Đề tài Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

Sự phát triển mạnh mẽcủa du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch mới xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽgiữa các quốc gia trên thếgiới trong việc thu hút khách quốc tế. Hoạt động lữhành trên thếgiới diễn ra trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Các doanh nghiệp lữhành của các nước đang tìm mọi kếsách và biện pháp đểgiành được lợi thếvà vịthếcạnh tranh trên thịtrường nhằ m thu hút khách du lịch. Hoạt động LHQT của Việt Nam mới bắt đầu phát triển đã góp phần quan trọng vào việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Khả năng cạnh tranh thu hút khách du lịch quốc tếcủa các doanh nghiệp LHQT của Việt Nam nói chung còn yếu so với các hãng lữ hành c ủa nhiều đối thủcạnh tranh trong khu vực. Các doanh nghiệp LHQT vềcơ bản còn thiếu chiến lược cạnh tranh, thiếu kinh nghiệm tiếp cận thịtrường du lịch nước ngoài, thiếu đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong công tác thị trường, marketing. Nguồn tài chính dành cho hoạt động marketing, quảng cáo ởthịtrường nước ngoài của nhiều doanh nghiệp LHQT của Việt Nam còn hạn chế. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tếquốc tếhiện nay, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam đã trởthành thành viên thứ150 của Tổchức Thương mại thế giới từtháng 1/2007, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT đểthu hút khách du lịch quốc tế vào Vi ệt Nam là một đòi hỏi cấp thiết. Các doanh nghiệp LHQT của Việt Nam nếu không có đủnăng lực tiếp cận thịtrường quốc tếvà khu vực, thiếu một chiến lược cạnh tranh linh họat sẽkhó có khảnăng cạnh tranh được với các đối thủcạnh tranh nước ngoài và sẽbịloại khỏi cuộc chơi trong việc tiếp cận thịtrường và thu hút khách quốc tế.

pdf74 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỔNG CỤC DU LỊCH BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chủ nhiệm đề tài : Th.s Nguyễn Anh Tuấn Thư ký đề tài : CN. Phạm Thị Lan Dung Những người tham gia đề tài : CN. Vũ Thế Bình, PGS.TS Phạm Văn Dũng, TS. Trịnh Xuân Dũng, Th.s Nguyễn Thanh Bình, CN. Nguyễn Tuấn Việt, CN. Đỗ Đình Cương, CN. Phùng Quang Thắng, CN. Nguyễn Văn Cử, CN. Trương Nam Thắng, CN.Lưu Nhân Vinh, CN. Trần Minh Hằng, CN. Nguyễn Thanh Nga, CN Tống Thị Lê Vàng Cơ quan chủ trì: Vụ Lữ hành Hà Nội, tháng 12 năm 2007 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................1 PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NGÀNH DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH ..... 4 1.1. CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ................................................................4 1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH.............................................4 1.3. TÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THẾ GIỚI......................................5 1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ..........................................................................................................6 1.5. KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH TRÊN THẾ GIỚI................................................................................................................................... 12 Tóm tắt chương 1....................................................................................................13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM.........................................................14 2.1. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH VÀ BỐI CẢNH CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH CỦA VIỆTNAM........................................................10 2.2. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LHQT CỦA VIỆT NAM ......................................................................................... 16 2.3. TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH QUỐC TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY.......................................................................................................................... 19 2.4 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LHQT CỦA VN ......... 20 Tóm tắt chương 2.........................................................................................27 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM………………………41 3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LHQT CỦA VIỆT NAM.................................................................................................................................40 3 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ......................................................................................................42 3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: ..................................................................... 