Đề tài Sự phát triển bền vững và môi trường

I. Lí do chọn đề tài. Những hoạt động của con người đã làm cho rất nhiều loài bị tuyệt chủng. Kể từ năm 1600 đến nay khoảng 21% các loài động vật và 1,3% các loài chim trên thế giới đã bị tuyệt chủng. Tốc độ tuyệt chủng của các loài trở nên ngày càng cao. Những loài còn sống sót thì cũng có nguy cơ đứng bên bờ của sự tuyệt chủng. Hơn 99% những sự tuyệt chủng thời cận đại là do con người gây ra . Sự ô nhiễm môi trường loại bỏ rất nhiều loài ra khỏi quần thể sinh học của chúng kể cả ở những nơi mà cấu trúc quần xã không bị ảnh hưởng lớn. Sự ô nhiễm môi trường bao gồm: sử dụng quá mức thuốc trừ sâu, các chất thải công nghiệp, phân bón hóa học và ô nhiễm không khí gây ra mưa axit, nitơ bị lắng đọng quá mức, các khí quang hóa và khí ôzôn. Như chúng ta đã biết khí hậu địa cầu có thể bị thay đổi trong thế kỷ XXI bởi vì lượng khí cacbonnic thải vào khí quyên quá lớn do quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch. Mức độ tăng nhiệt độ dự kiến sẽ nhanh đến mức nhiều loài không thê nào điều chỉnh được biên độ sống của chúng và sẽ bị tuyệt chủng. Hiện nay tình trạng nghèo khó vẫn diễn ra ở nông thôn. Việc cải tiến đạt hiệu quả cao hơn các phương pháp săn bắn và hái lượm, quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế đã thúc đẩy sự khai thác quá mức đối với rất nhiều loài, đẩy chúng đến sự tuyệt chủng. Các nền văn minh của các xã hội trước đây có những truyền thống, thói quen hạn chế khai thác tài nguyên quá mức, nhưng ngày nay, những truyền thống đó đã bị phá vỡ và con người vô tình hoặc hữu ý đã chuyển hàng ngàn loài đến những vùng đất mới trên thế giới. Một số loài nhập cư đã có tác động xấu đối với các loài bản địa dẫn đến dịch bệnh và động vật sống ký sinh thường gia tăng khi các loài động vật bị nuôi nhốt tại những khu bảo tồn thiên nhiên và không thể di chuyển đi lại trong một địa bàn rộn lớn. Động vật bị nuôi nhốt thường có tỷ lệ bị mắc bệnh cao và các bệnh dịch đôi khi lan truyền giữa các loài động vật có quan hệ họ hàng với nhau. Đó chính là lý do của việc lựa chọn đề tài thảo luận về môi trường và sự phát triển bền vững II. Mục tiêu nghiên cứu việc lựa chọn đề tài thảo luận về sự phát triển bền vững, lí luận và thực tiễn nhằm các mục đích sau:  Phân tích các ảnh hưởng của môi trường đối với sự phát triển kinh tế  Nhận thức rõ các nguy cơ, mặt lợi, mặt hại của sự phát triển kinh tế đến đời sống xã hội, môi trường, con người hiện tại và tương lai Từ đó có thể suy nghĩ về những giải pháp hài hòa giữa sự phát triển và bảo vệ môi trường, nhắm đến một sự phát triển bền vững. III. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này thông qua việc thu thập, phân tích các tài liệu có liên quan đến sự phát triển bền vững, các bài báo, các tác phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước, nước ngoài đã được công bố, các tài liệu, giáo trình môn kinh tế phát triển, các số liệu thống kê, các quan sát thực tế. IV. Phạm vi nghiên cứu  Đề tài này chỉ nghiên cứu trong phạm vi “Sự phát triển bền vững và môi trường”

