Đề tài Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, và kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Chi nhánh Công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp - Xí nghiệp xây lắp 3

Trong những năm gần đây với việc gia nhập WTO, nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng vì thế mà cũng phát triển nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt của đất nước từng ngày, từng giờ. Xây dựng cơ bản là “cửa ngõ” đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào các ngành kinh tế góp phần phát triển xã hội, bên cạnh đó cũng góp phần tạo nên phong cách văn hoá riêng của mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thực hiện cơ chế hạch toán độc lập và tự chủ đòi hỏi các đơn vị phải trang trải được chi phí bỏ ra và có lãi. Hơn nữa, hiện nay các công trình xây lắp cơ bản đang được tổ chức theo phương pháp đấu thầu, đòi hỏi doanh nghiệp phải hạch toán một cách chính xác chi phí bỏ ra, không làm lãng phí vốn đầu tư. Mặt khác, chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm. Hạch toán chi phí sản xuất chính xác sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành giúp cho doanh nghiệp xác định được kết quả sản xuất kinh doanh và tiêu thụ thành phẩm. Từ đó kịp thời đề ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Hạch toán chính xác về lao động có ý nghĩa cơ sở, căn cứ để xác định nhu cầu và số lượng, thời gian lao động, và xác định kết quả lao động, qua đó nhà quản trị quản lý được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đảm báo tối đa tác dụng của công cụ kế toán đối với quản lý sản xuất là yêu cầu thiết thực và là vấn đề được đặc biệt quan tâm trong điều kiện hiện nay. Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh, được sự giúp đỡ của cán bộ Chi nhánh và sự hướng dẫn của Cô giáo Ma Thị Thu Thủy, em đã tìm hiểu, nghiên cứu:“Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm”, và “kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại Chi nhánh Công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp - Xí nghiệp xây lắp 3”

doc84 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, và kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Chi nhánh Công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp - Xí nghiệp xây lắp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm”, và “kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại Chi nhánh Công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp - Xí nghiệp xây lắp 3 MỞ ĐẦU 1.Lời mở đầu Trong những năm gần đây với việc gia nhập WTO, nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng vì thế mà cũng phát triển nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt của đất nước từng ngày, từng giờ. Xây dựng cơ bản là “cửa ngõ” đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào các ngành kinh tế góp phần phát triển xã hội, bên cạnh đó cũng góp phần tạo nên phong cách văn hoá riêng của mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thực hiện cơ chế hạch toán độc lập và tự chủ đòi hỏi các đơn vị phải trang trải được chi phí bỏ ra và có lãi. Hơn nữa, hiện nay các công trình xây lắp cơ bản đang được tổ chức theo phương pháp đấu thầu, đòi hỏi doanh nghiệp phải hạch toán một cách chính xác chi phí bỏ ra, không làm lãng phí vốn đầu tư. Mặt khác, chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm. Hạch toán chi phí sản xuất chính xác sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành giúp cho doanh nghiệp xác định được kết quả sản xuất kinh doanh và tiêu thụ thành phẩm. Từ đó kịp thời đề ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Hạch toán chính xác về lao động có ý nghĩa cơ sở, căn cứ để xác định nhu cầu và số lượng, thời gian lao động, và xác định kết quả lao động, qua đó nhà quản trị quản lý được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đảm báo tối đa tác dụng của công cụ kế toán đối với quản lý sản xuất là yêu cầu thiết thực và là vấn đề được đặc biệt quan tâm trong điều kiện hiện nay. Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh, được sự giúp đỡ của cán bộ Chi nhánh và sự hướng dẫn của Cô giáo Ma Thị Thu Thủy, em đã tìm hiểu, nghiên cứu:“Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm”, và “kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại Chi nhánh Công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp - Xí nghiệp xây lắp 3” 3.Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: nghiên cứu, tìm hiểu về Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Chi nhánh CIPC – Xí nghiệp xây lắp 3 - Về thời gian: Thời gian thực tập tại công ty 7 tuần từ ngày 13/2/2012 dến 1/4/2012. Số liệu nghiên cứu trong 2 năm 2010- 2011. - Về không gian: Nghiên cứu tại Chi nhánh CIPC - Xí nghiệp xây lắp 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập thông tin Điều tra, thống kê số liệu trên phòng kế toán: Nguồn số liệu trên phòng kế toán là những chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các sổ sách tổng hợp cũng như chi tiết, các báo cáo, các bảng biểu được lưu trữ của các năm trước cũng như trong thời điểm nghiên cứu 4.2 Phương pháp hạch toán kế toán - Phương pháp chứng từ kế toán: xác định và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế cụ thể, xác định sự hiện thực của các loại tài sản so với số liệu phản ánh chúng. - Phương pháp tài khoản và ghi sổ kép: phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi chép vào một hệ thống các sổ sách có liên quan sao cho đúng đắn và hợp lý dễ dàng cho việc theo dõi, kiểm tra, đối chiếu và đúng theo quy định. 4.3 Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá Trên cơ sở các thông tin đã thu thập tiến hành so sánh, phân tích nguồn thông tin đó để rút ra những kết luận đúng đắn về đối tượng nghiên cứu. 5 .Kết cấu của báo cáo thực tập Ngoài lời mở đầu được trình bày bao gồm ba chương: - Chương 1: Khái quát chung về Chi nhánh CIPC- Xí nghiệp xây lắp 3 - Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Chi nhánh CIPC - Xí nghiệp xây lắp 3 - Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Chi nhánh CIPC - Xí nghiệp xây lắp 3 Chương I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP - XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 3 1.1 Khái quát hình thành và phát triển của Chi nhánh CIPC - Xí Nghiệp Xây Lắp 3 1.1.1 Tên và địa chỉ của xí nghiệp xây lắp 3 - Chi nhánh Công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp – Xí nghiệp xây lắp 3 (gọi tắt là chi nhánh CIPC – Xí nghiệp xây lắp 3) thuộc Công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp - Trụ sở chính : Phường Phố Cò – Thị xã Sông Công – Tỉnh Thái Nguyên - Điện thoại : 02803 861 096 Fax : 0280 3862 207 - Mã tài khoản 390 100 000 000 58 - Tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thái Nguyên - Mã số thuế: 010 105 873 600 3 1.1.2 Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng từ khi hình thành cho đén nay của Xí nghiệp xây lắp 3 Tiền thân của Chi nhánh CIPC - Xí nghiệp xây lắp 3 là Ban quản lý Gò Đầm được thành lập tháng 12/ 1969. Ban quản lý Gò Đầm được thành lập với nhiệm vụ chuẩn bị cho dự án xây dựng khu công nghiệp Gò Đầm (nay là khu A, khu công nghiệp thị xã Sông Công – Thái Nguyên). Với chức năng nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho xây dựng khu công nghiệp Gò Đầm như: san lấp mặt bằng, xây dựng kho bãi, nhà ở cho cán bộ, công nhân viên… Đến tháng 3 năm 1973 Bộ cơ khí và luyện kim quyết định thành lập công trường Gò Đầm trên cơ sở nòng cốt là Ban quản lý Gò Đầm. Công trường Gò Đầm có nhiệm vụ: xây dựng các nhà máy cơ khí thuộc Bộ cơ khí luyện kim. Từ khi được thành lập (tháng 3/1973) công trường Gò Đầm đã tham gia xây dựng Nhà máy phụ tùng Ô tô số 1, Nhà máy Cơ khí Phổ Yên (1973 – 1976).Sau khi xây dựng xong Nhà máy phụ tùng Ô tô số 1, Công trường Gò Đầm được giao nhiệm vụ xây dựng Nhà máy DIESEL Sông Công (1977 – 1986). Lực lượng lao động thời kỳ cao điểm lên tới 3000 người. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thi công công trình trọng điểm của Bộ là Nhà máy DIESEL Sông Công, Công ty xây lắp cơ khí (Nay là Công ty cổ phần xây lắp và SXCN Quyết định đổi tên công trường Gò Đầm thành Xí nghiệp xây lắp 3 theo Quyết định số 25 QĐ/TCCB ngày 01 tháng 01 năm 1978. Sau khi xây dựng xong Nhà máy DIESEL Sông Công, Xí nghiệp còn tham gia xây dựng một số công trình dân dụng và công trình quốc phòng như: công trình văn phòng Tổng cục Hải quan Gia Lâm – Hà nội, nhà xưởng bảo dưỡng khí tài A34 thuộc Quân chủng phòng không không quân – Miếu Môn (Hà Tây). Hiện nay Xí nghiệp có 10đội xây lắp. Thị trường xây lắp của Xí nghiệp được mở rộng ở khắp các tỉnh từ Hà Tĩnh ra Hà Nội, từ Sơn La , Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang về Thái Nguyên. Nhiều công trình Xí nghiệp thi công được cấp bằng chứng nhận “Huy chương vàng chất lượng cao, công trình sản phẩm xây dựng Việt Nam” như trụ sở làm việc UBND tỉnh Hà Tĩnh được cấp năm 1999, Trung tâm thương mại Tây Sơn tỉnh Hà Tĩnh được cấp năm 2002. Từ ngày 31 tháng 3 năm 2006 Xí nghiệp chuyển đổi doanh nghiệp sang Công ty cổ phần nay là Chi nhánh CIPC - Xí nghiệp xây lắp 3, là đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc Công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp, được thành lập theo Quyết định số 250 QĐ/TCSĐT ngày 20 tháng 05 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng. Xí nghiệp chính thức chuyển thành Chi nhánh Công ty cổ phần Xây lắp và Sản xuất Công nghiệp - Xí nghiệp xây lắp 3 theo Quyết định số 07/QĐ - TCLĐ ngày 13/04/2006 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1713000125 ngày 27/04/2006 do Sở kế hoạnh và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp. Trải qua 40 năm thành lập và xây dựng đơn vị, Xí nghiệp xây lắp 3 cũng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhất là thời kỳ từ sản xuất theo kế hoạch hoá, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có những thời kỳ tưởng chừng Xí nghiệp sẽ bị giải thể hoặc phải sáp nhập. Song với sự lãnh đạo của Đảng ủy giám đốc công ty, Đảng ủy và giám đốc Xí nghiệp, cùng với sự nỗ lực phấn đấu đoàn kết của cán bộ công nhân viên Xí nghiệp đã xây dựng đơn vị tồn tại và phát triển. Đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp xây lắp 3 1.2.1. Chức năng Xí nghiệp xây lắp 3 là một đơn vị sản xuất kinh doanh xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng, công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình văn hóa thể thao, khu công nghiệp, khu dân cư, công trình giao thông đường bộ, cầu cảng, thuỷ lợi... Xây lắp đường dây và trạm biến áp, công trình nguồn điện. 1.2.2. Nhiệm vụ - Quản lý và sử dụng vốn đúng mục đích, bảo toàn và tăng cường vốn tự có, quản lý và sử dụng vốn theo đúng chế độ hiện hành, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. - Liên tục cải tiến trang thiết bị, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc tổ chức hoạt động kinh doanh, thường xuyên nâng cấp chất lượng máy móc thiết bị phục vụ thi công đáp ứng nhu cầu thị trường. - Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách chế độ pháp luật của Nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động. - Thực hiện sản xuất, thi công các công trình đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. 