Đề tài Tỉnh Bắc Ninh buôn bán phụ nữ ngày càng gia tăng Thực trạng và giải pháp

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là không ít những tệ nạn xã hội như: ma túy , mại dâm, HIV/ASDI, cờ bạc , rượu chè .Buôn bán người cũng là một trong những vấn nạn đó. Nạn Buôn bán người đang diễn ra rất phức tạp không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Tệ nan này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển xã hội nói chung và từng cá nhân nói riêng. Một số nước nạn buôn người đang hoành hành như : Ma Cao, Hồng Kong, Trung Quốc , Đài Loan Việt Nam đang trở thành điểm nóng của tệ nạn này. Ở Việt Nam Buôn bán người mới phát triển trong vài năm gần đây nhưng hậu quả của nó để lại thì vô cùng nặng nề. Nạn buôn bán người gia tăng nhanh chóng , diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống chính sách của nhà nước ta nhằm đảm bảo An sinh xã hội. Hiện nay nhiều người rất quan tâm đến vấn nạn này vì mọi người không ai nói trước được rằng liệu mình sẽ không phải là nạn nhân tiếp theo của nạn Buôn bán người. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm nhằm giảm thiểu tối đa nhất sự phát triển của tệ nạn đáng sợ này. Bắc ninh là một vùng quê giàu truyền thống văn hóa ,mang đậm chất làng quê Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của guồng máy kinh tế kéo theo nhiều cái được của một xã hội phát triển làm thay da đổi thịt bộ mặt của tỉnh nhà, kéo theo đó cũng là những tệ nạn làm đau đàu nhà quản lý. Mấy năm gần đây , Bắc Ninh được đánh giá là một trong những tỉnh có thu nhập bình quân cao nhất cả nước. Nạn buôn bán người cũng theo đó mà ngày càng phát triển ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng. Vì vậy em chọn chủ đề “ Tỉnh Bắc Ninh buôn bán phụ nữ ngày càng gia tăng . Thực trạng và giải pháp”

doc37 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tỉnh Bắc Ninh buôn bán phụ nữ ngày càng gia tăng Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là không ít những tệ nạn xã hội như: ma túy , mại dâm, HIV/ASDI, cờ bạc , rượu chè….Buôn bán người cũng là một trong những vấn nạn đó. Nạn Buôn bán người đang diễn ra rất phức tạp không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Tệ nan này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển xã hội nói chung và từng cá nhân nói riêng. Một số nước nạn buôn người đang hoành hành như : Ma Cao, Hồng Kong, Trung Quốc , Đài Loan… Việt Nam đang trở thành điểm nóng của tệ nạn này. Ở Việt Nam Buôn bán người mới phát triển trong vài năm gần đây nhưng hậu quả của nó để lại thì vô cùng nặng nề. Nạn buôn bán người gia tăng nhanh chóng , diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống chính sách của nhà nước ta nhằm đảm bảo An sinh xã hội. Hiện nay nhiều người rất quan tâm đến vấn nạn này vì mọi người không ai nói trước được rằng liệu mình sẽ không phải là nạn nhân tiếp theo của nạn Buôn bán người. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm nhằm giảm thiểu tối đa nhất sự phát triển của tệ nạn đáng sợ này. Bắc ninh là một vùng quê giàu truyền thống văn hóa ,mang đậm chất làng quê Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của guồng máy kinh tế kéo theo nhiều cái được của một xã hội phát triển làm thay da đổi thịt bộ mặt của tỉnh nhà, kéo theo đó cũng là những tệ nạn làm đau đàu nhà quản lý. Mấy năm gần đây , Bắc Ninh được đánh giá là một trong những tỉnh có thu nhập bình quân cao nhất cả nước. Nạn buôn bán người cũng theo đó mà ngày càng phát triển ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng. Vì vậy em chọn chủ đề “ Tỉnh Bắc Ninh buôn bán phụ nữ ngày càng gia tăng . Thực trạng và giải pháp” Em mong rằng bài viết này sẽ làm sáng rõ hơn tệ nạn buôn bán người trong cả nước. Vì thời gian có hạn nên bài viết của em còn nhiều hạn chế, em mong nhận được ý kiến đóng góp của cô cùng các bạn làm hoàn thiện hơn chuyên đề buôn bán người. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên khoa công tác xã hội Th.s Bùi Thị Chớm đã hướng dẫn em làm chuyên đề này. Sinh viên thựchiện Ngô Thị Thảo Lớp Đ2CT2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chuyên đề buôn bán người : “Tỉnh Bắc Ninh, buôn bán phụ nữ ngày càng gia tăng . Thực trạng và giải pháp” Cơ sở lý luận Khái niệm và khái niệm liên quan * Buôn bán người Theo Liên Hợp Quốc là các hành vi bao gồm : vận chuyển, tuyển dụng, che giấu hoặc gián tiếp nhận người bằng cách sử dụng, đe dọa bằng bạo lực hay bằng các hình thức khác nhau như : ép buộc, bắt cóc , lừa gạt bằng cách lợi dụng quyền lực hay lạm dụng hoàn cảnh của đối tượng , đưa hoặc nhận một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất khác để đạt quyền kiểm soát người khác nhằm mục đích bóc lột * Buôn lậu người Là sự vận chuyển người với sự đồng ý của họ sang một nước khác, thông qua hình thức bất hợp pháp nhưng đạt được những khoản tiền và lợi ích vật chất khác *Di cư Là hình thức cá nhân di chuyển từ nơi này đến nơi khác, nông thôn đến thành thị, nước giàu sang nước nghèo. Vì mục đích kinh tế - chính trị - xã hội - văn hóa. Có thể là bất hợp pháp hoặc hợp pháp *Hôn nhân có yếu tố nước ngoài Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân có dấu hiệu sau : giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau nhưng thường chú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau nhưng thực hiện ở nước ngoài và liên quan đến luật pháp nước ngoài Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề buôn bán người hiện nay Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến nạn buôn bán người hiện nay, nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nan là nhà nước pháp quyền của dân , do dân , vì dân. Vì thế cho nên việc buôn bán người là hành vi vi phạm nghiêm trọng vào quyền con người “ công dân Việt Nam bất khả xâm phạm , mọi người đều được tôn trọng. Nhà nước bảo vệ tính mạng , tài sản , danh dự cho mọi công dân”. Chính vì lý do trên nhà nước ta đã ban hành nhiều điều luật nhằm bảo vệ mọi người dân Việt Nam. Vấn đề phòng chống tội phạm buôn bán PNTE đã được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em ngày 14-7-2004, và đến nay đã bước vào giai đoạn 2 (2007-2010). Có thể nói chính phủ Việt Nam đã có những chương trình kịp thời nhằm ngăn chặn tệ nạn này trong cả nước. Ban chỉ đạo có những hành động thiết thực nhằm giảm thiểu nhất nạn buôn bán PNTE. Nhà nước đã nêu rõ “BBN là tội ác lớn thứ hai sau tội buôn bán ma túy”. Nói như vậy phải thấy rằng nhà nước ta vô cùng coi trọng phụ nữ và trẻ em, thể hiện quan điểm rõ ràng lên án nạn buôn bán PNTE nói riêng và buôn người nói chung. Theo quan điểm của Đảng ta là “ Phòng hơn chống” , cũng như quan điểm “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh” : phòng ngừa là biện pháp cơ bản nhất. Đây là quan điểm vô cùng đúng đắn của Đảng ta, nước ta còn nghèo, kinh tế còn khó khăn , việc chữa trị bệnh gì đó sẽ tốn kém hơn rất nhiều lần so với việc phòng bệnh. Một khi đã là nạn nhân của BBN thì hậu quả để lại là vô cùng nặng nề không chỉ đối với cá nhân người bị buôn bán mà ảnh hưởng tới toàn gia đình , trở thành gánh nặng cho xã hội. Thử lấy một ví dụ nhỏ như kinh phí bỏ ra để