Đề tài Pháp luật nhượng quyền thương mại (Franchise) và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam)

Trong những năm gần đây Việt Nam có những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh phát triển. Việt Nam luôn được các nước trên thế giới đánh giá cao về sự ổn định chính trị và được nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới dành sự quan tâm đầu tư, có được sự quan tâm đó là do nước ta có nguồn nhân lực dồi dào với hơn 84 triệu người, là thị trường tiêu thụ tiềm năng, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao và ổn định ( trên 8%). Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức thứ 150 của WTO, và là một trong các thành viên tích cực của các tổ chức quốc tế và khu vực như: APEC, ASEAN.Điều này, mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các nhà kinh doanh cả trong và ngoài nước. Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng việc quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, phát triển nhanh thị trường, mở rộng nhanh thị phần và kiểm soát được hệ thống nhằm tạo được tiếng nói với thị trường là điều rất được quan tâm. Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại và để đáp ứng nhu cầu chính đáng đó, nhiều phương thức kinh doanh đã ra đời, phát triển rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những người hoạt động kinh doanh. Một trong những phương thức hiệu quả được nhiều thương nhân lựa chọn đó là phương thức “nhượng quyền thương mại”, tiếng Anh là “Franchise”. Nhượng quyền thương mại là một phương thức kinh doanh tiên tiến, được nhiều doanh nhân lựa chọn để kinh doanh và nó đang là phương thức mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nhân. Đặc biệt, với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, cụm từ “nhượng quyền thương mại” bắt đầu gây được sự chú ý của nhiều người, nhiều giới bởi ngày càng có nhiều thương hiệu lớn của nước ngoài “đổ bộ” vào Việt Nam thông qua hình thức kinh doanh này, cũng như có một số thương hiệu đã nhượng quyền thành công trong nước và nước ngoài. Điều đó đang từng ngày từng giờ góp phần vào công cuộc phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu về quản lý và thúc đẩy hoạt động NQTM phát triển, Việt Nam đã có các quy định khá cụ thể về NQTM như Luật thương mại 2005, Luật sở hữu trí tuệ 2005.và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các văn bản này đã được áp dụng tại Việt Nam và bước đầu đã mang lại những kết quả rất đáng ghi nhận, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện, vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, khó khăn làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước và các chủ thể tham gia quan hệ NQTM tại Việt Nam. Bởi vì một số nội dung trong các văn bản pháp luật chưa thực sự phù hợp với tình hình phát triển thực tế của hoạt động NQTM hiện nay tại Việt Nam, cũng như chưa có sự thống nhất giữa các đạo luật liên quan khi quy định về NQTM. Cụ thể như: Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ không phù hợp khi áp dụng cho “hợp đồng nhượng quyền phát triển khu vực” và “hợp đồng nhượng quyền thương mại hai cấp”; chưa giải quyết được mối quan hệ giữa NQTM và cạnh tranh; các quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin về NQTM chưa cụ thể; quy định về xử phạt vi phạm hành chính mới dừng lại ở mức định khung, chưa cụ thể và không đủ cơ sở để áp dụng trong thực tiễn. Sự phát triển mạnh mẽ của phương thức NQTM tại Việt Nam hiện tại và tương lai rất cần có sự điều chỉnh một cách khoa học và đầy đủ của hệ thống pháp luật trong nước. Việc điều chỉnh một cách khoa học và đầy đủ một mặt đáp ứng được nhu cầu hoạt động nhượng quyền thương mại đồng thời phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế về NQTM. Chính vì vậy việc tìm hiểu về phương thức NQTM thông qua các quy định pháp luật và qua đó thấy được những vướng mắc, bất cập khi áp dụng trong thực tiễn để đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về NQTM là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật nhượng quyền thương mại (Franchise) và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

