Đề tài Nông thôn trong phóng sự Văn học Việt Nam 1930 – 1945

Văn học Việt Nam 1930 – 1945 tuy diễn ra trong thời gian ngắn nhưng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc. Ở giai đoạn này, quá trình hiện đại hoá văn học được đã diễn ra với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên các thể loại. Trong xu thế đó, phóng sự là một thể tân văn cũng ra đời ngay từ những năm 30, khi văn học nước nhà đang tăng tốc lao vào quĩ đạo hiện đại hoá. Là một thể loại trung gian giữa báo chí và văn học, có tính tư liệu nhằm điều tra sự thực về một thực trạng xã hội nào đó nên chỉ trong thời gian ngắn, phóng sự đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, trở thành một thể loại “ăn khách”, tạo một lực hấp dẫn mạnh mẽ đối với độc giả. Những vấn đề mà ống kính phóng sự hướng tới để phản ánh là những vùng hiện thực nóng bỏng, nhức nhối của xã hội thực dân nửa phong kiến ở cả thành thị lẫn nông thôn, thậm chí cả mảng hiện thực ở các nhà tù vốn bị thực dân bưng bít. Là xã hội cơ bản là nông nghiệp, nông thôn chiếm đại đa số nên mảng phóng sự về nông thôn đã trở thành một đề tài thu hút nhiều cây bút tài năng và đã thu được những bức tranh đầy ấn tượng. Vì lẽ đó, khi nghiên cứu di sản phóng sự của giai đoạn 1930 – 1945, cần đi sâu hơn nữa vào mảng phóng sự viết về nông thôn để tìm hiểu, đánh giá đầy đủ hơn, đúng đắn hơn về những đóng góp của những cây phóng sự ở đề tài quan trọng này. Với những lý do đó, trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nhà nghiên cứu, luận văn tiến hành khảo sát một cách có hệ thống đề tài: “Đề tài nông thôn trong phóng sự Văn học Việt Nam 1930 – 1945” nhằm mục đích tìm ra những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật, thấy được những giá trị đặc sắc, khả năng sáng tạo độc đáo cũng như những hạn chế của những phóng sự về nông thôn giai đoạn 1930 –1945.

pdf98 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nông thôn trong phóng sự Văn học Việt Nam 1930 – 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Nguyễn Thị Bích Hòa Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀI THANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm trân trọng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quí thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc TS. Nguyễn Hoài Thanh - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cám ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài. Nguyễn Thị Bích Hòa MỞ ÐẦU 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Văn học Việt Nam 1930 – 1945 tuy diễn ra trong thời gian ngắn nhưng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc. Ở giai đoạn này, quá trình hiện đại hoá văn học được đã diễn ra với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên các thể loại. Trong xu thế đó, phóng sự là một thể tân văn cũng ra đời ngay từ những năm 30, khi văn học nước nhà đang tăng tốc lao vào quĩ đạo hiện đại hoá. Là một thể loại trung gian giữa báo chí và văn học, có tính tư liệu nhằm điều tra sự thực về một thực trạng xã hội nào đó nên chỉ trong thời gian ngắn, phóng sự đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, trở