Đề tài Thời phục hưng của ngân hàng bán lẻ

Ngân hàng internet Wingspan, trong chiến dịch tiếp thị khi ra đời vào năm 1999, đã hùng hồn tuyên ngôn: “Nếu có thể có một khởi đầu mới, ngân hàng của bạn sẽ thành một ngân hàng như thế này” [một ngân hàng internet như Wingspan- Gafin]. Năm tiếp theo, ngân hàng này biến mất. Bank One của Mỹ (hiện là một phần của JPMorgan) mua lại ngân hàng này vào tháng 9/2000, vài tháng sau sự cố vỡ bong bóng dotcom. Internet từng rất được hy vọng sẽ biến đổi hoạt động ngân hàng. Nhưng hầu hết các ngân hàng internet khác ra đời lúc đó đều chịu chung số phận. Citi f/i, ngân hàng trực tuyến do Citigroup lập ra, cũng nhập lại vào công ty mẹ năm 2000. NetBank, ngân hàng internet tiên phong của Mỹ tồn tại lâu hơn cả, cuối cùng cũng bị các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng đóng cửa vào năm 2007. Bên kia Đại Tây Dương, Egg, ngân hàng internet độc lập đầu tiên của Anh, làm thị trường ngạc nhiên khi thu hút hơn 2 triệu khách hàng trong những tháng đầu ra mắt năm 1999-2000. Nhưng ngân hàng này rồi cũng biến mất sau vài năm. Khách hàng của Egg đầu tiên bị bán lại cho Citigroup và sau đó cho Barclays và Yorkshire Building Society. Đây là một kết cục đáng quên cho những thử nghiệm táo bạo với hoạt động ngân hàng trực tuyến,vốn từng làm cho các trung tâm ngân hàng trên toàn thế giới cảm thấy bất an.

pdf24 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thời phục hưng của ngân hàng bán lẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gan biên dịch B á o c á o đ ặ c b i ệ t Hoạt động ngân hàng quốc tế Thời phục hưng của ngân hàng bán lẻ Thời phục hưng của ngân hàng bán lẻ Nội dung 3 Số lượng chi nhánh ngân hàng đang giảm dần 6 Tây Ban Nha Thông điệp từ khu vực nhạy cảm 7 Kho dữ liệu khổng lồ: Xử lý những con số 10 Thanh toán bằng điện thoại di động: Sức khỏe của ví tiền 13 Kiều hối: Thị trường béo bở đang bị cạnh tranh 14 Quản lý giá trị tài sản Nguồn sống mới của ngành ngân hàng 17 Kẻ thắng người thua BÁO CÁO ĐẶC BIỆT HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG QUỐC TẾ 1 Biên dịch & Hiệu đính w w w . g a f i n . v n Ngân hàng internet Wingspan, trong chiến dịch tiếp thị khi ra đời vào năm 1999, đã hùng hồn tuyên ngôn: “Nếu có thể có một khởi đầu mới, ngân hàng của bạn sẽ thành một ngân hàng như thế này” [một ngân hàng internet như Wingspan- Gafin]. Năm tiếp theo, ngân hàng này biến mất. Bank One của Mỹ (hiện là một phần của JPMorgan) mua lại ngân hàng này vào tháng 9/2000, vài tháng sau sự cố vỡ bong bóng dotcom. Internet từng rất được hy vọng sẽ biến đổi hoạt động ngân hàng. Nhưng hầu hết các ngân hàng internet khác ra đời lúc đó đều chịu chung số phận. Citi f/i, ngân hàng trực tuyến do Citigroup lập ra, cũng nhập lại vào công ty mẹ năm 2000. NetBank, ngân hàng internet tiên phong của Mỹ tồn tại lâu hơn cả, cuối cùng cũng bị các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng đóng cửa vào năm 2007. Bên kia Đại Tây Dương, Egg, ngân hàng internet độc lập đầu tiên của Anh, làm thị trường ngạc nhiên khi thu hút hơn 2 triệu