Đề tài Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy Đông Dược

1.1 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Cùng với việc nâng cấp, thay đổi trang thiết bị hiện đại để đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về “thực hành tốt sản xuất thuốc tốt” nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu các sản phẩm dược và hợp tác với các nước trên thế giới. Để được cấp phép hoạt động, nhà máy đông dược thuộc Công ty Cổ phần dược phẩm quận 3 cần phải có một hệ thống xử lý nước thải sản xuất hoạt động hiệu quả với nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường yêu cầu Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy đông dược” được thực hiện nhằm mục đích đề xuất phương án xây dựng một hệ thống xử lý nước thải vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí góp phần xây dựng nhà máy phát triển vững mạnh và đạt được các tiêu chuẩn hiện hành. 1.2 NỘI DUNG THỰC HIỆN Nội dung thực hiện bao gồm: • Viết đề cương; • Học hỏi, kinh nghiệm vận hành thực tế tại các hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy,.; • So sánh sự khác nhau trong cách thức vận hành hệ thống xử lý của các đơn vị khác nhau; • Làm quen và tìm hiểu cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất tại cơ quan thực tập; • Thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện Đồ án tốt nghiệp; • Viết báo cáo thực tập tốt nghiệp. 1.3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN Bước 1: Xác định khu vực thực tập; Bước 2: Khảo sát trực tiếp tại địa điểm thực tập; Thu thập các số liệu cần thiết; Tham quan, học hỏi tại các đơn vị khác. Bước 3: Tổng hợp và xử lý số liệu. Bước 4: Trình bày và đánh giá kết quả thu được.

doc48 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3202 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy Đông Dược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Cùng với việc nâng cấp, thay đổi trang thiết bị hiện đại để đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về “thực hành tốt sản xuất thuốc tốt” nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu các sản phẩm dược và hợp tác với các nước trên thế giới. Để được cấp phép hoạt động, nhà máy đông dược thuộc Công ty Cổ phần dược phẩm quận 3 cần phải có một hệ thống xử lý nước thải sản xuất hoạt động hiệu quả với nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường yêu cầu Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy đông dược” được thực hiện nhằm mục đích đề xuất phương án xây dựng một hệ thống xử lý nước thải vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí góp phần xây dựng nhà máy phát triển vững mạnh và đạt được các tiêu chuẩn hiện hành. 1.2 NỘI DUNG THỰC HIỆN Nội dung thực hiện bao gồm: Viết đề cương; Học hỏi, kinh nghiệm vận hành thực tế tại các hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy,...; So sánh sự khác nhau trong cách thức vận hành hệ thống xử lý của các đơn vị khác nhau; Làm quen và tìm hiểu cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất tại cơ quan thực tập; Thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện Đồ án tốt nghiệp; Viết báo cáo thực tập tốt nghiệp. 