thành một thể loại “ăn khách”, tạo một lực hấp dẫn mạnh mẽ đối với độc giả. Những vấn đề mà ống kính phóng sự hướng tới để phản ánh là những vùng hiện thực nóng bỏng, nhức nhối của xã hội thực dân nửa phong kiến ở cả thành thị lẫn nông thôn, thậm chí cả mảng hiện thực ở các nhà tù vốn bị thực dân bưng bít. Là xã hội cơ bản là nông nghiệp, nông thôn chiếm đại đa số nên mảng phóng sự về nông thôn đã trở thành một đề tài thu hút nhiều cây bút tài năng và đã thu được những bức tranh đầy ấn tượng. Vì lẽ đó, khi nghiên cứu di sản phóng sự của giai đoạn 1930 – 1945, cần đi sâu hơn nữa vào mảng phóng sự viết về nông thôn để tìm hiểu, đánh giá đầy đủ hơn, đúng đắn hơn về những đóng góp của những cây phóng sự ở đề tài quan trọng này. Với những lý do đó, trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nhà nghiên cứu, luận văn tiến hành khảo sát một cách có hệ thống đề tài: “Đề tài nông thôn trong phóng sự Văn học Việt Nam 1930 – 1945” nhằm mục đích tìm ra những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật, thấy được những giá trị đặc sắc, khả năng sáng tạo độc đáo cũng như những hạn chế của những phóng sự về nông thôn giai đoạn 1930 –1945. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Phóng sự là một thể loại mới xuất hiện trong cuộc cách tân văn học, nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn, nó đã khẳng định được vị trí của mình. Trong vô số vấn đề nóng hổi của cuộc sống cần thể hiện, đề tài về nông thôn đã thu hút mạnh mẽ những cây bút phóng sự đương thời, một loạt phóng sự có giá trị xuất hiện tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về bộ mặt nông thôn Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những phóng sự viết về nông thôn Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Số lượng phóng sự đã xuất bản và in trên báo chí là khá nhiều. Song do điều kiện bị lưỡi kéo kiểm duyệt đương thời cắt bỏ hoặc do khả năng lưu giữ, thu thập đầy đủ các phóng sự về nông thôn Việt Nam 1930-1945 là rất khó khăn. Vì thế, luận văn chỉ tiến hành khảo sát những phóng sự chính yếu, có giá trị tiêu biểu, chọn lọc và trong khả năng còn sưu tầm được, những đoạn phóng sự được trích dẫn trong các từ điển, tuyển tậpcho phép việc tìm tòi, nghiên cứu những đặc điểm của phóng sự nông thôn Việt Nam 1930 -1945 như các phóng sự sau: -Đồng quê, Phi Vân, NXB Bốn Phương 1951. - Túp lều nát, Nguyễn Đổng Chi, NXB Văn học (in lần thứ 2), 1999. - Cơm thầy cơm cô, Vũ Trọng Phụng, NXB Văn học, 2004. - Một huyện ăn Tết, Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (tập 1). NXB Văn học, Hà Nội, 2005. - Việc làng và Tập án cái đình, Ngô Tất Tố, Việc làng-tác phẩm và dư luận, NXB Văn học, 2002. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở xác định đối tượng và mục đích nghiên cứu như trên, luận văn tiến hành khảo sát trong giới hạn sau: Thứ nhất, từ những kiến thức lí luận về phóng sự, khảo sát những bức tranh hiện thực về nông thôn Việt Nam ở hai khía cạnh : xã hội và con người. Qua đó thấy được những hiện thực đen tối và cả những bức tranh tươi đẹp của nông thôn Việt Nam. Thứ hai, khảo sát những giá trị và những hạn chế của những phóng sự về nông thôn Việt Nam 1930-1945 để thấy được những tư tưởng nhân đạo, nhân văn và những cách nhìn phiến diện, sai lầm về xã hội và con người nông thôn. Thứ ba, khảo sát về phương diện nghệ thuật: nghệ thuật khám phá hiện thực và khai thác tư liệu, nghệ thuật trần thuật, phong cách ngôn ngữ, giọng điệu để tìm thấy tài năng độc đáo của những phóng sự bậc thầy. Phạm vi nghiên cứu bao gồm hệ thống những vấn đề như trên nhằm đem lại một cái nhìn bao quát về những giá trị độc đáo, nổi bật của mảng phóng sự về nông thôn Việt Nam 1930-1945. 3. Lịch sử vấn đề Ngược dòng văn mạch của dân tộc, người đọc chứng kiến những văn tài trên thể văn phóng sự như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đổng Chi, Phi Vân những cây bút “tiền chiến” viết về đề tài nông thôn này đã để lại những kiệt tác bất hủ cho nền văn học Việt Nam. Thành tựu của phóng sự nói chung và đề tài nông thôn trong phóng sự nói riêng đã góp phần quan trọng hình thành nên chân dung của văn học Việt Nam. Căn cứ vào mốc lịch sử lớn có ý nghĩa đối với đời sống xã hội và văn học, chúng tôi chia lịch sử vấn đề phóng sự về nông thôn 1930 – 1945 thành 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1930 – 1945 - Giai đoạn 1945 – 1985 - Giai đoạn 1985 đến nay 3.1. Giai đoạn 1930 – 1945 Sau khi “dậy tiếng” với hàng loạt phóng sự về nông thôn, dư luận xôn xao trước sự bừng sáng của những cây phóng sự tài hoa. Nhiều luồng ý kiến ngợi ca, tôn vinh hoặc phản bác, phủ định bắt đầu xuất hiện. Đối với những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, có vô số ý kiến khác nhau. Nhưng tiêu biểu là ý kiến của Trương Tửu trên báo Tao đàn (số đặc biệt), tháng 12 – 1939, ông đánh giá Cơm thầy cơm cô cùng với một số phóng sự khác của Vũ Trọng Phụng là “nền móng đầu tiên của nghệ thuật phóng sự trong văn giới Việt Nam hiện đại (.) Trong các trang giấy đó, không có sự khinh bỉ, không có lòng thương hại, không có ác ý mỉa mai. Ngòi bút ông thật khách quan và vô tư.” [78, tr.144]. Ý kiến này dẫu còn mang nặng cảm tính nhưng bước đầu đã khẳng định vị trí hết sức quan trọng của phóng sự Cơm thầy cơm cô đối với nghệ thuật phóng sự Việt Nam. Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại (1938-1940) thì cho rằng Cơm thầy cơm cô là “một tập phóng sự hay nhất của Vũ Trọng Phụng. Ngòi bút tả chân của ông thật là tuyệt xảo khi ông tả những cảnh nghèo khổ.” Ông đánh giá cao chương VII (Bi hài kịch) và cho rằng “đây là chương tuyệt hay. Vui buồn, đủ cả, linh hoạt vô cùng và cũng thảm thiết vô cùng () chỉ mười một trang giấy mà biết bao tình nhân loại, biết bao nỗi thương tâm”. [55, tr.14]. Đặc biệt, Vũ Ngọc Phan nhận ra vai trò của “tố chất”, cái “giọng” phóng sự, con đường nghệ thuật của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Ngược lại với những ý kiến ngợi ca hết lời là thái độ xổ toẹt một cách thẳng thừng của Nhất Chi Mai trong bài :Ý kiến một người đọc: dâm hay không dâm? Đăng trên báo Ích hữu số 66, ngày 25/5/1937, vị chủ tướng của Tự lực văn đoàn này tỏ vẻ “phẫn uất, khó chịu, tức tối” khi nhắc