Đề tài Kết cấu chương trình phát thanh ở Đài Sóc Sơn

Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá nhân loại, xã hội ngày một đổi mới và phát triển, nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dân ngày một nâng cao. Báo chí ra đời đã đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Chính vì thế, báo chí là một hiện tượng xã hội. Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Mặc dù ngành báo chí ra đời chưa được 5 thế kỷ nhưng đã phát huy hết vai trò, sức mạnh của mình. Trong suốt quá trình phát triển kinh tế – xã hội góp phần nâng cao dân trí, giáo dục nhận thức con người. Ở nước ta, báo chí là công cụ chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể. Trong lý luận hoạt động thực tiễn, Đảng và nhà nước ta đánh giá cao vai trò và sức mạnh của báo chí. Đảng xác định “Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, vừa là diễn đàn của nhân dân”. Trong đấu tranh cũng như trong hoà bình, Đảng luôn tin tưởng và coi trọng tiếng nói báo chí. Những thông tin mà báo chí mang lại trên sóng phát thanh hay các phương tiện thông tin đại chúng là kênh thông tin hữu hiệu trong việc tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, góp phần đưa đất nước tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

doc40 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2762 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kết cấu chương trình phát thanh ở Đài Sóc Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá nhân loại, xã hội ngày một đổi mới và phát triển, nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dân ngày một nâng cao. Báo chí ra đời đã đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Chính vì thế, báo chí là một hiện tượng xã hội. Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Mặc dù ngành báo chí ra đời chưa được 5 thế kỷ nhưng đã phát huy hết vai trò, sức mạnh của mình. Trong suốt quá trình phát triển kinh tế – xã hội góp phần nâng cao dân trí, giáo dục nhận thức con người. Ở nước ta, báo chí là công cụ chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể. Trong lý luận hoạt động thực tiễn, Đảng và nhà nước ta đánh giá cao vai trò và sức mạnh của báo chí. Đảng xác định “Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, vừa là diễn đàn của nhân dân”. Trong đấu tranh cũng như trong hoà bình, Đảng luôn tin tưởng và coi trọng tiếng nói báo chí. Những thông tin mà báo chí mang lại trên sóng phát thanh hay các phương tiện thông tin đại chúng là kênh thông tin hữu hiệu trong việc tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, góp phần đưa đất nước tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Lý do chọn đề tài: Một chương trình có kết cấu chặt chẽ giữa các phần, mục sẽ tạo ra được tính hấp dẫn lôi cuốn người nghe. Trong chương trình phát thanh muốn tạo được sự cuốn hút khán giả thì phải có sự sắp xếp hợp lý giữa các tin, bài, chuyên mục, kết hợp giữa lời nói, tiếng động và âm nhạc. Xuất phát từ tầm quan trọng trên cùng với những kiến thức đã học. Tôi đã chọn đề tài “ Kết cấu chương trình phát thanh ở Đài Sóc Sơn” để nghiên cứu và làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp cho mình. Lịch sử nghiên cứu đề tài: Đề tài “ Kết cấu chương trình phát thanh” là một trong những đề tài đã được nhà trường triển khai cho những khoá trước làm luận văn tốt nghiệp ( khoá 2, khoá 3 ) và đã phần nào mang lại hiệu quả. Tuy nhiên do số lượng sinh viên thực tập ở nhiều đài khác nhau. Cơ chế, kết cấu tổ chức ở mỗi đài lại khác nhau. Cùng với thời gian nghiên cứu còn hạn chế và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện vật chất còn thiếu nên mức độ nghiên cứu còn chưa sâu. Mục đích, phạm vi nghiên cứu: Mục đích: Nghiên cứu kết cấu chương trình phát thanh ở Đài phát thanh Sóc Sơn. Để từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng chương trình phát thanh ở Đài phát thanh Sóc Sơn. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chương trình phát thanh ở Đài phát thanh Sóc Sơn trong thời gian từ ngày 22 tháng 02 năm 2010 đến ngày 10 tháng 04 năm 2010. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp chủ yếu sử dụng để làm tiểu luận gồm: phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích đối chiếu, nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân loại…. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp kiểm chứng, khảo sát hiệu quả của chương trình phát thanh ở đài địa phương. Kết cấu tiểu luận gồm có: E MỞ ĐẦU E NỘI DUNG Chương I: Lý luận chung về kết cấu chương trình phát thanh. Chương II: Thực trạng kết cấu chương trình phát thanh tại Đài phát thanh huyện Sóc Sơn. Chương III: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình phát thanh ở Đài phát thanh sóc sơn. E KẾT LUẬN NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH KHÁI QUÁT VỀ BÁO PHÁT THANH Khái niệm báo phát thanh Báo phát thanh là một kênh truyền thông, một loại hình báo chí mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng thế giới quan âm thanh phong phú, sinh động ( lời nói, tiếng động, âm nhạc ) để truyền tải thông điệp nhờ sử dụng sóng điện từ và hệ thống truyền thanh tác động vào thính giác công chúng. E Ưu thế: Ø Đối tượng tác động rộng rãi nhất, người nghe không cần biết chữ miễn là có khả năng nghe và hiểu được ngôn ngữ, lời nói được truyền tải trên sóng phát thanh. Ø Thông điệp trên sóng phát thanh có thể len lỏi vào mọi tầng lớp nhân dân ở khắp mọi nơi, đặc biệt với những dân tộc ít người chỉ có tiếng nói mà chưa có văn tự. Do đó, báo phát thanh có thể cứu sống, nuôi dưỡng hàng ngàn ngôn ngữ không có ký tự trên thế giới có nguy cơ diệt vong. Ø Do truyền tải thông tin nhờ sóng điện từ cho nên báo phát thanh có tính tức thì và tính toả khắp. Tức là ngay lập tức thông điệp có thể tác động đến hàng ngàn người trên khắp hành tinh, vượt qua mọi biên giới quốc gia, lãnh thổ…. Đó là ưu thế của báo phát thanh. Ø Cơ chế tác động linh hoạt, khả năng tiếp nhận mọi nơi mọi lúc, tiện lợi cho người nghe, đặc biệt với nhóm công chúng phụ nữ và các nước nghèo, vùng sâu, vùng xa. Báo phát thanh không chỉ phát nhanh chóng, tức thì, toả khắp mà còn thuận lợi cho mọi đối tượng. Ø Báo phát thanh có giá thành rẻ. Điều này đặc biệt có lợi cho các nước nghèo. Ø Là kênh truyền thông sinh động, hấp dẫn cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền nhờ việc sử dụng thế giới âm thanh. Báo phát thanh có thể tạo dựng lên bức tranh sinh động về cuộc sống hôm nay, cả về diện mạo và chiều sâu trong ký ức con người. Kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của người nghe. Sự hình thành và phát triển của báo phát thanh Trên thế giới Công nghiệp hoá trong thế kỷ XIX thúc đẩy các ngành kỹ thuật phát triển đã tạo cơ sở vật chất cho sự đổi mới kỹ thuật truyền thông đại chúng. Đầu thế kỷ XX, truyền thông phát triển nhờ kỹ thuật không ngừng được nâng cao. Nguồn gốc sâu xa của radio là ý tưởng ban đầu của Ambroes Fleming – cố vấn khoa học của nhà bác học Halia Maicoli, là truyền tin không dây. Những phát minh về “ Đioe ”, “ Triode ” đã đặt những viên gạch đầu tiên cho sự ra đời của radio. Năm 1895, nhà bác học A.F.Harlow gọi triode là “gã khổng lồ bé nhất ”. Năm 1895 nhà bác học người Nga Alexandre Spopop đã phát minh ra Ăngten vô tuyến điện và ngày 7/5 Ông giới thiệu máy thu sóng điện tử đầu tiên tại hội nghị vật lý và