1.3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN Bước 1: Xác định khu vực thực tập; Bước 2: Khảo sát trực tiếp tại địa điểm thực tập; Thu thập các số liệu cần thiết; Tham quan, học hỏi tại các đơn vị khác. Bước 3: Tổng hợp và xử lý số liệu. Bước 4: Trình bày và đánh giá kết quả thu được. 1.4 NHẬT KÝ THỰC TẬP STT  Ngày tham quan  Địa điểm tham quan   1  07/11/2010  KCX Linh Trung 1   2  07/11/2010  KCN Bình Chiểu   3  08/11/2010  KCN Tây Bắc Củ Chi   4  09/11/2010  KCN Long Hậu   5  11/11/2010  KCN Lê Minh Xuân   6  16/11/2010  Trạm XLNT Tân Quy Đông   7  24/11/2010  KCN Nam Tân Uyên   8  06/12/2010  Nhà máy XLNT Bình Hưng   1.5 CẤU TRÚC BÁO CÁO Bài báo cáo gồm 4 chương: Chương 1: Giới thiệu chung. Chương 2: Tổng quan về Công ty cổ phần dược phẩm quận 3. Chương 3: Các công trình xử lý đã tham quan. Chương 4: Kết luận. Chương 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM QUẬN 3 2.1 SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Tên giao dịch tiếng Việt Nam: Công ty Cổ phần dược phẩm quận 3. Tên giao dịch quốc tế: The Third District Pharmaceutical Joint- Stock Company. Tên gọi tắt : THREEPHARCO. Trụ sở chính: Số 243 đường Hai Bà Trưng, P.6, Q.3, Tp.HCM. Nhà máy đông dược: lô II - 9, đường số 8, KCN Tân Bình, Q. Tân Phú, Tp.HCM. Là đơn vị thành viên của Công Ty Dược Sài Gòn. Hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân. Trước đây Công ty Cổ phần Dược phẩm quận 3 là Hiệu thuốc Quốc doanh quận 3 trực thuộc Công ty Dược phẩm Cấp 2, hạch toán theo dạng báo sổ. Hàng tháng, Công ty Dược phẩm Cấp 2 cấp thuốc cho Hiệu thuốc qua đó phân phối lại phục vụ cho nhân dân. Vào ngày 09/08/1982 theo quyết định số 145/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệu thuốc Quốc doanh quận 3 trực thuộc Ủy ban nhân dân quận 3 về mặt kinh tế kế hoạch, trực Thuộc Sở Y Tế – Phòng Y Tế Quận về mặt chuyên môn quản lý, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, được cấp vốn và mở tài khoản tại ngân hàng nội ngoại thương theo qui định của Nhà nước. Do ảnh hưởng thời bao cấp, lượng hàng hóa ít, nguồn cung không đáp ứng nhu cầu, thu nhập lại thấp đã tác động nhiều đến hoạt động của Hiệu thuốc, hiệu quả không đạt như mong muốn, không phát huy hết năng lực của đơn vị. Năm 1991, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển cùng với chỉ thị 138/CT của Hội Đồng Bộ Trưởng về việc mở rọng quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh, Hiệu thuốc quốc doanh Quận 3 được chuyển thành Công ty Dược phẩm quận 3. Đến năm 2000, theo chủ trương chung của Nhà nước về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2000 Công ty đã chính thức đi vào hoạt động theo qui chế của công ty cổ phần theo quyết định số 7887/QĐ-UB-KT của UBND TP. Hồ Chí Minh chuyển Công Ty Dược Phẩm Quận 3 thành Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Quận 3 với vốn điều lệ là 6.000.000.000 đồng (sáu tỷ đồng). Năm 2008 thực hiện chuyển đổi quyền sở hữu phần vốn nhà nước từ UBND Quận 3 sang Công Ty Dược Sài Gòn, Công ty Cổ phần dược phẩm quận 3 trở thành thành viên của Công ty Dược Sài Gòn. Qua quá trình hình thành phát triển và nhiều lần chuyển đổi cả về hình thức quản lý lẫn mô hình hoạt động, Công ty đã có những chuyển biến đáng kể. Qui mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên, Ban giám đốc cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên đã phát huy tối đa mọi nguồn lực để giúp Công ty không ngừng phát triển. 2.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 2.2.1 Chức năng Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Quận 3 được Sở Y Tế Thành Phố cấp phép với chức năng kinh doanh thuốc tân dược nội ngoại nhập, dụng cụ y tế, sản xuất các loại thuốc đông dược phòng chữa bệnh theo giấy phép đăng ký. Hoạt động của Công ty ngoài sự điều chỉnh, chi phối của Luật doanh nghiệp còn bị tác động và ràng buộc bởi Luật Dược. Vì vậy, chức năng chính của Công ty là hoạt động trong lĩnh vực đã được cấp giấy phép. 2.2.2 Nhiệm vụ Công ty có trách nhiệm bảo tồn và phát triển vốn kinh doanh của các cổ đông, tự chịu trách nhiệm trước Pháp luật về hoạt động kinh doanh của đơn vị. Quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn, lao động vật tư hàng hóa, chấp hành nghiêm chỉnh các qui định về tài chính kế toán, về qui chế dược tính, tự bù đắp chi phí và làm tròn nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước. Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế đơn vị tiến hành xây dựng kế hoạch kinh doanh và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đề ra, trên cơ sở không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng lợi nhuận. Quản lý tốt nguồn vật tư, hàng hóa tránh lãng phí, thất thoát đồng thời tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho Công ty. Thường xuyên chăm lo giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ, cải thiện đời sống vật chất tinh thần, điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Mở rông liên doanh, liên kết với các cơ sở, các công ty, xí nghiệp, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất và kinh doanh thuốc chữa bệnh, thiết bị, dụng cụ y tế phục vụ nhu cầu tiêu dùng thuốc trị bệnh của nhân dân. 2.3 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.3.1 Qui mô sản xuất kinh doanh Năm 2000 Công ty chuyển đổi cổ phần hóa với vốn điều lệ là 6 tỷ đồng trong đó Nhà nước giữ 51% cổ phần chi phối. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Công ty đã có nhiều hình thức huy động vốn để hoạt động như từ nguồn vốn kinh doanh, đi vay các cá nhân, tổ chức, hợp tác liên doanh liên kết. Doanh thu hàng năm của Công ty đều tăng. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên so với cùng kỳ năm trước 6 tháng đầu năm 2009 doanh thu có phần sụt giảm nhưng Ban giám đốc cùng toàn bộ công nhân viên toàn Công ty nỗ lực quyết tâm để đảm bảo tỷ lệ lãi trả cho cổ đông theo đại hội cổ đông đã đề ra. 2.3.2 Mạng lưới hoạt động Mạng lưới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm: - Một hiệu thuốc sỉ GDP, một hiệu thuốc lẻ GPP và một hiệu thuốc sỉ trung tâm tại 243 - Hai Bà Trưng, Quận 3; - Một nhà máy sản xuất thuốc đông dược tại KCN Tân Bình, Quận Tân Phú; - Ba hiệu thuốc sỉ tại Trung Tâm Hội Chợ Quận 10; - Một hiệu thuốc sỉ GDP tại Trung Tâm Hội Chợ Quận 11; - Hơn 40 hiệu thuốc bán lẻ trên địa bàn Quận 3. 2.3.3 Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất Các loại thuốc được sản xuất tại Nhà máy sản xuất đông dược thuộc Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Quận 3 bao gồm thuốc viên trần và thuốc viên bao đường.  Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất. Toàn bộ qui trình công nghệ được thực hiện thông qua 3 giai đoạn chính: Giai đoạn 1: đưa nguyên liệu vào pha chế. Giai đoạn 2: xát hạt cốm và đưa vào dập viên. Giai đoạn 3: bao đường màu và đánh bóng. Do là thuốc chữa bệnh cho người nên sản phẩm của Công ty là loại sản phẩm đặc biệt liên quan đến sinh mạng của con người vì vậy mà qui trình sản xuất đều được kiểm tra nghiêm ngặt và chặt chẽ từ khâu mua nguyên liệu đầu vào cho đến khâu đóng gói ra thành phẩm. Nguyên liệu mua vào trước khi xuất kho đều được đưa qua phòng kiểm nghiệm để kiểm tra nếu đạt chất lượng theo tiêu chuẩn thì mới được đưa vào khâu pha chế. Quá trình pha chế, dập viên đều được theo dõi, giám sát chặt chẽ từ thành phần đến trọng lượng viên, độ nén và độ tan rã trong nước. Các sản phẩm trước khi đóng gói ra thành phẩm đều được đưa đi chiếu xạ để không bị nhiễm khuẩn. Thành phẩm nhập kho được bảo quản theo đúng qui định của ngành là nhiệt độ dưới 30 độ C và độ ẩm dưới 75%, bao bì nhãn mác được ghi rõ số lô sản xuất và thời hạn sử dụng. Khi xuất kho cũng vậy, tất cả thành phẩm phải đảm bảo loại A mới được xuất kho. Trong quá trình sản xuất vệ sinh môi trường và an toàn lao động luôn được quan tâm. 2.3.4 Quy hoạch phát triển trong tương lai Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, Ban giám đốc công ty đã định hướng từ năm 2010 đến 2020 công suất hoạt động của nhà máy sẽ được nâng lên gấp 10 lần so với hiện tại từ 50.000.000 viên thuốc lên 500.000.000 viên/năm (Thái An Diệu – GĐ Công ty CP Dược phẩm Q.3, 12/2010). 