Đề tài Quy phạm xung đột về con nuôi có yếu tố nước ngoài

Các mục tiêu khó dung hòa về chế định con nuôi có yếu tố nước ngoài và những vấn đề về xây dựng quy phạm xung đột cân bằng Các xung đột pháp luật về con nuôi có yếu tố nước ngoài bắt nguồn từ sự khác biệt trong những quan niệm cơ bản về chế định. Thực vậy, trong khi ở một số nước, vấn đề con nuôi không được quy định trong pháp luật thì ở một số nước khác, ví dụ các nước theo pháp luật Hồi giáo truyền thống, vấn đề con nuôi bị nghiêm cấm tuyệt đối. Ngoài ra, một số quốc gia lại chỉ chấp nhận các trường hợp con nuôi trong nước và nghiêm cấm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; trong khi ở một số nước khác, pháp luật lại chỉ cho phép nhận nuôi các trẻ em tàn tật, mồ côi, bị bỏ rơi hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi (ví dụ các Điều 35 và 36 khoản 2b Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Việt Nam). Như vậy, các xung đột pháp luật trong trường hợp này liên quan cụ thể đến điều kiện nuôi con nuôi. Tương tự, liên quan đến hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, cũng tồn tại nhiều quan niệm khác nhau. Một số nước chấp nhận chế định "con nuôi không đầy đủ" theo đó, không cắt đứt quan hệ cha mẹ - con cái giữa con nuôi với cha mẹ đẻ, để con nuôi vẫn có quyền thừa kế trong gia đình huyết thống. Trong khi một số nước khác lại quy định chế định "con nuôi đầy đủ", với hệ quả là cắt đứt quan hệ cha mẹ - con cái giữa con nuôi với gia đình gốc. Québec và Việt Nam (dường như) thuộc vào nhóm nước thứ hai, còn Pháp lại cho phép cả hai chế định. Trên đây chỉ là hai loại hệ quả pháp lý, trên thực tế, còn có rất nhiều loại hệ quả pháp lý khác liên quan đến vấn đề con nuôi. Ví dụ, một số quốc gia còn cho phép cha mẹ đẻ, con nuôi hoặc cha mẹ nuôi chấm dứt việc nuôi con nuôi (Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 của Việt Nam) hoặc rút lại quyết định nuôi con nuôi trong khi đây lại là điều mà một số quốc gia khác không chấp nhận. Các xung đột pháp luật về con nuôi cần được giải quyết trên cơ sở tuân thủ các mục tiêu cơ bản như: Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em (Điều 35 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Việt Nam); trong một số trường hợp, đặc biệt là đối với trẻ mồ côi hoặc bị bỏ rơi, mục tiêu này đồng nghĩa với việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi con nuôi. Đảm bảo lợi ích cho trẻ em còn được thể hiện qua việc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trước những đối tượng trung gian, những người trong một số trường hợp chỉ hành động vì mục đích lợi nhuận hoặc thậm chí là mục đích phạm pháp như lạm dụng tình dục Như vậy, cần quy định các điều kiện nuôi con nuôi chặt chẽ để hạn chế tình trạng tất cả mọi người đều có thể được nhận con nuôi. Ngoài ra, cũng cần tôn trọng nguyện vọng của cha mẹ đẻ khi họ còn sống và thực sự muốn bảo đảm cho con mình một tương lai tốt đẹp hơn. Để thực hiện các mục tiêu này, tư pháp quốc tế của một quốc gia có hai sự lựa chọn: Một là, đi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi con nuôi, chẳng hạn bằng cách quy định cho phép áp dụng pháp luật của một trong số các nước có liên quan. Hai là, quy định rất chặt chẽ về nuôi con nuôi, bằng cách bắt buộc áp dụng kết hợp quy định pháp luật của tất cả các nước có liên quan (Việt Nam đi theo lựa chọn thứ hai; xem thêm Điều 37 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Việt Nam theo đó người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện để nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nơi người đó thường trú). Như vậy, xây dựng quy phạm xung đột cân bằng là một điều rất khó thực hiện. Ở đây, chúng ta có hai hệ thuộc: 1/ Hệ thuộc luật nhân thân (bao gồm luật quốc tịch, luật nơi cư trú hoặc nơi thường trú) của con nuôi (đồng thời cũng chính là hệ thuộc luật của cha mẹ đẻ). Hệ thuộc này quy định các điều kiện đối với con nuôi và cha mẹ đẻ (ví dụ điều kiện về quyết định đồng ý cho con nuôi ). 