Đề tài Mặn hóa, các phương pháp cải tạo và quản lý đất mặn

Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đang đứng trước hiện tượng ô nhiễm môi trường sinh thái đất, nước, không khí nghiêm trọng mà nguyên nhân là do các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm tăng đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt động công nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số ), làm trái đât nóng dần lên, từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi bất lợi và không thể đảo ngược của môi trường tự nhiên. Hiện tượng băng tan và mực nước biển dâng cao do sự nóng lên của toàn cầu đã làm gia tăng quá trình xâm nhập mặn vào đất liền gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ở Việt Nam hiện nay quá trình nhiễm mặn ngày càng gia tăng làm cho diện tích đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy việc cải tạo đất mặn là cấp bách và cần sự quan tâm của tất cả mọi người, nhưng để làm tốt việc này ta cần tìm hiểu các tính chất hóa, lý sinh của đất mặn từ đó có biện pháp tốt nhất.

docx36 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 17532 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mặn hóa, các phương pháp cải tạo và quản lý đất mặn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Trước hết, em cảm ơn Ban giám hiệu trường đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã cho chúng em tiếp cận với phương pháp học tín chỉ và làm tiểu luận, phương pháp học này đòi hỏi chúng em phải siêng năng và phát huy toàn bộ khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu. Phương pháp này đã giúp em rất nhiều trong việc tìm kiếm tài liệu và thông tin giúp em hiểu bài sâu sắc hơn. Em xin gởi lời chân thành cảm ơn đến GS_TSKH Lê Huy Bá đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ em học tốt môn học Xử Lý Ô Nhiễm Và Thoái Hoá Môi Trường Đất trong suốt học kỳ vừa qua Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô trong Viện Môi Trường đã hết lòng truyền đạt kiến thức, ủng hộ, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập để chúng em hoàn thành tốt môn học này. Cuối cùng Em cũng xin gởi lời cảm ơn đến các thầy cô quản lý thư viện trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ em tìm thêm thông tin tài liệu để có thể hoàn thiện bài tiểu luận này một cách tốt nhất. MỞ ĐẦU Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đang đứng trước hiện tượng ô nhiễm môi trường sinh thái đất, nước, không khí nghiêm trọng mà nguyên nhân là do các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm tăng đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt động công nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số…), làm trái đât nóng dần lên, từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi bất lợi và không thể đảo ngược của môi trường tự nhiên. Hiện tượng băng tan và mực nước biển dâng cao do sự nóng lên của toàn cầu đã làm gia tăng quá trình xâm nhập mặn vào đất liền gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ở Việt Nam hiện nay quá trình nhiễm mặn ngày càng gia