Đề tài Rủi ro hệ thống ngân hàng và các cú sốc kinh tế

Hệ thống ngân hàng như là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Việc xem xét các biến động của cú sốc nền kinh tế với hành vi của hệ thống ngân hàng sẽ cho chúng ta một số gợi ý quan trọng về tầm quan trọng của các yếu tố chính của nền kinh tế vĩ mô trong việc hoạch định chính sách

pdf48 trang | Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rủi ro hệ thống ngân hàng và các cú sốc kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã số: ……………. RỦI RO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC CÚ SỐC KINH TẾ i TÓM TẮT ĐỀ TÀI Lý do chọn đề tài Hệ thống ngân hàng như là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Việc xem xét các biến động của cú sốc nền kinh tế với hành vi của hệ thống ngân hàng sẽ cho chúng ta một số gợi ý quan trọng về tầm quan trọng của các yếu tố chính của nền kinh tế vĩ mô trong việc hoạch định chính sách Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là xem xét làm thế nào các ngân hàng đối mặt với rủi ro vĩ mô và tính bất định; đặc biệt hơn, nó kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro hệ thống ngân hàng với sự thay đổi và sự gián đoạn trong các điều kiện nền kinh tế. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu của tôi được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu khoa học. Quan trọng nhất bài nghiên cứu chúng tôi sử dụng mô hình EGARCH (Mô hình Garch đa biến). Nội dung nghiên cứu: Chúng tôi tập trung nghiên cứu các hành vi phân nhóm, thông qua việc tất cả các ngân hàng đồng thời phản ứng lại cú sốc kinh tế. Đóng góp của đề tài : Bài nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của cú sốc kinh tế vĩ mô tới hành vi đồng nhất của các ngân hàng. Hƣớng phát triển của đề tài: Chúng tôi xem xét làm thế nào các ngân hàng, cũng như một nhóm ngân hàng, đối mặt với rủi ro vĩ mô và tính bất ổn của nền kinh tế. ii MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ iv DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. iv TÓM TẮT ............................................................................................................. 1 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................. 2 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................... 2 1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ............................................... 2 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY .................................. 3 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 10 3.1. Mô hình ........................................................................................ 10 3.2. Phƣơng pháp ƣớc tính EGARCH ............................................. 13 3.3. Dữ liệu .......................................................................................... 17 4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................... 18 4.1. Kết quả kiểm định biến trong mô hình EGARCH .................. 18 4.1.1. Thiết lập độ trễ ............................................................................................ 18 4.1.2. Kiểm định Unit Root Test ........................................................................... 19 4.2. Ƣớc lƣợng OLS của disp(lta) và disp(snonin) và những kiểm định ARCH ...................................................................................................... 20 4.3. Ƣớc lƣợng EGARCH của disp(lta) và disp(snonin) ................ 22 5. KẾT LUẬN ................................................................................................... 