Đề tài Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên

Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) là một khái niệm hiện ñại ñang ñược nghiên cứu và ứng dụng trong mọi lĩnh vực sốngcủa con người. Các chuyên gia tâm lý ñã khẳng ñịnh rằng: một khi cá nhân ñã có tất cả các yếu tố trí tuệ cảm xúc, thậm chí chỉ với chỉ số thông minhtrung bình, cá nhân ñó có thể thành ñạt trong cuộc sống, trong sự nghiệp. Ngược lại, những người có chỉ số thông minh cao nhưng thiếu hụt trong trí tuệ cảm xúc thì họ rất khó thành công trong cuộc sống, thậm chí ở vị trí thấp hơn những người có chỉsố thông minh trung bình nhưng có trí tuệ cảm xúc cao. Mặt khác, các nhà tâm lý học hiện ñại khi nghiên cứu về EQ ñã kết luận: hệ số trí tuệ cảm xúc không phải một ñại lượng bất biến mà có thể thay ñổi thông qua hoạt ñộng. Vì vậy, mỗi cá nhân có thể luyện tập ñể nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình theo những bước nhất ñịnh với sự hướng dẫn củacác chuyên gia tâm lý học. Trí tuệ cảm xúc là một hiện tượng tâm lý phức hợp có vai trò quan trọng trong sự thành công của hoạt ñộng con người trong xã hội hiện ñại. Vì vậy, tìm hiểu và xác ñịnh và phát triển trí tuệ cảm xúc của con người làmột vấn ñề cần có những nghiên cứu tiếp tục. Trong giai ñoạn hiện nay, ñất nước ta ñang trong thời kì CNH - HĐH, sinh viên là nguồn nhân lực lao ñộng chất lượng cao phụcvụ ñắc lực cho nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, việc nghiên cứu, bồi dưỡng và phát triển trí tuệ nói chung, trí tuệ cảm xúc nói riêng cho sinh viên là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường hiệu quả hoạt ñộng học tập, nâng cao chất lượng giáo dục - ñào tạo, phát triển nhân cách toàn diện của sinh viên.

pdf72 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 11704 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỤC LỤC Trang phụ bìa ........................................................................................................... i Lời cam đoan ........................................................................................................... ii Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii Mục lục ................................................................................................................... 1 Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................ 3 Danh mục các bảng biểu, đồ thị ............................................................................... 4 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 5 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ................................................................... 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 6 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 6 6. Giả thuyết khoa học ....................................................................................... 6 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7 8. Đóng góp mới của luận văn ........................................................................... 7 9. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 7 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC ...................................... 8 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề trí tuệ cảm xúc ................................... 8 1.1.1. Những nghiên cứu ở trên thế giới ............................................................. 8 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................... 11 1.2. Trí tuệ và trí tuệ cảm xúc........................................................................... 12 1.2.1. Trí tuệ .................................................................................................... 12 1.2.2. Cảm xúc ................................................................................................. 14 1.2.3. Trí tuệ cảm xúc ...................................................................................... 19 1.3. Trí tuệ cảm xúc của sinh viên .................................................................... 