tăng làm cho diện tích đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy việc cải tạo đất mặn là cấp bách và cần sự quan tâm của tất cả mọi người, nhưng để làm tốt việc này ta cần tìm hiểu các tính chất hóa, lý sinh của đất mặn từ đó có biện pháp tốt nhất. NỘI DUNG Chương 1 . Một số khái niệm cơ bản 1.1. Đất mặn Đất mặn là đất có chứa nhiều muối hòa tan (1-1.5% hoặc hơn): NaCl, Na2SO4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3… Những loại muối này có nguồn gốc khác nhau (nguồn gốc lục địa, nguồn gốc biển, nguồn gốc sinh vật…), nhưng nguồn gốc nguyên thủy của chúng là từ các thành phần khoáng của đá núi lửa. Trong quá trình phong hóa đá, những muối này bị hòa tan, di chuyển tập trung ở những dạng địa hình trũng, không thoát nước. 1.2. Mặn hóa Mặn hóa là quá trình xâm nhiễm và tích tụ các muối và kim loại kiềm trong môi trường đất, nước khi các môi trường thành phần này từ chỗ chưa bị mặn trở thành mặn. Chương 2 . Cơ sở lý thuyết đất mặn 2.1. Các quá trình mặn hóa Đất mặn là do kết hợp của nhiều yếu tố: đất chứa muối, địa hình trũng không thoát nước, mực nước ngầm mặn nông, khí hậu khô hạn và sinh vật ưa muối. Trong tất cả các yếu tố trên, nước ngầm mặn thường là nguyên nhân trực tiếp làm cho đất bị mặn. 2.1.1. Phân loại mặn hóa: Môi trường có thể nhiễm các loại mặn sau: - Mặn hóa do muối: bao gồm các muối NaCl, Na2SO4, MgSO4, MgCl2, NaNO3, Mg(NO3)2, CaCl2, …nghĩa là muối kim loại kiềm và kiềm thổ, gốc axit là những anion: Cl-, SO42-, NO3-, CO32-,…trong đó vai trò của Cl- là quan trọng nhất - Mặn hóa do kiềm: quá trình tích lũy nhiều kim loại, chủ yếu là kim loại kiềm và kiềm thổ, có thể là Na, K, Ca, Mg, Ba trong đó vai trò Na là quan trọng nhất. Các tiêu chuẩn xác định mặn của môi trường đất Loại đất Độ dẫn điện, mmhos/cm, 250C (của phần trích bão hòa) % Na dung lượng trao đổi các bazo Đất mặn (pH> 5,5; [Cl]=0,05 – 0,25% >4 <15 Đất mặn kiềm >4 >15 Đất không mặn kiềm <4 <15 2.1.2.Nguyên nhân gây mặn: Dựa vào nguồn gốc, đặc điểm tích lũy muối, người ta chia quá trình mặn hóa này thành 3 loại: *Ảnh hưởng của nước biển: Xảy ra ở miền nhiệt đới do ảnh hưởng trực tiếp của biển.Nước biển xâm nhập vào nội đồng theo con sông ngoài khi thủy triều lên cao,qua các trận mưa bão vỡ đê biển hoặc vào mùa khô khi nước ngọt ở các con sông chảy ra biển có lưu lượng thấp,nước ngọt không đủ lực để đẩy nước mặt khi thủy triều mạnh.Nước mặn cũng theo các mao mạch ,đường nứt trong đất,đi qua các con đê biển thấm sâu vào nội đồng.Có nơi cách xa biển tới 40 km vẫn bị ảnh hưởng của quá trình này.Ở Việt Nam, đất mặn có xấp xỉ 2 triệu hecta, chiếm gần 6% tổng diện tích đất tự nhiên và quá trình mặn hóa là do ảnh hưởng của nước biển, do đó thành phần các loại muối tan ở đất mặn Việt Nam giống như thành phần muối tan của nước biển. *Quá trình mặn hóa lục địa: Ở những vùng khô hạn và bán khô hạn,các loại muối khó tan vẫn còn lại trong đất,chỉ những muối dễ tan như:NaCl, MgCl2, Na2SO4,…mới bị hòa tan, rửa trôi nhưng cũng không được vận chuyển đi xa,mà tích đọng ở những địa hình trũng không thoát nước