doc37 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2411 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự phát triển bền vững và môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I PHẦN MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài. Những hoạt động của con người đã làm cho rất nhiều loài bị tuyệt chủng. Kể từ năm 1600 đến nay khoảng 21% các loài động vật và 1,3% các loài chim trên thế giới đã bị tuyệt chủng. Tốc độ tuyệt chủng của các loài trở nên ngày càng cao. Những loài còn sống sót thì cũng có nguy cơ đứng bên bờ của sự tuyệt chủng. Hơn 99% những sự tuyệt chủng thời cận đại là do con người gây ra . Sự ô nhiễm môi trường loại bỏ rất nhiều loài ra khỏi quần thể sinh học của chúng kể cả ở những nơi mà cấu trúc quần xã không bị ảnh hưởng lớn. Sự ô nhiễm môi trường bao gồm: sử dụng quá mức thuốc trừ sâu, các chất thải công nghiệp, phân bón hóa học và ô nhiễm không khí gây ra mưa axit, nitơ bị lắng đọng quá mức, các khí quang hóa và khí ôzôn. Như chúng ta đã biết khí hậu địa cầu có thể bị thay đổi trong thế kỷ XXI bởi vì lượng khí cacbonnic thải vào khí quyên quá lớn do quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch. Mức độ tăng nhiệt độ dự kiến sẽ nhanh đến mức nhiều loài không thê nào điều chỉnh được biên độ sống của chúng và sẽ bị tuyệt chủng. Hiện nay tình trạng nghèo khó vẫn diễn ra ở nông thôn. Việc cải tiến đạt hiệu quả cao hơn các phương pháp săn bắn và hái lượm, quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế đã thúc đẩy sự khai thác quá mức đối với rất nhiều loài, đẩy chúng đến sự tuyệt chủng. Các nền văn minh của các xã hội trước đây có những truyền thống, thói quen hạn chế khai thác tài nguyên quá mức, nhưng ngày nay, những truyền thống đó đã bị phá vỡ và con người vô tình hoặc hữu ý đã chuyển hàng ngàn loài đến những vùng đất mới trên thế giới. Một số loài nhập cư đã có tác động xấu đối với các loài bản địa dẫn đến dịch bệnh và động vật sống ký sinh thường gia tăng khi các loài động vật bị nuôi nhốt tại những khu bảo tồn thiên nhiên và không thể di chuyển đi lại trong một địa bàn rộn lớn. Động vật bị nuôi nhốt thường có tỷ lệ bị mắc bệnh cao và các bệnh dịch đôi khi lan truyền giữa các loài động vật có quan hệ họ hàng với nhau. Đó chính là lý do của việc lựa chọn đề tài thảo luận về môi trường và sự phát triển bền vững Mục tiêu nghiên cứu việc lựa chọn đề tài thảo luận về sự phát triển bền vững, lí luận và thực tiễn nhằm các mục đích sau: Phân tích các ảnh hưởng của môi trường đối với sự phát triển kinh tế Nhận thức rõ các nguy cơ, mặt lợi, mặt hại của sự phát triển kinh tế đến đời sống xã hội, môi trường, con người hiện tại và tương lai Từ đó có thể suy nghĩ về những giải pháp hài hòa giữa sự phát triển và bảo vệ môi trường, nhắm đến một sự phát triển bền vững. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này thông qua việc thu thập, phân tích các tài liệu có liên quan đến sự phát triển bền vững, các bài báo, các tác phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước, nước ngoài đã được công bố, các tài liệu, giáo trình môn kinh tế phát triển, các số liệu thống kê, các quan sát thực tế. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này chỉ nghiên cứu trong phạm vi “Sự phát triển bền vững và môi trường” CHƯƠNG II NỘI DUNG CƠ SỞ LÍ LUẬN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ NỘI DUNG KHÁI NIỆM Tiền đề lịch sử Sau thế chiến thế giới II, Chủ nghĩa tư bản tự do phát triển mạnh ở các quốc gia Tây phương, với mục đích khai thác nhanh chóng nguồn tài nguyên không được tái tạo, nhằm có được khoản lợi nhuận khổng lồ trong một thời gian ngắn nhất; Sự gia tăng dân số, đặc biệt tại các nước thuộc thế giới thứ 3 đã tiêu thụ một khối lượng lớn nguồn năng lượng chưa kịp tái tạo. Đây là hai trong số nhiều sự kiện tạo lên động thái mới trên thế giới đương đại: "Khủng hoảng môi trường tự nhiên, gia tăng khác biệt xã hội ". Thực tế này cần thiết một sự điều chỉnh hành vi của con người Tháng 4 năm 1968: Tổ chức The Club of Rome được sáng lập, đây là