Đề tài Tín phiếu kho bạc - Thương phiếu - Chứng chỉ tiền gửi

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tiền của các cá nhân, doanh nghiệp cũng phát triển không ngừng. Điều này được thể hiện rõ trong sự tồn tại hai trạng thái của nền kinh tế giữa một bên là nhu cầu về tiền và một bên là khả năng về tiền. Vần đề đặt ra cho các cá nhân, doanh nghiệp là làm thế nào để sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả. Trước tình hình này, nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt đã nảy sinh và phát triển để giải quyết cân đối về cung và cầu về các nguồn lực tài chính trong xã hội, và nhu cầu mua bán, chuyển nhượng giữa các chủ sở hữu với nhau. Trên cở sở đó, thị trường tài chính đã ra đời. Thị trường tài chính gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Nói riêng về thị trường tiền tệ, đây là nơi diễn ra các hoạt động cung và cầu về vốn ngắn hạn. Thị trường tiền tệ gồm các loại tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gởi, thương phiếu Đây là loại chứng từ có giá trị được thực hiện thông qua hoạt động giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp và cá nhân, hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau Chúng giúp cho các chủ thể kinh tế có nhiều điều kiện để sử dụng và phát triển nguồn vốn của mình một cách hiệu quả.

doc24 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9014 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tín phiếu kho bạc - Thương phiếu - Chứng chỉ tiền gửi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ TÀI: Nhóm thực hiện:  TP. HỒ CHÍ MINH, NGÀY 28 THÀNG 02 NĂM 2011.  Danh sách nhóm: Mai Thị Ngân K094020322 Phan Thị Thanh Nguyên K094020327 Hồ Ý Nhi K094020330 Nguyễn Thị Ninh K094020333 Nguyễn Thị Quý K094020344 Nguyễn Thị Thanh Tâm K094020347 Bảng phân công công việc: STT  Nội dung công việc  Người phụ trách  Thời gian hoàn thành  Ghi chú   1  Nội dung chương 1: Tín phiếu kho bạc  Nguyễn Thị Quý Mai Thị Ngân  25/02    2  Nội dung chương 2: Chứng chỉ tiền gởi  Nguyễn Thị Thanh Tâm Nguyễn Thị Ninh  25/02    3  Nội dung chương 3: Thương Phiếu  Hồ Ý Nhi Phan Thị Thanh Nguyên  25/02    4  Nội dung Phần mở đầu và Phần kết luận  Phan Thị Thanh Nguyên  26/02    5  Trình bày đề tài, lập bảng phân công công việc  Nguyễn Thị Quý  27/02    6  Kiểm tra, lập mục lục, hoàn thiện đề tài  Nguyễn Thị Ninh  28/02    7  Thiết kế Power Point  Cả nhóm Phụ trách chính: Hồ Ý Nhi  03/03    8  Thuyết trình  Mai Thị Ngân Nguyễn Thị Thanh Tâm  04/03    MỤC LỤC  5  7 CHƯƠNG 1: TÍN PHIẾU KHO BẠC 7 1.1. Định nghĩa 7 1.2. Hình thức, mệnh giá tín phiếu kho bạc 7 1.2.1. Hình thức: 7 1.2.2. Mệnh giá: 7 1.2.3. Kỳ hạn tín phiếu kho bạc: 7 1.2.4. Lãi suất tín phiếu kho bạc 7 1.2.5. Nguyên tắc đấu thầu 8 1.2.6. Hình thức đấu thầu 8 1.2.7. Hình thức bán tín phiếu kho bạc 8 1.2.8. Thanh toán tiền mua tín phiếu kho bạc. 9 1.2.9. Thanh toán tín phiếu kho bạc 10 1.2.10. Chi phí phát hành, thanh toán 10 CHƯƠNG 2: CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI 12 2.1. Chứng chỉ tiền gửi (CD) là gì? 12 2.2. Các hình thức chứng chỉ tiền gửi và phương thức thanh toán gốc, lãi suất 12 2.2.1. Hình thức 12 2.2.2. Đặc tính 13 2.2.3. Thanh toán gốc 13 2.2.4. Lãi 13 2.3. Ưu nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi 13 2.3.1. Ưu điểm 13 2.3.2. Nhược điểm 14 2.4. Thuận lợi và hạn chế của chứng chỉ tiền gửi 14 2.4.1. Đối với ngân hàng 14 2.4.2. Đối với người gửi 14 2.5. So sánh chứng chỉ tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: 15 2.5.1. Giống nhau: 15 2.5.2. Khác nhau: 16 CHƯƠNG 3: THƯƠNG PHIẾU 18 3.1. Cơ sở ra đời: 18 3.2. Khái niệm: 18 3.3. Hình