dưới dạng nước ngầm.Do hanh khô và mực nước ngầm nông,muối được di chuyển và tập trung lên mặt đất thành một lớp vỏ muối trắng xóa dày đến 1-2 cm. Các nguyên nhân gây nên mặn hóa lục địa là: Dâng nước mao quản từ nước ngầm (là nguyên nhân chính). Do gió chuyển muối cùng với bụi từ biển và các hồ nước mặn. Do giáng thủy rửa muối từ các yếu tố địa hình cao xuống chỗ thấp. Do sự khoáng hóa xác thực vật ưa mặn (galofit) trong chúng chứa nhiều muối, đôi khi đến 50% khối lượng chất khô. Do tưới tiêu không hợp lý. *Quá trình mặn hóa thứ sinh: Thường xảy ra ở những vùng khô hạn và bán khô hạn,lượng giáng thủy rất thấp(200-500 mm), do đó nền nông nghiệp có tưới và cần tưới phổ biến.Do việc quản lý đất tưới và dùng nguồn nước tưới bị nhiễm mặn, nên tầng đất bề mặt bị nhiễm mặn. Như vậy do tác động nhân sinh đã làm mặn hóa tầng mặt. Quá trình này phổ biến rộng ở vùng Trung Đông, Tây Á và rất nguy hiểm đối với sản xuất nông_lâm nghiệp. Quá trình thường diễn ra nhanh, mạnh vì nguyên nhân gây mặn sẽ từ dưới đất lên và từ trên bề mặt đất đi xuống. Trong đó, mực nước ngầm mặn thường là nguyên nhân trực tiếp làm cho đất bị mặn hóa.Giữa độ sâu và độ mặn của nước ngầm và độ mặn của đất có tương quan chặt chẽ.Để xác định mối tương quan này Pôlưnôp (1966) đã đưa ra khái niệm “độ sâu lâm giới” hay “độ sâu tới hạn” của nước ngầm.Đó là độ sâu mà từ đó nước ngầm mặn có thể leo lên theo mao quản,làm mặn lớp đất mặt.Độ sâu tới hạn phụ thuộc vào độ khô hạn,vào thành phần cơ giới,độ chặt và độ xốp của đất. 2.2. Phân loại độ mặn và đất mặn Để đánh giá độ mặn, những phương pháp thường dùng là: * Phương pháp hóa học: Xác định tổng số muối tan hoặc hàm lượng các muối thành phần bằng những phương pháp hóa học. Căn cứ vào hàm lượng tổng số muối tan ở Việt Nam các nhà khoa học đất đã đưa ra thang đánh giá như sau: Cấp độ mặn Tổng số muối tan (%) Hàm lượng Cl- (%) Đất mặn nhiều >1 >0,25 Đất mặn trung bình 0,5 – 1,0 0,15 – 0,25 Đất ít mặn 0,25 – 0,5 0,05 – 0,15 Đất rất ít mặn và không mặn <0,25 <0,05 * Phương pháp điện hóa: Người ta thường tiến hành đo độ dẫn điện của dung dịch đất .Ký hiệu là: EC. Độ dẫn điện thường tỷ lệ thuận với hàm lượng tổng số muối tan và áp suất thẩm thấu của dung dịch đất. Thường EC được đo ở điều kiện chẩn, khi cho đất bão hòa nước tới giới hạn dính và ở 250C Tương quan giữa EC và lượng muối tan như sau: EC (millihos/cm) Tổng số muối tan (ppm) 4 3.000 8 5.000 >15 10.000 Phân loại đất mặn: Căn cứ vào quá trình phát sinh, tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính chất sinh vật học người ta chia đất mặn ra 3 loại chính: Đất Solonchat (Solonchak) hay đất kiềm trắng, hình thành do quá trình trầm tích mặn, có hàm lượng muối cao (1-1,5%) có khi thành lớp trắng xóa trên mặt đất do đó có tên gọi là đất kiềm trắng. Đất Solonchat điển hình rất mặn, không có loại cây nào có thể sinh trưởng, phát triển được. Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu Đất Solonet (Solonetz) hay đất kiềm đen hình thành do quá trình thoát mặn, nghĩa là khi đất Solochat bị thau rửa một cách tự nhiên hoặc nhân tạo đặc biệt là trong trường hợp đất mặn giàu sôđa (Na2SO3). Đất có phản ứng kiềm và rất kiềm (pH = 8 – 12) Đất Solot (Solod): được hình thành do sự gột rửa đất Solonet một cách mãnh liệt. Trong quá trình này Na+ trên keo đất được thay bởi H+. Đất có phản ứng chua. Trong thực tiễn sản xuất, căn cứ vào thành phần và tỷ lệ giữa các loại muối, người ta còn chia đất mặn clorua-sunfat, sunfat-clorua... Chương 3 . Các ảnh hưởng của mặn hóa 3.1. Ảnh hưởng mặn hóa lên môi trường sinh thái 3.1.1. Ảnh hưởng của các loại muối Na khác nhau lên hoạt tính keo đất. Trong hầu hết các trường hợp mà đất bị hấp thụ ion Na đều được miêu tả bằng các thuật ngữ trong phản ứng sau: Sét – Ca + 2Na → Sét – Na2 + Ca2+ Sét – Mg + 2Na → Sét – Na2 + Mg2+ Nếu Ca2+ và Mg2+ được giải phóng và kết tủa ở dạng muối không hòa tan thì phương trình trên nghiêng về bên phải và trong từng trường hợp, phản ứng này gần như diễn ra hòan toàn. Kết quả nghiên cứu của Kelley Lumins (1921) cho thấy, nếu môi trường đất tích lũy nhiều muối Na (bảng 4.1), thì đồng thời một lượng lớn Na+ được hấp thụ sẽ có một lượng Ca2+ và Mg2+ đượ hấp thu theo. Nhưng điều đó ít xảy ra nếu cho Na2CO3 hấp thụ vào đất. Khi có Na2CO3 thì lương Na+ hấp thu vào đất lại cao hơn so với NaCl và NaNO3. Các muối của Ca2+ và Mg2+ có gốc chloride hay nitrate dễ hòa tan hơn các gốc khác trước khi chúng được thay thế. Trong khi với gốc cacbonate, Ca2+ và Mg2+ ở dạng muối hòa tan nhiều hơn một ít. Khi đó, mức độ hào tan của Na+ của các bazo trao đổi trong đất bị ảnh hưởng lâu dài bởi các loại muối Na tích tụ trong đất. Bảng 4.1: ảnh hưởng của các loại muối Na khác nhau lên đất Yolo (Kelley và Cumins, 1921) Thêm 10 m.e với các muối Các bazo trong dung dịch (m.e) Na+ được hấp thụ (m.e) Ca2+ Mg2+ Na+ NaCl NaNO3 Na2CO3 2.2 2.2 0.3 1.0 1.0 0.2 7.6 7.1 5.0 2.4 2.9 5.0 3.1.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ Na+ hòa tan đến các bazo hòa tan Khi các muối của Ca2+ hoặc Ca2+ và Mg2+ hay Na+ tích tụ trong đất thì sự trao đổi bazo cũng diễn ra khác hẳn. Bảng 4.2: ảnh hưởng của tỷ lệ giữa Na:Ca (Kelley, Brown và Liebig, 1940) Dung dịch được sử dụng Tỷ lệ Na:Ca Dung dịch đất phản ứng Hấp thụ Na+(m.e/lit) NaCl CaCl2 Ca2+ Mg2+ Na+ 10.4 0 1:1 2.22 1.13 7.74 2.66 10.4 10.4 9.3 2.98 9.40 1.30 20.8 0 2:1 3.63 1.70 15.40 5.40 20.8 10.4 10.70 3.40 18.30 2.50 3.1.3. Ảnh hưởng của muối Na lên CaCO3 Các phản ứng hóa học, ngoại trừ trao đổi bazo, cũng diễn ra do kết quả của quá trình tích tụ các muối hòa tan trong đất mặn. Các phản ứng giữa các muối của Na và CaCO3 quan trọng hơn. CaCO3 hòa tan trong muối trung tính nhiều hơn là trong nước cất do ảnh hưởng của một phần áp lực của CO2. CO2 có mặt trong không khí. Rễ thực vật và vi sinh vật đất thải CO2 trong quá trình sống và độ ẩm đất luôn chứa CO2 hòa tan. Dung dịch đất của các ion Ca2+, CO32- và HCO3-, thêm vào đó ion Na+ và các anion của những muối Na trung tính. Camionetal (1901) và Breazeable (1917) qua nghiên cứu đã cho thấy, khả năng hòa tan của CaCO3 trong các muối NaCl hay Na2SO4 yếu đi nếu thêm vào dung dịch đó