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 28 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 29 iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng anh Tiêng việt CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng (lạm phát) Disp(lta) the cross-sectional dispersion of lta Độ phân tán cross-sectional của lta (Tỷ lệ cho vay trên tài sản) Disp(snonin) the cross-sectional dispersion of snonin Độ phân tán của snonin (Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên thu nhập hoạt động) Dtl Aggregate measure of the degree of total leverage Thước đo mức độ đòn bẩy EGARCH Exponential general autoregressive conditional heteroskedastic Mô hình dạng EGARCH GDP Gross Domestic Product Tốc độ tăng trưởng Kalman filter Bộ lọc chuỗi biến thay đổi theo thời gian Lta loans-to-assets ratio Tỷ lệ cho vay trên tài sản Snonin The share of non-interest income in bank net operating income Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên thu nhập hoạt động iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Mô tả các biến ........................................................................................ 15 Bảng 2: Thống kê mô tả ...................................................................................... 19 Bảng 3: Ước lượng OLS cho disp(lta) và disp(snonin) ....................................... 20 Bảng 4: Kiểm định phương sai thay đổi hiệu ứng GARCH ................................. 21 Bảng 5: Với mỗi biến phụ thuộc – disp(lta) và disp(snonin) ............................... 22 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Tính dừng của chuỗi biến CPI ................................................................ 17 Hình 2: Tính dừng của chuỗi biến GDP .............................................................. 18 Hình 3: Kalman Filter cho biến dlt ....................................................................... 29 Hình 4: Thống kê mô tả ........................................................................................ 30 Hình 5: Ước lượng EGARCH cho biến lta (phương trình 1) ............................... 30 Hình 6: Ước lượng EGARCH cho biến lta (phương trình 2) ............................... 31 Hình 7: Ước lượng EGARCH cho biến lta (phương trình 3) ............................... 32 Hình 8: Ước lượng EGARCH cho biến snonin (phương trình 1) ........................ 33 Hình 9: Ước lượng EGARCH cho biến snonin (phương trình 2) ........................ 33 Hình 10: Ước lượng EGARCH cho biến snonin (phương trình 3) ...................... 34 Hình 11: Hiệu ứng ARCH cho biến lta (phương trình 1) .................................... 35 Hình 12: Ước tính EGARCH(1,1) cho biến lta (phương trình 1) ........................ 37 Hình 13: Ước tính EGARCH(1,1) cho biến lta (phương trình 2) ........................ 38 Hình 14: Ước tính EGARCH(1,1) cho biến lta (phương trình 3) ........................ 39 Hình 15: Ước tính EGARCH(1,1) cho biến snonin (phương trình 1) .................. 40 v Hình 16: Ước tính EGARCH(1,1) cho biến snonin (phương trình 2) .................. 41 Hình 17: Ước tính EGARCH(1,1) cho biến snonin (phương trình 3) .................. 42 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu xem xét làm thế nào các ngân hàng, cũng như một nhóm, đối mặt với rủi ro vĩ mô và tính bất định; đặc biệt hơn, nó kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro hệ thống ngân hàng với sự thay đổi và sự gián đoạn trong các điều kiện nền kinh tế. Theo phương pháp của Beaudry et al. (2001), tác giả giới thiệu quy trình ước tính mới dựa trên EGARCH để nâng cao chất lượng khuôn khổ được phát triển bởi Baum et al. (2002, 2004, 2009) và Quagliariello (2007, 2009), và tác giả phân tích mối quan hệ trong bối cảnh công nghiệp hiện tại, tức là, trong bối cảnh hoạt động ngân hàng dựa trên thị trường. Kết quả của tác giả xác nhận rằng các ngân hàng có xu hướng vận hành đồng nhất đối với tính bất định của nền kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, tác giả thấy rằng cả hai sự phân tán của các khoản vay trên tài sản và sự phân tán cross-sectional của phần thu nhập ngoài lãi co lại trong giai đoạn chậm tăng trưởng, đặc biệt trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính, khi độ đàn hồi của hệ thống ngân hàng tại mức thấp nhất. Quan trọng hơn, những phát hiện chính của tác giả chỉ ra rằng sự phân tán cross-sectional của các khoản vay trên tài sản đã tăng trong mười năm vừa qua, ngược lại sự phân