doc83 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4946 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật nhượng quyền thương mại (Franchise) và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây Việt Nam có những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh phát triển. Việt Nam luôn được các nước trên thế giới đánh giá cao về sự ổn định chính trị và được nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới dành sự quan tâm đầu tư, có được sự quan tâm đó là do nước ta có nguồn nhân lực dồi dào với hơn 84 triệu người, là thị trường tiêu thụ tiềm năng, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao và ổn định ( trên 8%). Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức thứ 150 của WTO, và là một trong các thành viên tích cực của các tổ chức quốc tế và khu vực như: APEC, ASEAN...Điều này, mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các nhà kinh doanh cả trong và ngoài nước. Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng việc quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, phát triển nhanh thị trường, mở rộng nhanh thị phần và kiểm soát được hệ thống nhằm tạo được tiếng nói với thị trường là điều rất được quan tâm. Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại và để đáp ứng nhu cầu chính đáng đó, nhiều phương thức kinh doanh đã ra đời, phát triển rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những người hoạt động kinh doanh. Một trong những phương thức hiệu quả được nhiều thương nhân lựa chọn đó là phương thức “nhượng quyền thương mại”, tiếng Anh là “Franchise”. Nhượng quyền thương mại là một phương thức kinh doanh tiên tiến, được nhiều doanh nhân lựa chọn để kinh doanh và nó đang là phương thức mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nhân. Đặc biệt, với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, cụm từ “nhượng quyền thương mại” bắt đầu gây được sự chú ý của nhiều người, nhiều giới bởi ngày càng có nhiều thương hiệu lớn của nước ngoài “đổ bộ” vào Việt Nam thông qua hình thức kinh doanh này, cũng như có một số thương hiệu đã nhượng quyền thành công trong nước và nước ngoài. Điều đó đang từng ngày từng giờ góp phần vào công cuộc phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu về quản lý và thúc đẩy hoạt động NQTM phát triển, Việt Nam đã có các quy định khá cụ thể về NQTM như Luật thương mại 2005, Luật sở hữu trí tuệ 2005...và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các văn bản này đã được áp dụng tại Việt Nam và bước đầu đã mang lại những kết quả rất đáng ghi nhận, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện, vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, khó khăn làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước và các chủ thể tham gia quan hệ NQTM tại Việt Nam. Bởi vì một số nội dung trong các văn bản pháp luật chưa thực sự phù hợp với tình hình phát triển thực tế của hoạt động NQTM hiện nay tại Việt Nam, cũng như chưa có sự thống nhất giữa các đạo luật liên quan khi quy định về NQTM. Cụ thể như: Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ không phù hợp khi áp dụng cho “hợp đồng nhượng quyền phát triển khu vực” và “hợp đồng nhượng quyền thương mại hai cấp”; chưa giải quyết được mối quan hệ giữa NQTM và cạnh tranh; các quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin về NQTM chưa cụ thể; quy định về xử phạt vi phạm hành chính mới dừng lại ở mức định khung, chưa cụ thể và không đủ cơ sở để áp dụng trong thực tiễn... Sự phát triển mạnh mẽ của phương thức NQTM tại Việt Nam hiện tại và tương lai rất cần có sự điều chỉnh một cách khoa học và đầy đủ của hệ thống pháp luật trong nước. Việc điều chỉnh một cách khoa học và đầy đủ một mặt đáp ứng được nhu cầu hoạt động nhượng quyền thương mại đồng thời phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế về NQTM. Chính vì vậy việc tìm hiểu về phương thức NQTM thông qua các quy định pháp luật và qua đó thấy được những vướng mắc, bất cập khi áp dụng trong thực tiễn để đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về NQTM là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật nhượng quyền thương mại (Franchise) và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các qui định của pháp luật về NQTM được qui định trong Luật thương mại, các văn bản liên quan như: Luật cạnh tranh 2004, Luật sở hữu trí tuệ 2005, Bộ Luật dân sự 2005, Luật chuyển giao công nghệ 2006, Nghị định 35/2006/NĐ - CP, Thông tư số 09/2006/BTM... - Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại trong quá trình xuất hiện, tồn tại và phát triển hoạt động NQTM tại Việt Nam. 2.2. Phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Về lý luận: Đề tài này nghiên cứu về quy định của pháp luật về NQTM được quy định tại Luật thương mại và các văn bản liên quan như: Luật cạnh tranh 2004; Luật sở hữu trí tuệ 2005; Luật chuyển giao công nghệ 2006; Nghị định 35/2006/NĐ-CP... 2.2.2. Về thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động NQTM. Trên cơ sở đó, tìm ra những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về NQTM để đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về NQTM. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích của đề tài Khi nghiên cứu đề tài này, mục đích của tác giả nhằm: - Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về NQTM trên cơ sở các quy định của Luật thương mại và các văn bản liên quan về NQTM. - Đưa ra những bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về NQTM. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về NQTM. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài - Tập hợp các quy định của pháp luật về NQTM. - Nghiên cứu cơ sở lý luận NQTM được quy định trong Luật thương mại và các văn bản liên quan như: Luật cạnh tranh 2004, Luật sở hữu trí tuệ 2005, Bộ Luật dân sự 2005, Luật chuyển giao công nghệ 2006, Nghị định 35/2006/NĐ - CP, Thông tư số 09/2006/BTM... - Thu thập các số liệu về tình hình hoạt động NQTM ở nước ta trong những năm gần đây. - Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về NQTM. - Tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng các quy định pháp luật về NQTM chưa mang lại hiệu quả cao; từ đó có những kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về NQTM. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra, tác giả nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về NQTM; - Phương pháp thống kê để thấy được số lượng NQTM trong nền kinh tế; - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn nắm bắt được những khó khăn vướng mắc của cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện các quy định về NQTM và những khó khăn từ phía các bên nhượng quyền và bên nhận quyền thương mại; - Phương pháp so sánh giữa các quy định của pháp luật về NQTM theo Luật thương mại 2005 và các văn bản trước đây, các văn bản có liên quan khác. 5. Bố cục của đề tài Đề tài với tiêu đề: “Pháp luật nhượng quyền thương mại (Franchise) và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” được chia làm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, phần nội dung gồm 2 chương: Chương 1: Khái quát về nhượng quyền thương mại và pháp luật về nhượng quyền thương mại Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam Ngoài ra, còn có Lời cảm ơn; Bảng viết tắt; Phụ lục; Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 1.1. Khái quát về nhượng quyền thương mại 1.1.1. Lịch sử và các quan điểm về nhượng quyền thương mại 1.1.1.1. Lịch sử về nhượng quyền thương mại Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của phương thức kinh doanh nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII tại Châu Âu. Tuy nhiên, hoạt động franchise được chính thức thừa nhận khởi nguồn và phát triển là tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ XIX, khi mà Nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh đầu tiên cho đối tác của mình. Franchise thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi Thế Chiến II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này. Từ những năm 60, franchise trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, thành công không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở những nước phát triển khác như Anh, Pháp... Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn-nhà hàng đã góp phần “truyền bá” và phát triển franchise trên khắp thế giới. Ngày nay, franchise đã có mặt tại hơn 150 nước trên thế giới, riêng tại Châu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh doanh theo phương thức nhượng quyền [29, tr 1]. Nhận thấy lợi ích, hiệu quả của phương thức kinh doanh này, nhiều quốc gia đã có các chính sách khuyến khích phát triển franchise. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên luật hoá franchise và có các chính sách ưu đãi cho những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức franchise. Chính phủ các nước phát triển khác như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ý... cũng noi gương Hoa Kỳ, ban hành các chính sách thúc đẩy, phát triển hoạt động franchise, khuyến khích và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc bán franchise ra nước ngoài. Nhiều trung tâm học thuật, nghiên cứu chính sách về franchise của các chính phủ, tư nhân lần lượt ra đời, các đại học cũng có riêng chuyên ngành về franchise để đào tạo, đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế. Riêng tại Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, các quốc gia đã nhận thấy tác động của franchise đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quan trọng và là xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giải pháp phát triển kinh tế liên quan đến franchise đã được nghiên cứu, ứng dụng và khuyến khích phát triển. Năm 1992, Chính phủ Malaysia đã bắt đầu triển khai chính sách phát triển hoạt động kinh doanh nhượng quyền (Franchise development program) với mục tiêu gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, thúc đẩy và phát triển việc bán franchise ra bên ngoài quốc gia. Singapore, quốc gia láng giềng của Malaysia, cũng có các chính sách tương tự nhằm thúc đẩy, phát triển hoạt động nhượng quyền trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ như đào tạo, y tế, du lịch, khách sạn, nhà hàng... Gần đây nhất, kể từ thời điểm năm 2000, Chính phủ Thái Lan cũng đã có các chính sách khuyến khích, quảng bá, hỗ trợ việc nhượng quyền của các doanh nghiệp Thái Lan tại thị trường nội địa và quốc tế. Trung Quốc đang trở thành thị trường tiềm năng của các thương hiệu nước ngoài như: Mc Donald's, KFC, Hard Rock Cafe, Chilli's... đồng thời đây là cứ địa đầu tiên để các tập đoàn này bán franchise ra khắp Châu Á. Thông qua đó, hoạt động franchise của Trung Quốc trở nên ngày càng phát triển, Chính phủ Trung Quốc đã thay đổi thái độ từ e dè chuyển sang khuyến khích, nhiều thương hiệu đang được “đánh bóng” trên thị trường quốc tế thông qua các cuộc mua bán, sáp nhập nhằm chuẩn bị cho kế hoạch đẩy mạnh hoạt động nhượng quyền ra bên ngoài, được xem là một trong những động thái quan trọng để phát triển nền kinh tế vốn đang rất nóng của Trung Quốc. Ngày nay, nhiều tổ chức phi chính phủ với tôn chỉ thúc đẩy phát triển, hỗ trợ và quảng bá hoạt động franchise đã được thành lập. Điển hình là Hội đồng Franchise Thế giới (World Franchise Council), ra đời vào năm 1994, có thành viên là các hiệp hội franchise của nhiều quốc gia. Ngoài ra, một tổ chức uy tín và lâu đời nhất là Hiệp hội Franchise Quốc tế (International Franchise Association) được thành lập năm 1960, có khoảng 30.000 thành viên bao gồm các doanh nghiệp bán, mua franchise. Thông qua các tổ chức này, nhiều hoạt động có ích cho doanh nghiệp, cho các nền kinh tế quốc gia đã được thực hiện như: tổ chức các hội chợ franchise quốc tế; xây dựng niên giám franchise khu vực, và trên thế giới; hợp tác xuất bản các ấn phẩm chuyên ngành, các website để cung cấp thông tin cho mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đến franchise... Ở Việt Nam, franchise được xem manh nha xuất hiện vào giữa thập niên 90, khi mà đồng loạt xuất hiện hệ thống các quán cà phê Trung Nguyên trên khắp mọi miền đất nước. Mặc dù, cách làm của Trung Nguyên lúc đó không hoàn toàn là franchise, nhưng cũng phần nào thể hiện được những đặc trưng cơ bản của phương thức franchise. Trong thời gian đó, khái niệm franchise gần như xa lạ, chưa được luật hóa. Năm 1998, lần đầu tiên thông tư 1254/BKHCN/1998 hướng dẫn Nghị định 45/CP/1998 về chuyển giao công nghệ, tại mục 4.1.1, có nhắc đến cụm từ “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh – tiếng Anh gọi là franchise...”. Tháng 02/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ, trong đó có đề cập đến việc cấp phép đặc quyền kinh doanh cũng được xem là chuyển giao công nghệ, do đó chịu sự điều chỉnh của nghị định này. Tiếp đến, tại Điều 755 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định rằng hành vi cấp phép đặc quyền kinh doanh là một trong các đối tượng chuyển giao công nghệ. Kể từ năm 2006, franchise chính thức được luật hoá và công nhận. Luật Thương mại 2005 (có hiệu lực từ 01/01/2006) đã dành nguyên Mục 8 Chương VI để quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, đến ngày 25/5/2006 thì Bộ Thương mại ban hành Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Đây chính là những căn cứ pháp lý cơ bản nhất, tương đối đầy đủ để điều chỉnh và tạo điều kiện cho franchise phát triển tại Việt Nam. Năm 2004, Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới (WFC) đã tiến hành một cuộc điều tra với kết quả khẳng định rằng: đã tồn tại hơn 65 hệ thống franchise hoạt động tại Việt Nam, đa số là các thương hiệu