một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho việc nghiên cứu "Những vấn đề của thế giới" - một cụm từ được đặt ra nhằm diễn tả những vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường và công nghệ trên toàn cầu với tầm nhìn lâu dài. Tổ chức này đã tập hợp những nhà khoa học, nhà nhiên cứu, nhà kinh doanh cũng như các nhà lãnh đão của các quốc gia trên thế giới (bao gồm cả Tổng thống Liên xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov và Rigoberta Menchú Tum). Trong nhiều năm, The Club of Rome đã công bố một số lượng lớn các báo cáo, bao gồm cả bản báo cáo The Limits to Growth (Giới hạn của sự tăng trưởng) - được xuất bản năm 1972 đề cập tới hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh, sự hữu hạn của các nguồn tài nguyên... Tháng 6 năm 1972: Hội nghị của Liên Hợp Quốc về con người và môi trường được tổ chức tại Stockhom, Thụy Điển được đánh giá là là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Một trong những kết quả của hội nghị lịch sử này là sự thông qua bản tuyên bố về nguyên tắc và kế hoạch hành động chống ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc cũng được thành lập. Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Năm 1984: Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã ủy nhiệm cho bà Gro Harlem Brundtland, khi đó là Thủ tướng Na Uy, quyền thành lập và làm chủ tịch Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (World Commission on Environment and Development - WCED), nay còn được biết đến với tên Ủy ban Brundtland. Tới nay, ủy ban này đã được ghi nhận có những công hiến rất giá trị cho việc đẩy mạnh sự phát triển bền vững. Năm 1987: Hoạt động của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới trở nên nóng bỏng khi xuất bản báo cáo có tựa đề "Tương lai của chúng ta" (tựa tiếng Anh: Our Common Futur và tiếng Pháp là Notre avenir à tous, ngoài ra còn thường được gọi là Báo cáo Brundtland). Bản báo cáo này lần đầu tiên công bố chính thức thuật ngữ "phát triển bền vững", sự định nghĩa cũng như một cái nhìn mới về cách hoạch định các chiến lược phát triển lâu dài. Nhờ Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. Năm 1989: Sự phát hành và tầm quan trọng của Our Common Futur đã được đưa ra bàn bạc tại Đại hội đồng Liên Hiệp quốc và đã dẫn đến sự ra đời của Nghị quyết 44/228 - tiền đề cho việc tổ chức Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc. Năm 1992: Rio de Janeiro, Brasil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất, tên chính thức là Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCED). Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Với sự tham gia của đại diện hơn 200 nước trên thế giới cùng một số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ, hội nghị đã đưa ra bản Tuyên ngôn Rio về môi trường và phát triển cũng như thông qua một số văn kiện như hiệp định về sự đa dạng sinh học, bộ khung của hiệp định về sự biến đổi khí hậu, tuyên bố về nguyên tắc quản lý, bảo tồn rừng... Tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường. Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghị Rio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp tại Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia, Hội nghị này là dịp cho các bên tham gia nhìn lại những việc đã làm 10 năm qua theo phương hướng mà Tuyên ngôn Rio và Chương trình Nghị sự 21 đã vạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu được ưu tiên. Những mục tiêu này bao gồm xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hội nghị cũng đề cập tới chủ đề toàn cầu hóa gắn với các vấn đề