42 3.2.2. Nhóm giải pháp Hiệp hội: ........................................................................................ 49 3.2.3. Nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế: ........................................... 49 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ .....................................................................................37 KẾT LUẬN ............................................................................................................61 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch mới xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách quốc tế. Hoạt động lữ hành trên thế giới diễn ra trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Các doanh nghiệp lữ hành của các nước đang tìm mọi kế sách và biện pháp để giành được lợi thế và vị thế cạnh tranh trên thị trường nhằm thu hút khách du lịch. Hoạt động LHQT của Việt Nam mới bắt đầu phát triển đã góp phần quan trọng vào việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Khả năng cạnh tranh thu hút khách du lịch quốc tế của các doanh nghiệp LHQT của Việt Nam nói chung còn yếu so với các hãng lữ hành của nhiều đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Các doanh nghiệp LHQT về cơ bản còn thiếu chiến lược cạnh tranh, thiếu kinh nghiệm tiếp cận thị trường du lịch nước ngoài, thiếu đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong công tác thị trường, marketing. Nguồn tài chính dành cho hoạt động marketing, quảng cáo ở thị trường nước ngoài của nhiều doanh nghiệp LHQT của Việt Nam còn hạn chế. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới từ tháng 1/2007, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT để thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết. Các doanh nghiệp LHQT của Việt Nam nếu không có đủ năng lực tiếp cận thị trường quốc tế và khu vực, thiếu một chiến lược cạnh tranh linh họat sẽ khó có khả năng cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài và sẽ bị loại khỏi cuộc chơi trong việc tiếp cận thị trường và thu hút khách quốc tế. 2. MỤC TIÊU, PHẠM VI, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam để thu hút khách quốc tế vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. 5 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT; Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT; Đưa ra các định hướng chiến lược và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành, tăng cường vị thế trên thị trường để thu hút khách quốc tế trong điều kiện hội nhập quốc tế. 2.3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam so với các nước là đối thủ cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á trong việc thu hút khách quốc tế inbound, không nghiên cứu năng lực cạnh tranh đưa khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài và du lịch nội địa. Đề tài tập trung nghiên cứu chủ trương, chính sách về du lịch nói chung và lữ hành nói riêng từ năm 1990, với nhấn mạnh chủ yếu từ năm 2000 đến nay và khảo sát, điều tra thực trạng hoạt động LHQT và năng lực cạnh tranh thu hút khách quốc tế của các doanh nghiệp LHQT được cấp phép trước 30/6/2006. 2.4. Tình hình nghiên cứu: 2.4.1. Trên thế giới: Trong thời gian qua, có nhiều học giả nghiên cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong du lịch, cả năng lực cạnh tranh điểm đến và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch. Những công trình nghiên cứu nổi bật về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch và lữ hành là của các học giả du lịch nổi tiếng như Crouch & Ritie, Harper Collins, Auliana Poon,... Tuy nhiên, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh là vấn đề phức tạp, nên có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới đã có công trình nghiên cứu, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch của các nước trên thế giới. Trong những năm gần đây, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã có những công trình nghiên cứu và đưa ra bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu hàng năm, trong đó xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng trưởng và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp của gần 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới để đánh giá năng lực cạnh tranh của nền kinh tế của các quốc gia này. Năm 2007, WHF cũng đã đưa ra Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành của hơn 100 nước trên thế giới. Chúng tôi sẽ dựa trên kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành của các nước do Diễn đàn kinh tế thế giới thực hiện để phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam nói chung và lĩnh vực LHQT nói riêng. 