nước ngoài. Mặc dù còn khá ít so với các quốc gia láng giềng, nhưng với tình thế hiện nay, khi franchise đã được luật hóa, Việt Nam chính thức bước qua cửa WTO, đã có nhiều nhận định rằng hoạt động franchise sẽ phát triển như vũ bão. 1.1.1.2. Các quan điểm về nhượng quyền thương mại Nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đã có nhiều khái niệm được nêu ra của nhiều trường phái khác nhau nhằm giải thích, hướng dẫn các đối tượng có nhu cầu thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại đạt hiệu quả. Tuy nhiên vì sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia nên các khái niệm có sự khác nhau. Vậy thực chất thuật ngữ nhượng quyền thương mại “Franchise” có nghĩa là gì? Theo Từ điển của Viện Ngôn Ngữ học thì Franchise là: “cho phép ai đó chính thức được bán hàng hóa hay dịch vụ của một công ty ở một khu vực cụ thể nào đó”. Còn Từ điển Webster của Anh thì định nghĩa “franchise là một đặc quyền được trao cho một người để phân phối hay bán sản phẩm của chủ thương hiệu”. Qua các định nghĩa trên, chúng ta thấy cả hai định nghĩa đều nêu ra nội dung cơ bản của NQTM nhưng quá ngắn gọn, chưa lột tả hết nội dung của từ “Franchise”. Để tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm NQTM, chúng ta nghiên cứu một số khái niệm khác về NQTM: - Khái niệm NQTM theo quan điểm của một số nước trên thế giới Thứ nhất, theo Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh quốc tế (The International Franchise Association), là hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã nêu ra khái niệm NQTM như sau: “Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: Bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình". Thứ hai, theo Uỷ Ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Trade Commission - FTC): Khái niệm một hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng theo đó Bên giao: “Hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận. Li-xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của Bên giao và yêu cầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản phí tối thiểu”. Thứ ba, theo quan điểm của Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU): “Khái niệm quyền thương mại là một tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng”. Nhượng quyền thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được nêu ở khái niệm trên. Thứ tư, khái niệm nhượng quyền thương mại của Mêhicô: Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ tháng 6 năm 1991 quy định: “Nhượng quyền thương mại tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ  hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành (operative methods), các hoạt động thương mại, hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu (brand owner) thiết lập, với chất lượng (quality), danh tiếng (prestige), hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó”. Thứ năm, khái niệm nhượng quyền thương mại của Nga: Chương 54, Bộ luật dân sự Nga Khái niệm bản chất pháp lý của “sự nhượng quyền thương mại” như sau: “Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên (Bên có quyền) phải cấp cho bên kia (Bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ...” [26, tr 2]. Khái niệm nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam Ở Việt Nam, khái niệm NQTM đã được quy định tại các văn bản như: Luật thương mại 2005 có hiệu lực ngày 1/1/2006 tại mục 8, điều 284 đã đề cập đến khái niệm nhượng quyền thương mại và các điều 284, 286, 287, 288, 289, 290, 291 qui định chi tiết các vấn đề liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại. Điều 284 qui định: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”. Ngoài ra, để hướng dẫn chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, chính phủ ban hành nghị định 35/2006/NĐ-CP và Bộ thương mại ban hành thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn chi tiết đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Có thể thấy, những cơ sở pháp lý trên đây đã cung cấp một cách khá đầy đủ khái niệm, các nguyên tắc và hướng dẫn cho việc tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. 1.1.2. Các hình thức nhượng quyền thương mại Hoạt động NQTM phát triển rất đa dạng và phong phú qua các thời kỳ, bao gồm nhiều hình thức khác nhau. Các học giả ở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPHP LU7852T V7872 NH4317906NG QUY7872N TH431416NG M7840I KHOA LUAN.doc
  • dockha lu7853n.doc
Luận văn liên quan