghệ mới theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới. Một số chiến lược cụ thể và mang tính quyết định được ngành Than cụ thể hóa như: ● Bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của ngành Than Việt Nam, để khắc phục hậu quả suy thoái môi trường ở các vùng mỏ sau nhiều năm để lại, ngành Than Việt Nam đã có các cuộc khảo sát và đánh giá tác động của hoạt động khai thác Than đến môi trường của vùng mỏ rồi đưa ra các giải pháp và chương trình để cải thiện môi trường. Tổng công ty đã quyết định thành lập Qũy môi trường Than Việt Nam trên cơ sở sử dụng 1% chi phí tính thêm vào giá thành được Chính phủ cho phép và các nguồn huy động khác, qua đấy đã đầu tư trồng mới và chăm sóc được 1780 ha rừng trong ranh giới mỏ, tạo nguồn gỗ chống lò phục vụ trong quá trình khai thác của các hầm lò. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thành viên đã có nhiều biện pháp để tăng cường cải tạo, nâng cấp đường sá, giảm thiểu bụi trong công tác khoan nổ mìn, bốc xúc và sàng tuyển, vận chuyển Than, cải thiện điều kiện làm việc cho lao động. ● Đầu tư đổi mới công nghệ là chiến lược quan trọng hàng đầu được Tổng công ty Than đặc biệt quan tâm, nhằm khai thác tối đa cơ sở vật chất, tài sản sẵn có, nâng cao mức độ đảm bảo an toàn trong sản xuất; cải thiện điều kiện làm việc cho lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng Than trong nguyên khai, Than sạch và tỷ lệ thu hồi Than đồng thời tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu của thị trường. Tại các mỏ lộ thiên, công nghệ xuống sâu đã được áp dụng và ngày càng hoàn thiện hơn đồng thời các mỏ được trang bị máy xúc thủy lực gần ngược và áp dụng công nghệ xúc chọn lọc nên giảm thiểu được hệ số bóc đất ở một số mỏ. Công nghệ cột chống thủy lực đơn và giá thủy lực di động cũng được đưa vào sử dụng tại một số hầm lò, giảm được tổn thất Than từ 40%-50% xuống còn 15%-20%, giảm tiêu hao gỗ chống lò, giảm tỷ lệ gỗ dăm trong Than và đảm bảo được an toàn cho người lao động. Bên cạnh việc đầu tư đổi mới công nghệ cho khai thác Than, các doanh nghiệp đã chú trọng trong đầu tư cải tạo, thay đổi công nghệ sàng tuyển để phù hợp với yêu cầu của khách hàng, tận thu Than bùn và xử lý nước thải trước khi ra biển. Công tác đầu tư và hoàn thiện các kho bãi cũng được đẩy mạnh, nâng cấp bến rót tiêu thụ, đầu tư luồng lạch mở rộng cảng biển đảm bảo cho tàu thuyền giao nhận Than thuận lợi và nhanh chóng. ● Song song với việc đổi mới công nghệ, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành Than của Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến chiến lược thị trường, bởi “có thị trường là có tất cả”. Tổng công ty đã kiên trì xây dựng ngành Than, trước hết là trật tự trong kinh doanh Than, đổi mới tổ chức, quản lý và phương pháp kinh doanh Than của hệ thống các công ty Than trong nội địa, hoàn thiện và phát triển cách thức quản lý trong công tác tiếp thị và giao dịch xuất nhập khẩu Than. Bằng việc phát triển thị trường sản phẩm chính là cách để tháo gỡ đầu ra cho sản phẩm và cân bằng cung cầu Than trên thị trường. Than Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong giai đoạn đầu thành lập Tổng công ty, ngành Than Việt Nam đã mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, xây dựng được các mối quan hệ bạn hàng tin cậy trong và ngoài nước, đã ký hợp đồng dài hạn với các hộ lớn khoảng 30% sản lượng Than tiêu thụ hàng năm. Than Việt Nam đã có quan hệ với các bạn hàng nước ngoài ở khắp các châu lục, năm 1997 đã xuất khẩu được 3,7 triệu tấn Than, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong giai đoạn này, Than Việt Nam đã xuất sang các thị trường như: Nhật Bản, Trung Quốc, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan… Bằng nhiều biện pháp kinh tế tổng hợp, phương châm nhất quán “Cùng phát triển với bạn hàng”, Tổng công ty Than Việt Nam đã phát huy nội lực sẵn có để xây dựng một chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Việc mở rộng và giữ vững thị trường là yếu tố