6 2.4.2. Trong nước: Cho đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành. Một số luận văn của sinh viên một số trường đại học như Đại học Kinh tế quốc dân có nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành nhưng chỉ mới đề cập tới một vài khía cạnh của lĩnh vực này, chưa có được những nhận định, đánh giá sâu sắc, toàn diện về năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh lữ hành. Năm 2006, UNDP đã tài trợ cho nhóm nghiên cứu của Trường Đại học kinh tế quốc dân do Bộ Kế hoạch đầu tư chỉ định triển khai xây dựng đề tài ‘Khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá ngành du lịch’, trong đó tập trung nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của ngành du lịch nói chung và tác động của quá trình tự do hoá ngành du lịch đối với nền kinh tế của đất nước. Cuối năm 2006, Chủ nhiệm đề tài này đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT tại Việt Nam. 2.5. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp điều tra, phỏng vấn và thu thập thông tin; Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống; Phương pháp thống kê; Phương pháp dự báo và chuyên gia 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Ngoài phần Mở đầu, Khuyến nghị và Kết luận, đề tài này gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH 7 1.1. CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh: - Khái niệm cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất, trao đổi hàng hoá và phát triển kinh tế thị trường. Có rất nhiều quan điểm về cạnh tranh. Theo Từ điển kinh doanh của Anh, cạnh tranh được hiểu là “sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. - Với những quan niệm trên, phạm trù cạnh tranh được hiểu là quan hệ kinh tế, ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. 1.1.2. Phân loại cạnh tranh: 1.1.3. Năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ ngày càng được sử dụng rộng rãi nhưng đến nay vẫn là khái niệm khó hiểu và rất khó đo lường. Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế học, năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa năng lực cạnh tranh là “khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững”. 1.1.4. Các cấp độ năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt thành bốn cấp độ dưới đây: cấp quốc gia, cấp ngành, cấp doanh nghiệp, cấp sản phẩm- hàng hoá. 8 1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH 1.2.1. Khái niệm: Năng lực cạnh tranh (gäi t¾t lµ NLCT) trong lĩnh vực LHQT thuộc cấp độ cạnh tranh ngành, là khả năng của các doanh nghiệp, ngành Du lịch và Chính phủ trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Một ngành có năng lực cạnh tranh nếu ngành đó có năng lực duy trì được lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong và ngoài nước. Đối với ngành du lịch, NLCT ngành Du lịch và lữ hành chính là NLCT điểm đến du lịch. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lÞch là khả năng của một điểm đến phân phối hàng hoá và dịch vụ du lịch tốt hơn các điểm đến khác. 1.2.2. C¸c nh©n tè ¶nh h­ëng ®Õn NLCT trong lĩnh vực lữ hành: Cã nhiÒu nh©n tè ¶nh h­ëng NLCT ngµnh Du lÞch vµ L÷ hµnh: Yếu tố nhân chủng-xã hội của cầu du lịch và sự thay đổi trên thị trường, Ảnh hưởng của thoả mãn khách du lịch, Marketing của các hãng lữ hành và cảm nhận của họ về điểm đến, TiÕp cËn thÞ tr­êng du lÞch; Gi¸ c¶ vµ chi phÝ; Tỷ giá; Sö dông c«ng nghÖ th«ng tin; An toµn, an ninh vµ rñi ro; Phân biệt sản phẩm (định vị); ChÊt l­îng cña ph­¬ng tiÖn vµ dÞch vô du lÞch; ChÊt l­îng tµi nguyªn m«i tr­êng ; Nguån nh©n lùc; ChÝnh s¸ch cña ChÝnh phñ. 1.2.3. Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành: Trong Báo cáo về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch và lữ hành năm 2007 của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đưa ra các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành dưới đây: 1.2.3.1. Hệ thống luật pháp, chính sách về du lịch và lữ hành gồm: các quy định luật pháp và chính sách, quy định về môi trường, an toàn và an ninh, y tế và vệ sinh, ­u tiên du lịch và lữ hành. 1.2.3.2. Cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh du lịch và lữ hành gåm: Cơ sở hạ tầng giao thông hàng không, Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, Cơ sở hạ tầng du lịch, Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), Năng lực cạnh tranh giá trong ngành du lịch và lữ hành. 1.2.3.3. Nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực gåm chỉ số: nguồn nhân lực, nhận thức du lịch quốc gia, nguồn lực tự nhiên và văn hoá. 9 Chúng tôi sẽ sử dụng các chỉ số này và dựa trên kết quả công bố của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2007 để đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch và lữ hành của Việt Nam trong chương 2. 