đưa một phụ nữ bị buôn bán trở lại cộng đồng sẽ là bao nhiêu so với việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân không trở thành nạn nhân của bọn buôn người. Đây cũng là một trong những biện pháp được nhà nước ưu tiên sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao. Nhớ lại vài năm trước đây khi được hỏi người dân đa phần đều không biết BBN là gì hoặc chỉ mơ hồ hiểu thì hiện nay những trẻ em cũng đã hiểu và phòng tránh BBN. Như vậy mới thấy hiệu quả của tuyên truyền nâng cao nhận thức đạt hiệu quả đến đâu. Nhà nước ưu tiên việc làm này ngay từ cấp cơ sở nhằm hạn chế tối đa nguy cơ bị buôn bán của mọi công dân. Vì hơn ai hết các nhà lãnh đạo hiểu rằng nạn BBN ảnh hưởng tới nhân phẩm danh dự của người bị buôn bán. Cụ thể hóa sự quan tâm của nhà nước là những văn bản luật quy định nghiêm ngặt việc xử phạt tội BBN Điều 19 Bộ Luật Hình Sự quy định tội buôn bán phụ nữ và trẻ em phạt từ 5năm đến 20năm tù tùy vào mức độ tội phạm : như mua bán phụ nữ làm nghề mại dâm, BBN có tổ chức và vi phạm nhiều lần, BBN có tính chuyên nghiệp. Ngoài ra còn bị phạt từ 5 đến 20 triệu đồng. Như vậy là Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến quyền con người , tội phạm vi phạm tội này bị xử phạt rất nặng so với các tội phạm khác. Ngoài ra Đảng và Nhà nước còn có nhiều luật khác về tội BBN cho từng mức và từng loại tội phạm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn này gia tăng ở nước ta trong những năm gần đây là việc nhiều người phụ nữ thông qua những trung tâm ma môi gới hôn nhân trá hình thực chất là một dạng tinh vi của bọn BBN. Nắm bắt được điều này Đảng và Nhà nước đã kịp thời ban hành Nghị Định 62/ 2002 thành lập những trung tâm hỗ trợ kết hôn đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của đông đảo người dân . Nghị Định 62/ 2002 quy định rõ nguyên tắc hoạt động của trung tâm này : trung tâm hoạt động trên nguyên tắc nhân đạo, phi lợi nhuận , hỗ trợ người có nhu cầu kết hôn với người nước ngoài… Ngoài ra còn nhiều các quy định khác liên quan đến việc nhận con nuôi, kết hôn… Tại Hội nghị triển khai chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2007-2010, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã nêu rõ nguy cơ về tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đề nghị các cấp chính quyền và các ngành chức năng tăng cường phối hợp để thực hiện tốt chương trình này trong 3 năm tới. Phó Thủ tướng cũng đề nghị 2 ngành Công an và Bộ đội biên phòng tăng cường công tác điều tra khảo sát , cập nhật, bổ sung đầy đủ thông tin vào dữ liệu có liên quan đến công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em ở địa phương và tập trung điều tra, khám phá các vụ án phức tạp liên quan đến nhiều đối tượng xuyên quốc gia thông qua việc tổ chức các đợt cao điểm tấn công tội phạm trên dọc các tuyến biên giới. Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an, cơ quan được giao thường trực Ban Chỉ đạo 130CP, cho rằng cần thực hiện tốt 2 biện pháp chính: đó là đẩy mạnh công tác truyền thông và đấu tranh trấn áp tội phạm. Như vậy là , mức độ nghiêm trọng của nạn BBN là vô cùng sâu sắc trong đời sống của người dân. Vì vậy , các ngành các cấp đều trung tay góp sức đẩy lùi tệ nạn BBN. Nói tóm lại , Đảng và Nhà nước luôn đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu , bảo vệ quyền và lợi ích của mọi công dân Việt Nam. Chính vì vậy mà công tác phòng chống BBN là công tác trọng điểm nhằm đảm bảo sự phát triển của xã hội. Cơ sở thực tiễn của nạn BBN “ Tỉnh Bắc Ninh buôn bán phụ nữ ngày càng gia tăng. Thực trạng