khách hàng trong những tháng đầu ra mắt năm 1999-2000. Nhưng ngân hàng này rồi cũng biến mất sau vài năm. Khách hàng của Egg đầu tiên bị bán lại cho Citigroup và sau đó cho Barclays và Yorkshire Building Society. Đây là một kết cục đáng quên cho những thử nghiệm táo bạo với hoạt động ngân hàng trực tuyến,vốn từng làm cho các trung tâm ngân hàng trên toàn thế giới cảm thấy bất an. Những hứa hẹn của hoạt động ngân hàng internet dường như rất rõ ràng. Hơn hầu hết các ngành khác, hoạt động ngân hàng phần lớn đã được số hóa. Tại hầu hết các nước giàu, lượng tiền mặt người dân mang trong ví chỉ chiếm một phần nhỏ trong tài sản và chỉ sử dụng cho một phần nhỏ chi tiêu. Phần còn lại nằm ở dạng ghi nợ và dạng dữ liệu điện tử trong trung tâm dữ liệu của ngân hàng. Hơn nữa, ít người hứng thú với hoạt động ngân hàng. Nếu có cách thay thế việc xếp hàng đợi đến lượt phục vụ tại một chi nhánh, chắc chắn khách hàng lập tức chọn. Rốt cuộc, rất nhiều cửa hàng sách và băng đĩa nhạc đã phải đóng cửa vì xu hướng chuyển sang mua trực tuyến, dù việc đi xem và ngắm nghía hàng trong các cửa hàng khá vui vẻ và thư giãn. Còn đến ngân hàng thì không có nhiều niềm vui như vậy. Jonathan Rosenthal là phóng viên thường trú tại London của The Economist “If your bank could start over, this is what it would be,” Theo Jonathan Rosenthal , internet và điện thoại di động từ lâu đã biến lĩnh vực ngân hàng bán lẻ già cỗi và buồn tẻ thành một ngành thú vị và sôi động. 1 2 1 2 2Sources: World Bank; Oliver Wyman 51 55 43 37 4470 54 63 Chưa có dữ liệu 0.0-9.9 10.0-19.9 20.0-29.9 30.0-39.9 >40.0 Tổng toàn cầu 3,4 nghìn tỷ USD CHÂU Á TRUNG ĐÔNG ĐÔNG ÂU TÂY ÂU CHÂU PHIMỸ LATINH BẮC MỸ Số chi nhánh ngân hàng bán lẻ (Trên 100,000 người) Cập nhật mới nhất Doanh thu ngân hàng bán lẻ Tính theo khu vực, tỷ lệ % Ngân hàng bán buôn Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 3 10 17 17 20 25 -25 18 13 8 BÁO CÁO ĐẶC BIỆT HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG QUỐC TẾ Nhưng trên thế giới ngày nay, số ngân hàng có phòng giao dịch trên phố, không kể một ít nước giàu, đã tăng 10-20% so với một thập niên trước. Thay vì loại bỏ các ngân hàng, internet đã làm chúng trở nên tiện dụng và thuận tiện hơn. Thông thường, các ngân hàng đều bổ sung dịch vụ internet banking (ngân hàng internet), mobile banking (ngân hàng di động) và thậm chí video banking (ngân hàng điện thoại có hình) vào danh mục dịch vụ cung cấp. Nhưng tất cả các ngân hàng đều đã mở rộng mạng lưới chi nhánh. Nhìn lại, những năm trước khủng hoảng tài chính là thời kỳ vàng son của các ngân hàng. Thậm chí những ngân hàng trì trệ nhất cũng có thể kiếm dược doanh thu cao bằng cách chấp nhận mạo hiểm. Và chỉ vài ngân hàng thực sự quan tâm đến việc cố gắng cắt giảm chi phí ngay từ lúc doanh thu của họ đang tăng mạnh do bong bóng nợ. Theo Simon Samuels, nhà phân tích đầu tư tại Barclays, từ giữa những năm 1990 ngân hàng bán lẻ quy mô lớn của châu Âu đã tìm cách cắt giảm chi phí tương ứng với doanh thu trung bình ở mức 0,3%/năm. Nhưng thậm chí con số khiêm tốn này cũng đã