tán cross- sectional của phần thu nhập ngoài lãi dường như biến động hơn và nhạy cảm với các cú sốc vĩ mô. 2 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, Việt Nam gây ấn tượng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Trong đó hoạt động ngân hàng chiếm vai trò quan trọng. Hệ thống ngân hàng như là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định và có hiệu quả, ngược lại khi hệ thống yêu kém. Nhưng bên cạnh đó tác động của các cú sốc kinh tế vĩ mô như lạm phát, chính sách, . đều có thể tác động tới hành vi của toàn bộ hệ thống, gây ảnh hưởng tới nền kinh tế. Sau năm 2007-2008, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tín dụng xấu đến toàn bộ thị trường, hoạt động của ngân hàng bị thu hẹp. Trước tình hình này, chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp nhằm làm giảm các cú sốc kinh tế vĩ mô. Mỗi khi có cú sốc kinh tế xuất hiện, các ngân hàng đồng nhất phản ứng lại cú sốc bên ngoài có thể dẫn đến rủi ro hệ thống tăng lên. Việc xem xét các biến động của cú sốc nền kinh tế với hành vi của hệ thống ngân hàng sẽ cho chúng ta một số gợi ý quan trọng về tầm quan trọng của các yếu tố chính của nền kinh tế vĩ mô trong việc hoạch định chính sách. Cụ thể xoáy sâu vào hoạt động cho vay nhằm giảm rủi ro của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, hiện nay với sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng, và mức độ ảnh hưởng của chúng tới nền kinh tế là rất lớn, nên tìm hiểu về vấn đề ảnh hưởng cú sốc kinh tế vĩ mô đến hoạt động ngân hàng là vấn đề cần thiết. Nhận thức được vấn đề này, chúng tôi đã chọn chủ đề “Rủi ro hệ thống ngân hàng và cú sốc vĩ mô” để làm đề tài nghiên cứu khoa học. 1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu tập trung xem xét làm thế nào các ngân hàng, cũng như một nhóm các ngân hàng, đối mặt với rủi ro vĩ mô và tính bất định; đặc biệt hơn, nó kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro hệ thống ngân hàng với sự thay đổi và sự gián đoạn trong các điều kiện nền kinh tế. Và chúng tôi đã dùng phương pháp EGARCH để xác định ảnh hưởng của cú sốc kinh tế vĩ mô tới hoạt động của ngân hàng. Chủ yếu là sự phân tán cross-sectional của các yếu tố 3 ngành như tỷ lệ khoản cho vay trên tài sản (lta) và thu nhập phi lãi trên thu nhập hoạt động (snonin). Phần còn lại của bài nghiên cứu được tổ chức như sau. Phần 2 trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây trên thế giới về lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm. Phần 3 đứa ra mô hình phân tích ảnh hưởng của cú sốc kinh tế vĩ mô tới rủi ro hệ thống ngân hàng. Kết quả của mô hình sẽ được trình bày ở phần 4. Cuối cùng, phần 5 kết luận, tóm lại kết quả nghiên cứu, nêu các đề xuất, hạn chế của chuyên đề và hướng nghiên cứu tiếp theo. 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY Nhiều bài nghiên cứu trước đây đã cố gắng tập trung vào loại hành vi phân nhóm, thông qua việc tất cả các ngân hàng phản ứng đồng thời với một thay đổi chế độ chung và phân bổ tài sản theo cách giống nhau một cách hợp lý. Ngoài ra còn có mức độ mà hệ thống ngân hàng hạn chế tác động từ cú sốc bên ngoài như: Bài nghiên cứu: “Some international evidence on output-inflation trade-offs” Lucas Jr., R.E., 1973: Bài nghiên cứu thể hiện các kết quả của một nghiên cứu thực nghiệm của sự cân bằng sản lượng – lạm phát thực, dựa trên chuỗi thời gian hàng năm từ 18 quốc gia qua các năm 1951-1967. Dữ liệu này được kiểm tra từ quan điểm của lý thuyết mà trung bình sản lượng thực không thay đổi dưới những thay đổi trong mẫu hình thời gian của tỷ lệ lạm phát, hay là có tồn tại một “giá tự nhiên” của sản lượng thực. Có 3 câu hỏi được đặt ra: (i) liệu rằng lý thuyết giá tự nhiên có dẫn đến những trình bày về mối quan hệ sản lương - lạm phát mà thực hiện một cách hài lòng trong một ý nghĩa kinh tế cho tất cả, hay hầu hết, của các quốc gia trong mẫu, (ii) sự hạn chế có thể kiểm tra được mà lý thuyết áp đặt lên mối quan hệ này hay không? Và (iii) những hạn chế này có phù hợp với những thí nghiệm gần đây hay