liên quan tới sức khỏe và phát triển. Các đại diện của các quốc gia tham gia hội nghị cũng cam kết phát triển chiến lược về phát triển bền vững tại mỗi quốc gia trước năm 2005. Việt Nam cũng đã cam kết và bắt tay vào hành động với Dự án VIE/01/021 "Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam" bắt đầu vào tháng 11/2001 và kết thúc vào tháng 12/2005 nhằm tạo tiền đề cho việc thực hiện Vietnam Agenda 21. . Nội dung khái niệm Tác giả David Munro cho rằng: Bền vững không phải là mục tiêu chính xác mà là một tiêu chuẩn đối với quan điểm và hành động, đó là: “Một quá trình tiếp diễn, có tính lặp đi, lặp lại, thông qua kinh nghiệm trong việc quản lý các hệ thống phức hợp, được tích lũy lại, được đánh giá và được vận dụng”. Stephan Viederman xác định: “Bền vững không phải là vấn đề kỹ thuật cần giải quyết, mà là một tầm nhìn vào tương lai, đảm bảo cho chúng ta một lộ trình và giúp tập trung chú ý vào một tập hợp các giá trị và những nguyên tắc mang tính luân lý và đạo đức để hướng dẫn hành động của chúng ta”. Tất yếu, một trong những đặc trưng cơ bản của phát triển bền vững biểu hiện trên nhiều khía cạnh của tình hình trong toàn hệ thống không chỉ ở tầm trung hạn, mà còn là tầm dài hạn. Trên thực tế, hơn 10 năm qua, các nhà khoa học - trên các lĩnh vực và diễn đàn khác nhau khắp nơi trên hành tinh này, đều đi đến một sự thống nhất có tính tương đối về bản chất và khía cạnh hiện thực của phát triển bền vững. Còn Denis Goulet cho rằng: Sự phát triển thực sự bền vững cần bao hàm 3 khía cạnh: Kinh tế, chính trị và văn hóa. Riêng Goulet có ý kiến tách khía cạnh chính trị và văn hóa ra khỏi phạm trù xã hội - thêm vào đó là “mâu thuẫn về một cuộc sống đầy đủ”. Ông tự đặt ra câu hỏi: “Lịch sử phát triển đích thực như vậy có tương thích với nền kinh tế được toàn cầu hóa hay lại làm tăng thêm những khác biệt về kinh tế”. Điều đó, đã đưa ra nhận định: “Phát triển bền vững là một nhiệm vụ khó khăn vô cùng”. Khó khăn là ở chỗ: đây không chỉ đơn thuần là xác định chuẩn của sự phát triển, mà là phải bảo đảm tính khái quát và hệ thống khá đầy đủ các khía cạnh: kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường, sinh thái..., đặc biệt, nếu còn chưa xác định rõ phạm trù văn hóa làm cơ sở lâu bền cho sự phát triển của mỗi dân tộc... thì khó khăn gặp phải sẽ tăng lên bội phần. Nói thêm khởi nguồn của khái niệm (thuật ngữ) “Tính bền vững” và “Phát triển bền vững” được Charles V. Kidd (1992) nêu ra. Khái niệm “Phát triển bền vững” được sử dụng như một công cụ hoạt động trong các cộng đồng bảo tồn và phát triển quốc tế nhờ việc công bố “Chiến lược bảo tồn thế giới” năm 1980 của IUCN - Liên minh bảo tồn thế giới.(1) Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Theo báo cáo Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai". Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo và tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Nhưng ở một mức độ nào đó, nó cũng hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giầu và nghèo và giữa các thế hệ. Thậm chí, nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững. Như vậy, khái niệm "Phát triển bền vững" được đề cập trong báo cáo Brundtland, không chỉ là nỗ lực nhằm hoà giải kinh tế và môi trường, hay thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nội dung của nó còn bao hàm những khía cạnh chính trị - xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội. Mặc dù không loại trừ sự cần thiềt của một số hình thức tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở những nước nghèo nhất, nhưng Brundtland