bị người ta “xử lý”. Samuels tính toán rằng chi phí trong thời kỳ này tăng trung bình 8%/năm. Điều duy nhất cứu rỗi các ngân hàng là doanh thu tăng nhanh hơn đôi chút. Hậu quả của bóng bóng nợ nghiêm trọng hơn so với những gì người ta nhìn thấy. Trong việc khuyến khích các ngân hàng toàn cầu mở rộng lĩnh vực đầu tư, và một vài ngân hàng bán lẻ học đòi sử dụng những công cụ ngoại lai mà họ không phải lúc nào cũng hiểu rõ và bỏ qua hoạt động kinh doanh hàng ngày. Điều này chứng tỏ thậm chí các ngân hàng bán lẻ buồn tẻ cũng có thể bị bơm thành bong bóng. Nhưng hoạt động ngân hàng bán lẻ cơ bản vẫn là nguồn lực chính tạo lợi nhuận. Hãng tư vấn McKinsey cho rằng hoạt động này chiếm già nửa doanh thu hàng năm của các ngân hàng trên thế giới, đạt 3,4 nghìn tỷ USD năm 2010 (xem biểu đồ trên). Trong dài hạn, hoạt động này cũng chứng minh là nguồn lực đáng tin cậy nhất để tạo ra lợi nhuận ổn định và doanh thu trên đầu cổ phiếu cao. Xếp hạng một loạt các ngân hàng lớn nhất trên thế giới theo lợi nhuận trên cổ phiếu có tương quan chặt chẽ với tỷ lệ doanh thu từ hoạt động ngân hàng bán lẻ của họ chứ không phải từ hoạt động ngân hàng đầu tư. Trong những năm bong bóng, hoạt động ngân hàng bán lẻ là lựa chọn cuối cùng đối với các nhà quản lý nhiều tham vọng. Lương và thù lao tại các ngân hàng đầu tư luôn cao hơn, và các văn phòng sang trọng ở vị trí đẹp tại các ngân hàng sẽ được dành cho các vị trí lãnh đạo, vốn có sự thăng tiến từ các hoạt động ngân hàng đầu tư. Nhưng gần đây, hoạt động ngân hàng bán lẻ ngày càng được chú ý nhiều hơn, vì nhiều lý do. Thứ nhất là sự cần thiết của loại hình này. Tại thế giới giàu có, tình trạng vỡ bong bóng nợ, kinh tế trì trệ và lãi suất thấp đã làm thay đổi kinh tế thương mại. Các ngân hàng hiện đang phải buộc những người tài năng nhất của họ làm việc tại bộ phận bán lẻ nhằm cắt giảm chi phí và khôi phục lợi nhuận. Thứ hai, công nghệ đang thay đổi rất nhanh. Điện thoại di động thông minh (smartphone) đang khuyến khích người tiêu dùng tương tác với ngân hàng theo những phương thức mới. Công nghệ cũng hứa hẹn biến đổi về cơ bản mô hình sinh lời của các sản phẩm có biên lợi nhuận thấp như việc xử lý các thanh toán. Với những công cụ mới lưu trữ và xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ, ngân hàng và các hãng công nghệ như Google và PayPal hy vọng biến đổi hoạt động kinh doanh của thẻ tín dụng. Thay vì chỉ đưa ra hướng dẫn về việc chuyển tiền có thể chỉ đáng vài xu lẻ, thông tin xuất hiện cùng với việc thanh toán có thể mang lại cơ hội mới về quảng cáo và bán hàng có giá trị cao hơn hàng trăm lần. 3Số lượng chi nhánh ngân hàng Đang giảm dần Tiền là hàng hóa đặc biệt Báo cáo này sẽ đưa ra những lập luận cho thấy hoạt động bán lẻ sẽ là phần sôi động nhất của ngân hàng trong những năm tới. Không giống như các cửa hàng sách, đại lý du lịch và cửa hàng đĩa nhạc, thu hẹp hoặc biến mất vì internet, ngân hàng có hai lợi thế lớn trong việc thích ứng với những đổi thay và áp dụng công nghệ mới. Thứ nhất là trong suy nghĩ của khách hàng, tiền vẫn là hàng hóa đặc