tới những cảnh “con sen vạch quần để hở đùi non cho con chủ nhà trông thấy” và phản đối gay gắt là cần phải “vạch ra những cái bẩn thỉu, nhơ nhớp, dơ dáy của văn ông ta”. Năm 1944, trong “Cuốn sổ văn học”, Lê Thanh nhắc lại: “Khoảng những năm 1936, mấy tờ báo ở Hà Nội đua nhau trình bày những thể văn khiêu tình, gợi dục () những lời tự tình của bọn Cơm thầy cơm cô, những cử chỉ trơ trẽn của gái giang hồ” [69, tr.162]. Nhất Linh tỏ ra lợi hại khi đưa ra ý kiến này giữa lúc phong hoá đang suy đồi vì phong trào Âu hoá. Nhưng Nhất Linh lại chỉ tìm những dấu hiệu mà ông cho là “dâm uế” rồi trích dẫn theo kiểu “vạch lá tìm sâu” rồi qui kết toàn bộ giá trị của tác phẩm. Cách nhìn này là phiến diện một chiều, qui chụp cực đoan, không khoa học, và vì thế không có khả năng thuyết phục. Cũng như Cơm thầy cơm cô, Việc làng và Tập án cái đình vừa ra đời cũng đã gây được tiếng vang và được giới bình luận chú ý nhiều. Tiêu biểu là công trình nghiên cứu “Nhà văn hiện đại” (1938-1940) của Vũ Ngọc Phan. Trong tác phẩm này Vũ Ngọc Phan giới thiệu Việc làng với thái độ hết sức trân trọng và khẳng định. Ông gọi Ngô Tất Tố là “một tay kì cựu trong làng văn, làng báo Việt Nam”. Ông đánh giá cao Việc làng: “lời văn trong Việc làng đều bình dị như thế cả. Tập phóng sự về dân quê này thật là một tập phóng sự rất đầy đủ về lệ làng” [55, tr.202] Không ồn ào, sôi động như Cơm thầy cơm cô, Việc làng và Tập án cái đình ở đất Bắc, nhưng ở phương Nam, dư luận bắt đầu chú ý đến phóng sự Đồng quê của Phi Vân. Trong buổi lễ phát thưởng văn chương thủ khoa Nghĩa năm 1943, GS Nguyễn Văn Khiết đã dành những lời có cánh ca ngợi phóng sự Đồng quê của Phi Vân – tác phẩm được giải nhất cuộc thi văn chương của Hội Khuyến học Cần Thơ. Ông đánh giá cao nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này: “một ngọn bút tỉ mỉ mà linh hoạt, một giọng văn thành thật mà hữu duyên, không rườm rà mà đầy đủ”. Liền sau đó là liên tiếp các bài báo đăng tin, bình luận với thái độ trân trọng và khẳng định như tờ Ánh sáng văn chương, Nhật báo Việt Thanh, Hương hoa đất nước, Nhật báo thời cuộc, Nhật báo Tiếng dội. Ở giai đoạn này, giới nghiên cứu, bình luận chỉ mới chú ý đến tác phẩm phóng sự của những kiện tướng chủ nghĩa hiện thực mà chưa chú ý nhiều đến một số phóng sự khác. Có nhiều bài viết khác nhau, nhiều nhận xét khá tinh tế nhưng tất cả chỉ dừng lại ở những phóng sự viết về nông thôn một cách đơn lẻ mà chưa có cái nhìn tổng thể ở cấp độ một đề tài của một giai đoạn văn học. Thời kì này cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu riêng mà chủ yếu dừng lại một số ý kiến đăng tải trên các báo mà thôi. 3.2. Giai đoạn 1945 – 1985 Năm 1950, trong khi giảng về thể phóng sự cho các khoá đào tạo đội ngũ văn nghệ kháng chiến, Nguyễn Đình Lạp đề cao Vũ Trọng Phụng “là nhà phóng sự phong phú nhất, sâu sắc nhất” và đánh giá Cơm thầy cơm cô cùng với một số phóng sự khác “đã làm cho độc giả say mê” [32, tr.302]. Cũng với cảm hứng ngợi ca, Nguyên Hồng cho rằng: “Với hai thiên phóng sự đặc biệt Cơm thầy cơm cô và Lục xì và hai tiểu thuyết Số Đỏ và Giông tố, Vũ Trọng Phụng đã làm