vẫn nhìn nhận phát triển như một quá trình phức tạp vượt ra ngoài sự tăng trưởng kinh tế giản đơn. Phát triển bao hàm một sự biến đổi kinh tế và xã hội không ngừng, ngay cả khái niệm hẹp về sự bền vững vật chất cũng hàm chứa mối quan tâm đối với bình đẳng xã hội liên thế hệ, mối quan tâm cần phải được mở rộng một cách hợp lý tới sự bình đẳng giữa các thế hệ trong quá trình phát triển 2. HỆ THỐNG CÁC NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG A. Nguyên tắc cơ bản phát triển bền vững Tại hội nghị thượng đỉnh của thế giới về Môi trường và Phát triển tổ chức tại Rio de Janero (Braxin), các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các nhà chính trị đã thống nhất về quan điểm phát triển bền vững, coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhân loại và đồng thuận tuyên bố chung về quan điểm phát triển bền vững gồm 27 nguyên tắc cơ bản dưới đây: 1. Con người là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích và lành mạnh, hài hoà với thiên nhiên. 2. Phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và những nguyên tắc của Luật pháp Quốc tế. Các quốc gia có chủ quyền khai thác những tài nguyên của mình theo những chính sách về môi trường và phát triển của mình, và có trách nhiệm đảm bảo rằng những hoạt động trong phạm vi quyền hạn và kiểm soát của mình không gây tác hại gì đến môi trường của các quốc gia khác hoặc những khu vực ngoài phạm vi quyền hạn quốc gia. 3. Cần phải thực hiện phát triển để đáp ứng một cách bình đẳng những nhu cầu về phát triển và môi trường của các thế hệ hiện nay và tương lai. 4. Để thực hiện được sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường nhất thiết phải là bộ phận cấu thành của quá trình phát triển và không thể xem xét tách rời quá trình đó 5. Tất cả các quốc gia và tất cả các dân tộc cần hợp tác trong nhiệm vụ chủ yếu là xoá bỏ nghèo nàn như một yêu cầu không thể thiếu được cho sự phát triển bền vững để giảm những chênh lệch về mức sống và để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đại đa số nhân dân trên thế giới. 6. Cần dành sự ưu tiên đặc biệt cho các nhu cầu của các nước đang phát triển, nhất là các nước kém phát triển nhất và những nước dễ bị tổn hại về môi trường; những hoạt động quốc tế trong lĩnh vực môi trường và phát triển cũng nên chú ý đến quyền lợi và yêu cầu của tất cả các nước. 7. Các quốc gia cần hợp tác trong tinh thần "chung lưng đấu cật toàn cầu để gìn giữ, bảo vệ và phục hồi sự lành mạnh và tính toàn bộ của hệ sinh thái của Trái đất Vì sự đóng góp khác nhau vào việc làm thoái hoá môi trường toàn cầu, các quốc gia có những trách nhiệm chung nhưng khác biệt nhau. Các nước phát triển công nhận trách nhiệm của họ trong các nỗ lực quốc tế về phát triển bền vững do những áp lực mà xã hội của họ gây ra cho môi trường toàn cầu và do những công nghệ và những nguồn tài chính của họ chi phối, điều khiển. 8. Để đạt được sự phát triển bền vững và chất lượng cao hơn cho mọi người, các quốc gia nên giảm dần và loại trừ những phương thức sản xuất và tiêu dùng không bền vững và đẩy mạnh những chính sách dân số thích hợp. 9. Các quốc gia nên hợp tác để củng cố, xây dựng năng lực hội sinh cho phát triển bền vững bằng cách nâng cao sự hiểu biết khoa học thông qua trao đổi kiến thức khoa học và công nghệ và bằng cách đẩy mạnh sự phát triển và thích nghi, truyền bá và chuyển giao công nghệ, kể cả những công nghệ mới và cải tiến. 10. Các vấn đề môi trường được giải quyết tốt nhất với sự tham gia của dân chúng có liên quan và ở cấp độ thích hợp. Ở cấp độ quốc gia, mỗi cá