biệt. Đã có những khách hàng muốn thay đổi ngân hàng, ngay cả chỉ vì tự dưng họ thấy không hài lòng, và thậm chí một số ít dường như sẵn sàng tin tưởng một ai đó cho dù không thấy sự hiện diện trực tiếp. Điều này đang thay đổi theo thời gian, nhưng đủ chậm để cho phép các ngân hàng điều chỉnh. Thứ hai là trong ý thức, ngân hàng là các công ty công nghệ. Nhiều ngân hàng có hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn, nhân viên đang làm việc trong các phòng ban công nghệ thông tin có quy mô khổng lồ. Hầu hết các ngân hàng sẵn sàng tiếp nhận những phương thức mới trong việc phục vụ khách hàng. Dấu hiệu rõ ràng nhất của việc này là sự thay đổi đang diễn ra của các chi nhánh ngân hàng. Trong nhiều thập kỷ, các chi nhánh này chủ yếu được coi là nơi khách hàng đến để gửi tiền hoặc rút tiền. Gần đây, một vài người cho rằng mình bị gạt ra rìa của internet và các làn sóng cải tiến khác. Alfredo Sáenz, giám đốc Santander, ngân hàng lớn của Tây Ban Nha, cho biết “10 năm trước nhiều cố vấn nói với chúng tôi rằng chúng tôi phải dừng hoạt động của các chi nhánh và chuyển sang sử dụng internet. Nhưng tôi đã nghe những tuyên bố như vậy trước đó với thẻ tín dụng và ATM …”. Các chi nhánh ngân hàng được coi là đang đối mặt với nguy cơ vì việc duy trì chúng rất tốn kém. Các chi nhánh ngân hàng thường đặt ở các vị trí nổi bật, dễ nhận biết trong khu vực đắt tiền ở thành thị. Do tình trạng cướp giật thường xảy ra, nên thậm chí chi nhánh ngân hàng có quy mô nhỏ nhất cũng thường có ít nhất 4 nhân viên, luôn luôn có mặt, kể cả khi 3 người trong số đó không có việc gì để làm. Đối với hầu hết các ngân hàng bán lẻ quy mô lớn, tiền thuê địa điểm, trang thiết bị và chi phí cho nhân viên tại các chi nhánh có thể chiếm đến 40-60% tổng chi phí vận hành, chi phí máy tính chiếm tỷ trọng lớn trong phần còn lại. Bất chấp các dự đoán về cái chết của hoạt động ngân hàng tại các chi nhánh/phòng giao dịch, nhưng ở hầu hết các nước, số lượng chi nhánh/phòng giao dịch trong thập niên qua vẫn tăng. Tại Mỹ, thị trường ngân hàng giàu nhất thế giới, số lượng chi nhánh và phòng Các chi nhánh/phòng giao dịch tiếp tục phát triển mạnh vì mọi người vẫn nghĩ rằng tiền là hàng hóa đặc biệt và muốn bảo đảm lần nữa rằng tiền mặt của họ an toàn. “Vị trí vẫn là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để ra quyết định khi bạn chọn chi nhánh/phòng giao dịch. Sau đó bạn có thể thực hiện hoạt động ngân hàng trực tuyến, bạn có thể không quay lại ngân hàng nữa … nhưng địa điểm là nơi bạn nghĩ rằng tiền của bạn ở đó”, John Stumpf, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Wells Fargo, cho biết. Basudouin Prot, chủ tịch BNP Paribas, ngân hàng của Pháp, cho rằng “hầu hết khách hàng vẫn muốn đến một chi nhánh nào đó ở vị trí gần kề … bạn có thể vẫn cần một văn phòng ở đâu đó”. Và Rob Markey, làm việc tại tổ chức tư vấn Bain, nghĩ rằng mọi người “muốn có sự giao tiếp thực tế với nhân viên trong chi nhánh” để làm cho họ cảm thấy rằng tiền của họ đang được chăm sóc tốt. Đáng ngạc nhiên, dường như một ngân hàng có nhiều chi