thức: 18 3.3.1. Hối phiếu: 18 3.3.2. Lệnh phiếu 19 3.4. Tính chất: 19 3.5. Ích lợi và nhược điểm: 19 3.5.1. Ích lợi: 19 3.5.2. Nhược điểm: 20 3.6. Thực trạng thương phiếu ở Việt Nam: 20 3.7. Chiết khấu thương phiếu: 21 3.7.1. Khái niệm: 21 3.7.2. Ý nghĩa: 22  24  25  Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tiền của các cá nhân, doanh nghiệp cũng phát triển không ngừng. Điều này được thể hiện rõ trong sự tồn tại hai trạng thái của nền kinh tế giữa một bên là nhu cầu về tiền và một bên là khả năng về tiền. Vần đề đặt ra cho các cá nhân, doanh nghiệp là làm thế nào để sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả. Trước tình hình này, nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt đã nảy sinh và phát triển để giải quyết cân đối về cung và cầu về các nguồn lực tài chính trong xã hội, và nhu cầu mua bán, chuyển nhượng giữa các chủ sở hữu với nhau. Trên cở sở đó, thị trường tài chính đã ra đời. Thị trường tài chính gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Nói riêng về thị trường tiền tệ, đây là nơi diễn ra các hoạt động cung và cầu về vốn ngắn hạn. Thị trường tiền tệ gồm các loại tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gởi, thương phiếu… Đây là loại chứng từ có giá trị được thực hiện thông qua hoạt động giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp và cá nhân, hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau… Chúng giúp cho các chủ thể kinh tế có nhiều điều kiện để sử dụng và phát triển nguồn vốn của mình một cách hiệu quả. Trước thực trạng như vậy, chúng tôi quyết định tìm hiểu về các loại chứng từ có giá trị của thị trường tiền tệ: tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gởi và thương phiếu. Với việc nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng sẽ mang đến cho bản thân cũng như các bạn một cái nhìn tổng quan về đặc điềm của các loại chứng từ cũng như sự khác nhau cơ bản của chúng. Đó là nền tảng để chúng ta đi sâu tìm hiểu về tài chính và tiền tệ.  CHƯƠNG 1: TÍN PHIẾU KHO BẠC 1.1. Định nghĩa Tín phiếu kho bạc là loại giấy nợ do chính phủ phát hành có kỳ hạn dưới một năm để bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước và là một công cụ trong những công cụ quan trọng để Ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền tệ. (tại Việt Nam, tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành). Tín phiếu kho bạc thường có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hay 9 tháng với một hay nhiều mức mệnh giá. Tín phiếu kho bạc thường được coi là không có rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản). 1.2. Hình thức, mệnh giá tín phiếu kho bạc 1.2.1. Hình thức Tín phiếu kho bạc đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoắc bút toán ghi sổ; có ghi danh hoặc không ghi danh. - Đối với hình thức chứng chỉ: Bộ Tài chính quy định nội dung để Kho bạc Nhà nước in và phân phối cho các tổ chức trúng thầu. - Đối với hình thức bút toán ghi sổ: Do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ghi và quản lí sổ sách. Tín phiếu kho bạc khi phát hành được thực hiện theo hính thức bút toán ghi sổ. Trường hợp chủ sở hữu muốn nhận chứng chỉ tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo cho Kho bạc Nhà nước để cấp chứng chỉ. 1.2.2. Mệnh giá Mệnh giá của tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) thông báo cho từng đợt phát hành. 1.2.3. Kỳ hạn tín phiếu kho bạc Tín phiếu kho bạc có các kỳ hạn: 91 ngày, 182 ngày, 273 ngày và 364 ngày. 1.2.4. Lãi suất tín phiếu kho bạc - Bộ trưởng Bộ Tài chính thông báo lãi suất trần trong từng thời kỳ. Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết định lãi suất cụ thể cho từng phiên đấu thầu trong phạm vi mức lãi suất trần cho phép. Tùy điều kiện cụ thể, Bộ trưởng Bộ Tài chính có thể không quy định mức lãi suất trần để tổ chức đấu thầu. - Lãi suất phát hành tín phiếu kho bạc được xác định trên cơ sở kết quả của từng phiên đấu thầu. 1.2.5. Nguyên tắc đấu thầu - Bí mật mọi thông tin đấu thầu của các đơn vị đặt thầu và các thông tin có liên quan đến lãi suất tổ chức đấu thầu. - Tổ chức đấu thầu công khai, bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ giữa các tổ chức tham gia đấu thầu. - Đơn vị trúng thầu có trách nhiệm mua tín phiếu kho bạc theo khối lượng và lãi suất trúng thầu được thông báo. 1.2.6. Hình thức đấu thầu Việc đấu thầu tín phiếu kho bạc được thực hiện theo một trong hai hình thức: Đấu thầu cạnh tranh lãi suất, hoặc kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đấu thầu không cạnh tranh lãi suất. Trường hợp áp dụng hình thức đấu thầu kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đấu thầu không cạnh tranh lãi suất thì khối lượng tín phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất không vượt quá 30% tổng khối lượng tín phiếu thông báo phát hành của đợt đấu thầu đó. Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết định hình thức đấu thầu cụ thể của từng phiên đấu thầu. 1.2.7. Hình thức bán tín phiếu kho bạc Tín phiếu kho bạc đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được bán theo 2 hình thức: ngang mệnh giá và chiết khấu. 1.2.7.1. Bán tín phiếu kho bạc theo hình thức ngang mệnh giá. - Giá bán tín phiếu kho bạc bằng 100% mệnh giá. - Số tiền thanh toán tín phiếu kho bạc khi đến hạn được tính theo công thức sau:   n   T  =  G + ( G x Ls x )     365   Trong đó: T: Tổng số tiền (gốc + lãi) tín phiếu được thanh toán khi đến hạn. G: Giá bán tín phiếu kho bạc. Ls: Lãi suất tín phiếu trúng thầu (tính theo tỷ lệ %/365 ngày). n: Số ngày trong thời hạn tín phiếu. 1.2.7.2. Bán tín phiếu kho bạc theo hình thức chiết khấu: - Giá bán tín phiếu được xác định theo công thức:   MG   G  =      Ls x n     1 +     365   Trong đó: G: Giá bán tín phiếu kho bạc. MG: Mệnh giá tín phiếu kho bạc. Ls: Lãi suất tín phiếu trúng thầu (tính theo tỷ lệ %/365 ngày). n: Số ngày trong thời hạn tín phiếu. - Khi đến hạn thanh toán được thanh toán bằng mệnh giá tín phiếu. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể về cách tính tròn giá tín phiếu kho bạc. 1.2.8. Thanh toán tiền mua tín phiếu kho bạc. - Ngày phát hành tín phiếu kho bạc được phát hành vào ngày thứ 2 kể từ ngày đấu thầu. Trong phạm vi 2 ngày làm việc tiếp theo ngày đấu thầu, các đơn vị trúng thầu phải chuyển tiền mua tín phiếu kho bạc theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ghi có tài khoản của Kho bạc Nhà nước số tiền thu từ bán tín phiếu kho bạc và ghi có tài khoản tín phiếu kho bạc cho tổ chức trúng thầu. Trường hợp tổ chức trúng thầu có nhu cầu nhận chứng chỉ tín phiếu, Ngân hàng nhà nước Việt Nam thông báo cho kho bạc nhà nước để cấp chứng chỉ. - Trường hợp các thành viên trúng thầu làm thủ tục thanh toán chậm so với ngày quy định, Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện trích tài khoản hoặc yêu cầu Ngân hàng nơi thành viên mở tài khoản trích tiền gởi của thành viên trúng thầu chuyển cho kho bạc nhà nước. Nếu số dư trên tài khoản tiền gởi của các thành viên trúng thầu vẫn không đủ để thanh toán thì phần kết quả trúng thầu chưa được thanh toán sẻ bị hủy bỏ và đơn vị bị phạt 5% trên số tiền hủy bỏ để chuyển nộp ngân sách nhà nước. - Căn cứ giấy báo có của Sở giao dịch ngân hàng nhà nước Việt Nam chuyển đến, kho bạc nhà nước làm thủ tục ghi ngân sách Trung ương hoặc hạch toán theo quy định của bộ tài chính. 