một muối Ca hòa tan hay Na2CO3. Ca2+ được sinh ra nhờ sự trao đổi các bazo và có xu hướng giảm lượng CaCO3 hòa tan và khi mà Na2CO3 là một thành phần của các muối tích tụ, lượng Ca CO3 hòa tan có thể biến mất. 3.1.4. Ảnh hưởng của Na+ lên vi sinh vật Sinh vật có thể chịu ảnh hưởng bởi sự tích tụ muối. Lipman (1912a) chứng minh rằng, thêm một lượng 0,2% NaCl hay Na2SO4 làm giảm quá trình amon hóa của mao mạch trong đất cát ở Anheim, California. Nếu hơn 10% các muối này được amon hóa thì hầu hết đều bị ức chế. Mặt khác, sự thêm vào của Na2CO3 đã thúc đẩy quá trình amon hóa lên đến nồng độ 0,1%. Greaves (1916) cũng đưa ra kết quả tương tự với một loại đất ở Logan, Ultah. Ngược lại các ảnh hưởng lên quá trình amon hóa, Lipmen (1912b) thấy rằng 0,1% NaCl và 0,2% Na2SO4 rõ ràng cũng thúc đẩy quá trình Nitrat hóa, nhưng Na2CO3 thì có tính độc cao hơn đối với đất ngay cả với nồng độ thấp 0,05%. Lipmen và Sharp (1912) tìm ra NaCl ở nồng độ dưới 0,5%, gây ảnh hưởng đến quá trình cố định đạm của các vi khuẩn có nốt sần, còn Na2SO4 thì thể hiện tính độc ở nồng độ 1,2%. Nhưng với NaCl ở nồng độ trên được ghi nhận là độc. Na2CO3 có nồng độ ít hơn hoặc bằng 0,4% quá trình cố định đạm được thúc đẩy nhanh hơn một ít, ở nồng độ 0,5% Na2CO3 thì sự cố định đạm thật sự được đẩy mạnh. Greaves và Lund (1921) và cùng Greaves (1912) thảo luận về ảnh hưởng của các cation và aninon lên hoạt động vi sinh vật trong đất và trong mối liên quan với áp lực thẩm thấu của dung dịch. Các muối ban đầu trong đất mặn ở nồng độ thấp không độc, thật sự thì quá trình amon hóa và nitrat hóa có thể bị đồng hóa. Nhưng ở giới hạn độc có một sự tương quan mật thiết giữa độc tính và áp suất thẩm thấu. Ở áp suất thẩm thấu là 15atm quá trình amon hóa giảm xuống gần một nửa so với đất không mặn. 3.2. Ảnh hưởng đất mặn với sự phát triển của cây trồng: 3.2.1. Thực vật bản địa Thực vật tự nhiên của đất mặn dễ nhận biết được, mặc dù có một vài loài qua quan sát thấy sống được trên đất mặn lẫn đất không mặn. Một số loài có khả năng chống chịu các điều kiện tự nhiên mặn rất cao nhưng cũng có một số loài như Atroplex phát triển tốt hơn trên đất trung bình. Theo Hilgand (1970) loài Sanrptires, Saltwort và Greasewood chỉ phát triển trong điều kiện có nồng độ muối cao. Tuy nhiên, đối với lại cây Greasewood thì Hilgand đã bị nhầm, ở chừng mực nào đó, có thể nói rằng, loại Atroplex có thể chống chịu với nồng độ muối cao. Đa số thực vật lại không chịu với đất mặn. Loại cỏ Bermuda dễ thích nghi với các nhu cầu sinh trưởng. Ta biết rằng, các loại đất mặn khác nhau thì có hệ số thực vật khác nhau, phân bố ở những vùng khác nhau. Hai yếu tố tác động lên sự phân bố và phát triển của thực vật mặn đó là khí hậu và điều kiện đất. Ở California, loài chịu mặn tốt được tìm thấy rất nhiều trên loại đất mặt đen của thung lũng Joaquin, nơi mà nhiệt độ đôi khi quá thấp so với độ đóng băng , vào mùa hè lại nóng. Tuy nhiên, cây gỗ dầu thì dường như không có mặt tại thung lũng này. Mặt khác, gỗ dầu rất nhiều và phát triển mãnh liệt trên đất mặn đen ở phía Tây Great