nhánh/phòng giao dịch sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. JPMorgan Chase, ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ, đã mở hơn 200 chi nhánh mới năm ngoái [2011] và dự định mở mới 150-200 chi nhánh/năm trong vòng 5 năm tới. Hầu hết số chi nhánh mới sẽ nằm tại những khu vực mà ngân hàng đã có thị phần lớn. giao dịch tăng 22% từ năm 2000 lên gần 90.000. Tại châu Âu, số lượng chi nhánh/phòng giao dịch tăng đều đặn trong thập niên qua, nhất là tại Tây Ban Nha và Italia. Chẳng hạn, Tây Ban Nha có khoảng 43.000 chi nhánh/phòng giao dịch, bằng khoảng một nửa số lượng chi nhánh tại Mỹ, có dân số gấp 7 lần và diện tích gấp 20 lần so với Tây Ban Nha. Bức tường khổng lồ nhấp nháy ánh đèn xanh đỏ trước dòng người đang hối hả đi làm khi họ đổ dồn về thang máy và vào sảnh lớn của nhà ga Orchard Road, một trong những hệ thống chuyển tiếp bận rộn nhất ở Singapore. Những bức tường đẩy ra những thông tin hữu ích khi họ đi ngang qua: thời tiết, tiêu đề tin tức mới nhất, diễn biến trên thị trường. Phía sau mọi thứ là những quảng cáo liên tục thay đổi về các hợp đồng mới nhất của Citigroup. Đây là một nỗ lực táo bạo nhằm thu hút khách hàng vào chi nhánh để nó trông không giống một ngân hàng: không có cửa để ngăn kẻ cướp giật, không có quầy thu tiền với nhân viên thu ngân. Thay vào đó có những màn hình TV cảm ứng khổng lồ trên các bức tường phía ngoài và những dãy ghế dài màu trắng với vài hàng máy tính Apple. Những nhân viên hỗ trợ ăn mặc gọn gàng khua những chiếc iPad vỏ da màu đen. Bằng vài động tác chạm nhẹ trên chiếc iPad, Han Kwee Juan, giám đốc Citigroup tại Singapore, đang trình diễn cách một khách hàng chi tiêu vài nghìn đôla Singapore một tháng bằng thẻ tín dụng của Citibank có thể kiếm được hàng nghìn đôla một năm sau bằng số tiền hoàn lại, chiết khấu và những giải thưởng khác. Còn việc hợp nhất nợ thẻ tín dụng vào khoản vay cá nhân thì sao? Số tiền tiết kiệm có thể là trên 600 đôla Singapore/năm. Chi nhánh ngân hàng này đáng để khảo sát thêm vì cùng với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống ở Singapore, nó phản ánh sự thay đổi cơ bản trong cách nghĩ của Citi (và ngày càng nhiều các ngân hàng lớn khác) về cái mạng lưới khổng lồ các chi nhánh của mình. Các chi nhánh ngân hàng, vô cùng quan trọng cho đến giờ, rồi sẽ giảm dần số lượng và nhin sẽ khác đi nhiều. BÁO CÁO ĐẶC BIỆT HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG QUỐC TẾ 4BÁO CÁO ĐẶC BIỆT HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG QUỐC TẾ “Tăng thị phần tại một thị trường sẵn có sẽ giá trị hơn so với việc phát triển thị trường mới”, Jamie Dimon, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành JPMorgan Chase, tuyên bố trong thông báo gần đây gửi cổ đông. Todd Maclin, phụ trách chăm sóc khách hàng và doanh nghiệp, cho rằng mỗi chi nhánh bán lẻ mới sẽ mang về cho ngân hàng trung bình 1 triệu USD/năm. Nguyên tắc đơn giản này – ngân hàng với mật độ chi nhánh lớn nhất tại một thị trường sẽ giành được phần lớn khách hàng – đã xác định rõ hoạt động ngân hàng cho nhiều thế