1.2.9. Thanh toán tín phiếu kho bạc 1.2.9.1. Thanh toán tín phiếu kho bạc khi hết hạn - Việc thanh toán gốc, lãi tín phiếu kho bạc khi đến hạn được thực hiện thông qua Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Trước ngày đến hạn thanh toán gốc, lãi 1 ngày làm việc. - Nhà nước, Ngân hàng nhà nước Việt Nam được tự động trích tài khoản tiền gởi của kho bạc Nhà nước tại Sở giao dịch ngân hàng nhà nước để thanh toán cho chủ sở hữu tín phiếu kho bạc. - Nếu ngày đến hạn thanh toán gốc, lãi tín phiếu kho bạc, là ngày chỉ theo chế độ, thì tiền gốc, lãi tín phiếu, trái phiếu được thanh toán vào ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó. 1.2.10. Chi phí phát hành, thanh toán .Toàn bộ chi phí tổ chức đấu thầu, thanh toán tín phiếu kho bạc do ngân sách Trung ương đảm bảo và chi trả Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo tỉ lệ là 0.05% trên giá trị tín phiếu kho bạc trúng thầu. Ngân hàng nhà nước Việt Nam được sử dụng kinh phí đấu thầu, thanh toán tín phiếu kho bạc vào các mục đích sau: Chi mua sắp thiết bị phục vụ cho đấu thầu tín phiếu kho bạc. Chi bảo dưỡng định kì, sữa chữa đột xuất máy móc, thiết bị. Chi thiết kế và xây dựng phần mềm chương trình đấu thầu tín phiếu kho bạc. Chi thông tin quảng cáo về đấu thầu tín phiếu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chi phí trực tiếp cho từng phần đấu thầu. Chi hội thảo, khảo sát, học tập kinh nghiệm đấu thầu tín phiếu. Chi hội nghị khách hàng hàng năm tổng kết công tác đấu thầu. Chi khen thưởng đột xuất và định kì cho các thành viên ban đấu thầu, cán bộ phục vụ công tác đấu thầu và các cơ quan có liên quan. Khoảng chi này không vượt quá 10% tổng kinh phí đấu thầu và thanh toán tín phiếu kho bạc được hưởng. Chi họp ban đấu thầu tín phiếu, định kì sơ kết tình hình đấu thầu và bàn phương hướng công tác. Chi văn phòng phẩm. Các khoản chi cho công tác đấu thầu, thanh toán tín phiếu kho bạc được hoạch toán vào chi nghiệp vụ của ngân hàng nhà nước Việt Nam. CHƯƠNG 2: CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI Chứng chỉ tiền gửi (CD) là gì? Nói đến CD, người ta thường nghĩ ngay tới những lúc nghe nhạc thư giãn khi ngồi trong xe hơi. Tuy nhiên, trong giới tài chính, CD được biết đến như một công cụ tài chính ưa thích của các nhà đầu tư. Đối với những nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn thì CD - chứng chỉ tiền gửi sẽ thỏa mãn điều này. Chứng chỉ tiền gửi là một công cụ đầu tư thuộc nhóm tài sản đầu tư có thu nhập cố định và thích hợp cho các nhà đầu tư dài hạn. Vậy, CD là gì? CD là viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh: ‘Certificates of Deposit’, dịch sang tiếng Việt là ‘Chứng chỉ tiền gửi’. Một chứng chỉ tiền gửi là một hình thức tiền gửi có thời hạn thường được cung cấp bởi các định chế tài chính: ngân hàng, các tổ chức tín dụng... Điều khoản của một chứng chỉ tiền gửi có quy định thời hạn ít nhất là 3 tháng và dài nhất là 5 năm. Thời hạn càng dài thì lãi suất mà ngân hàng cung cấp chứng chỉ tiền gửi cho người gửi sẽ càng cao hơn, đây chính là phần bù vì việc các nhà đầu tư sẽ phải gửi tiền của mình trong thời gian lâu hơn. “Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác”. Chứng chỉ tiền gửi là văn bản do ngân hàng phát hành để chứng nhận rằng người sở hữu văn bản đã gửi tiền vào ngân hàng. Chứng chỉ tiền gửi thực chất là lời hứa trả một lượng tiền nhất định cho người sở hữu nó vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Ở Mỹ và Anh, nó là loại trái phiếu “có thể trao đổi”, nghĩa là có thể chuyển nhượng đơn giản bằng cách trao cho người mua. Vì vậy, chúng có khả năng thanh toán cao đối với người sở hữu, đồng thời đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng trong một thời gian. Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi được trả sáu tháng một lần nếu chứng chỉ tiền gửi có thời hạn trên 1 năm và được trả khi đúng hạn nếu có thời hạn dưới một năm. Chứng chỉ tiền gửi áp dụng lần đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 60, sau đó được lưu hành ở Anh. Các hình thức chứng chỉ tiền gửi và phương thức thanh toán gốc, lãi suất Hình thức - Chứng chỉ ghi danh: Là chứng chỉ có ghi tên người sở hữu. - Chứng chỉ vô danh: Không ghi tên người sở hữu. Chứng chỉ vô danh thuộc sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá. - Ghi sổ: chi nhánh phát hành mở cho chủ sở hữu một tài khoản chứng chỉ và giao cho chủ sở hữu một chứng chỉ với nộng dung có tài khoản chứng chỉ. Đặc tính - Kỳ hạn: Có kỳ hạn  tối thiểu 1 năm. - Đồng tiền: VNĐ, ngoại tệ. - Mệnh giá tối thiểu: 100.000 VNĐ, 100 USD, ngoại tệ tương đương. - Mệnh giá tối đa: 01 tỷ VNĐ, 100.000 USD, ngoại tệ tương đương. Thanh toán gốc - Thanh toán đúng hạn: Được thanh toán toàn bộ gốc. - Thanh toán sau hạn: Nếu đến hạn, người mua chưa rút vốn, các ngân hàng không chuyển sang kỳ hạn tiếp theo. Số tiền gốc được hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn hiện hành đối với thời gian quá hạn. - Thanh toán trước hạn: Một số ngân hàng không chấp nhận thanh toán trước hạn, một số ngân hang khác thì không những mất số tiền lãi có thể nhận được mà còn bị mất 10% số tiền gốc. Lãi -  Phương pháp điều chỉnh lãi suất: lãi suất cố định hoặc lãi suất được điều chỉnh theo từng thời kỳ. - Cách tính lãi:      Số tiền lãi = Mệnh giá x Lãi suất x Kỳ hạn - Trả lãi: Lãi được trả sau theo mỗi định kỳ 6 tháng hoặc kỳ là bội số của 6 tháng. Ưu nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi Ưu điểm - Chứng chỉ tiền gửi là một tài sản đầu tư phi rủi ro vì thường được bảo đảm bởi các chính phủ. Ví dụ: Mỹ, chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng được bảo đảm bởi Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang (Federal Deposit Insurance Corporation), còn chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức tín dụng phát hành được bảo đảm bởi Hội liên hiệp tín dụng quốc gia (National Credit Union Administration). Cả gốc và lãi đều được bảo đảm trong toàn bộ thời gian đầu tư. Điều này là rất hấp dẫn đối với những nhà đầu tư đang tìm kiếm sự an toàn. - Chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn so với các tài khoản tiết kiệm thông thường. Các cá nhân muốn tối đa hóa lợi nhuận khoản tiền tiết kiệm của mình có thể tìm đến với các chứng chỉ tiền gửi, như vậy sẽ tốt hơn so với việc gửi ở tài khoản tiết kiệm hay tham gia thị trường tiền tệ. Ví dụ: Lãi suất một chứng chỉ tiền gửi thời gian đáo hạn 3 tháng thường sẽ cao hơn là lãi suất của một thương phiếu thời hạn 3 tháng trên thị trường tiền tệ. Bạn cũng có thể dùng số tiền khi đáo hạn của chứng chỉ tiền gửi để mua tiếp một chứng chỉ tiền gửi thêm 3 tháng nữa thay vì rút tiền mặt về. - Cùng với việc huy động vốn của tổ chức kinh tế, cá nhân thông qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm, phát hành các loại giấy tờ có giá, trong đó có chứng chỉ tiền gửi đang trở thành một trong những sản phẩm huy động vốn “ưa thích” của các ngân hàng. Bởi vì ngân hàng thu hút được một nguốn lớn để hoạt động và biết trước thời hạn thanh toán cho khách hàng, do đó ngân hàng sẽ yên tâm hơn trong việc sử dụng nguồn vốn. Nhược điểm Nhược điểm lớn nhất của CD là tính thanh khoản của nó không cao bằng tiền gửi ở tài khoản tiết kiệm. CD