Basin của vùng Sierra Mountain. Ở đó, có độ cao khoảng 2000 – 3000m và thời tiết hầu như là mùa đông quanh năm, nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đóng băng rất nhiều. Một sự quan sát rất thú vị của Wadleigh, ông đã phát hiện ở vùng Riverside, California có loại cỏ chịu mặn phát triển tốt trong những tháng thời tiết mát trên đất không mặn hơn là trên đất mặn và ngược lại trong mùa hè. Thực tế, thực vật trên đất không mặn mất sinh khối vào lúc thời tiết nóng trong khi thực vật trên đất mặn tiếp tục gia tăng sinh khối. Wadleigh cho rằng, sự mất sinh khối trong điều kiện khí hậu nóng là do sự ngưng tụ quá mức, nếu diều này đúng thì khuynh hướng sẽ là: Muối hòa tan giảm sự ngưng tụ trong các loài thực vật này. Năm 1916, Lipman cũng phát hiện ra đối với cây lúa mì và lúa mạch thì khi thay đổi mùa sẽ ảnh hưởng lên sự phản ứng của nó với NaCl. Khi tăng trưởng xảy ra vào mùa Đông trong nhà kính ở Berkeley, California, cả hai loài đều thực hiện sự đồng hóa bởi việc hấp thụ NaCl làm dung dịch dinh dưỡng cơ bản, vào thời điểm mùa hè sự đồng hóa xuất hiện đồng thời. Rõ ràng, một hay nhiều yếu tố khí hậu đều ảnh hưởng lên sinh lý thực vạt dưới tác động của muối. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu cẩn thận về sự phân bố giống loài trong mối tương quan với khí hậu và điều kiện mặn của đất. Theo Hilgard, phần lớn thực vật chịu mặn tự nhiên phát triển và chống chịu hạn một cách mãnh liệt, nhằm kìm hãm sự vận chuyển và sự giải phóng nước ra khỏi cơ thể thực vật. Vấn đề này được chú ý khi chúng ta đến những vùng mà sinh lý, sinh thái thực vật chịu sự điều khiển của muối. 3.2.2. Tác động của muối hòa tan a. Sự thẩm thấu Thực tế việc tăng thêm một muối hòa tan vào dung dịch làm tăng áp suất thẩm thấu của nó. Nhiều nhà khoa học cho rằng, sinh trưởng của thực vật trên đất mặn có thể gặp khó khăn trong việc thỏa mãn nhu cầu về nước của chúng. Hilgard chứng minh rằng: tính chống hạn của sinh vật bản địa đối với đất mặn. Ông cho rằng: sự hấp thụ nước bởi thực vật bị kìm hãm ở nồng độ 0,5% muối hòa tan và ở nồng độ 0,3% muối hòa tan thì việc hấp thụ của thực vật kết thúc. Nhiều nhà sinh lý học thực vật của thế kỷ 19 và những năm đầu của thế kỷ 20 đã tìm ra tác động của muối lên sự thẩm thấu. Wadleigh và các cộng sự trong thí nghiệm ở vùng Riverside, California, đã nổ lực điều tra về sự tương quan của nước, đất, dưới ảnh hưởng của muối hòa tan. Sau một thời gian họ cho rằng các ảnh hưởng thẩm thấu chủ yếu có khả năng phản ứng đối với sự kìm hãm tốc độ tăng trưởng của thực vật trên vùng đất mặn. Các nhà điều tra này đưa ra nhiều loại thực vật khác nhau ở vùng đất nông nghiệp, mà ở đó có nhiều loại muối. So sánh nồng độ thẩm thấu của muối được sử dụng theo từng cách khác nhau, các số liệu về tốc độ tăng trưởng được điều tra trong nhiều trường hợp, áp suất thẩm thấu của cây có tương quan gần với áp suất thẩm thấu của dung dịch được sử dụng, hay trong trường hợp đất, có cùng áp suất thẩm thấu với dung dịch đất. NaCl và Na2SO4 cho cùng kết quả, ngoại trừ có sự pha loãng tuyệt đối