hệ. Một nghiên cứu của Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ năm 2005 nhận thấy những ngân hàng với mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch lớn hơn thường thành công hơn trong việc tăng doanh thu và có lợi nhuận nhiều hơn so với những ngân hàng có mạng lưới nhỏ hơn. Có mạng lưới chi nhánh dày đặc không chỉ giúp ngân hàng giành được thị phần lớn mà còn cho phép ngân hàng thu phí cao hơn một ít đối với những khoản cho vay hoặc phải trả lãi suất thấp hơn đôi chút. “Đến nay việc vận hành các chi nhánh rất đắt đỏ nhưng là cách quảng cáo hiệu quả cao”, Peter Carroll làm việc tại hãng tư vấn Oliver Wyman cho biết. Bất chấp tất cả những cải tiến và công nghệ mới được áp dụng vào các ngân hàng trong những thập niên gần đây, động lực cơ bản của hoạt động ngân hàng bán lẻ vẫn gần như không thay đổi nhiều so với 100 năm trước. Nhưng điều này sẽ thay đổi, vì 3 lý do. Hãy “buzz” tôi Trên thực tế, khách hàng đang chuyển sang dùng dịch vụ ngân hàng trên internet và điện thoại di động mà không cần nhiều thúc giục. Việc sử dụng rộng rãi điện thoại thông minh đang chứng minh cải tiến lớn đầu tiên trong hoạt động ngân hàng đang thực sự làm mọi người ít đến các chi nhánh ngân hàng hơn. Những làn sóng cải tiến trước kia, như ATM và giao dịch qua điện thoại, hứa hẹn giảm tần suất đến ngân hàng nhưng hóa ra chỉ làm tăng số lượng giao dịch bằng cách tạo thuận lợi hơn cho hoạt động rút tiền, hoặc kiểm tra số dư. Tại châu Âu, lãi suất ở mức thấp “đang có tác động rất đáng kể đến các ngân hàng bán lẻ”, Pedro Rodeia tại McKinsey cho biết. Ông này cho rằng trung bình các ngân hàng bán lẻ quy mô lớn của châu Âu đang mất tiền tại khoảng một nửasố tài khoản của khách hàng. Đối với một số ngân hàng, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn. “Đến giờ, tại sao bạn phải đóng cửa chi nhánh/phòng giao dịch? Đây không phải là đòi hỏi mang tính tài chính.” Michael Poulos tại Oliver Wyman cho biết. “Thời buổi này thực sự đã khác … bạn sẽ thấy đóng cửa một số lượng đáng kể chi nhánh/phòng giao dịch”, Lượng tiền tiết kiệm tiềm năng vẫn rất lớn. Các ngân hàng châu Âu có thể cắt giảm chi phí khoảng 15-20 tỷ Euro/năm bằng cách khuyến khích khách hàng sử dụng ngân hàng trực tuyến nhiều hơn, theo McKinsey. Lần này sẽ khác biệt Thứ nhất là kinh tế. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, lợi nhuận của hoạt động ngân hàng bán lẻ tại nhiều nước giàu đã giảm do lãi suất ở mức thấp nhất và quy định lộn xộn. Tại một số nơi như Mỹ và Anh, những quy định mới cũng giảm mức phí ngân hàng có thể thu. Các ngân hàng ở khắp nơi phải duy trì nguồn vốn lớn hơn. Tại Mỹ, các ngân hàng bán lẻ, theo truyền thống, kiếm một nửa lợi nhuận từ việc tập hợp nguồn tiền gửi giá rẻ vào các tài khoản séc, hình thức họ không phải trả lãi và sau đó cho vay ra để kiếm lợi nhuận. Nhưng với mức lãi suất chính thức gần bằng 0, tỷ lệ cho vay đã giảm, biên lợi nhuận thắt chặt. Các nguồn thu nhập chính khác là các loại phí và tiền phạt đối với các khoản chi trội, thanh toán muộn đối với thẻ tín dụng và các mức phí