33 1.3.1. Đặc điểm phát triển trí tuệ của lứa tuổi sinh viên .................................... 33 1.3.2. Đặc điểm xúc cảm, tình cảm của sinh viên ............................................. 34 1.3.3. Trí tuệ cảm xúc của sinh viên ................................................................. 35 2 Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 36 2.1. Tổ chức nghiên cứu lí luận ........................................................................ 36 2.1.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 36 2.1.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 36 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 36 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .................................................................. 36 2.2.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 36 2.2.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................ 36 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 38 2.3. Tổ chức nghiên cứu thực nghiệm .............................................................. 41 2.3.1. Mục đích nghiên cứu thực nghiệm ......................................................... 41 2.3.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................ 41 2.3.3. Giới hạn thực nghiệm ............................................................................. 41 2.3.4. Nội dung thực nghiệm ............................................................................ 42 2.4. Kế hoạch nghiên cứu ................................................................................ 44 Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ THỰC NGHIỆM 3.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng .................................................................. 45 3.1.1. Thực trạng mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐHTN ............ 45 3.1.2. Mối quan hệ giữa TTCX và KQHT của sinh viên trường ĐHTN ........... 54 3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến TTCX của sinh viên ĐHTN ......................... 56 3.2. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao TTCX của sinh viên trường ĐHTN ............................................................................................. 66 3.2.1. Một số biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc của sinh viên ĐHTN............ 66 3.2.2. Thực nghiệm biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc của sinh viên ĐHTN .. 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 70 1. Kết luận ....................................................................................................... 70 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 72 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 74 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐHTN Đại học Tây Nguyên SV Sinh viên EI Trí tuệ cảm xúc EQ Chỉ số trí tuệ cảm xúc IQ Chỉ số thông minh KQHT Kết quả học tập TB Trung bình TL% Tỉ lệ phần trăm TN Thực nghiệm TS Tần số Qtkd Quản trị kinh doanh Dân tộc Dân tộc 4 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Phân bố khách thể nghiên cứu .............................................................. 37 Bảng 3.1. Kết quả điểm EQ của sinh viên ĐHTN .................................................. 45 Biểu đồ 3.1. Mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên ............................................... 46 Bảng 3.2. So sánh điểm EQ trung bình của sinh viên 2 khoa ................................. 47 Biểu đồ 3.2. Mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên 2 khoa ..................................... 48 Bảng 3.3. So sánh điểm EQ trung bình của sinh viên theo năm học ...................... 49 Biểu đồ 3.3. Mức độ trí tuệ cảm xúc của năm 1, năm 2, năm 3 .............................. 50 Bảng 3.4. So sánh điểm EQ trung bình của sinh viên theo giới tính ....................... 50 Biểu đồ 3.4. Mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên nam và nữ ............................... 51 Bảng 3.5. Kết quả điểm EQ của sinh viên theo lớp học ......................................... 