hoá học tại Sanint Peterbong. Cùng thời gian này, nhà bác học người Italia G. Marconi thí nghiệm thành công việc truyền tín hiệu vô tuyến điện trên khoảng cách 400m, rồi 2000m. Ngay khi mới ra đời, Radio đã đứng trước chân trời mở rộng của sự phát triển. Đài phát thanh quốc tế đầu tiên, phát ngày một bản tin tức được truyền đi từ Đức vào năm 1915 cho thấy nhiều hứa hẹn, tương lai cho sự phát triển của loại hình truyền thông Radio. Sự hoàn thiện các công cụ truyền thông đã đẩy nhanh đến mức ghê gớm sự phổ biến mọi ý tưởng mới. Năm 1917 người Bôn sê vích sử dụng Radio để tác động đến thái độ của người Đức trong cuộc đàm phán hiệp ước Bút – Litovsk. Radio là sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, kỹ sư chế tạo, nhà sản xuất công nghiệp, đã tạo ra sự bùng nổ về kỹ thuật truyền thông. Thao diễn đầu tiên về truyền tin Radio diễn ra tại Ôtrâylia năm 1920. Ở Việt Nam Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, ở Việt Nam chưa có Đài phát thanh với tính chất là cơ quan truyền thông đại chúng của một quốc gia có chủ quyền. Mà chỉ có Đài phát thanh tư nhân với công suất nhỏ để quảng cáo thương mại hoặc đài của thực dân pháp phục vụ chính sách cai trị. Cách mạng tháng 8 thành công trong cả nước. Hồ Chủ Tịch từ Tân Trào về Hà Nội, Người chị thị cho Bộ nội vụ, Bộ tuyên truyền phải sử dụng các phương tiện truyền thông, đặc biệt là cần xây dựng ngay một Đài phát thanh Quốc Gia để phục vụ nhân dân thế giới hiểu biết và ủng hộ nước Việt Nam độc lâp. Trước tình hình đó. Sáng ngày 22/8/1945, đồng chí Xuân Thuỷ thay mặt Uỷ ban cách mạng lâm thời Bắc Bộ triệu tập các đồng chí Trần Kim Xuyến, Chu Văn Tích, Trần Lâm đến số 4 phố Đinh Lễ để truyền đạt ý kiến của Hồ Chủ Tịch về việc lập bộ máy của Sở Tuyên truyền Bắc Bộ và lập Đài phát thanh. Đến ngày 5/9/1945, tại toà soạn số 4 Đinh Lễ có một cuộc họp gồm hơn 10 người do đồng chí Trần Lâm chủ trì để bàn và quyết định 3 vấn đề: Ø Một là, lấy ngày 7/9 làm ngày khánh thành Đài. Ø Hai là, đặt tên cho Đài là “ Đài Tiếng Nói Việt Nam ”. Ø Ba là, chọn bản nhạc “ Diệt Phát Xít ”, của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi làm nhạc hiệu chính thức của Đài Tiếng nói Việt Nam. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 7/9/1945, Đài Tiếng nói Việt Nam cất tiếng hùng dũng chào đời và nội dung buổi phát thanh đầu tiên bằng tiếng việt bắt đầu bằng câu: “Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”, do chị Dương Thị Ngân xướng lên rồi anh Nguyễn Văn Nhất xướng lại một lần nữa. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH Khái niệm chương trình phát thanh Chương trình phát thanh là sự liên kết, sắp xếp hợp lý tin bài, băng tư liệu, âm nhạc trong thời lượng nhất định được mở đầu bằng nhạc hiệu, kết thúc với lời chào tạm biệt nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo phát thanh. Đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất với người nghe. Đặc điểm của chương trình phát thanh Dù bất kỳ một chương trình phát thanh hay truyền hình của Đài Trung ương hay Đài địa phương nào, ngoài những đặc điểm chung của loại hình báo phát thanh hay truyền hình, thì chúng cũng mang những đặc điểm riêng nhất định giúp khán, thính giả phân biệt được chương trình này với chương trình khác. Nắm bắt giờ phát sóng các chương trình mà mình yêu thích và chủ động trong việc đón nghe chương trình. Yếu tố đầu tiên và dễ dàng nhất để phân biệt chương trình phát thanh này với chương trình phát thanh khác của Đài. Chính là nhờ sự phân biệt nhạc hiệu của chương trình này với nhạc hiệu của chương trình khác. Tất cả các chương trình phát thanh đều có sự bắt đầu bằng nhạc hiệu. Đó có thể là những bản nhạc không lời, có tiết tấu nhanh, sôi nổi cũng có khi nhạc hiệu được sử dụng là những đoạn nhạc nhẹ nhàng êm ái. Thông thường, người nghe nhận diện chương trình phát thanh ngay từ phút đầu tiên thông qua nhạc hiệu, nhạc chương trình. Ngay những phút đầu tiên khi chương trình mới bắt đầu, chỉ cần nghe những khúc nhạc hiệu dạo đầu nhạc chương trình, người nghe đài sẽ phân biệt được chương trình này với chương trình khác, Đài này với Đài khác, tạo nên thói quen tiếp nhận thông tin cho công chúng. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, trên thế giới có hàng ngàn đài phát thanh với hàng vạn chương trình, nhạc hiệu càng trở nên cần thiết. Nó được sử dụng như một thông báo chính thức và nhạc hiệu được lựa chọn phù hợp với nội dung mỗi chương trình, dễ nghe dễ nhớ, gây ấn tượng mạnh và ngắn để tạo nên tâm lý thoải mái tích cực trong quá trình nghe, cảm nhận thông tin của công chúng. Ø Lời xướng Lời xướng được dùng như một tên gọi ngắn gọn cho tên gọi của một chương tình phát thanh. Mỗi Đài phát thanh có cách lựa chọn lời xướng riêng, trong đó lời xướng có bao gồm các yếu tố như: Tên chương trình, địa chỉ đài, tần số phát sóng… Cấu trúc của chương trình phát thanh: Mỗi chương trình phát thanh đều ổn định về cấu trúc. Với chương trình thời sự thường có 3 phần: Trang tin, bài, tiết mục được phân chia bằng những đoạn nhạc cắt. Với chương trình có thời lượng lớn, số tiết mục có thể tăng vì vậy số lượng nhạc cắt cũng tăng lên. Thời lượng của chương trình phát thanh ổn định và có thời hạn, vì vậy, khi phản ánh những vấn đề lớn các chương trình phát thanh thường lựa chọn hình thức bài viết nhiều phần để dùng cho chương trình kế tiếp nhau. Như vậy, kết thúc buổi phát thanh cách chào và hen gặp lại tạo sự gắn kết thính giả với chương trình và duy chì sự chú ý của người nghe với vấn đề mà họ quan tâm. Ø Lời nói – phương tiện cơ bản của báo phát thanh Lời nói là ký hiệu ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp sinh động nhất, là ký hiệu “đặc biệt người” bởi vì nó không chỉ có tính chất thông tin, mà còn bộc lộ những sắc thái nhất định nào đó. Lới nói chiếm một tỉ lệ lớn trong âm thanh tổng hợp. Đây là dạng ký hiệu đặc trưng nhất tạo sự khác biệt cơ bản giữa báo phát thanh với các loại hình báo chí khác. Lời nói trong báo phát thanh có thể được thực hiện bởi nhiều đối tượng khác nhau như: Lời nói của phát thanh viên ( là những người chứng kiến, lựa chọn và thẩm định sự kiện ). Lời nói của các nhân chứng ( ý kiến phát biểu của những người có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới những vấn đề, sự kiện mà tác giả đề cập ). Phân chia phương thức biểu hiện của lời nói trong báo phát thanh ra hai dạng: Độc thoại ( được hiểu là cách nói một chiều do một hay nhiều người thực hiện ). Đối thoại ( được hiểu với nghĩa là có sự đối đáp tương tác giữa hai người trở lên ). Tiếng động là những âm thanh của cuộc sống được thu giữ và phát trong các chương trình phát thanh. Chia tiếng động phát thanh ra làm hai biểu hiện: Tiếng động tự nhiên ( như tiếng xe cộ, người qua lai, công trường…) thường thu kèm ý kiến phát biểu của các nhân chứng hoặc lời dẫn của phóng viên, biên tập viên thực hiện tại hiện trường. Tiếng động nhân tạo ( là tiếng động do con người tạo ra bằng cách mô phỏng tiếng động tự nhiên ). Dù thuộc dạng nào thì tiếng động trong phát thanh cũng phải tạo nên hơi thở và nhịp điệu cuộc sống. Tiếng động còn có giá trị thông tin trực tiếp, làm tăng thêm tính hiện thực, xác thực để qua đó người nghe có thể xác định không gian và hình dung ra bối cảnh của vấn đề, sự kiện. Khai thác và sử dụng tiếng động là một nghệ thuật của người làm báo phát