chuyển động cả dư luận văn học bấy giờ, giơ cao thêm ngọn cờ hiện thực, góp thêm một phần đấu tranh quyết liệt cho một nền văn học tiến bộ” [25, tr.175-176]. Phan Khôi khi đánh giá Cơm thầy cơm cô cùng các phóng sự khác cũng cho rằng họ Vũ là nhà văn “thông cảm và tố khổ cho hạng người Việt Nam bị coi là cặn bã” [23, tr.11]. Trong Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, tập III, các tác giả cuốn sách này tỏ ra khách quan hơn khi đánh giá Vũ Trọng Phụng có sở trường về phóng sự, các nhân vật trong Cơm thầy cơm cô là hạng người “vì đồng tiền mà trở thành lưu manh” [37, tr.342], và cũng phê phán việc họ Vũ “chú trọng tả cảnh dâm đãng của con người”, không tán thành với những “biện bác” của chính nhà văn. Không chỉ Cơm thầy cơm cô, Việc làng cũng tiếp tục lọt vào tầm ngắm của các nhà phê bình trong giai đoạn này. Trên tạp chí Văn nghệ số 54 năm 1954, Nguyên Hồng thừa nhận những đóng góp tích cực của Ngô Tất Tố trong việc phản ánh chân thật đời sống nông dân sau luỹ tre xanh: “Người nông dân giãy lên trên những dòng chữ của Ngô Tất Tố, chưa ánh lên cái sức đấu tranh nhưng sự thống khổ của họ đem phơi bày ra đã được một phần nào thật, thật trên cái đen tối của chế độ tàn bạo và ruỗng nát lúc bấy giờ”. [21, tr.44] Cũng trên Tạp chí Văn Nghệ, số 8 năm 1958, Bùi Huy Phồn cũng khẳng định đóng góp lớn nhất của Việc làng là phản ánh chân thực đời sống người dân quê, những thống khổ về tinh thần, gánh nặng của hủ tục mà trước đây khó có ai thấy được. Bùi Huy Phồn cũng rất khách quan khi phân tích một số hạn chế của Việc làng là do lập trường giai cấp của Ngô Tất Tố còn mơ hồ. Nhưng tác giả này cũng rộng lượng khi chỉ ra hạn chế này cũng không lấy gì làm lạ, bởi Ngô Tất Tố vốn xuất thân từ nhà nho, “Những tư tưởng Văn Thân, Đông Du lúc bấy giờ - tuy đã tan rã vì gặp nhiều thất bại - không tránh khỏi dư rớt lại trong ông. Rồi tiếp đến tư tưởng cải lương là con đường tất nhiên của lớp người trí thức đương thời khi họ chưa tìm được lối thoát”. [53, tr.205] Năm 1961, trên tạp chí văn Nghiên cứu văn học số 3, Nguyễn Đức Đàn – Phan Cự Đệ cũng nhận xét khá tinh tường: “Cái thành công của Ngô Tất Tố và cũng là biểu hiện cái nhìn đúng đắn của ông chính là ở chỗ thông qua việc miêu tả các hủ tục, nhà văn đã vẽ lên được cuộc sống khổ cực của nông dân và âm mưu của bọn cường hào địa chủ lợi dụng hủ tục để áp bức, bóc lột quần chúng”. Tác giả cũng chỉ ra cái nhìn hạn chế, đồng thời chỉ rõ ý nghĩa của tác phẩm trong hoàn cảnh chính trị và văn học lúc bấy giờ. Về nghệ thuật, tác giả nhận xét: “ngòi bút của ông khi nào cũng vững vàng, chắc chắn, lời văn bao giờ cũng bình dị, sáng sủa và cô đúc” [53, tr.227] Năm 1973, biên khảo về phóng sự được mở rộng hơn trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945. Cơm thầy cơm cô cùng với một số phóng sự khác được đánh giá “đã đưa Vũ Trọng Phụng lên hàng ông vua phóng sự đất Bắc”. Cũng trong tác phẩm này, Việc làng cũng được Nguyễn Đăng Mạnh ghi nhận những đóng góp về nội dung và nghệ thuật. Ông cảm nhận “lòng cảm thương sâu sắc đối với người nông dân” của Ngô Tất Tố. “Càng thông cảm với người