52 Bảng 3.6. So sánh điểm EQ trung bình của sinh viên theo dân tộc ....................... 53 Biểu đồ 3.5. Mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên theo dân tộc ........................... 54 Bảng 3.7. Kết quả học lực trung bình các môn của sinh viên ................................. 54 Bảng 3.8. Tần suất điểm EQ và KQHT của sinh viên ............................................ 55 Bảng 3.9. Tương quan giữa điểm EQ và KQHT của sinh viên .............................. 56 Bảng 3.10. Đánh giá của sinh viên về TTCX bản thân .......................................... 58 Bảng 3.11. Mức độ thể hiện tình cảm trong quan hệ giao tiếp xã hội ..................... 59 Bảng 3.12. Đánh giá của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến TTCX ................ 60 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến trí tuệ cảm xúc ....................... 62 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của giáo dục của nhà trường đến trí tuệ cảm xúc .............. 64 Bảng 3.15. So sánh giá trị trung bình điểm số EQ của nhóm thực nghiệm ............. 68 5 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) là một khái niệm hiện đại đang được nghiên cứu và ứng dụng trong mọi lĩnh vực sống của con người. Các chuyên gia tâm lý đã khẳng định rằng: một khi cá nhân đã có tất cả các yếu tố trí tuệ cảm xúc, thậm chí chỉ với chỉ số thông minh trung bình, cá nhân đó có thể thành đạt trong cuộc sống, trong sự nghiệp. Ngược lại, những người có chỉ số thông minh cao nhưng thiếu hụt trong trí tuệ cảm xúc thì họ rất khó thành công trong cuộc sống, thậm chí ở vị trí thấp hơn những người có chỉ số thông minh trung bình nhưng có trí tuệ cảm xúc cao. Mặt khác, các nhà tâm lý học hiện đại khi nghiên cứu về EQ đã kết luận: hệ số trí tuệ cảm xúc không phải một đại lượng bất biến mà có thể thay đổi thông qua hoạt động. Vì vậy, mỗi cá nhân có thể luyện tập để nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình theo những bước nhất định với sự hướng dẫn của các chuyên gia tâm lý học. Trí tuệ cảm xúc là một hiện tượng tâm lý phức hợp có vai trò quan trọng trong sự thành công của hoạt động con người trong xã hội hiện đại. Vì vậy, tìm hiểu và xác định và phát triển trí tuệ cảm xúc của con người là một vấn đề cần có những nghiên cứu tiếp tục. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì CNH - HĐH, sinh viên là nguồn nhân lực lao động chất lượng cao phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, việc nghiên cứu, bồi dưỡng và phát triển trí tuệ nói chung, trí tuệ cảm xúc nói riêng cho sinh viên là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường hiệu quả hoạt động học tập, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, phát triển nhân cách toàn diện của sinh viên. Qua nghiên cứu thực tiễn, phần lớn sinh viên trường ĐHTN còn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với cuộc sống nói chung và hoạt động học tập nói riêng. Đồng thời khả năng tự rèn luyện nâng cao trí tuệ cảm xúc của họ còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, công tác giáo dục đào tạo trong nhà trường còn quá 6 chú trọng đến đào tạo chuyên môn nghiệp vụ mà chưa chú ý đúng mức đến công tác giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trí tuệ cảm xúc cho sinh viên - một yếu tố góp phần vào sự thành công trong hoạt động học tập cũng như trong cuộc sống của họ. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài : “Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên” được lựa chọn và tiến hành nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu thực trạng các mức độ trí tuệ cảm xúc và những yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐHTN, từ đó đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nhằm bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho các em, góp phần nâng cao kết quả học tập của họ. 3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐHTN. 3.2. Khách thể nghiên cứu: * Khách thể nghiên cứu thực trạng: 284 sinh viên trường ĐHTN: 133 SV khoa Kinh tế và 151 SV khoa Sư Phạm * Khách thể nghiên cứu thực nghiệm: 20 SV năm 1 thuộc khoa SP và khoa KT. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4.1. Khái quát một số vấn đề lí luận về trí tuệ, cảm xúc và trí tuệ cảm xúc, trí tuệ cảm xúc của sinh viên 4.2. Khảo sát thực trạng các mức độ của trí tuệ cảm xúc của SV trường ĐHTN. 4.3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp tác động nhằm góp phần nâng cao mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Khách thể nghiên cứu: 284 sinh viên thuộc năm1, năm 2, năm 3 thuộc khoa Sư Phạm và khoa Kinh Tế. * Địa bàn nghiên cứu: trường Đại học Tây nguyên * Thời gian nghiên cứu: tháng 04 năm 2008 đến tháng 12 năm 2008 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Chúng tôi giả định rằng trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐHTN còn ở mức độ thấp và chúng do nhiều yếu tố chi phối. Bằng các biện pháp tác động có thể nâng cao trí tuệ cảm xúc cho sinh viên trường Đại học Tây Nguyên. 7 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Phân tích, tổng hợp tài liệu, để tổng quan các vấn đề lí luận về trí tuệ cảm xúc. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp trắc nghiệm, phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động, nhằm khảo sát thực trạng và thử nghiệm một số biện pháp tác động nâng cao trí tuệ cảm xúc của sinh viên ĐHTN. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Dùng các công thức thống kê để xử lí và phân tích các kết quả nghiên cứu và phần mềm SPSS 1.3 for window. 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 8.1. Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về trí tuệ cảm xúc của sinh viên. 8.2. Chỉ ra được hiện trạng và thử nghiệm các biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc cho sinh viên trường ĐHTN. 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Mở đầu Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 8 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC 1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ CẢM XÚC Trí tuệ cảm xúc là một hiện tượng tâm lí mới biết đến gần đây nhưng có ảnh hưởng đáng kể đến nhiều lĩnh vực thuộc tâm lí học. Do có lịch sử nghiên cứu chưa nhiều nên việc xác định bản chất, cấu trúc, chẩn đoán về trí tuệ cảm xúc còn là một vấn đề khó khăn, phức tạp đối với tâm lý học hiện đại. Có thể khái quát một số hướng nghiên cứu trong nước và ngoài nước như sau: 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới E. Thorndike (1970), giáo sư tâm lý học ở trường Đại học tổng hợp Columbia - là một trong những người đầu tiên tìm cách nhận dạng trí tuệ cảm xúc mà lúc đó ông gọi là trí tuệ xã hội. Trí tuệ xã hội theo ông là “năng lực hiểu và kiểm soát mà một người đàn ông, đàn bà, con trai, con gái dùng để hành động một cách khôn ngoan trong các mối quan hệ của con người” [4, tr. 4]. Đó là một dạng năng lực mà sự có mặt của nó rất phong phú, từ công việc của người y tá, người gác cổng trong doanh trại, trong nhà máy, quầy bán hàng, nhưng nó cũng có những điều kiện được tiêu chuẩn hóa một cách chính thức ở phòng thí nghiệm. E. Thorndike đề nghị một số phương pháp đánh giá trí tuệ xã hội trong phòng thí nghiệm nhưng đó là một quá trình giản đơn: làm cho có sự phù hợp giữa những bức tranh có các khuôn mặt biểu lộ các cảm xúc khác nhau với việc nhận biết, mô tả đúng những xúc cảm đó. Năm 1937, Robert Thorndike và Saul Stern xem xét những cố gắng đo lường của E. Thorndike đưa ra. Họ nhận diện được 3 khu vực khác kề cận với trí tuệ xã hội có thể liên quan đến nó và thường lầm lẫn với nó, đó là: Thứ nhất là thái độ cá nhân đối với xã hội. Thứ hai là sự hiểu biết xã hội: những vấn đề đương đại và những thông tin chung về xã hội. Thứ ba là mức độ điều chỉnh xã hội của cá nhân: hướng nội và hướng ngoại được đo bằng những câu trả lời đối với các phiếu hỏi. 9 Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu Thorndike và Stern kết luận rằng, những cố gắng đo lường năng lực ứng xử với mọi người đã ít nhiều thất bại. Điều này có thể là do trí tuệ xã hội là một phức hợp gồm một số các năng lực khác nhau hoặc một phức hợp của một số lớn các thói quen và thái độ xã hội cụ thể. Nửa thế kỷ tiếp theo, các nhà tâm lý học hành vi và trào lưu