không? Mô hình đưa ra 3 giả thiết quan trọng. Đầu tiên là sản lượng danh nghĩa được xác định trên tổng cầu của nền kinh tế, với các thành phần trong sản lượng thực và mức giá lớn phụ thuộc vào hành vi của cung lao động và hàng hóa. Thứ hai là thành phần “mức ổn định” chi phối hành vi cung ngắn hạn dẫn đến sự thiếu thông tin trên giá phù hợp với quyết định của họ. Thứ ba là giá không quan sát được làm cho tối ưu (hay “hợp lý”) trong những đặc điểm ngẫu nhiên của nền kinh tế. Lý thuyết phát triển theo lối này sẽ không đặt những hạn chế có thể kiểm tra được lên những hệ số của đường cong 4 Phillip hay những trình bày biểu thức đơn khác của sự cân bằng. Ví dụ, Chúng sẽ không ám chỉ rằng những thay đổi tiền lương được liên kết với những thay đổi mức giá với hệ số đơn vị, hay đường cong Phillip dài hạn phải ở điểm cao nhất. Chúng sẽ liên kết các tham số cung với các tham số điều chỉnh bản chất ngẫu nhiên của cầu thay đổi. Tác giả giả định rằng trong sự hiện diện của các vấn đề thông tin, những cú sốc tổng hợp có thể chi phối đến chất lượng tín hiệu của giá cả và bóp méo phân bổ nguồn lực ngân hàng một cách hệ thống. Để kiếm tra lý thuyết này, Baum et al. (2002, 2004, 2009) và Quagliariello. (2007, 2008, 2009) định nghĩa hành vi có hệ thống của ngân hàng về sự phân tán cross-sectional trong danh mục cho vay. Còn Baum et al. (2009) tìm ra rằng một sự tăng lên trong sự bất định vĩ mô một cách hệ thống tạo ra sự sụt giảm đáng kể trong sự phân tán cross-sectional của tỷ số khoản vay trên tài sản sau 1 năm. Bai nghiên cứu “The second moment matters: the impact of macroeconomic uncertainty on the allocation of loanable funds” Baum, C.-F., Caglayan, M., Ozkan, N., 2009: Bài nghiên cứu này điều tra cách những biến động trong sự bất định kinh tế vĩ mô bóp méo sự phân bổ những ngân hàng thương mại của quỹ có thể cho vay bằng phân tích độ phân tán của tỷ số tổng khoản cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng qua giai đoạn ¼ thế kỷ. Theo bài nghiên cứu tác giả tranh luận rằng các ngân hàng phải có được thông tin quý giá của những người đi vay trước khi kéo dài khoản vay với những khách hàng hiện tại và mới, sự không chắc chắn về các điều kiện kinh tế sẽ ảnh hưởng rõ rệt lên chiến lược cho vay trên những thời điểm của tập hợp kinh tế vĩ mô hay những ràng buộc được đưa ra bởi hành động của những người làm nên chính sách. Tác giả phỏng đoán rằng sự bất định cao hơn sẽ cản trở khả năng của các giám đốc tới việc dự đoán chính xác tỷ suất sinh lợi từ những cơ hội cho vay có sẵn. Trong nội dung nghiên cứu, tác giả mong đợi khi môi trường kinh tế vĩ mô tĩnh lặng thì các giám đốc ngân hàng sẽ dự đoán tỷ suất sinh lợi từ mỗi dự án tiềm năng dễ dàng hơn và kênh quỹ hướng tới các dự án với tỷ suất sinh lợi dự đoán cao hơn. Ngược lại, khi môi trường kinh tế rối loạn, khả năng dự đoán chính xác tỷ suất sinh lợi của các giám đốc ngân hàng sẽ bị cản trở, làm cho hành vi cho vay cẩn trọng hơn ở tất cả các ngân hàng. Những tranh luận này ám chỉ rằng trong thời gian sự bất định kinh tế 5 vĩ mô các ngân hàng sẽ vận hành đồng nhất hơn, lý do mà sự phân tán cross- sectional của tỷ số cho vay trên tài sản các ngân hàng nhỏ lại. Trong suốt thời gian các ngân hàng có sự bất định thấp sẽ vận hành theo cách riêng, dẫn đến tăng độ phân tán cross-sectional của tỷ số cho vay trên tài sản các ngân hàng. Trong quan điểm này, sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô sẽ thuận lợi hơn cho sự phân bổ hiệu quả của các quỹ có thể cho vay. Để kiểm định giả thiết tác giả đã sử dụng dữ liệu theo quý các ngân hàng Mỹ trong ¼ thế kỷ lấy từ Hệ thống dự trữ liên bang ngân hàng Thương mại và cơ sở dữ liệu công ty cổ phần ngân hàng. Và kết quả là cung cấp một hỗ trợ mạnh cho các giả thuyết rằng sự bất định kinh tế vĩ mô bóp méo sự phân bổ của các quỹ có thể cho vay của các ngân hàng. Tác giả tìm ra mối liên kết giữa đại diện cho sự bất định kinh tế vĩ mô và độ biến thiên cross-sectional của tỷ số nợ vay trên tài sản ngân hàng. Hành vi cho vay của các ngân hàng trở nên đồng