nông dân bao nhiêu, Ngô Tất Tố lại càng căm ghét bọn cường hào địa chủ bấy nhiêu”. Nguyễn Đăng Mạnh cũng thừa nhận tài năng nghệ thuật của Ngô Tất Tố qua Việc làng, tuy quanh quẩn chủ yếu viết về nạn xôi thịt, nhưng với lối kể chuyện linh hoạt, người đọc không thấy đơn điệu. Ông đánh giá cao phóng sự này: “Việc làng là một tập án đanh thép về hủ tục và nạn cường hào ở nông thôn Việt Nam”. Vẫn tiếp tục luồng ý kiến thời “tiền chiến” với lối phê bình trực cảm, ấn tượng và ngợi ca một chiều, nhưng giai đoạn này đã có một bước tiến hơn giai đoạn trước: tiếp thu có phê phán trên quan điểm mĩ học duy vật, xuất hiện một số ý kiến với tinh thần khách quan hơn, không thiên lệch một chiều. Nhưng, cũng như giai đoạn trước, các ý kiến cũng chỉ tập trung ở các phóng sự của hai “kiện tướng” Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố về nông thôn Bắc Bộ là chủ yếu. Phóng sự viết về nông thôn Trung và Nam Bộ của Nguyễn Đổng Chi và Phi Vân vẫn chưa được đi sâu nghiên cứu. 3.3. Giai đoạn 1986 đến nay Năm 1986, cuộc đổi mới văn học đã tạo một bước đột phá cho việc tiếp nhận di sản văn học quá khứ. Phóng sự của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố được nhìn nhận ở một góc độ mới, các phóng sự của Nguyễn Trần Ai, Phi Vân nay đã được phát hiện để khám phá và bổ sung cho bức tranh nông thôn Việt Nam 1930 – 1945 được hoàn chỉnh. Sau một thời gian dài vắng bóng, Túp lều nát của Nguyễn Trần Ai và Đồng quê của Phi Vân lại được dư luận chú ý. Ngày 7-1-1996, GS Lê Phong viết bài “Thêm một cuốn sách góp vào di sản văn học hiện thực Việt Nam: Túp lều nát của Nguyễn Trần Ai” đăng trong lời Bạt của cuốn phóng sự này. Như một phát hiện mới, tác giả bày tỏ thái độ ngạc nhiên, thán phục và lấy làm tiếc cho sự biết đến tác phẩm này khá muộn màng: “84 trang Túp lều nát, ở thể loại phóng sự của Nguyễn Trần Ai, ngót 60 năm sau ngày sách ra đời, vẫn có thể đem lại đôi điều mới mẻ đối với tôi.() Sưu thuế và cường hào, nạn phù thu và lạm bổ, những oan khốc và bất cônghiện diện khá dày đặc trong Túp lều nát khiến cho không trang nào không gây nên sự thương tâm, phẫn nộ”[4, tr.129]. GS Phong Lê thừa nhận giá trị hiện thực và sức tố cáo mạnh mẽ của thiên phóng sự này đồng thời đánh giá cao sự ra đời của nó trong một bối cảnh đặc biệt này như là sự hưởng ứng cho những bức xúc của dân cày. Năm 1950, phóng sự Đồng quê của Phi Vân được một nhà văn Trung Quốc dịch ra tiếng bạch thoại tựa là Nguyên da năm 1950. Năm 2007, trên trang vannghesongcuulong.org.com, tác giả Trần Hữu Dũng viết bài “Phi Vân – nhà văn đồng quê rặt ròng Nam bộ” đã nhận xét tác phẩm này “đầy sức gợi tả sinh động, chắt lọc phương ngữ làm cho ngôn ngữ mang dáng dấp hiện đại hơn () miêu tả bức tranh nông thôn sông nước nghèo nàn, lạc hậu, bức bối với những tập tục mê tín, dị đoan, cảnh đời bị bóc lột bởi các hương chức lộng hành, đặt ra vấn nạn lớn phải gấp rút giải quyết cho nông thôn miền Nam” Cùng cảm hứng ngợi ca và khẳng định, tác giả Huỳnh Công Tín (ĐH Cần Thơ) cũng có bài Đồng quê, dân quê, tình quê trong sáng tác của Phi Vân trên trang vienvanhoc.org.vn cũng ghi nhận những