thanh. Ø Âm nhạc Báo phát thanh là loại hình mà người nghe chỉ có một con đường tiếp nhận thông tin qua thính giác. Bên cạnh đó thông tin được bố trí dày đặc, liên tiếp với nhau nên dễ tạo ra sự ức chế trong quá trình tiếp nhận thông tin. Vì vậy thính giả cần phải được giải trí một cách hợp lý để tạo thoải mái và hiệu quả khi nghe. Điều đó cho thấy các chương trình phát thanh, âm nhạc có một vai trò đặc biệt quan trọng. Nó giúp người nghe làm dịu bớt căng thẳng, tạo sự hưng phấn và sự thư giãn để tiếp nhận thông tin đạt hiệu quả lớn. Âm nhạc trong phát thanh được sử dụng dưới dạng sau: Nhạc hiệu: xuất hiện đầu chương trình tạo ấn tượng cho người nghe. Nhạc xen, nhạc cắt: thực hiện chức năng phân cách chương trình thành các phần độc lập với chức năng giống như những đường Philê trên mặt báo in nó còn có ý nghĩa tạo nên sự nghỉ ngơi tích cực với người nghe. Nhạc nền: là những bản nhạc không lời có chủ đề liên quan đến vấn đề nội dung tác phẩm. Nhạc nền có tác dụng hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng của bài viết. E Nói tóm lại: lời nói, tiếng động, âm nhạc là ba mầu cơ bản của những bức tranh âm thanh và phát thanh tạo ra. Nhằm khơi thức, tạo ra bản năng liên tưởng cho thính giả. Các dạng chương trình phát thanh cơ bản Trong thực tế đang tồn tại nhiều cách phân dạng các chương trình phát thanh. Nếu lấy tiêu chí là lĩnh vực phản ánh sẽ có: ( Chương trình kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng…). Theo tiêu chí lứa tuổi sẽ có: ( Chương trình thiếu nhi, thanh niên, câu lạc bộ người cao tuổi…). Phân chia theo giới có: ( Chương trình thanh niên, phụ nữ ). Theo nhu cầu thính giả thì lại có: ( Câu lạc bộ bạn yêu âm nhạc, câu lạc bộ bạn yêu sân khấu ). Nếu phân chia theo tính chất của thông tin và năng lực phản ánh sẽ có chương trình thời sự, chương trình chuyên đề. Việc phân chia chỉ mang tính chất tương đối vì mục đích của tất cả những người làm phát thanh đều cố gắng mang đến cho công chúng những chương trình bổ ích, hấp dẫn. Chương trình thời sự tổng hợp hàng ngày Với khả năng cung cấp thông tin nhanh, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, chương trình đem đến cho thính giả một lượng thông tin tổng hợp, bao quát giúp thính giả có cái nhìn khái quát về bức tranh toàn diện, toàn cảnh của đời sống xã hội với những điểm nóng hoặc biến cố nổi trội. Kết cấu chương trình thường bao gồm: - Phần tin thời sự ( tin trong nước + tin thế giới ). - Phóng sự từ hiện trường hoặc phóng sự từ hậu kỳ. - Phỏng vấn trực tiếp tại phòng thu hoặc ghi âm. - Những thông tin về thời tiết, dân số, tình hình giao thông, giá cả thị trường, giờ tầu xe chạy…. Chương trình thời sự đặc biệt Khi có sự kiện đặc biệt quan trọng như khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc, khai mạc kỳ họp Quốc hội, mít tinh kỷ niệm Quốc Khánh… các Đài phát thanh quyết định mở chương trình thời sự đặc biệt. Dạng chương trình này có thời điểm và thời lượng phát sóng đồng thời với quá trình diễn ra sự kiện đó. Cấu trúc chương trình có các phần sau: - Thông tin tư liệu (Có tác dụng dạo sóng, cung cấp những tư liệu bối cảnh, tư liệu cần thiết giúp thính giả hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn về sự kiện sắp diễn ra). - Bình luận – khẳng định tầm cỡ, ý nghĩa của sự kiện. - Tường thuật trực tiếp đầy đủ sự kịên. Đây là phần nội dung cơ bản của chương trình, quyết định sức hấp dẫn của chương trình với người nghe. - Phỏng vấn nhân chứng hoặc người trực tiếp tham gia sự kiện, giúp người nghe nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng cũng như thái độ, quan điểm, tình cảm của những người có liên quan. Một số ca khúc minh hoạ làm