Đề tài Nguyên tắc tập trung dân chủ và ý nghĩa của nó trong quản lí hành chính nhà nước

Nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật, làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Các nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, từ Hiến pháp, các văn bản luật đến văn bản dưới luật. Điều này thể hiện tính pháp lý của các nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước.Có thể nói đây là một nguyên tắc vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Nó đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần không chỉ trong công tác quản lí hành chính nhà nước mà còn trong rất nhiều lĩnh vực như: quản lí nhà nước, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Cho đến nay việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ ra sao cho phù hợp vẫn còn là vấn đề mang tính thời sự về cả lí luận và thực tiễn.Với những lý do trên tôi xin chọn đề tài: “ Nguyên tắc tập trung dân chủ và ý nghĩa của nó trong quản lí hành chính nhà nước” để làm đề tài nghiên cứu cho bài tập học kì nhằm nghiên cứu kĩ hơn về sự vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính ở nước ta hiện nay, ý nghĩa của nó để từ đó đánh giá được những hạn chế của Nhà nước ta trong việc áp dụng nguyên tắc này.Bài viết của tôi sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót,rất mong các thầy cô cho ý kiến đống góp để bài viết này được hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn!

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3640 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nguyên tắc tập trung dân chủ và ý nghĩa của nó trong quản lí hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục: Lời mở đầu: Nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật, làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Các nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, từ Hiến pháp, các văn bản luật đến văn bản dưới luật. Điều này thể hiện tính pháp lý của các nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước.Có thể nói đây là một nguyên tắc vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Nó đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần không chỉ trong công tác quản lí hành chính nhà nước mà còn trong rất nhiều lĩnh vực như: quản lí nhà nước, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước... Cho đến nay việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ ra sao cho phù hợp vẫn còn là vấn đề mang tính thời sự về cả lí luận và thực tiễn.Với những lý do trên tôi xin chọn đề tài: “ Nguyên tắc tập trung dân chủ và ý nghĩa của nó trong quản lí hành chính nhà nước” để làm đề tài nghiên cứu cho bài tập học kì nhằm nghiên cứu kĩ hơn về sự vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính ở nước ta hiện nay, ý nghĩa của nó để từ đó đánh giá được những hạn chế của Nhà nước ta trong việc áp dụng nguyên tắc này.Bài viết của tôi sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót,rất mong các thầy cô cho ý kiến đống góp để bài viết này được hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn! Nội dung: 1. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc tập trung dân chủ: Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980 và Điều 6 Hiến pháp 1992 “…Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nguyên tắc này bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ; nghĩa là vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung. Không những ở nước ta, các nước xã hội chủ nghĩa cũng ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến pháp và cũng xác định là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Như vậy, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ phải là một hoạt động thường xuyên trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và của các cơ quan nhà nước nói riêng. 2. Giới thiệu khái quát về nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước: Tập trung và dân chủ là hai thành tố cấu thành một chỉnh thể thống nhất của nguyên tắc, tuy mâu thuẫn với nhau nhưng tác động biện chứng cùng chiều theo tỷ lệ thuận. Hai thành tố này ràng buộc chế ước lẫn nhau, tập trung phải dựa trên cái nền dân chủ và dân chủ phải dưới sự chỉ đạo của tập trung,phải có sự phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ với nhau,có mối quan hệ qua lại phụ thuộc và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong quản lí hành chính nhà nước thì tập trung nhằm đảm bảo thâu tóm quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện chính sách, pháp luật một cách thống nhất. Trong khi đó, dân chủ hướng tới mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lý, phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật .Nếu chỉ có sự lãnh đạo tập trung mà không mở rộng dân chủ thì sẽ tạo điều kiện cho các hành vi lạm quyền, tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng phát triển. Ngược lại, nếu không có sự lãnh đạo tập trung thống nhất, sự phát triển của xã hội sẽ trở thành tự phát. Lực lượng dân chủ sẽ bị phân tán, không đủ sức chống lại các thế lực phản động, phản dân chủ. Điều này sẽ làm nảy sinh tình trạng tùy tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương. Trong điều kiện hiện nay sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ là một yêu cầu khách quan của việc thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 3. Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước. Trong quản lí hành chính Nhà nước, tập trung dân chủ thể hiện quan hệ trực thuộc, chịu trách nhiệm và báo cáo của cơ quan quản lý trước cơ quan dân chủ; phân định chức năng, thẩm quyền giữa cơ quan quản lý các cấp, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung của cấp trên, của trung ương và quyền chủ động của cấp dưới. Ngoài ra, đó là hệ thống "song trùng trực thuộc" của nhiều cơ quan quản lý, bảo đảm sự kết hợp tốt nhất sự lãnh đạo tập trung theo ngành với quyền quản lý tổng thể của địa phương.Sự phân cấp rành mạch là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới tập trung – dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước. 3.1. Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Điều 6, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Hiến pháp của Nhà nước ta đã ghi nhận nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Người dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra để thay mặt họ trực tiếp thực hiện quyền lực đó.Để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương xuống địa phương đã được hình thành. Trong tổ chức và hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước luôn có sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Đầu tiên đó là cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, sáp nhập hay giải thể các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp. Ở trung ương, Quốc hội thành lập ra chính phủ và trao cho chính phủ nắm quyền hành pháp. Ở địa phương, các ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước ở địa phương. Các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước như bộ, cơ quan ngang bộ,cơ quan chuyên môn…đều do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp hay gián tiếp quyết định việc thành lập, thay đổi hay bãi bỏ. Trong hoạt động của mình các cơ quan hành chính nhà nước luôn chịu sự chỉ đạo, giám sát của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.Sự phụ thuộc nêu trên đều nhằm mục đích bảo đảm cho hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động,đồng thời đó chính là việc đảm bảo sự tập trung quyền lực vào hệ thống cơ quan quyền lực - cơ quan do dân bầu và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Mặt khác yếu tố dân chủ thể hiện rõ nét trong việc cơ quan quyền lực nhà nước trao quyền chủ động sáng tạo cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc chỉ đạo thực hiện pháp luật và các văn bản khác của cơ quan quyền lực nhà nước. Các cơ quan quyền lực nhà nước không can thiệp vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước mà tạo điều kiện thuận lợi cần thiết để các cơ quan này hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình là quản lí hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống quản lí xã hội. 3.2. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, của địa phương đối với trung ương. Sự phục tùng này đảm bảo cho cấp trên và trung ương tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương. Nếu thiếu sự phục tùng đó sẽ xảy ra tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo, quản lí tập trung của trung ương và cấp trên, làm nảy sinh tình trạng tùy tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương.Sự phục tùng ở đây được hiểu là sự phục tùng mệnh lệnh hợp pháp trên cơ sở quy định của pháp luật chứ không phải là sự phục tùng vô điều kiện. Sự phục tùng này biểu hiện ở cả hai phương diện tổ chức và hoạt động. Tất cả các yêu cầu, mệnh lệnh do cấp trên và trung ương đưa ra cấp dưới và địa phương có nghĩa vụ phải thực hiện.Mặt khác, cấp trên, trung ương cũng phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương về công tác tổ chức, hoạt động và về các vấn đề khác của quản lý hành chính nhà nước, phải tạo điều kiện để cấp dưới, địa phương phát huy sự chủ động, sáng tạo nhằm huy động mọi khả năng về trí tuệ,lao động…để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao chủ động thực hiện được "thẩm quyền cấp mình". Có như thế mới khắc phục tình trạng quan liêu, áp đặt ý chí, làm mất đi tính chủ động sáng tạo của địa phương, cấp dưới. 3.3. Việc phân cấp quản lí Phân cấp quản lí là sự chuyển giao thẩm quyền từ cấp trên xuống cấp dưới nhằm đạt được một cách có hiệu quả mục tiêu chung của hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Khi tiến hành phân cấp quản lí, đã có sự phân định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Mỗi cấp quản lý có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những phương tiện cần thiết để thực hiện một cách tốt nhất những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mình. Trong phạm vi thẩm quyền được giao mỗi cấp quản lý được phép tiến hành những hoạt động nhất định nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của mình.Phân cấp quản lý là một biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuy nhiên, điều này chỉ thực sự được thực hiện khi việc phân cấp quản lí đảm bảo được những yêu cầu sau đây: * Việc phân cấp quản lí phải xác định quyền quyết định của trung ương đối với những lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược để đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa của toàn xã hội, bảo đảm sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc. * Phải mạnh dạn giao quyền cho địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính chủ động tích cực và sáng tạo trong quản lý, tích cực phát huy sức người, sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà trung ương và cấp trên giao phó. Mạnh dạn phân cấp cho địa phương và cơ sở là biện pháp đảm bảo tập trung, tránh cho trung ương và cấp trên phải ôm đồm các công việc mang tính sự vụ thuộc về chức trách của địa phương và cơ sở. * Phải phân cấp quản lý cụ thể, hợp lý trên cơ sở quy định của pháp luật. Hạn chế tình trạng cấp trên gom quá nhiều việc, khi không làm xuể công việc ấy thì giao lại cho cấp dưới. *Phân cấp quản lý phải xác định chức năng cơ quan. Mỗi loại việc chỉ được thực hiện bởi một cấp cơ quan, hoặc một vài cấp cơ quan. Cấp trên không phải lúc nào cũng thực hiện được một số chức năng một cách có hiệu quả như cấp dưới. Phân cấp quản lí giữa các cấp trong bộ máy quản lí hành chính nhà nước là công việc hết sức phức tạp đòi hỏi phải xem xét từ nhiều yếu tố và góc độ khác nhau như: cơ sở kinh tế, xã hội, trình độ phát triển đồng đều về kinh tế, kết cấu hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc… Do đó, việc ban hành các quyết định về phân cấp quản lí cần phải có sự cân nhắc, tính toán kĩ lưỡng, hợp lí, tránh đưa ra những quyết định mang tính chung chung, tùy tiện. Tất cả các nội dung của việc phân cấp quản lí bao giờ cũng phải được thể hiện trong các văn bản pháp luật của các cấp có thẩm quyền. 3.4. Hướng về cơ sở Hướng về cơ sở là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lý tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hóa xã hội trực thuộc. Các đơn vị đó, trước hết là những tế bào của nền kinh tế quốc dân, nơi trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu các tài sản hợp pháp, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng được Nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ về vật chất, tinh thần. Các đơn vị văn hóa – xã hội của hệ thống các đơn vị cơ sở luôn được Nhà nước quan tâm, cung cấp những trang thiết bị cần thiết để hoạt động, giúp đỡ về vật chất, tinh thần nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất để các đơn vị này hoạt động có hiệu quả. Song song với những việc làm nêu trên, Nhà nước cũng cần có các chính sách và biện pháp quản lí một cách thống nhất và chặt chẽ tổ chức và hoạt động của hệ thống các đơn vị cơ sở. Có như vậy mới thúc đẩy mọi hoạt động của các đơn vị kinh tế, văn hóa – xã hội này phát triển một cách mạnh mẽ theo đúng định hướng của Nhà nước. 3.5. Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc hai chiều hay còn gọi là nguyên tắc song trùng trực thuộc. Sự phụ thuộc này thể hiện ở cả hai mặt tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và được pháp luật quy định một cách cụ thể. Ở địa phương, UBND các cấp trước hết có sự phụ thuộc vào HĐND cùng cấp (mối phụ thuộc ngang). Đồng thời, chúng còn có sự phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp trên trực tiếp (mối phụ thuộc dọc). Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (sửa đổi) quy định UBND do HĐND cùng cấp bầu ra…Kết quả bầu các thành viên của UBND phải được chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn, kết quả bầu các thành viên của UBND cấp tỉnh phải được Thủ tướng chính phủ phê chuẩn và ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và UBND cấp trên. UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và Chính phủ [3]. Mối phụ thuộc ngang tạo điều kiện cần thiết cho cấp dưới phát huy dân chủ, phát huy thế mạnh của địa phương để hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên đã giao phó. Mối phụ thuộc dọc giúp cho cấp trên có thể tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo hoạt động của cấp dưới, tạo nên một hoạt động chung thống nhất. Ví dụ như Sở Y tế Tỉnh Thanh Hóa một mặt phụ thuộc vào UBND Tỉnh Thanh Hóa mặt khác phụ thuộc vào Bộ Y tế ở cấp trung ương.Nguyên tắc phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của cả nước với lợi ích của địa phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích vùng lãnh thổ. 4. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang tính chất chỉ đạo hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội nhưng khi vận dụng vào thực tế, nguyên tắc này đã giúp cho công tác quản lý hành chính nhà nước đạt được những hiệu quả rất tốt trong việc tăng hiêu quả hoạt động của công tác quản lý hành chính nhà nước.Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ: “cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ phù hợp với yêu cầu nâng cao hiệu lực chỉ đạo, điều hành thống nhất và thông suốt của hệ thống hành chính nhà nước và của thủ trưởng cơ quan hành chính”. Dựa trên Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng có thể thấy rõ vai trò của tập trung được coi như là cơ sở của việc bảo đảm tính thống nhất, thông suốt trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Nói cách khác tập trung là yếu tố bảo đảm trật tự, kỉ cương, tạo cơ sở sức mạnh cho cả hệ thống các cơ quan hành chính. Còn dân chủ như một nhân tố giải phóng các tiềm năng, phát huy các năng lực sáng tạo, khuyến khích tính chủ động tích cực, dân chủ là cơ sở của tính đa dạng, của việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cấp dưới. Tuy nhiên, nếu bị tách rời, không bảo đảm thống nhất thì cả dân chủ và tập trung đều tiềm chứa những nguy cơ, những nhân tố tiêu cực tiềm tàng đối với phát triển. Dân chủ nếu không được kiểm soát, không bảo đảm sự tập trung thì sẽ bị méo mó với rất nhiều biểu hiện như cục bộ, phiến diện, phân tán và đến mức cao nhất là vô chính phủ. Còn nếu tập trung quá mức sẽ nảy sinh tình trạng quan liêu, mệnh lệnh áp đặt, độc đoán, chuyên quyền…kìm hãm dân chủ, thủ tiêu dân chủ, do vậy không phát huy được các tiềm năng cho sự phát triển. Cân bằng tối ưu giữa tập trung và dân chủ luôn là vấn đề phức tạp, vừa mang tính nguyên tắc, vừa là nghệ thuật trong quản lí, điều hành, đặc biệt là trong việc quản lí hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, Nghị quyết trung ương 8, khóa VII đã chỉ rõ “tập trung” và “dân chủ” là yếu tố quyết định sức mạnh và hiệu lực của bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nói riêng. Nguyên tắc tập trung dân chủ được quán triệt trong việc xây dựng các quy chế về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, được quy định cụ thể phù hợp với tính chất, chức năng của từng lĩnh vực hoạt động. Nguyên tắc này đã tăng cường sự lãnh đạo và điều hành tập trung thống nhất của Trung ương, đồng thời phát huy trách nhiệm và tính chủ động, sáng tạo của địa phương. Khắc phục cả hai khuynh hướng lệch lạc là phân tán cục bộ và tập trung quan liêu. “Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền. Các cơ quan cấp Trung ương có quyền quyết định những vấn đề ở tầm vĩ mô. Đồng thời phát huy tính chủ động và chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương. Đây là yêu cầu cơ bản của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước. Những ý nghĩa nêu trên của nguyên tắc tập trung dân chủ không chỉ phát huy tác dụng về mặt lí thuyết mà nó còn mang lại hiệu quả rất lớn trên thực tiễn. Những nội dung và yêu cầu cầu của nguyên tắc tập trung dân chủ đã thực sự trở thành tư tưởng chỉ đạo cho quá trình cải cách bộ máy nhà nước nói chung trong đó có cải cách bộ máy hành chính và đã thu được những thành tựu rất quan trọng trong gần 20 năm đổi mới. Biểu hiện thấy rõ nhất là trong hoạt động chấp hành, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước. Trong mỗi cơ quan hành chính đã từng bước thực hiện việc đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Thủ trưởng, cơ quan đơn vị hành chính được trao quyền nhiều quyền hạn hơn để độc lập tự quyết định và chịu trách nhiệm, không còn tính trạng tất cả đều đưa ra tập thể quyết định rồi phân công cho cá nhân thực hiện. Thành tựu quan trọng nhất trong việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ vào quản lí hành chính nhà nước phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường là việc hình thành thiết chế Thủ tướng Chính phủ của Hiến pháp 1992, theo đó Thủ tướng có chức năng, thẩm quyền quản lí riêng so với thiết chế Chính phủ, của hệ thống hành chính, tức là thực hiện chế độ thủ trưởng trong hoạt động của Chính phủ, của hệ thống hành chính. Trong hoạt động của Chính phủ đã có sự kết hợp giữa lãnh đạo tập thể của Chính phủ với vai trò chỉ đạo, điều hành của cá nhân, người đứng đầu Chính phủ theo đó phương thức điều hành của trung tâm đầu não bộ máy hành chính đã có bước chuyển biến cơ bản.Mặt khác, nguyên tắc tập trung dân chủ cũng đóng một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tổ chức, điều chỉnh và phân công lại quyền lực quản lí hành chính nhà nước theo hai hướng. Việc quyết định các cơ chế, chính sách, thể chế quản lí vĩ mô ngày càng mang tính tập trung, còn việc tổ chức thực thi chính sách, thể chế ngày càng chuyển xuống dưới thông qua quá trình phân cấp và phân công lại.Việc áp dụng  nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước đã giúp cho việc thực hiện quyền lực làm chủ của nhân dân (thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương) hoàn thiện hơn, người dân có thể thực hiện quyền giám sát của mình một cách hữu hiệu, tạo nên một cơ chế đảm bảo cho quần chúng tích cực tham gia vào công tác quản lý hành chính nhà nước.Đồng thời việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước cũng tạo nên một sự thống nhất về ý chí trong việc quản lý hành chính nhà nước, tạo ra sự nhịp nhàng, ăn khớp giữa các cơ quan, ngành khối trong toàn xã hội mà vẫn bảo đảm để cho các địa phương trong nước có quyền tự do tương đối trong việc định ra các hình thức phát triển khác nhau phù hợp với địa phương của mình tạo nên một sức mạnh tổng thể cho đất nước. Kết luận: Tập trung và dân chủ là một nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước khoa học, nhưng việc thực hiện đúng đắn nội dung của nguyên tắc này là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và vô cùng quan trọng. Chỉ khi nào chúng ta kết hợp được sự tập trung và dân chủ một cách hài hoà thì mới phát huy được hết vai trò của nguyên tắc này trong thực tế xã hội nước ta hiện nay.Việc tìm hiểu nguyên tắc tập trung dân chủ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộ
Luận văn liên quan