2.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY Tại Công ty  Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty. Tại Nhà máy sản xuất  Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức quản lý tại nhà máy. Giám đốc nhà máy: chịu trách nhiệm điều hành, quản lý chung hoạt động tại nhà máy. Lên kế hoạch sản xuất, tham mưu cho Giám đốc Công ty về tình hình sản xuất tại nhà máy. Phó giám đốc nhà máy: giúp Giám đốc nhà máy thực hiện kế hoạch sản xuất. Là người trực tiếp theo dõi tình hình sản xuất tại Nhà máy từ khâu pha chế đến khi đóng gói ra thành phẩm. Cuối tháng chịu trách nhiệm rà soát việc chấm công của tổ bảo vệ và tổng hợp ngày công của công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng, chuyển qua cho kế toán để làm căn cứ tính lương. Phòng kiểm nghiệm: thực hiện kiểm nghiệm nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất và sản phẩm trước khi đóng gói ra thành phẩm. Qui trình kiểm nghiệm được kiểm tra chặt chẽ vì thuốc là mặt hàng đặc biệt, rất nhạy cảm, yếu tố chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Phòng kiểm nghiệm cũng là nơi lập và lưu trữ toàn bộ tài liệu về dược chính trong quá trình sản xuất sản phẩm tại nhà máy. Thủ kho: theo dõi tình hình nhập xuất nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Bảo quản hàng tồn kho theo nguyên tắc 3 dễ là dễ lấy, dễ thấy, dễ kiểm tra và 5 chống là chống mối mọt, côn trùng, nóng, ẩm mốc, chống nhầm lẫn, chống cháy nổ, chống quá hạn dùng và chống đổ vỡ hư hao. Kế toán: theo dõi công nợ khách hàng, lập chứng từ thu chi. Thu thập tài liệu, chứng từ để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Lập báo cáo tình hình sản xuất và kinh doanh sản phẩm tại nhà máy. Thủ quỹ: bảo đảm thu chi tiền mặt chính xác và kịp thời. Thường xuyên kiểm quỹ tiền mặt thực tế và đối chiếu với quỹ tiền mặt trên sổ sách kịp thời phát hiện chênh lệch và tìm ra nguyên nhân để điều chỉnh. Tổ pha chế: là khâu đầu tiên trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tổ pha chế chịu trách nhiệm pha trộn các nguyên liệu thô theo đúng công thức đã đăng ký về thành phần, liều lượng thành cốm ướt, sấy khô cốm ướt và rây thành các hạt cốm. Tổ dập viên: chịu trách nhiệm dập các hạt cốm từ tổ pha chế chuyển qua thành viên nén. Quá trình dập viên phải thường xuyên theo dõi trọng lượng, độ nén của viên có đạt tiêu chuẩn hay không để có sự điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ chày cối dập viên bảo đảm chất lượng sản phẩm không bị nhiễm khuẩn. Tổ bao viên: thực hiện pha chế màu và các nguyên phụ liệu để bao viên do tổ dập viên chuyển qua. Qui trình pha chế màu phải theo đúng công thức và quá trình bao viên phải kiểm tra liên tục để cho ra màu sản phẩm vừa bóng, vừa đúng với màu sản phẩm đã đăng ký. Nồi bao viên trước và sau khi sử dụng đều được khử trùng qua cồn 90 độ. Tổ đóng gói: thực hiện đóng gói theo đúng qui cách đã đăng ký sau khi viên bao đường màu được chuyển qua từ tổ bao viên. Tổ đóng gói phải ghi rõ trên bao bì nhãn mác số lô sản xuất, tháng năm hết hạn sử dụng của sản phẩm. Đối với những sản phẩm viên trần quá trình đóng chai được thực hiện trong phòng kín đã được khử trùng để tránh nhiễm khuẩn trực tiếp. 2.5 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY ĐÔNG DƯỢC 2.5.1 Nước thải Nguồn phát sinh và lưu lượng Nước thải sản suất: trong quá trình sản xuất lượng nước thải tiêu thụ của nhà máy là 10 m3/ngày. Nước thải sinh hoạt sinh: tổng số lượng cán bộ công nhân viên của nhà máy là 20 người, tiêu chuẩn dùng nước là 200 lít/người/ngày. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh: 20 người x 200 lít/người/ngày = 4000 lít/ngày = 4 m3/ngày. Tổng lượng nước thải phát sinh của nhà máy là 14 m3/ngày. Dự kiến trong tương lai, nhà máy sẽ tăng công suất lên gấp 10 lần hiện nay. Do đó, lượng nước thải ước tính cũng tăng lên gấp 10 lần, tương đương 100 m3/ngày cho lượng nước thải sản xuất và 40 m3/ngày cho lượng nước thải sinh hoạt. Hiện trạng xử lý Hiện tại Nhà máy Đông dược chưa có hệ thống xử lý nước thải do nhà máy sản xuất thuốc theo quy trình: thu mua/đặt hàng nguyên liệu đã sơ chế từ bên ngoài về sao tẩm, chế biến và đóng gói. Do đó nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất là nước thải của việc chùi rửa các thiết bị chế biến, sản xuất nên nồng độ nước thải không bị ô nhiễm nhiều và được phép thải chung qua hệ thống nước thải sinh hoạt của khu công nghiệp Tân Bình. Tuy nhiên trong tương lai, để nâng cao năng suất cũng như mở rộng thị trường kinh doanh ra nước ngoài, công ty đã định hướng nâng cấp nhà máy hiện tại khang trang, hiện đại hơn rất nhiều; nhà máy sẽ hoạt động theo quy trình sản xuất kép kín từ nguyên liệu đầu vào (chưa qua sơ chế) tới sản phẩm đầu ra. Để đạt được điều này công ty buộc phải đạt tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Pratice -Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc) theo quy định về y tế của Nhà nước. Vì vậy, nhà máy sản xuất nhất thiết phải có một hệ thống xử lý nước thải sản xuất đạt tiêu chuẩn. Các thông tin về mặt bằng xây dựng hệ thống xử lý và hệ thống thoát nước sau xử lý cho nhà máy đã có sẵn. Do đó, qua đề tài này chúng em hi vọng sẽ thiết kế được một hệ thống xử lý nước thải có thể được áp dụng cho nhà máy trong tương lai. Mạng lưới thoát nước Mạng lưới thoát nước hiện tại của nhà máy bao gồm 2 hệ thống thoát nước: + Hệ thống thoát nước mưa: nước mưa sẽ được đưa ra hệ thống thoát nước mưa chung của khu công nghiệp và chảy ra kênh rạch xung quang khu công nghiệp. + Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất: nước thải sẽ được đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. Trong tương lai, cùng với sự phát triển của nhà máy mạng lưới thoát nước hiện tại sẽ không đáp ứng được nhu cầu xả thải. Do đó, chúng ta phải thiết kế mạng lưới thoát nước khác để phù hợp với lưu lượng xả thải. Bản vẽ mặt bằng mạng lưới thoát nước hiện tại của nhà máy nằm ở phụ lục. 2.5.2 Chất thải rắn Quá trình sản xuất Chất thải rắn chủ yếu là các phế phẩm của nguyên liệu sản xuất, khối lượng phát sinh khoảng 100 kg/ngày. Lượng rác này được xem là chất thải nguy hại và đơn vị có chức năng thu gom và xử lý. Chất thải rắn sinh hoạt Số lượng cán bộ, nhân viên của nhà máy là 20 người, ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là: 20 người x 0,2 kg/người/ngày = 4 kg/ngày. Chương 3 CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ ĐÃ THAM QUAN 3.1 NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BÌNH HƯNG 3.1.1 Giới thiệu về nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Nhà máy cũng là một trong những hạng mục chính thuộc dự án Cải thiện môi trường nước TP.HCM lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ được sự tài trợ của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) do PMU ĐLĐT & MTN làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 3.163 tỷ đồng.Trong đó, vốn vay ODA của Nhật Bản là 23.994 triệu yên (tương đương 3.213 tỷ đồng), còn lại là vốn đối ứng của Nhà nước. Nhà