nhân có quyền được các nhà chức trách cung cấp các thông tin thích hợp liên quan đến môi trường, bao gồm những thông tin về những nguyên liệu và hoạt động nguy hiểm trong cộng đồng và cơ hội tham gia vào quá trình quyết định. Các quốc gia cần khuyến khích, tuyên truyền và tạo đều kiện cho sự tham gia của nhân dân bằng cách phổ biến những thông tin rộng rãi. Nhân dân cần được tạo điều kiện tiếp cận có hiệu quả những văn bản luật pháp và hành chính kể cả uốn nắn và sửa chữa. 11. Các quốc gia cần ban hành luật pháp hữu hiệu về môi trường, các tiêu chuẩn môi trường, những mục tiêu quản ý và những ưu tiên phải phản ánh nội dung môi trường và phát triển mà chúng gắn với. Những tiêu chuẩn mà một vài nước áp dụng có thể không phù hợp và gây tổn phí về kinh tế - xã hội không biện minh được cho các nước khác, nhất là các nước đang phát triển. 12. Các nước nên hợp tác để phát huy một hệ thống kinh tế thế giới thoáng và giúp đỡ nhau dẫn đến sự phát triển kinh tế và phát triển bền vững ở tất cả các nước, để nhằm đúng hơn vào những vấn đề thoái hoá môi trường. 13. Những biện pháp chính sách về thương mại với những mục đích môi trường không nên trở thành một phương tiện phân biệt đối xử độc đoán hay vô lý hoặc một sự ngăn cản trá hình đối với thương mại quốc tế . Cần tránh những hoạt động đơn phương để giải quyết những vấn đề thách thức của môi trường ngoài phạm vi quyền hạn của những nước nhập cảng. Những biện pháp môi trường nhằm giải quyết những vấn đề môi trường ngoài biên giới hay toàn cầu dựa trên sự nhất trí quốc tế cao nhất có thể đạt được. 14. Các nước cần soạn thảo luật quốc gia về trách nhiệm pháp lý và bồi thường cho những nạn nhân của sự ô nhiễm và tác hại môi trường khác. Các quốc gia cũng cần hợp tác một cách khẩn trương và kiên quyết hơn để phát triển hơn nữa luật quốc gia về trách nhiệm pháp lý và bồi thường về những tác hại môi trường do những hoạt động trong phạm vi quyền hạn hay kiểm soát của họ gây ra cho những vùng ngoài phạm vi quyền hạn của họ. 15. Các quốc gia nên hợp tác một cách có hiệu quả để ngăn cản sự thay thế và chuyển giao các quốc gia khác bất cứ một hoạt động nào và một chất nào gây nên sự thoái hoá môi trường nghiêm trọng hoặc xét thấy có hại cho sức khoẻ con người. 16. Để bảo vệ môi trường, các quốc gia cần áp dụng rộng rãi phương pháp tiếp cận ngăn ngừa tuỳ theo khả năng từng quốc gia. Ở chỗ nào có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng hay không sửa chữa được thì không thể nêu lý do là thiếu sự chắc chắn khoa học hoàn toàn để trì hoãn áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn sự thoái hoá môi trường. 17. Các nhà chức trách của mỗi quốc gia nên cố gắng đẩy mạnh sự quốc tế hoá những chi phí môi trường và sử dụng các biện pháp kinh tế căn cứ vào quan điểm cho rằng về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải chịu phí tổn ô nhiễm, với sự quan tâm đúng mức tới quyền lợi chung và không ảnh hưởng xấu đến nền thương mại và đầu tư quốc tế 18. Đối với những hoạt động có thể gây những tác động xấu tới môi trường cần có sự đánh giá như một công cụ quốc gia về tác động môi trường và tuân theo quyết định của một cơ quan quốc gia có thẩm quyền. 19. Các quốc gia cần thông báo ngay cho các quốc gia khác về bất cứ một thiên tai nào hay tình hình khẩn cấp nào có thể gây những tác hại đột ngột đối với môi trường của nước đó. Cộng đồng quốc tế phải ra sức giúp các quốc gia bị tai hoạ này. 20. Các quốc gia cần phải thông báo trước, kịp thời và cung cấp thông tin có liên quan cho các quốc gia có khả năng bị
Luận văn liên quan