2/ Hệ thuộc luật nhân thân của người nhận con nuôi, quy định các điều kiện đối với người nhận con nuôi (ví dụ điều kiện về tài chính ). Tuy nhiên, ngoài các vấn đề nêu trên, một số vấn đề khác khó quy chiếu về một hệ thuộc cụ thể, ví dụ vấn đề về khoảng cách tuổi tác giữa con nuôi và người xin nhận con nuôi, hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi đối với những người có liên quan (ví dụ vấn đề cắt đứt quan hệ cha mẹ - con cái giữa cha mẹ đẻ với con nuôi).

doc11 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quy phạm xung đột về con nuôi có yếu tố nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY PHẠM XUNG ĐỘT VỀ CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI DẪN ĐỀ Các mục tiêu khó dung hòa về chế định con nuôi có yếu tố nước ngoài và những vấn đề về xây dựng quy phạm xung đột cân bằng Các xung đột pháp luật về con nuôi có yếu tố nước ngoài bắt nguồn từ sự khác biệt trong những quan niệm cơ bản về chế định. Thực vậy, trong khi ở một số nước, vấn đề con nuôi không được quy định trong pháp luật thì ở một số nước khác, ví dụ các nước theo pháp luật Hồi giáo truyền thống, vấn đề con nuôi bị nghiêm cấm tuyệt đối. Ngoài ra, một số quốc gia lại chỉ chấp nhận các trường hợp con nuôi trong nước và nghiêm cấm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; trong khi ở một số nước khác, pháp luật lại chỉ cho phép nhận nuôi các trẻ em tàn tật, mồ côi, bị bỏ rơi hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi (ví dụ các Điều 35 và 36 khoản 2b Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Việt Nam). Như vậy, các xung đột pháp luật trong trường hợp này liên quan cụ thể đến điều kiện nuôi con nuôi. Tương tự, liên quan đến hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, cũng tồn tại nhiều quan niệm khác nhau. Một số nước chấp nhận chế định "con nuôi không đầy đủ" theo đó, không cắt đứt quan hệ cha mẹ - con cái giữa con nuôi với cha mẹ đẻ, để con nuôi vẫn có quyền thừa kế trong gia đình huyết thống. Trong khi một số nước khác lại quy định chế định "con nuôi đầy đủ", với hệ quả là cắt đứt quan hệ cha mẹ - con cái giữa con nuôi với gia đình gốc. Québec và Việt Nam (dường như) thuộc vào nhóm nước thứ hai, còn Pháp lại cho phép cả hai chế định. Trên đây chỉ là hai loại hệ quả pháp lý, trên thực tế, còn có rất nhiều loại hệ quả pháp lý khác liên quan đến vấn đề con nuôi. Ví dụ, một số quốc gia còn cho phép cha mẹ đẻ, con nuôi hoặc cha mẹ nuôi chấm dứt việc nuôi con nuôi (Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 của Việt Nam) hoặc rút lại quyết định nuôi con nuôi trong khi đây lại là điều mà một số quốc gia khác không chấp nhận. Các xung đột pháp luật về con nuôi cần được giải quyết trên cơ sở tuân thủ các mục tiêu cơ bản như: Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em (Điều 35 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Việt Nam); trong một số trường hợp, đặc biệt là đối với trẻ mồ côi hoặc bị bỏ rơi, mục tiêu này đồng nghĩa với việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi con nuôi. Đảm bảo lợi ích cho trẻ em còn được thể hiện qua việc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trước