1.3 Công nghệ sản xuất chủ yếu của Xí nghiệp xây lắp 1.3.1 Ngành nghề kinh doanh Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1713000125 ngày 27/04/2006 do Sở kế hoạnh và đầu tư tỉnh Thái nguyên cấp thì nghành nghề kinh doanh của Xí nghiệp là: - Xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng đến nhóm A, công trình kỹ thuật hạ tầng, khu công nghiệp, khu dân cư, công trình giao thông đường bộ, cầu cảng, thuỷ lợi. - Xây lắp đường dây và trạm biến áp, công trình nguồn điện. - Lắp đặt thiết bị công nghệ, điện nước, đo lường phòng chống cháy. - Sản xuất kết cấu thép, nhà tiền chế, thiết bị phi tiêu chuẩn, tấm lợp kim loại và phụ kiện, sản xuất các loại vật liệu xây dựng, các sản phẩm bê tông. 1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất Trong xây lắp, để hoàn thành một công trình xây dựng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hoàn thành công trình bàn giao và đưa vào sử dụng đúng tiến độ thì phải thực hiện theo trình tự sau: Có thể khái quát một trong những quy trình xây lắp các công trình, hạng mục công trình của Xí nghiệp như sau: San lấp mặt bằng Đào móng Đổ bê tông lót móng Xây móng, đổ bê tông giằng, móng Đổ bê tông cột khung Xây tường bao che. Đổ bê tông dầm sàn Lên tầng (nếu có) Hiệu chỉnh kiểm tra kĩ thuật Nghiệm thu bàn giao Sơ đồ 1.1: Qui trình xây lắp công trình, hạng mục công trình của Xí nghiệp xây lắp 3. (Nguồn: Phòng kỹ thuật an toàn) 1.4. Cơ cấu bộ máy quản lý của Xí nghiệp xây lắp 3 1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Xí nghiệp xây lắp 3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp là tổng hợp các bộ phận được chuyên môn hóa sản xuất với trách nhiệm và quyền hạn nhất định có mối liên hệ mật thiết với nhau nhằm thực hiện các chức năng quản lý. Xí nghiệp Xây Lắp 3 là đơn vị có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kế toán phụ thuộc. Công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp là cấp trên trực tiếp của Xí nghiệp. Hiện nay Xí nghiệp có một bộ máy lãnh đạo hoàn chỉnh với trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp có kinh nghiệm quản lý tốt cùng với ban giám đốc và toàn bộ công nhân viên trong Xí nghiệp trong những năm qua đã nỗ lực làm việc hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Bộ máy quản lý của Xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy quản lý của Xí nghiệp : Mối quan hệ hành chính : Mối quan hệ hệ thống chất lượng Ghi chú: Giám Đốc Phó Giám Đốc Kỹ Thuật Phòng Kỹ Thuật An Toàn Phòng Kế hoạch Vật Tư Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng Tổ Chức Hành Chính Đội Xây Lắp Số 1& 2 Phó Giám Đốc Tài Chính Xưởng bê tông, xưởng cơ khí Đội Xây Lắp Số 3& 4 Đội Xây Lắp Số 5& 6 Đội Xây Lắp Số 7& 8 Đội Xây Lắp Số 9&10 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý * Ban giám đốc: Đứng đầu là Giám đốc kiêm bí thư Đảng ủy chịu trách nhiệm toàn bộ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Tham mưu cho Giám đốc là hai phó Giám đốc, trong đó một là phó Giám đốc kỹ thuật phụ trách về mặt kỹ thuật và quản lý phòng kỹ thuật an toàn, phòng kế hoạch vật tư; một phó Giám đốc tài chính phụ trách tình hình tài chính và quản lý phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính. Quan hệ giữa Giám đốc với phó Giám đốc và các phòng ban là quan hệ chỉ đạo, đồng thời các phòng ban phải có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về các phương án hoạt động Ban Giám đốc có chức năng và nhiệm vụ: - Thảo luận, đưa ra các quyết định phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh từng tháng, từng quý, cả năm của xí nghiệp; đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. - Tổ chức quản lý thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, hợp đồng kinh tế, đấu thầu thông qua việc chỉ đạo bộ máy điều hành của Xí