máy có chức năng xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt của các khu dân cư trên phạm vi gần 1.000 ha, cụ thể là các quận 1, 3, 5, 7 và  một phần quận 10. Nhà máy được xây dựng theo 2 giai đoạn: Giai đoạn  Năm hoàn thành  Diện tích lưu vực  Dân số (người)  Công suất xử lý (m3/ngày)  Chất lượng nước thải sau xử lý   I  2008  824,8 ha  425.830  141.000  BOD = 50 mg/L SS = 100 mg/L   II  2015  2.791,6 ha  1.421.778  469.000  BOD = 20 mg/L SS = 50 mg/L    Hình 3.1 Mặt bằng nhà máy xử lý nước Bình Hưng. 3.1.2 Sơ đồ công nghệ xử lý  Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ của nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Bình Hưng. 3.1.3 Thuyết minh công nghệ Trạm bơm nâng Đồng Diều Là trạm bơm trung chuyển nước thải từ các tuyến cống bao trong lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé – Kênh Đôi – Kênh Tẻ về nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng. Nước thải được thu gom sẽ tới Trạm bơm Đồng Diều (khu Đồng Diều, P.4, Q.8), tại đây sẽ có hệ thống máy bơm để bơm nước sang nhà máy tại Bình Chánh. Đường ống truyền tải này có đường kính Ø2200mm, chiều dài 3km. Diện tích mặt bằng xây dựng: 0,6 ha. Cao trình trạm bơm: H = -15m. Công suất trạm bơm: Giai đoạn 1: 133,3 m3/phút (192.000 m3/ngày). Gồm 3 bơm chìm, công suất mỗi bơm là 66.7 m3/phút. Trong đó 2 bơm hoạt động, 1 bơm dự phòng khi có sự cố, các bơm hoạt động 24/23. Giai đoạn 2: 400 m3/phút (576.000 m3/ngày). Lắp đặt thêm 3 bơm chìm công suất mỗi bơm là 133 m3/phút. Hố thu Nước thải từ trạm bơm Đồng Diều được đưa về hố thu, từ đây nước thải sẽ đi qua các cửa phân phối tới mương phân phối nước đến các bể lắng sơ cấp. Các cửa phân phối nước Các đặc điểm của của cửa phân phối như sau: Số lượng: 4 cửa Kiểu: cửa tràn di động Chế độ vận hành: thủ công Kích thước: 1000 mm x 1000 mm. Bể lắng sơ cấp Bể lắng sơ cấp có nhiệm vụ loại bỏ cặn lớn và cát, đồng thời cũng loại bỏ các váng nổi trên bề mặt bể. Tại bể có thanh gạt bùn, thanh gạt ván nỗi, hệ thống ống phá bọt và thu nước bằng máng răng cưa. Tại nhà máy xử lý nước Bình Hưng xây dựng 10 bể lắng ngang. Các bể này hoạt động song song, nước thải được đưa tới bằng bốn cửa phân phối nước. Thông số thiết kế mỗi bể là (dài x rộng x cao = 13 x 10 x 3), thể tích chứa nước mỗi bể là W = 325m3. Thời gian lưu nước của bể 1,5 – 2h. Bể thổi khí Chất hữu cơ có trong nước thải sẽ được xử lý bằng quá trình bùn hoạt tính hiếu khí dạng lơ lửng, nồng độ MLVSS duy trì trong bể 1.500 – 2.000 mg/l. Bể có hệ thống sục khí, hệ thống ống phun nước phá bọt và có đường ống nhận bùn tuần hoàn từ bể lắng thứ cấp. Kích thước của bể thổi khí là (dài x rộng x cao) = (28m x 10.5m x 5.5m). Thể tích nước chứa: 1470m2. Thời gian lưu nước: 2.75h Do bùn được cào đi và một phần theo nước thải sang bể lắng thứ cấp nên lượng vi sinh trong bể sẽ giảm đi, điều này dẫn tới việc giảm khả năng xử lý sinh học. Để tránh tình trạng thiếu vi sinh trong bể thổi khí thì cần tuần hoàn một lượng bùn từ bể lắng thứ cấp về bể sục khí. Tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, lượng bùn tuần hoàn là 25%. Điểm nổi bật của sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại Bình Hưng là hệ thống bể sục khí. Các bể sục khí sử dụng công nghệ bùn hoạt tính cải tiến giúp giảm thời gian lưu từ 6h – 8h còn 2.75h, điều này cũng có nghĩa là tiết kiệm được diện tích mặt bằng rất lớn. Bể lắng thứ cấp Bể lắng thứ cấp dùng để lắng bùn từ bể thổi khí và 1 phần bùn từ bể lắng thứ cấp sẽ được bơm tuần hoàn về bể thổi khí. Bể có thanh gạt bùn, thanh gạt váng nổi, hệ thống phá bọt và thu nước bằng máng răng cưa. Thời gian lưu nước của bể 2 giờ.
Luận văn liên quan