1.3. TÌNH HÌNH vµ xu h­íng PHÁT TRIỂN DU LỊCH THẾ GIỚI 1.3.1. Tình hình phát triển du lịch thế giới và khu vực: 1.3.1.1. Tình hình chung: Ngày nay, Du lịch được xác định là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước và được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), trong những năm gần đây, du lịch toàn cầu tiếp tục phát triển mặc dù chịu ảnh hởng tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh (SARS, Cúm gà,…), cuộc chiến Irắc, xung đột, khủng bố ở Trung Đông và nhiều nơi khác trên thế giới. Năm 1999, lượng khách du lịch quốc tế đạt 664 triệu lượt, thu nhập từ du lịch đạt 445 tỷ USD; đến 2006 lượng khách du lịch quốc tế đạt 842 triệu lượt, thu nhập từ du lịch đạt trªn 700 tỷ USD. 1.3.1.2. Mười điểm đến hàng đầu thế giới: Về lượng khách đến, Pháp đứng vị trí số 1, tiếp đó đến Tây Ban Nha và Mỹ, Trung Quốc đứng thứ 4 về lượng khách đến, Italia, đứng thứ 5 về lượng khách đến Anh và Đức đứng thứ 6 và thứ 7, Áo đứng thứ 9, Mexico và Liên bang Nga đứng thứ 10 về lượng khách đến, Về lượng khách quốc tế, có thay đổi trong danh sách 10 nước đứng đầu năm 2006, Đức thay thế Mexico ở vị trí thứ 7, Áo và Liên bang Nga tăng thêm một bậc, lên vị trí thứ 9 và 10. Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ đứng ở vị trí thứ 9 năm 2005, đã tụt 2 bậc. Mười nước thu nhập hàng đầu năm 2006 chiếm 51% tổng số thu nhập, ước tính 735 tỷ đô la Mỹ, lượng khách du lịch của các nước này có sụt giảm chút ít, chiếm 47% tổng lượng khách toàn cầu. 1.3.1.3. Du lịch ra nước ngoài. Đối với các thị trường nguồn, du lịch quốc tế vẫn khá là tập trung ở các nước công nghiệp của Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, với các mức độ gia tăng của thu nhập thuần, nhiều nước đang phát triển đã cho thấy sự tăng trưởng nhanh trong những thập kỷ qua, đặc biệt ở Đông Bắc và Đông Nam Châu Á, Trung và Tây Âu, Trung Đông và Nam Phi. 1.3.1.4. Tình hình du lịch Châu Á và Thái Bình Dương: Châu Á và Thái Bình Dương tăng trưởng mạnh trong năm 2006, với mức tăng trưởng bình quân 9,4%. Nam Á và 10 Đông Á tăng 11,6%. Khu vực thành công nhất là Nam Á, tăng 13,9%. Trong khi ®ã, lượng khách đến Indonesia giảm 6%, Thái Lan – tuy có nhiều biến cè chính trị xẩy ra nhưng các thông số theo tháng vẫn tăng 20%. Nam Á tăng 13,9% trong năm 2006. Ở Châu Đại Dương, khách đến Úc tăng hơn 5,2% trong năm 2005, và một số đảo Thái Bình Dương đạt được mức tăng trưởng bình thường, bao gồm các đảo Cook và Guam, đều tăng +6%. Nhưng điểm đến nhiều nhất là Papua New Guinea (+17%) và Fiji (+10%). 1.3.2. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới hiện nay: Theo dự báo của UNWTO, đến năm 2010, lượng khách du lịch trên toàn cầu đạt 1,006 tỷ l­ợt, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 900 tỷ USD và sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu chỗ làm việc trực tiếp, tập trung chủ yếu ở Châu Á-TBD, trong đó Đông Nam Á có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% l­ợng khách và 38% thu nhập xã hội từ du lịch toàn khu vực. Hệ thống tài khoản vệ tinh cũng dự đoán trong 10 năm từ 2007-2016, tốc độ tăng trưởng du lịch thế giới sẽ là 4,2% hàng năm. Trong cuốn “Tourism 2020 Vision”, UNWTO dự đoán lượng khách du lịch quốc tế sẽ đạt trên 1,56 tỷ vào năm 2020, trong đó 1,2 tỷ lượt sẽ đi du lịch trong nội vùng và 0,4 tỷ lượt sẽ là những khách du lịch dài ngày. Đông Á-Thái Bình Dương, Nam Á, Trung Đông và Châu Phi được dự đoán đạt tốc độ tăng trưởng trên 5% hàng năm, so với mức trung bình thế giới là 4,1%. Đông Á- Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế trung bình hàng năm trong giai đoạn 1995-2020 là 6,5%, đứng thứ hai thế giới và đến năm 2020 sẽ chiếm 25,4% thị phần khách du lịch toàn cầu, chỉ sau Châu Âu (45,9%). 1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc: 1.4.2. Kinh nghiệm của Malaysia: 1.4.3. Kinh nghiệm của Thái Lan: 1.4.4. Kinh nghiệm của Tây Ban Nha: 11 1.4.5. Một số bài học kinh nghiệm nâng cao NLCT trong lĩnh vực lữ hành. Từ kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của bốn nước nêu trên rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây: a. Bài học về xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh: Để cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế nhằm thu hút khách du lịch, cần thiết hoạch định chiến lược cạnh tranh du lịch quốc gia và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành, từ đó xây dựng triển khai kế hoạch và chương trình cạnh tranh cho từng thời kỳ, phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch và lữ hành. b. Bài học về xây dựng thương hiệu và xúc tiến hình ảnh du lịch quốc gia: Để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành, bốn nước trên đều coi trọng xây dựng thương hiệu và xúc tiến xác lập hình ảnh và vị thế của du lịch các nước này trên thị trường quốc tế. Thương hiệu du lịch quốc gia không chỉ là những yếu tố hữu hình như khẩu hiệu quảng cáo, logo, tập gấp, trang web mà còn bao gồm các yếu tố vô hình như thông tin quảng cáo, quan hệ công chúng và marketing trực tiếp, các sự kiện đặc biệt, chiến lược bán và thực hiện sản phẩm/dịch vụ. c. Bài học về công tác thị trường, xúc tiến du lịch: Để thu hút khách quốc tế, phải nghiên cứu đặc điểm, tâm lý, thị hiếu, khả năng chi tiêu của từng đối tượng khách, từ đó có biện pháp đáp ứng nhu cầu của họ. Muốn vậy, phải đẩy mạ
Luận văn liên quan