nghiệp, phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để đề ra những quyết định, chính sách kịp thời, phù hợp với điều kiện kinh tế hiện thời. * Phòng tổ chức - hành chính - y tế bảo vệ • Bộ phận tổ chức lao động - Tham mưu cho Giám đốc xí nghiệp, đề xuất các phương án tổ chức như thành lập, sáp nhập, giải thể các bộ phận chức năng và đội sản xuất cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Hỗ trợ Giám đốc xác lập các hợp đồng đối với người lao động. - Lập kế hoạch lao động, quản lý, tổ chức phân công hợp tác và sử dụng lao động theo nhu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. - Tính toán đơn giá tiền lương của từng loại công việc, giám sát việc chi trả tiền lương cho người lao động, dự toán quỹ lương trong năm kế hoạch. Thực hiện chế độ nâng lương, nâng bậc cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp theo quy định của Nhà nước. - Thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN và các chế độ chính sách, quyền lợi của người lao động trong xí nghiệp. - Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, quy hoạch đội ngũ cán bộ kế cận - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo chuyên môn ngành dọc đúng thời hạn. • Bộ phận bảo vệ: Là bộ phận thực hiện nhiệm vụ giữ gìn tài sản, bảo vệ an ninh chính trị - Lập phương án phòng chống cháy nổ, mua sắm dụng cụ phòng chống cháy nổ, tổ chức bộ phận phòng chống cháy nổ, thiên tai. - Tổ chức tuần tra canh gác 24/24h để bảo vệ an toàn cho Xí nghiệp, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực xảy ra trong đơn vị như: cờ bạc ma túy, gây rối trật tự trong đơn vị… • Bộ phận y tế - hành chính - Tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện, công tác vệ sinh môi trường vệ sinh công nghiệp, khu vực sản xuất và khu vực cơ quan. - Có kế hoạch chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên Xí nghiệp. Sơ cấp cứu kịp thời các trường hợp tai nạn và khám, điều trị ban đầu cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. - Lập kế hoạch phòng chống các loại dịch bệnh hàng năm. Tổ chức khám định kỳ cho cán bộ công nhân viên, chữa trị cho các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp - Tuyên truyền vận động cán bộ công nhân viên thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình. - Làm tốt công tác chỉ đạo bộ phận nhà ăn đảm bảo chế độ ăn ca cho cán bộ công nhân viên Xí nghiệp. * Phòng kế hoạch vật tư -Là bộ phận tham mưu giúp lãnh đạo Xí nghiệp trong tổ chức sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong năm kế hoạch, kiểm tra, giám sát và tống kết đánh giá thực hiện năm kế hoạch. - Lập phương án, tổ chức sản xuất kinh doanh, giao nhiệm vụ kế hoạch sản xuất cho các đơn vị trong Xí nghiệp theo kế hoạch đã lập. - Theo dõi, chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị, hàng tháng nghiệm thu quyết toán và tổng hợp đánh giá kết quả SXKD của Xí nghiệp. - Lập kế hoạch cung cấp vật tư, mua sắm nguyên vật liệu tổ chức cấp phát quyết toán với các xưởng, đội. - Tìm kiếm thị trường xây lắp và thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất công nghiệp. - Đối với các công trình xây lắp tổ chức lập hồ sơ đấu thầu, tham gia đấu thầu, nghiệm thu thanh toán khối lượng theo giai đoạn và quyết toán công trình. - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, theo chuyên môn ngành dọc đúng thời hạn. - Giúp giám đốc Xí nghiệp xác lập các hợp đồng kinh tế trong quá trình SXKD của Xí nghiệp. * Phòng kế toán tài chính, thống kê kế toán - Lập kế hoạch tài chính trong năm, đáp ứng các nguồn vốn cho kế hoạch sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn các bộ môn chức năng thực hiện chế độ thống kê, kế toán theo chế độ chính sách của Nhà nước. Cấp phát theo dõi, quản lý nguồn vốn cấp cho các đơn vị sản