và giải pháp” Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hưởng đến nạn buôn bán phụ nữ ở tỉnh Bắc Ninh. Từ khi nước ta mở của , hội nhập với thế giới có thể nói bộ mặt đất nước đã được thay đổi. Sự phát triển của nền kinh tế : những khu kinh tế mọc lên , những đô thị phát triển với những nhà cao tầng mọc lên như nấm, đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Nhưng bên cạnh đó là những tệ nạn xã hội nảy sinh, BBN là một trong những tệ nạn gia tăng nhanh nhất. Vì đây là hình thức buôn bán siêu lợi nhuận không một ngành nghề nào có thể so sánh được. Bắc Ninh trong sự phát triển của nền kinh tế , những tệ nạn ngày càng nảy sinh nhiều. Trong đó những yếu tố về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng không nhỏ tới sự gia tăng của tệ nạn này. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế , sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà là vô cùng nhanh chóng , điều này kéo theo sự giao lưu kinh tế giũa các vùng trong khu vực, của khẩu Móng Cái là điểm chung chuyển của bon buôn người, ở đây nhiều ổ mại dâm ngay trong đất trung quốc là nơi những người bị buôn bán tập kết. Từ tỉnh Bắc Ninh sang cửa khẩu này rất gần và thuận lợi khiến cho hoạt động BBPN ngày càng gia tăng. Từ sự trao đổi kinh tế giữa tỉnh Bắc Ninh và những hoạt động văn hóa khác cùng các tỉnh lân cận tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tệ nạn BBPN. Tỉnh Bắc Ninh có đường giáp gianh với các tỉnh như : - Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang - Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương - Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội Thủ đô Hà Nội là trọng điểm của nạn BBN hoành hành, mà tỉnh Bắc Ninh nằm liền kề cách vài chục km. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho nạn BBPN phát triển. Tuy nhiên, vì nằm liền kề với thủ đô Hà Nội nên thuận lợi cho công tác phòng chống nạn BBPN. Nhiều chính sách của Đảng và Nhà Nước được ưu tiên trong sự trợ giúp đỡ cùng với tỉnh Bắc Ninh Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: - Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước. - Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá... đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ... Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. - Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt thuận lợi cho công tác phòng chống BBPN. - Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng. Bắc Ninh là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho nạn BBPN phát triển nhanh chóng. Bản đồ tự nhiên tỉnh Bắc Ninh Công tác đấu tranh phòng ngừa BBPN ở tỉnh Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh có nhiều chương trình hành động thực hiện đấu tranh phòng ngừa BBPN trên địa bàn . Trước tiên, Đảng ủy và chính quyền tỉnh Bắc Ninh thực hiện có hiệu quả những chính sách nhà nước quy định . Thực hiện quan điểm chỉ đạo của nhà nước ta trong phòng chống BBPN đó là “ Phòng ngừa là biện pháp cơ bản nhất” . Có thể thấy rằng công tác tuyên truyền phòng ngừa BBPN là biện pháp đạt hiệu quả cao. Công tác tuyên truyền thông tin nhằm nâng cao nhận thức nhằm phòng ngừa nạn BBPN. Hàng năm tỉnh Bắc Ninh tổ chức những đột tuyên truyền cho mọi người dân thấy được chân dung của kẻ BBPN , các biện pháp tự vệ khi là nạn nhân của chúng. Bằng những tờ rơi , băng rôn khẩu hiệu, những biểu sinh hoạt tập thể đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Những cuộc thi đóng kịch , chiếu phim đã thu hút được rất nhiều chị em phụ nữ tham gia. Buổi tuyên truyền phòng chống BBPN và