đánh vào người bán lẻ khi khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ. Quy định mới được áp dụng như một phần của đạo luật Dodd-Frank tại Mỹ nghiêm cấm một số loại phí và đặt mức trần cho những phí còn lại. Sherrief Meleis tại hãng tư vấn Novantas, cho rằng do mức lãi suất thấp doanh thu của các ngân hàng giảm 60 tỷ USD/năm vào năm 2007 và các quy định mới sẽ tiếp tục làm giảm doanh thu của các các ngân hàng thêm 15 tỷ USD. Với tình trạng doanh thu sụt giảm như vậy, khoảng 15% mạng lưới chi nhánh hiện tại sẽ chuyển sang tình trạng không có lợi nhuận. 5BÁO CÁO ĐẶC BIỆT HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG QUỐC TẾ Điện thoại di động, máy tính bảng, trái lại, đang thay đổi triệt để hành vi của khách hàng, khiến tần suất đến ngân hàng của họ thấp hơn nhưng lại làm tăng số lượng giao dịch với ngân hàng. Khi các ngân hàng lần đầu đưa ra hệ thống ngân hàng di động ở mức rất cơ bản, cho phép khách hàng kiểm tra số dư bằng tin nhắn điện thoại, số lượng tương tác tăng từ mức trung bình 9 lần lên 20 lần/tháng, bà CeCe Morken chuyên viên của Intuit, hãng sản xuất phần mềm tài chính cá nhân cho ngân hàng và các cá nhân cho biết. Khi các ngân hàng bắt đầu đưa ra những ứng dụng ngân hàng cho điện thoại di động và thiết bị cảm ứng, “chúng tôi cảm thấy sốc vì trạng thái kích hoạt tăng lên 30 lần”, theo bà Morken. Điều làm cho điện thoại thông minh tiện dụng là chúng cho phép khách hàng kết nối tại bất kỳ nơi nào và vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nhiều người hiện thanh toán hóa đơn hoặc gửi tiền cho thành viên gia đình ở nước ngoài bằng điện thoại ngay cả khi đang ỏ trên đường. Đối với ngân hàng, lợi ích trực tiếp của điện thoại thông minh có thể là cơ hội để tự động hóa giao dịch như thanh toán séc, vốn gây tốn kèm khi vẫn chủ yếu thực hiện với giấy tờ. Điều này đặc biệt quan trọng ở Mỹ, nơi séc vẫn chiếm khoảng ¼ tổng lượng thanh toán không dùng tiền mặt. Hầu hết các ngân hàng lớn của Mỹ đã áp dụng nhiều ứng dụng (“apps”) cho phép khách hàng chụp ảnh tấm séc như một cách ký thác, cắt giảm hàng triệu lượt đến làm việc tại chi nhánh. Khách hàng dường như rất thích các ứng dụng. JPMorgan cho biết năm qua khách hàng ký thác 10 triệu tấm séc bằng cách chụp ảnh (mặc dù vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số 25 tỷ tấm séc các ngân hàng Mỹ xử lý mỗi năm). Thời gian tới, điện thoại sẽ hoàn toàn thay thế séc khi có thể gửi tiền từ điện thoại này sang điện thoại khác và các doanh nghiệp nhỏ sẽ chấp nhận thanh toán thẻ bằng điện thoại di động của họ. Xu hướng lớn thứ 3 là mọi người ngày càng thông thạo hơn trong việc làm những công việc phức tạp như mua vè máy bay hay kê khai thuế trực tuyến. Động lực thúc đẩy chính của hoạt động này thường là các ngành khác chứ không phải ngành ngân hàng. Đôi khi chính là nhà nước. Ví dụ, tại Đan Mạch, chính phủ giám sát việc phát hànhthẻ căn cước số hóa, có thể sử dụng cả trên các website của chính phủ và ngân hàng trực tuyến. Dù cho có thay đổi gì thì rõ ràng mọi người ngày càng cảm thấy th
Luận văn liên quan