đóng góp về mặt ngôn ngữ, khả năng miêu tả hiện thực của Phi Vân trong phóng sự này. Phóng sự Việc làng và Tập án cái đình tiếp tục được các nhà nghiên cứu giới thiệu trong công trình “Văn học Việt Nam 1900 – 1945” NXB Giáo dục Hà Nội 1997. Trong công trình này, Phan Cự Đệ khẳng định giá trị hiện thực và tính chiến đấu của hai phóng sự viết về nông thôn của Ngô Tất Tố: “Trong hai phóng sự “Tập án cái đình” và “Việc làng”, Ngô Tất Tố tìm cách phơi trần những sự thật xấu xa về các hủ tục ở nông thôn, xem đó là một cái gì vô lý “quái gở”, “mọi rợ” và đặt chính quyền thực dân trước nhiệm vụ phải giải quyết” [9, tr.490]. Với bài viết này, Phan Cự Đệ chỉ ra những thành công và hạn chế một cách khách quan về nội dung và nghệ thuật của hai phóng sự này. Cơm thầy cơm cô lại được chuyển thể thành phim Ánh sáng kinh thành cùng với Kỹ nghệ lấy Tây. Phóng sự này cũng tiếp tục chú ý, đáng kể là trong hội thảo kỉ niệm Vũ Trọng Phụng ngày 13-10- 1989 ở Hà Nội, Phó GS Nguyễn Hoành Khung khẳng định: “Chưa có phóng sự nào trước và sau Cách mạng có thể vượt được Cơm thầy cơm cô và Kỹ nghệ lấy Tây. Đọc thấy sợ và sướng lắm, viết phóng sự như thế thì thật tuyệt vời”. Đáng kể đến nhất trong giai đoạn này là công trình Văn học Việt Nam thế kỷ XX do Phan cự Đệ chủ biên xuất bản năm 2000. Ở công trình này, các phóng sự viết về nông thôn lần đầu tiên được nhìn nhận ở cấp độ dưới phạm vi một đề tài. Nhóm tác giả của công trình này chia phóng sự 1930-1945 thành hai đề tài chính: phóng sự viết về đời sống sinh hoạt ở thành thị và phóng sự viết về đời sống sinh hoạt ở nông thôn. Cuốn sách cũng chỉ ra một số tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài này như Làm dân, Xôi thịt (Trọng Lang), Việc làng, Tập án cái đình (Ngô Tất Tố), Cường hào (Nguyễn Đình Lạp), Cơm thầy cơm cô và Một huyện ăn Tết (Vũ Trọng Phụng), Bùn lầy nước đọng (Hoàng Đạo), Túp lều nát (Nguyễn Trần Ai), Đồng quê của Phi VânTác phẩm đi vào phân tích một số phóng sự để thấy những đóng góp về nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm cũng ghi nhận những đóng góp tích cực của các phóng sự trong việc phản ánh đúng sự thật đời sống của người nông dân sau luỹ tre xanh. Tuy nhiên, những đánh giá này vẫn còn sơ lược, đi theo từng tác phẩm, mà vẫn chưa có những nhận định mang tính khái quát. Năm 2004, Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến 1945, NXB Văn học do Tuấn Anh-Bích Thu chủ biên cũng đã tóm tắt sơ lược các phóng sự về nông thôn. Tuy nhiên, do phạm vi yêu cầu của một từ điển, do nhu cầu hệ thống hoá, nhu cầu kiểm duyệt lại các giá trị đang đặt ra vào thời điểm vừa kết thúc thế kỷ XX, các ý kiến cũng chỉ dừng lại ở việc liệt kê tóm tắt và có đánh giá sơ lược nội dung và nghệ thuật. Do mai một của nhiều tờ báo, sự thất lạc của nhiều tác phẩm, do những cách nhìn nhận đánh giá khác nhau, đặc biệt là đối với những tác phẩm viết về mặt trái của xã hội nên việc công bố, tái bản khá dè dặt. Vì thế, thành tựu của phóng sự chưa được bạn đọc biết đến đầy đủ. Nhiều luận văn Cao học, luận án Tiến si thực chất cũng chỉ dừng lại ở những tác giả, tác p
Luận văn liên quan