có hình phạt nếu bạn muốn rút tiền của mình trước khi đáo hạn. Bạn không chỉ bị mất số tiền lãi có thể nhận được mà còn bị mất 10% tài sản gốc của mình. Đây gọi là hình phạt rút sớm cho các nhà đầu tư. Về dài hạn, CD trả lãi suất thấp hơn so với trái phiếu doanh nghiệp. Nếu bạn muốn gửi tiền của mình trong vòng 5 năm, tốt nhất là bạn nên tìm mua một trái phiếu có độ tín nhiệm cao nhất. Dù sẽ không được chính phủ đảm bảo nhưng lãi suất của chúng vẫn cao hơn nhiều so với chứng chỉ tiền gửi. Thuận lợi và hạn chế của chứng chỉ tiền gửi Đối với ngân hàng Ngân hàng yên tâm hơn đối với việc sử dụng số vốn thu được vì ít khách hàng muốn rút lại tiền trước thời gian đáo hạn. Trong trường hợp nếu khách hàng rút lại tiền trước thời hạn thì ngân hàng không phải trả lãi trước đó mà còn thu được một số tiền đền bù của khách hàng. Tiền lãi phải trả cho khách hàng đối với chứng chỉ tiền gửi cao hơn so với gửi tiết kiệm. Đối với người gửi So với tiết kiệm tính an toàn của nó cũng không kém trong khi lãi suất lại cao hơn. Vì thế, đối với những người có số vốn mà không sử dụng trong lâu dài thì nên mua chứng chỉ tiền gửi hơn là gửi tiết kiệm. Nhưng cần tính toán kỹ khi mua. Theo trợ lý đầu tư của một ngân hàng thương mại cổ phần, về lý thuyết, người mua chứng chỉ tiền gửi không được thanh toán trước hạn và vì thế, ngân hàng sẽ “yên tâm” hơn trong kế hoạch sử dụng nguồn vốn. Nếu có nhu cầu về vốn mà giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán, người mua chỉ có thể “cầm cố” giấy tờ có giá này để vay vốn và tất nhiên, lãi suất cho vay lại sẽ cao hơn lãi suất mà ngân hàng trả cho người mua. Như vậy, lợi tức cao của giấy tờ có giá sẽ giảm đi rất nhiều nếu khách hàng thực hiện việc “cầm cố”. Chẳng hạn trong thể lệ của đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi này, Sacombank quy định, nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn trước thời gian đáo hạn thì khách hàng có thể chiết khấu hoặc cầm cố chứng chỉ tiền gửi để vay lại. Khách hàng được chiết khấu khi đã nắm giữ chứng chỉ tiền gửi tối thiểu 1/2 thời gian kể từ ngày phát hành và thời gian chiết khấu là thời hạn còn lại của chứng chỉ tiền gửi được. Trường hợp khách hàng cầm cố chứng chỉ tiền gửi, tỷ lệ cho vay/mệnh giá chứng chỉ tiền gửi sẽ được tính theo quy định của Sacombank về cho vay cầm cố. Thậm chí, khi ngân hàng “ưu đãi” cho phép khách hàng chủ động nguồn vốn đột xuất bằng cách thanh toán trước hạn thì mức lãi suất mà khách hàng được hưởng cũng không hề hấp dẫn. Như trong quy định phát hành chứng chỉ tiền gửi của một ngân hàng lớn, lãi suất thanh toán trước hạn được căn cứ vào thời gian thực gửi, cụ thể: dưới 1 tháng hưởng lãi suất không kỳ hạn; từ 1 - 3 tháng lãi suất bằng 45% lãi suất cam kết; từ 3 - 6 tháng bằng 50% lãi suất cam kết; từ 6 - 9 tháng bằng 60% lãi suất cam kết và từ 9-12 tháng bằng 70% lãi suất cam kết. Bởi vậy, theo bà trợ lý trên, mặc dù có lãi suất cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn, nhưng người mua cần tính toán kỹ, chỉ nên mua khi đã kế hoạch hóa được việc sử dụng vốn của mình. Đặc biệt, người mua nên nắm rõ mức lãi suất cho vay nếu ngân hàng quy định chỉ có thể rút vốn bằng cách cầm cố giấy tờ có giá để vay lại tiền hoặc mức lãi suất thanh toán trước hạn nếu được phép thanh toán trước. So sánh chứng chỉ tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Giống nhau - Ở cả hai hình thức, Ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng. Sau khi hết kỳ hạn, ngân hàng có nghĩa vụ trả cho khách hàng tiền gốc và tiền lãi (tiền lãi này tương ứng với thời hạn gửi). - Lãi suất không thay đổi trong suốt
Luận văn liên quan