những đối tượng trung gian, những người trong một số trường hợp chỉ hành động vì mục đích lợi nhuận hoặc thậm chí là mục đích phạm pháp như lạm dụng tình dục… Như vậy, cần quy định các điều kiện nuôi con nuôi chặt chẽ để hạn chế tình trạng tất cả mọi người đều có thể được nhận con nuôi. Ngoài ra, cũng cần tôn trọng nguyện vọng của cha mẹ đẻ khi họ còn sống và thực sự muốn bảo đảm cho con mình một tương lai tốt đẹp hơn. Để thực hiện các mục tiêu này, tư pháp quốc tế của một quốc gia có hai sự lựa chọn: Một là, đi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi con nuôi, chẳng hạn bằng cách quy định cho phép áp dụng pháp luật của một trong số các nước có liên quan. Hai là, quy định rất chặt chẽ về nuôi con nuôi, bằng cách bắt buộc áp dụng kết hợp quy định pháp luật của tất cả các nước có liên quan (Việt Nam đi theo lựa chọn thứ hai; xem thêm Điều 37 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Việt Nam theo đó người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện để nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nơi người đó thường trú). Như vậy, xây dựng quy phạm xung đột cân bằng là một điều rất khó thực hiện. Ở đây, chúng ta có hai hệ thuộc: 1/ Hệ thuộc luật nhân thân (bao gồm luật quốc tịch, luật nơi cư trú hoặc nơi thường trú) của con nuôi (đồng thời cũng chính là hệ thuộc luật của cha mẹ đẻ). Hệ thuộc này quy định các điều kiện đối với con nuôi và cha mẹ đẻ (ví dụ điều kiện về quyết định đồng ý cho con nuôi…). 2/ Hệ thuộc luật nhân thân của người nhận con nuôi, quy định các điều kiện đối với người nhận con nuôi (ví dụ điều kiện về tài chính…). Tuy nhiên, ngoài các vấn đề nêu trên, một số vấn đề khác khó quy chiếu về một hệ thuộc cụ thể, ví dụ vấn đề về khoảng cách tuổi tác giữa con nuôi và người xin nhận con nuôi, hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi đối với những người có liên quan (ví dụ vấn đề cắt đứt quan hệ cha mẹ - con cái giữa cha mẹ đẻ với con nuôi). Công ước La-Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài quy định về hợp tác giữa các cơ quan hành chính của các quốc gia thành viên và quy định về thẩm quyền xét xử và quy phạm thực chất áp dụng trong tư pháp quốc tế. Tuy nhiên, Công ước này không giải quyết vấn đề xung đột pháp luật. Để giải quyết thiếu hụt này, các quốc gia thành viên phải tự điều chỉnh bằng pháp luật quốc gia (ví dụ Đạo luật ngày 6 tháng 2 năm 2001 của Pháp, Nghị định ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Việt Nam) hoặc bằng các hiệp định hợp tác song phương (ví dụ như các Điều 8, 10, 11 Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Pháp và Việt Nam ký ngày 1 tháng 2 năm 2000). Ở Québec, Bộ luật Dân sự (BLDS) đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần; lần sửa đổi, bổ sung gần đây nhất là vào năm 1994, khi thông qua BLDS mới, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2004 (Luật hướng dẫn thi hành Công ước La-Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, L.Q. 2004, Chương 3, hiện nay chưa có hiệu lực). Tuy nhiên các lần sửa đổi này đều ít nhiều không đảm bảo được tính thống nhất của quy phạm pháp luật. Do vậy, án lệ buộc phải tự tìm ra giải pháp để đạt được các mục tiêu đã nêu trên. Trong phần trình bày của mình, tôi sẽ không đánh giá hay so sánh, các quy định pháp luật của Pháp và Việt Nam hay Hiệp định hợp tác song phương giữa Pháp và Việt Nam mà chỉ xin giới thiệu một cách vắn tắt một bước phát triển mới trong pháp luật Québec, ví dụ vấn đề đặt ra đối với nước tiếp nhận con nuôi và phương hướng giải quyết vấn đề này trên cơ sở tuân thủ các mục tiêu khó có thể dung hòa. I. VẤN DỀ VỀ NỘI DUNG CỦA QUYẾT DỊNH DỒNG Ý CHO CON NUOI BLDS Québec quy định quy phạm giải quyết xung đột như sau: Điều 3092. Các quy định điều chỉnh quyết định đồng ý cho con nuôi và điều kiện để trẻ em được nhận làm con nuôi là quy định pháp luật của nước nơi con nuôi cư trú. Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật của nước nơi người xin nhận con nuôi cư trú. Như vậy, pháp luật của nước nơi con nuôi cư trú sẽ quy định về quyết định đồng ý cho con nuôi và các điều kiện theo đó quyết định từ chối cho con nuôi của cha mẹ đẻ có thể ngăn cản việc xin nhận con nuôi. Pháp luật của nước nơi con nuôi cư trú cũng sẽ quy định trẻ em thuộc nhóm đối tượng nào thì có thể được nhận làm con nuôi. Ngược lại, pháp luật của nước nơi cư trú của người xin nhận con nuôi được áp dụng để xác định hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, về nguyên tắc là pháp luật Québec (Québec không có trẻ em thuộc diện được cho làm con nuôi). Quy định trên rất dễ hiểu, bởi vì đây là vấn đề liên quan đến môi trường sống sau này của con nuôi; quy định như vậy sẽ bảo đảm công bằng giữa các con nuôi lớn lên trong cùng một môi trường sống hoặc trong cùng một gia đình. Ngược lại, Điều 3092 không nêu rõ luật áp dụng đối với điều kiện về người xin con nuôi (trong trường hợp của Québec). Tuy nhiên, căn cứ vào một số điều của BLDS, chúng ta có thể ngầm suy luận rằng luật điều chỉnh điều kiện đối với người xin con nuôi là luật nơi cư trú của người xin con nuôi. Phương án giải thích pháp luật này đã được ghi nhận trong án lệ Québec. Ban đầu, các quy định này được bổ sung bằng các quy phạm thực chất nhằm áp dụng đối với nuôi con nuôi trong nước. Tuy nhiên, sau đó, các quy phạm này cũng được sử trong các trường hợp liên quan đến nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Như vậy, quá trình xin con nuôi đăng ký tại Québec phải trải qua hai giai đoạn: Ở giai đoạn một, Tòa án ra quyết định tạm giao con nuôi cho người nhận nuôi tại Québec. Nếu sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định tạm giao, mọi việc vẫn ổn thỏa thì Tòa án sẽ chuyển sang giai đoạn hai là ra quyết định cho nhận con nuôi tại Québec. Điều 568 quy định như sau: Điều 568. Trước khi ra quyết định tạm giao con nuôi cho người nhận nuôi, Tòa án phải đảm bảo rằng người xin nhận con nuôi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện nuôi con nuôi và đặc biệt là quyết định đồng ý cho con nuôi là quyết định hợp thức. Đồng thời, liên quan đến việc công nhận quyết định cho nhận con nuôi của nước ngoài, Điều 574 BLDS Québec còn bổ sung một điều kiện công nhận đặc biệt như sau: Điều 574. Tòa án được yêu cầu công nhận quyết định cho nhận con nuôi của Tòa án nước ngoài phải đảm bảo rằng các quy định về quyết định đồng ý cho con nuôi cũng như các điều kiện để trẻ được nhận làm con nuôi đã được tuân thủ. Như vậy, trước khi ra quyết định cho nhận con nuôi tại Québec, Tòa án Québec phải kiểm tra xem quyết định đồng ý cho con nuôi có hợp thức hay không; hoặc trước khi công nhận quyết định cho nhận con nuôi của nước ngoài, Tòa án Québec cũng phải đảm bảo rằng thẩm phán nước ngoài đã tuân thủ các quy định về quyết định đồng ý cho con nuôi. Trong trường hợp liên quan đến con nuôi có yếu tố nước ngoài, Điều 568 BLDS Québec quy định hai điều kiện: Một là phải có quyết định đồng ý cho con nuôi; hai là quyết định đồng ý cho con nuôi phải hợp thức. Như vậy, vấn đề đặt ra là tính hợp thức của quyết định đồng ý cho con nuôi sẽ được xác định theo pháp luật của nước nào? Tương tự, "các quy định" liên quan đến quyết định đồng ý cho con nuôi nêu tại Điều 574 BLDS Québec là quy định của pháp luật nước nào? Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 3092 BLDS Québec, pháp luật áp dụng đối với quyết định đồng ý cho con nuôi chỉ có thể là pháp luật của nước nơi con nuôi cư trú. Tuy nhiên, nếu giả sử quyết định đồng ý cho con nuôi được đưa ra hợp thức trên cơ sở tuân thủ pháp luật nước gốc của con nuôi, thì để đảm bảo việc tuân thủ quyết định này và tránh các xung đột có thể xảy ra, pháp luật nước ngoài (ví dụ là pháp luật Việt Nam), tức pháp luật quy định tính hợp thức của quyết định đồng ý cho con nuôi, sẽ giới hạn phạm vi nội dung của quyết định này như thế nào? Phạm vi này có bao gồm các điều kiện đối với người xin nhận con nuôi theo quan niệm của pháp luật nước đó hay không, ví dụ quy định về kết hôn giữa những người khác giới, quy định về khoảng cách tuổi tác? Tóm lại, các quy định này chủ yếu sẽ đặt ra vấn đề về phạm vi điều chỉnh của pháp luật nước nơi con nuôi cư trú đối với quyết định đồng ý cho con nuôi, ít nhất là trong 3 trường hợp sau: 1/ Khi pháp luật của nước nơi con nuôi cư trú không quy định về vấn đề con nuôi hoặc nghiêm cấm nuôi con nuôi; 2/ Khi pháp luật của nước nơi con nuôi cư trú cho phép nuôi con nuôi nhưng lại quy định các điều kiện đối với người xin nhận con nuôi chặt chẽ hơn pháp luật của nước nơi người xin nhận con nuôi cư trú và 3/ Khi pháp luật của nước nơi con nuôi cư trú quy định hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi khác với pháp luật của nước nơi người xin nhận con nuôi cư trú. 1. Luật áp dụng đối với quyết định đồng ý cho con nuôi Trường hợp cha mẹ đẻ và con nuôi cư trú tại một nước mà pháp luật không cho phép nuôi con nuôi(pháp luật của các nước Hồi giáo), nếu cha mẹ để đồng ý cho con nuôi, thì quyết định đồng ý cho con nuôi đó có hợp thức hay không ? Tòa án Québec sẽ giải quyết trường hợp này như thế nào ? (Vấn đề này không đặt ra đối với pháp luật Việt Nam vì Việt Nam có quy định về nuôi con nuôi). Vụ việc A.B.M.8 liên quan đến quyết định về việc giám hộ trẻ em cư trú tại Pakistan của Tòa án nước này. Lưu ý rằng Pakistan là nước theo pháp luật Hồi giáo truyền thống và không cho phép nuôi con nuôi. Khi Tòa án Pakistan ra quyết định, trẻ em thuộc diện giám hộ vẫn đang cư trú tại Pakistan; nhưng sau đó, trẻ đã được người giám hộ cư trú tại Québec đưa sang Québec. Vụ trưởng Vụ Bảo vệ trẻ em và Viện trưởng Viện Công tố Québec đã bác yêu cầu ra quyết định tạm giao con nuôi cho người nhận nuôi với lý do rằng quyết định đồng ý cho con nuôi và điều kiện để trẻ em được nhận làm con nuôi không phù hợp với pháp luật của nước nơi con nuôi cư trú, bởi vì Pakistan không cho phép nuôi con nuôi. Người xin nhận con nuôi đã lập luận rằng do con nuôi hiện đã cư trú ở Québec từ 2 năm nay, nên không thuộc phạm vi áp dụng của Điều 3092 BLDS Québec, bởi vì trường hợp này là nuôi con nuôi trong nước. Tòa án Québec công nhận rằng quyết định về việc giám hộ của Pakistan cho phép chuyển nơi cư trú của trẻ em thuộc diện giám hộ, nhưng trong trường hợp nuôi con nuôi, nơi cư trú của con nuôi phải là nơi cư trú gốc của con nuôi trước khi ra quyết định về việc giám hộ, tức là Pakistan. Tuy nhiên, Tòa án vẫn chấp nhận ra quyết định tạm giao con nuôi cho người nhận nuôi với lý do, tuy pháp luật Pakistan không cho phép nuôi con nuôi nhưng Pakistan lại có một tập quán theo đó một khi có quyết định về việc giám hộ, người giám hộ được phép đưa trẻ em thuộc diện giám hộ ra ngoài lãnh thổ của Pakistan để nhận làm con nuôi. Quyết định cho