quyết định để ngành Than Việt Nam mở rộng tổ chức sản xuất mới cũng như tiếp cận các thị trường tài chính, tín dụng, đảm bảo vốn cho kinh doanh, phục vụ các dự án khai thác, đầu tư và phát triển. Bên cạnh những nỗ lực phát triển thị trường tiêu thụ, nâng cao trình độ công nghệ thì ngành Than còn chủ động tiếp xúc và tìm kiếm khách hàng cho riêng mình, tiến hành đàm phán và kí kết các hợp đồng ngắn hạn, dài hạn với cơ chế giá mềm dẻo, cạnh tranh để tăng cường khả năng kiểm soát và mở rộng thị trường tiêu thụ Than trong và ngoài nước, đưa Than sản phẩm đến tận nơi sử dụng và mở rộng mạng lưới bán Than đến các tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm cả thị trường nông thôn, miền núi. Trong giai đoạn sản xuất và kinh doanh 1995-2001, ngành Than khoáng sản Việt Nam cũng gặt hái được nhiều thành công trong khai thác, chế biến và xuất khẩu. Bằng sự nỗ lực của chính Tổng công ty đã giúp cho lượng Than khai thác và Than sản phẩm xuất khẩu hàng năm không ngừng gia tăng, đó là một dấu hiệu đáng mừng trong việc đầu tư đổi mới công nghệ trong quá trình khai thác và chiến lược phát triển thị trường của công ty đưa ra trong những năm đầu thành lập. Việc đổi mới công nghệ cọc chống trong hầm lò hay công nghệ khai thác các mỏ lộ thiên, đổi mới và cải tiến công nghệ trong giai đoạn vận chuyển trên băng chuyền… cùng với việc phát triển thị trường, bạn hàng đã mang đến cho ngành Than một số thành công nhất định. Bảng 1.3: Tình hình sản xuất và kinh doanh Than khoáng sản của Việt Nam trong giai đoạn 1995-2000  1995  1996  1997  1998  1999  2000   Than tiêu thụ (1000 tấn)  7592  9653  10779  10721  10500  11409   - Xuất khẩu  2783  3666  3525  2900  3300  3076   - Trong nước  4809  5987  7254  7821  7200  8333   Doanh thu tiêu thụ (tỷ Đồng)  1917  2584  2953  2953  2792  3114   - Xuất khẩu  955  1262  1323  1246  1328  1765   - Trong nước  962  1322  1630  1707  1464  1349   Doanh thu sx- kd khác (tỷ Đồng)  485  1074  1301  1605  1337  1764   Tổng doanh thu (tỷ Đồng)  2402  3658  4254  4558  4129  4887   Nạp ngân sách (tỷ Đồng)  120  152  199  154  133  155   (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động ngành Than Việt Nam) Với những chính sách và đướng lối hoạt động đúng đắn, trong năm 1995 ngành Than đã tiêu thụ được 7592 nghìn tấn Than với doanh thu tiêu thụ thu về khoảng 1917 tỷ Đồng, tuy sản lượng Than tiêu thụ trong nước lớn gấp 2 lần lượng Than tiêu thụ trên thị trường quốc tế nhưng doanh thu tiêu thụ của 2 thị trường này lại bằng nhau, như vậy có thể thấy rằng ngành Than đang thực hiện trợ giá cho thị trường trong nước. Đây cũng có thể là một biện pháp để khuyến khích nhu cầu sử dụng Than trong nước và một phần hỗ trợ thị trường trong nước. Trong những năm tiếp theo, sản lượng Than khai thác và sản lượng kinh doanh trên thị trường của ngành Than Việt Nam tăng liên tục, trong năm 1996 sản lượng Than khai thác và doanh thu từ kinh doanh Than tăng khoảng 30% so với năm trước nên doanh thu từ thị trường trong nước và thế giới cũng tăng với tốc độ 32% so với năm 1995. Ngành Than đã rất nỗ lực để giữ vững được tốc độ tăng lên trong khai thác và kinh doanh tiêu thụ, năm 1997 ngành Than đã khai thác được 10779 nghìn tấn Than, tăng gần 42% sản lượng khai thác so với năm 1995 về Than sản phẩm, kết quả đó được đánh giá là một thành quả vượt bậc và là mong ước của ngành Than trong thời gian bấy giờ. Tuy trong khai thác Than thành phẩm tăng nhanh nhưng lại xuất hiện dấu hiệu chững lại của hoạt động kinh doanh xuất khẩu do những ảnh hưởng ban đầu của cuộc đại khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á trong năm 1997, sản lượng tiêu thụ giảm, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tăng nhẹ và đó là dấu hiệu đầu tiên cho những giảm sút của doanh thu trong những năm tiếp theo. Đánh giá trong những năm 1995-1997, ngành Than của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc nhờ biết phát huy được nội lực, công nghệ mới áp dụng và những chính sách phát triển hợp