TE huyện Khánh Bình tỉnh Bắc Ninh. Bên cạnh đó công an tỉnh còn tổ chức những buổi hội thảo nói chuyện với người dân về những ảnh hưởng của người bị buôn bán khi trở về cộng đồng sinh sống. Đặc biệt những chị em phụ nữ bị buôn bán trở về bị xã hội khì thị , khó khăn trong việc nhập lại hộ khẩu (nếu đã tách khẩu ra khỏi tỉnh nhà). Hơn nữa , BBPN còn khiến cho gánh nặng xã hội thêm nặng khi mà người bị buôn bán trở về mang trong mình bệnh tật, xã hội phải bỏ ra khoản tiền khám chữa bệnh cũng như giải quyết hậu quả của nạn BBPN. Nhiều chị em khi trở về mang trong mình nỗi sợ hãi , tâm thần bất ổn, cần phải điều trị lâu ngày mà không khỏi. Nhiều chị em mang trong mình căn bệnh thế kỷ khi trở về địa phương được chính quyền hướng dẫn chăm sóc , bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chị em. Đảng ủy và chính quyền tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn việc phòng chống BBPN ngay từ cơ sở. Tất cả các huyện trong tỉnh đều có chi hội phụ nữ phát triển mạnh. Hàng tháng họp định kỳ thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, có tổ chức tìm hiểu về nạn BBPN . Nhiều chi hội tổ chức những cuộc thi về đề tài này thu hút nhiều hội viên tham gia. Từ đó chị em hiểu hơn ai hết tác hại cũng như hậu quả nghiêm trọng mà nạn BBPN để lại , các chị trao đổi học hỏi kinh nghiệm của nhau về phát triển kinh tế ngay tại địa phương mình nhằm hạn chế tối đa cơ hội bọn BBN có dịp tiếp cận . Nhiều làng thực hiện công tác kiểm tra nhân khẩu tam trú ,tạm vắng rất nghiêm ngặt , không tạo ra khe hở để bọn này có dịp lợi dụng. Nhiều huyện có đội ngũ cộng tác viên làm nhiệm vụ tuyên truyền vận động , kiểm tra , phát hiện nạn BBPN. Việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, được chính quyền địa phương kiểm duyệt theo đúng quy định của nhà nước. Việc kiểm duyệt nghiêm ngặt những hồ sơ của những chị em muốn kết hôn với người nước ngoài, tránh để kẻ xấu lợi dụng làm bậy. Phối hợp cùng với các ban ngành cấp trên trong việc xác định rõ nhân thân, điều kiện sống , hoàn cảnh của những ông chồng ngoại quốc , nhằm giảm thiểu những hồ sơ lừa . Đảng ủy , UBND phối hợp với các ban ngành , cơ quan trên địa bàn tỉnh nhằm phối hợp một cách đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh, phòng chống BBPN tỉnh nhà. Nói tóm lại công tác phòng chống BBPN ở tỉnh Bắc Ninh được đặc biệt chú trọng nhằm hạn chế tối đa vấn nạn này trên địa bàn tỉnh. Thực trạng BBPN và công tác đấu tranh phòng ngừa BBPN tỉnh Bắc Ninh Tình hình BBPN trong cả nước Trong bối cảnh đất nước “mở cửa” hội nhập quốc tế, thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạch những mặt thuận lợi thì cũng còn nhiều khó khăn thách thức, nhất là vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em, ở đó có phụ nữ, trẻ em (PNTE) đã bị lừa gạt trở thành món hàng trong tay những kẻ trục lợi. Việt Nam hiện đang trở thành điểm nóng  của tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em. Vào tháng 6 năm 2005, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra báo cáo rằng Việt Nam là một trong những nước cần chú ý vì có tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam sang Trung Quốc, Hongkong, Macao, Malaysia, Đài Loan và Cộng Hoà Czech để làm công việc mãi dâm. Cũng trong năm vừa qua, đã có rất nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức ở Đài Loan cùng những cam kết của các quốc gia trong vùng sông Mêkông để tìm cách ngăn chận nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt nam Những năm gần đây nạn BBPN diễn ra ngày càng nghiêm trọng, bởi phụ nữ bị buôn bán đa phần đều ở nông thôn ít học thức , nghèo khổ , dễ tin người chưa có những kỹ năng phòng ngừa rủi ro. Những phụ nữ nạn nhân của nạn BBPN(ảnh minh họa) Bên cạnh đó nhiều chị em còn chưa bao giờ ra khỏi lũy tre làng thì làm sao nhận ra chân dung của kẻ BBN. Đa số PN bị lừa bán sang Campuchia là những người dân quê thật thà, chất phác ở vùng sâu, vùng xa, trình độ học vấn thấp, điều kiện kinh tế và hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu việc làm lại nhẹ dạ cả tin nên dễ bị lừa gạt. Phần lớn những vụ này đều do các tổ chức, cá nhân tội phạm trong nước và quốc tế câu kết thực hiện. Họ bị buôn bán, bị bóc lột lao động, xâm hại tình dục và dễ lây nhiễm HIV, sử dụng các chất gây nghiện nguy hiểm... không những thế, sau một thời gian dài bị hành hạ cả thể xác và tâm lý, nhiều người đã phát bệnh tâm thần.  Đây không chỉ là nguyên nhân của những cô gái bị lừa sang Camphuchia mà cũng là tình trạng chung trong cả nước. Tại Việt Nam, vấn nạn này đang có chiều hướng gia tăng. Những phụ nữ trẻ chưa chồng, trình độ học vấn thấp và hầu như không có thông tin đều là những đối tượng có nguy cơ bị lừa gạt cao. Các nạn nhân thường bị lừa sang Trung Quốc, Campuchia, Đài Loan, Hong Kong, Malaysia và Thái Lan. Hành vi lừa gạt, câu móc của bọn tội phạm rất tinh vi. Ngoài thủ đoạn dụ dỗ phụ nữ đi làm xa, lấy chồng ngoại, bọn lừa đảo còn “sáng tạo” ra những chiêu thức mới như qua hình thức du học, lao động xuất khẩu, du lịch. Điển hình như một trường hợp ở Hải Dương. Nạn nhân được một nhóm người đến giới thiệu, mời chào đi du học. Em gái này không những phải mất hơn 10 triệu đồng để lo lót “thủ tục” mà còn bị bán cho một nhóm người ở Trung Quốc Những cô gái trẻ nhẹ dạ cả tin , ước mơ được đổi đời là nạn nhân của bon buôn bán người. Phim ảnh về những chân trời mới được hiện ra như những bức tranh tuyệt đẹp thu hút những cô gái trẻ. Hơn thế nữa , nhà nước ta chưa thực sự có những chính sách quản lý chặt chẽ việc học sinh đi du học , pháp luật còn nhiều khe hở khiến bọn BBPN ngày càng phát triển. Lạng Sơn là một trong những điểm nóng của cả nước về tệ nạn này. Tỉnh có năm huyện tiếp giáp với Trung Quốc trên đường biên dài 253 km; với hai cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Đồng Đăng, hai cửa khẩu quốc gia Chi Ma và Bình Nghi, cộng thêm vô số đường tiểu ngạch dọc vùng biên, là đặc điểm địa lý dẫn đến nguy cơ cao về tệ nạn buôn bán người, khiến Lạng Sơn trở thành tuyến đường trung chuyển buôn bán người sang Trung Quốc. Mặt khác, phần lớn dân số Lạng Sơn là dân tộc thiểu số (Nùng 43% và Tày 36%), có trình độ dân trí thấp nên dễ trở thành nạn nhân của bọn buôn bán người. Trong 2 năm 2005-2006, cả nước phát hiện 568 vụ, 993 đối tượng phạm tội buôn bán phụ nữ, trẻ em. Trong số 1.518 nạn nhân, số phụ nữ bị lừa bán ở lứa tuổi từ 18 đến 35 chiếm 63(%), trẻ em 22(%), còn lại 15(%) là những đối tượng khác. Đối tượng bị buôn bán (%) Phụ nữ từ 18 đến 35(tuổi) 63 Trẻ em 22 Đối tượng khác 15 Biểu đồ tỷ lệ đối tượng bị buôn bán trong cả nước Như đã thấy ở biểu đồ trên đối tượng là phụ nữ chiếm tỷ lệ cao nhất sau đó đến trẻ em và những đối tượng khác. Vì sao phụ nữ lại là đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất? Trước tiên có thể kể đến phụ nữ là đối tượng làm nghề mại dâm thu được nhiều lợi nhuận nhất, bọn buôn người chủ yếu kiếm lợi từ những nguồn này. Nhiều phụ nữ tự đi làm rồi không may bị lừa bán, đây là lứa tuổi làm việc hết sức tốt, có sức khỏe , kinh nghiệm , biết chụi đựng …Còn trẻ em thì vận chuyển khó hơn , tốn kém tiền
Luận văn liên quan