thì hoạt động của Na2SO4 sẽ yếu hơn so với NaCl. Do đó, nhu cầu áp suất thẩm thấu của Na2SO4 mạnh hơn so với NaCl. Khi so sánh các muối này dựa vào áp suất thẩm thấu. Trong dung dịch, rễ thực vật chứa nhiều nồng độ cation khác nhau cũng như đối với Cl- và SO42- Kết quả quan trọng của các nghiên cứu này nói lên: áp suất thẩm thấu của thực vật rất quan trọng trong đất mặn. b. Tác động của Chloride: Clo tác động cả hai mặt: có lợi và có hại cho cây. Người ta biết đến nhiều loài cây bị giảm năng suất do nồng độ Cl- thấp. Điều này cho thấy vị trí của Cl- trong đất mặn và trong nước tưới. Cl- tích lũy trong nhiều loại thực vật khác nhau, trên nhiều vùng khác nhau. Giống Cam, Quýt và cây Mooc rất nhạy với Cl-. Kelley và Thomas (1920) cho biết: chỉ vài trăm ppm Cl- trong đất có thể gây ra sự úa lá ở cây Cam, Quýt và cây Mooc, tiếp theo là sự khô lá của cây. Những lá này bị bạc màu, nhưng chúng có thể bình thường trở lại trong vài tuần và sau đó biến mất. Chu trình này có thể tiếp diễn trong nhiều năm mà không làm cho cây chết. Sự khô dần nhiều loại lá cây ăn quả khác nhau được quan sát ở đất chứa phần trăm Cl- đáng kể. Điều này dẫn đến hiện tượng cháy lá do chloride. Reed và Haas (1924) phát hiện ra rằng, lá cây Cam, Quýt và cây Mooc bị cháy khi Cl- tích tụ ở nồng độ quá mức bình thường (0,05%). Sự phát triển của thực vật trên đất mặn chứa NaCl. Mỗi ngày thường gây ra bệnh ở cây mà không có triệu chứng rõ rang và làm cho tốc độ phát triển của cây không bình thường. Thực tế Eaton (1935b, 1942) cho rằng nồng độ cực tiểu của Cl- có thể kìm hãm sự phát triển. Nhưng Chapman và Liebig (1940), quan sát thấy tốc độ phát triển của cây Cam non ở vùng cây nông nghiệp đất cát không bị kìm hãm bởi việc thêm vào 20 me/lít Cl- đối với dung dịch dinh dưỡng chuẩn. Lipman, Davis và West (1926) quan sát thấy rằng, trong dung dịch dinh dưỡng thì sự phát triển của lúa mì và lúa mạch được đồng hóa một cách xác định, bởi việc thêm vào 5.000 ppm NaCl. Kearney và Cameron (1902) xác định rằng: Sự phát triển của rễ cây Đậu Trắng (Lupinusalbus) và cây cỏ Linh Lăng (Medicago Savita) cũng bị đồng hóa bởi 1 phần nhỏ NaCl. Các quan sát này có sự tương đồng với thực tề là NaCl xâm nhập lâu vào đất ở vùng khí hậu ẩm như cách thức để gia tăng vụ mùa. Theo Liebig và Chapman (1972) Cl- được thêm vào để tạo hỗn hợp CaCl2, MgCl2 và KCl nhằm tạo ra tỷ lệ tương đương giữa Ca2+ : Mg2+ : K+ trong các vùng nông nghiệp. nồng độ Na+ thấp và cố định trong các vùng nông nghiệp. Ở đó, tỷ số của Cation luôn không cố định, thường thì Cl- xâm nhập và tạo ra NaCl. Wadleigh và Gauch (1944) so sánh mối tương quan giữa nồng độ thẩm thấu của 3 hợp chất CaCl2, NaCl và MgCl2 đối với sự phát triển của cây cao su ở vùng đất cát. Họ nhân thấy rằng: cùng các nồng độ được sử dụng thì MgCl2 có độc tính cao nhất, CaCl2 không gây tác động, trừ khi nó ở nồng độ cao nhất. Sự giảm sút tốc độ phát triển là do NaCl ở tất cả các nồng độ, tuy nhiên ảnh hưởng của NaCl cũng ít hơn nhiều so với MgCl2 Khi các muối này xâm nhập vào đất thì rất khó để x
Luận văn liên quan