đó lường IQ đã quay trở lại ý tưởng đo lường EI. Năm 1952, David Wechsler mặc dù vẫn tiếp tục phát triển các trắc nghiệm IQ của mình, cũng đã thừa nhận các năng lực xúc cảm như là một phần trong vô số các năng lực của con người [4, tr. 9]. Howard Gardner (1983) là người đã đưa ra mô hình đa trí tuệ nổi tiếng và ông cho rằng trí tuệ cá nhân gồm 2 loại: trí tuệ nội nhân cách (intrapersonal intelligence) và trí tuệ liên nhân cách (interpersonal intelligence) hay còn gọi là trí tuệ về bản thân và trí tuệ về người khác [7, tr. 10]. Reuven Bar - On(1985), nhà tâm lý học người Israel (quốc tịch Mỹ), là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ EQ (Emotional Intelligence Quotient) trong luận án tiến sĩ của mình. Sau đó, ông xuất bản tập EQ (Emotional Quotient Intelligence, 1997) - trắc nghiệm đầu tiên về trí tuệ cảm xúc. Ông đã nhận diện được 5 khu vực bao quát về mặt chức năng phù hợp với thành công trong cuộc sống gồm: Các kĩ năng làm chủ xúc cảm của mình. Các kĩ năng điều khiển xúc cảm liên cá nhân. Tính thích ứng (adaptability). Kiểm soát stress (stress management). Tâm trạng chung (general mood). Peter Salovey (đại học Yale - Mỹ) và John Mayer (đại học Newhampshine - Mỹ, 1990) đã công bố lý thuyết trí tuệ cảm xúc trong bài báo “trí tuệ cảm xúc”. Trong mô hình nguyên thủy của hai tác giả này, trí tuệ cảm xúc được xem như là năng lực làm chủ, điều khiển, kiểm soát xúc cảm, tình cảm của mình và của người khác cũng như năng lực sử dụng những thông tin này để dẫn dắt, định hướng cách suy nghĩ và hành động của một cá nhân. Sau một thời gian nghiên cứu, năm 1997 Mayer và Salovey chính thức định nghĩa trí tuệ cảm xúc: “trí tuệ cảm xúc như là năng lực nhận biết, bày tỏ xúc cảm, 10 hòa xúc cảm vào suy nghĩ, hiểu, suy luận với xúc cảm, điều khiển, kiểm soát xúc cảm của mình và của người khác” [8, tr.9]. Năm 1995, Daniel Goleman, tiến sĩ tâm lí học của Đại học Harward, người phụ trách chuyên mục khoa học tờ Time, tập hợp các kết quả nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và viết thành cuốn sách gây tiếng vang lớn ở Mỹ với nhan đề “trí tuệ cảm xúc: tại sao nó lại có thể quan trọng hơn IQ đối với tính cách, sức khỏe và sự thành công trong suốt cuộc đời?” (Emotional Intelligence - Why it can matter more than IQ for Character, Heath and Lifelong Achievement?). Từ đây trí tuệ cảm xúc trở thành yếu tố quan trọng để lựa chọn con người vào vị trí lãnh đạo. Ông khẳng định rằng: “Chúng ta có hai hình thức khác nhau của trí tuệ: trí tuệ lí trí và trí tuệ cảm xúc. Cách chúng ta hướng dẫn cuộc sống của mình được quyết định bởi hai loại trí tuệ ấy. Trí tuệ cảm xúc cũng quan trọng như IQ. Trên thực tế không có trí tuệ cảm xúc thì trí tuệ lí trí không thể hoạt động một cách thích đáng” [3, tr.28]. Quan niệm này không phải là sự giải thoát khỏi các cảm xúc và thay thế chúng bằng lí trí mà là tìm được sự cân bằng giữa hai mặt đó. D. Goleman nghiên cứu trí tuệ cảm xúc theo lý thuyết hiệu quả thực hiện công việc, ông xác định “ mô hình trí tuệ cảm xúc dựa trên lý thuyết này có thể ứng dụng trực tiếp vào khu vực - hiệu quả quản lí và hoàn thành công việc, đặc biệt trong dự đoán mức độ tối ưu của việc thực hiện công việc từ người bán hàng đến công việc của người quản lí” [3, tr.2 - 3]. Mô hình trí tuệ cảm xúc do D. Goleman đề xuất là một mô hình hỗn hợp gồm 5 lĩnh vực: Hiểu biết về xúc cảm của mình (Knowing one,s emotion) Quản lý xúc cảm (Managing Emotions) Tự thúc đẩy/ động cơ hóa mình (Motivating oneselt) Nhận biết xúc cảm của người khác (Recogninzing emotions in others) Xử lý các mối quan hệ (Handling relationships) Năm 1998, Daniel Goleman tiếp tục xuất bản cuốn “Làm việc với trí tuệ cảm xúc” (Working with Emotional Intelligence). So với mô hình và định nghĩa đầu tiên về trí tuệ cảm xúc của Salovey và Mayer, ông đã bổ sung 5 năng lực cảm xúc và xã 11 hội cơ bản là: năng lực tự ý thức, năng lực tự điều chỉnh, năng lực thúc đẩy, năng lực đồng cảm và các kĩ năng xã hội [4, tr.18]. Có thể nói D. Goleman là tác giả lớn của một loạt các tác phẩm về trí tuệ cảm xúc như: “Nghệ thuật lãnh đạo c
Luận văn liên quan