tăng tính phong phú, hấp dẫn của chương trình. Chương trình chuyên đề Chương trình phát thanh chuyên đề thực hiện chức năng thông tin đầy đủ, sâu sắc, có trọng tâm, trọng điểm. III. GIỚI THIỆU KẾT CẤU MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH Khung chương trình thời sự tổng hợp thường có kết cấu như sau: Trong quá trình biên tập phần tin, biên tập viên cần chú ý các yêu cầu sau: Tin phải mới, nóng hổi, cố gắng đưa tin khi sự kiện đang hoặc vừa xảy ra. Sắp xếp các tin trong bản tin phải rõ ràng, mạch lạc. Có thể theo thứ tự tầm quan trọng, hoặc nhóm tin theo chủ đề, theo vùng địa lý. Tránh nhảy cóc từ chủ đề này sang chủ đề khác làm cho thính giả khó theo dõi dòng tin tức. Giữa các trang tin có lời dẫn hoặc chuyển tiếp phù hợp, sử dụng nhạc cắt để phân cách các trang tin, tạo sự nghỉ ngơi tích cực cho thính giả. Với chương trình thời sự phát trực tiếp, biên tập viên cần nhạy cảm, biên tập nhanh, xác định thời lượng chính xác để bổ sung, thay thế hoặc loại bỏ tin… Bảo đảm sự ưu tiên, phong phú toàn diện. Với các bài viết như phóng sự, điều tra, bài thông tấn… cần viết lời giới thiệu làm nổi bật chủ đề, ý nghĩa thực tiễn của bài viết, tạo sự chú ý ngay từ đầu với thính giả. Phần tiết mục được biên tập ngắn gọn, có khả năng góp phần làm nổi bật chủ đề của chương trình phát thanh. Thông tin dự báo thời tiết được đưa ngắn gọn, rõ ràng, giúp thính giả nắm bắt và điều chỉnh các hoạt động lao động sản xuất phù hợp. Sau khi chuẩn bị các phần nội dung cho chương trình phát thanh, biên tập viên nêu lên vỏ chương trình để chính thức hoá về mặt văn bản và xin lệnh duyệt, phát. Khung chương trình phát thanh chuyên đề thường có kết cấu như sau: Thời lượng dành cho dạng chương trình này có thể 30 phút (với Đài Quốc gia ) 15 phút (với Đài địa phương). Đặc điểm của chương trình chuyên đề là mỗi chương trình có một chủ đề riêng. YÊU CẦU ĐỂ CÓ MỘT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH HIỆU QUẢ Hàng ngày, các Đài phát thanh phát sóng hàng trăm chương trình khác nhau. Khối lượng thông tin khổng lồ này được chuyển đến hàng triệu người trên khắp hành tinh. Nguồn cung cấp thông tin cho Đài cũng phong phú đa dạng. Công việc của các biên tập là chọn lọc, cắt gọt, tổ chức sắp xếp hợp lý tin, bài trong những chương trình cụ thể cho phù hợp với thời lượng và chủ đề cần đạt tới. Biên tập chương trình phát thanh là một khâu quan trọng trong quy trình sản xuất chương trình phát thanh. Nhu cầu của thính giả, sự ưu tiên cho những vấn đề được nhiều người quan tâm, cung cấp thông tin, đồng thời nâng cao nhận thức chỉ đạo hành động… là những yêu cầu quan trọng mà mỗi chương trình phát thanh cần đạt tới và nó quyết định sức hấp dẫn của chương trình. 1. Quán triệt các nguyên tắc của hoạt động báo chí XHCN. Tại lễ kỉ niệm 50 năm thành lập Đài tiếng nói Việt Nam, đồng chí Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định: “ Trên mặt trận rộng lớn, phát thanh vẫn là một công cụ cực kỳ quan trọng góp phần giữ vững ổn định chính trị, định hướng dư luận xã hội, đập tan những luận điệu thù địch, tuyên truyền xuyên tạc. Phổ cập pháp luật, chính sách và nâng cao dân trí, cổ vũ hoàn thành những nhiệm vụ kinh tế, xã hội, thúc đẩy công cuộc đổi mới, hiện đại hoá đất nước ”. Mỗi tin, bài, chương trình phát thanh là cụ thể hoá đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước qua thực tiễn sinh động. Cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ, chính xác sẽ góp phần nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân. 2. Bám sát đặc trưng phát thanh và tôn chỉ mục đích của tờ báo nói. Trong quá trình biên tập tác phẩm, biên tập chương trình
Luận văn liên quan