xuất trong Xí nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. - Thực hiện đúng chế độ các nguồn quỹ hiện có của Xí nghiệp. Thực hiện nghiêm túc các khoản chế độ nghĩa vụ với cấp trên và các khoản nộp ngân sách Nhà nước. Thực hiện chế độ hạch toán kế toán theo đúng chế độ Nhà nước quy định - Chỉ đạo, hướng dẫn tổ thống kê, kế toán đội về phần nghiệp vụ, kế toán đội theo đúng quy định quản lý tài chính Nhà nước. - Có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của Xí nghiệp hàng tháng, hàng quý và cả năm, lập các báo cáo gửi về công ty theo quy định. Và chịu trách nhiệm về công tác kế toán của Xí nghiệp, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Giúp lãnh đạo nắm bắt được những thông tin một cách nhanh chóng về tình hình hoạt động của Xí nghiệp cũng như các cơ hội kinh tế để lãnh đạo Xí nghiệp có những quyết sách phù hợp, kịp thời. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo chuyên môn ngành dọc đúng kỳ hạn. * Phòng kỹ thuật cơ điện - an toàn lao động - Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng tùng loại sản phẩm. Theo dõi giám sát chỉ đạo các đơn vị thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định. - Lập biện pháp thi công cho các công trình xây dựng, giám sát, chỉ đạo các đơn vị thực hiện. Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị an toàn lao động, theo dõi cấp phát trang bị bảo hộ lao động cho người lao động. Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, theo dõi quản lý thiết bị thi công: ô tô vận tải, các máy móc thiết bị của các dây chuyển sản xuất. - Tổ chức học an toàn lao động cho người lao động trước khi vào làm việc, định kỳ hàng năm hoặc khi thay đổi thiết bị công nghệ, điều kiện nơi làm việc. - Lập giáo trình, giáo án các nghề, bậc thợ để bồi dưỡng cho công nhân, hàng năm tổ chức thi nâng bậc cho công nhân kỹ thuật. Lập bản vẽ thi công các công trình xây lắp, cùng với phòng kế hoạch lập hồ sơ đấu thầu các công trình - Quản lý hệ thống mạng điện, thiết bị điện của xí nghiệp đảm bảo chế độ sử dụng đúng quy định an toàn về sử dụng điện. * Bộ phận văn phòng: Thay mặt Đảng ủy, Ban giám đốc Xí nghiệp phối hợp các phòng chức năng chỉ đạo các xưởng đội. 1.5. Khái quát về công tác kế toán của Chi nhánh Xây lắp 1.5.1. Cơ cấu bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Xí nghiệp gồm có 11 người được tổ chức theo sơ đồ sau: Kế toán Đội XL số 1 Kế toán Đội XL số 2 Kế toán Đội XL số 3 Kế toán Đội XL số 5 Kế toán Đội XL số 6 Kế toán Đội XL số 8 Kế toán Đội XL số 9 Kế toán Đội XL số 7 Kế toán Đội XL số10 Kế toán Đội XL số 4 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán của chi nhánh CIPC – Xí nghiệp xây lắp 3 Trưởng phòng ( Kế toán trưởng ) Kế toán thanh toán, kế toán ngân hàng Kế toán giá thành, công nợ, KT tổng hợp Thủ quỹ, Kế toán tiền lương Thống kê ,kế toán đội xây lắp số 1 & 2 Thống kê ,kế toán đội xây lắp số 3 & 4 Thống kê ,kế toán đội xây lắp số 5 & 6 Thống kê ,kế toán đội xây lắp số 7 & 8 Thống kê ,kế toán đội xây lắp số 9 &10 Thống kê ,kế toán xưởng bê tông - cơ khí (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) * Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán - Ghi chép, tập hợp, phản ánh các số liệu và tính toán tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp. - Lập và nộp đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định. - Xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra các giải pháp tối ưu hóa trong hoạt động tài chính. *Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán tại xí nghiệp - Kế toán trưởng (Trưởng phòng tài vụ): Trưởng phòng có trách nhiệm tham mưu giúp Giám đốc chi nhánh về việc quản lý tài chính, có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát toan bộ các khoản t
Luận văn liên quan