nhất hơn trong thời gian sự bất định tăng. Kết quả của tác giả kiểm định chắc chắn sự đưa ra các biến khác kiểm soát cho các thay đổi trong chính sách tiền tệ và môi trường kinh tế vĩ mô: tỷ lệ quỹ Liên bang, tỷ lệ lạm phát, chỉ số dấu hiệu dẫn đầu, và dấu hiệu các thay đổi pháp lý. Qua các kiểm định thực nghiệm, tác giả đã tìm ra độ lớn của những ảnh hưởng của sự bất định kinh tế vĩ mô lên sự phân bổ các quỹ có thể cho vay là: một thay đổi 6% tới 10% disp(lta) các ngân hàng phản ứng gấp đôi đối với sự bất định kinh tế vĩ mô. Tác giả Christopher F. Baum trong bài nghiên cứu “The Impact of Macroeconomic Uncertainty on Bank Lending Behavior” cho rằng các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các ngân hàng là nguồn tín dụng nội địa chính trong thị trường tín dụng bằng chi phí thông tin trên các khoản vay, và mở rộng tín dụng trên thông tin liên quan tới điều kiện thị trường. Trong bài nghiên cứu này, tác giả cho rằng việc cho vay của các ngân hàng là một phần riêng biệt ảnh hưởng không chỉ tới chính sách tiền tệ và các momen của chỉ số kinh tế vĩ mô, mà còn có thể ảnh hưởng tới phương sai của tính bất ổn kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, tác giả đặt câu hỏi về tính bất ổn nền kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng tới phân phối cross-sectional của tỷ lệ cho vay trên tài sản. Tính bất ổn nhiều hơn về điều kiện kinh tế tương lai sẽ có ảnh hưởng hoàn toàn với chiến lược cho vay của ngân hàng. Tác giả kết luận, hành động của ngân hàng phản ứng lại tính bất ổn của nền kinh tế vĩ mô có thể là đồng nhất, cùng với hành động 6 mạnh mẽ của ngân hàng mạnh hơn trong các hoàn cảnh khác; giả thuyết này khẳng định lợi nhuận nhiều hơn và tỷ lệ lợi ích nhiều hơn sẽ dẫn đến tỷ lệ lta nhỏ hơn so với các ngân hàng lợi nhuận ít hơn. Christopher F. Baum, Mustafa Caglayan, Neslihan Ozkan trong bài nghiên cứu “The response of bank lending behavior to macroeconomic uncertainty” đã điều tra liệu rằng tính bất ổn nền kinh tế vĩ mô có thể làm sai lệch phân bổ của các ngân hàng vào các quỹ cho vay. Tác giả đặt giả thuyết rằng sự tăng tính bất ổn, độ phân tán cross-sectional của tỷ lệ cho vay trên tài sản có thể thu hẹp tính bất ổn kinh tế tốt hơn. Ngược lại, khi tính bất ổn thấp, tỷ suất inh lợi sẽ được dự đoán nhiều hơn dẫn đến sự phân bố không đều đối với quỹ cho vay của các ngân hàng. Do đó, tính bất ổn kinh tế vĩ mô giảm, các ngân hàng sẽ tái cân bằng lại danh mục đầu tư của họ, nguyên nhân cho sự phân phối cross-sectional của tỷ lệ cho vay trên tài sản được mở rộng, và cho phép phân bổ hiệu quả hơn quỹ cho vay so với giai đoạn tính bất ổn cao hơn. Cuối cùng, tác giả khẳng định ứng dụng lý thuyết danh mục đầu tư, tác giả chứng tỏ rằng phương sai của tính bất ổn nền kinh tế vĩ mô cao hơn chu kì kinh tế có thể ảnh hưởng tới quyết định phân bổ danh mục đầu tư của ngân hàng. Đặc biệt, khi tính bất ổn nền kinh tế là ít, các ngân hàng sẽ có nhiều hành động giống nhau hơn. Trong “A model of Shadow Banking” của các tác giả Nicola Gennaioli, Andrei Shleifer, And Robert W. Vishny đã giới thiệu mô hình bóng của ngân hàng, trong đó là các ngân hàng có các khoản vay thương mại, tập trung chúng lại trong các danh mục đầu tư và tài trợ cho các danh mục đầu tư bên ngoài với các khoản nợ không có rủi ro. Trong mô hình: tài sản của các nhà đầu tư bên ngoài điều chỉnh cầu nợ rủi ro và tăng tính bảo hiểm, tài sản ngân hàng và mức đòn bảy sẽ di chuyển cùng nhau, các ngân hàng trở nên liên kết với thị trường, và các ngân hàng sẽ tăng độ nhạy tới rủi ro hệ thống. Nhiều bài nghiên cứu trong giai đoạn tăng trưởng thấp và đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng đã chứng tỏ hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp nhiều rủi ro, bởi vì giá trị tài sản thế chấp giảm. Bài nghiên cứu “Credit cycles” (Kyotaki, N. Moore, J., 1997): Mục tiêu của bài nghiên cứu là mô hình hóa và phân tích sự tương tác giữa các hạn chế và tập hợp hoạt động kinh tế qua chu kỳ kinh doanh. Đặc biệt, làm cách nào sự hiệ
Luận văn liên quan