nhận con nuôi của nước ngoài sẽ được công nhận tại Pakistan. Như vậy, theo quan điểm của Tòa án Québec, trong một chừng mực nhất định, vẫn có thể coi là pháp luật Pakistan cho phép nuôi con nuôi. Cách giải thích rộng về thuật ngữ "pháp luật nơi cư trú" theo Điều 3092 BLDS Québec đã là một trong những yếu tố của phương án giải quyết thuận lợi cho việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Tóm lại, theo quy phạm xung đột của Québec, quyết định đồng ý cho non nuôi thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật nước nơi con nuôi cư trú. Điều này tương đối phù hợp khi hệ thuộc luật nơi cư trú tuân thủ nguyên tắc áp dụng pháp luật có liên quan chặt chẽ nhất đến vấn đề đang được xem xét9. 2. Luật áp dụng đối với điều kiện về người xin con nuôi. Vấn đề xác định luật áp dụng cũng được đặt ra đối với các điều kiện về người xin con nuôi ở Québec. Theo án lệ Québec, pháp luật Québec, tức pháp luật nơi người xin con nuôi cư trú, là pháp luật duy nhất có thẩm quyền điều chỉnh các điều kiện đối với người xin con nuôi tại Québec10. Về nguyên tắc, điều này khác với quy định tại Điều 37 Nghị định số 68 ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Việt Nam theo đó người xin con nuôi phải tuân thủ đồng thời các điều kiện (tối thiểu) của pháp luật Việt Nam (về nguyên tắc, có hiệu lực áp dụng với tư cách là pháp luật của nước mà con nuôi mang quốc tịch) và của pháp luật của nước nơi người xin con nuôi thường trú (xem thêm Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000). Tất nhiên, việc nuôi con nuôi chỉ có hiệu lực tại Québec nếu quyết định đồng ý cho con nuôi của cha mẹ đẻ hoặc của cơ quan có thẩm quyền đã được đưa ra một cách hợp thức và tuân thủ quy định pháp luật của nước nơi cư trú của cha mẹ đẻ hoặc của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đó. Theo quy định pháp luật của một số nước về điều kiện xin con nuôi, chỉ những người độc thân hoặc những cặp vợ chồng khác giới mới được xin con nuôi (xem thêm Điều 36 Nghị định số 68 ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Việt Nam), các trường hợp khác không được xon con nuôi, ví dụ các cặp vợ chồng đồng giới. Như vậy, nước gốc của con nuôi có thể quy định các điều kiện đối với công dân của nước mình hoặc công dân nước ngoài khi xin con nuôi tại nước mình. Về vấn đề này, Điều 36 Nghị định số 68 ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Việt Nam có quy định các điều kiện như sau đối với trẻ em cho làm con nuôi: « Trẻ em chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Vợ chồng phải là những người khác giới có quan hệ hôn nhân ». Về mặt văn bản, Điều 36, Nghị định 68 quy định các điều kiện này đối với trẻ cho làm con nuôi. Nhưng, như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể tự hỏi liệu đây có phải là điều kiện đối với trẻ cho làm con nuôi, hay là điều kiện đặt ra đối với người xin con nuôi thì đúng hơn ? Theo tôi, khi xem xét quy định tại Điều 36, thẩm phán Québec sẽ xếp các điều kiện này vào nhóm điều kiện đối với người xin con nuôi. Như vậy, về nguyên tắc, trước thẩm phán Québec, các điều kiện này sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật Québec, tức pháp luật của nước nơi người xin con nuôi cư trú (pháp luật Québec dường như cũng cho phép kết hôn giữa những người đồng giới) chứ không phải là pháp luật Việt Nam, tức pháp luật của nước nơi con nuôi cư trú. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể bác lại quyết định tạm giao con nuôi cho người xin nhận con nuôi nuôi giữ theo Điều 568 BLDS Québec hoặc quyết định công nhận quyết định cho nhận con nuôi của nước ngoài theo Điều 574 BLDS Québec, với lý do rằng quyết định đồng ý cho con nuôi của cha mẹ đẻ hoặc của cơ quan có thẩm quyền đã không được tuân thủ, bởi vì quyết định này thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật nước nơi cư trú của cha mẹ đẻ hoặc của cơ quan có thẩm quyền (Điều 3092 BLDS Québec). Đồng thời, khó có thể nói rằng quyết định này đã được đưa ra một cách hợp thức vì lợi ích của cặp vợ chồng đồng giới, khi điều này lại trái với quy định pháp luật của nước nơi cha mẹ đẻ cư trú. Như vậy, dù quyết định đồng ý cho con nuôi đã được đưa ra trên thực tế thì vẫn phải đảm bảo đây là quyết định hợp thức. Do đó, quyết định này sẽ không được coi là hợp thức theo pháp luật của nước nơi cha mẹ đẻ cư trú (pháp luật Việt Nam), trừ trường hợp pháp luật của nước này có quy phạm thực chất áp dụng trong tư pháp quốc tế quy định rằng cha mẹ đẻ hoặc cơ quan có thẩm quyền được phép ra quyết định đồng ý cho con nuôi cho người nước ngoài một cách hợp thức theo các điều kiện khác với nuôi con nuôi trong nước. Về vấn đề này, tôi xin lấy một vụ án đã được Tòa án Québec giải quyết làm ví dụ minh họa. Đó là Vụ án Pháp luật về gia đình - 369611 liên quan đến việc người xin con nuôi vi phạm một điều kiện của pháp luật nước nơi con nuôi cư trú. Cụ thể là, theo quy định của pháp luật Guinée, người xin con nuôi phải hơn con nuôi ít nhất 15 tuổi. Tuy nhiên, trong vụ việc này, người xin con nuôi đã không đáp ứng được tiêu chí đó. Điều này đã dẫn đến xung đột pháp luật giữa một bên là quy định về nghĩa vụ tuân thủ các quy phạm pháp luật về quyết định đồng ý cho con nuôi của cha mẹ đẻ và bên kia là quy định tại khoản 2 Điều 3092 BLDS Québec theo đó, pháp luật điều chỉnh điều kiện đối với người xin con nuôi là pháp luật của nước nơi người đó cư trú, tức pháp luật Québec. Thẩm phán đã khẳng định rằng các điều kiện đối với người xin con nuôi không nằm trong nhóm các điều kiện về quyết định đồng ý cho con nuôi hay nhóm các điều kiện về trẻ cho làm con nuôi thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 574. Do vậy, nội dung của quyết định đồng ý cho con nuôi chỉ liên quan đến các điều kiện đối với cha mẹ đẻ. Phương án giải thích theo hướng hạn chế này cũng có lý. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể bác lại phương án này với lý do đã nêu, đó là quyết định đồng ý cho con nuôi phải hợp thức (Điều 568 BLDS Québec) hoặc các quy định về quyết định đồng ý cho con nuôi phải được đảm bảo tuân thủ (Điều 574 BLDS Québec). Trong khi đó, pháp luật Guinée lại không cho phép người xin con nuôi làm điều này. Do vậy, có thể thấy rằng, trong pháp luật Guinée, một người dường như không được phép đồng ý đối với một hành vi mà pháp luật nhìn nhận là bất hợp pháp. Tuy nhiên, khi dẫn chiếu cụ thể đến vi phạm này, bản án của Tòa án Guinée vẫn chấp nhận cho nhận nuôi con nuôi. Quyết định của Tòa án Québec không đưa ra căn cứ của Tòa án nước ngoài trong việc nhận nuôi con nuôi trái với quy định của nội luật. Có thể, Tòa án Guinée đã xây dựng hoặc sử dụng một quy phạm thực chất riêng để áp dụng đối với vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài. Dù sao, Tòa án Québec cũng có căn cứ để xác định rằng các quy định về quyết định đồng ý cho con nuôi của pháp luật nước nơi cha mẹ đẻ cư trú đã được đảm bảo tuân thủ (ở đây, các quy định này có nguồn gốc án lệ hơn là quy định pháp luật). Chúng ta không thể chặt chẽ hơn Tòa án nước ngoài. 3. Luật áp dụng đối với hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi Vấn đề về tuân thủ quyế
Luận văn liên quan