Đề tài Tổ chức hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty Du lịch Dịch vụ Hải Phòng

Không chỉ là tiền đề cho sự tiến hoá loài người, lao động của con người còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò quan trọng trong việc tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Một doanh nghiệp, một xã hội được coi là phát triển khi lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Như vậy, trong các chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, yếu tố con người luôn được đặt ở vị trí hàng đầu. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động của họ bỏ ra được đền bù xứng đáng dưới dạng tiền lương. Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của xã hội đến từng thành viên. Có thể nói rằng,tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong số ít vấn đề được cả doanh nghiệp và người lao động quan tâm. Vì vậy, việc hạch toán phân bổ chính xác tiền lương cùng các khoản trích theo lương vào giá thành sản phẩm, tính toán đúng và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động sẽ góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống người lao động. Là một doanh nghiệp nhà nước nên đối với Công ty Du lịch Dịch vụ Hải phòng, việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp, hạch toán đủ và thanh toán kịp thời nhằm nâng cao đời sống lao động cho cán bộ công nhân viên càng cần thiết hơn, nhận thức vấn đề trên tôi chọn đề tài: " Tổ chức hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Du lịch Dịch vụ Hải phòng " Kết cấu đề tài gồm 3 phần: Phần I: Lý luận chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Phần II: Thực tế tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Du lịch Dịch vụ Hải phòng Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Du lịch Dịch vụ Hải phòng.

doc74 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3698 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty Du lịch Dịch vụ Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP I - NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP Lao động tiền lương và ý nghĩa của việc quản lý lao động Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương II - HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG, QUỸ TIỀN LƯƠNG, QŨY BHXH, BHYT, KPCĐ Các hình thức tiền lương Qũy tiền lương Qũy BHXH, BHYT, KPCĐ III - HẠCH TOÁN LAO ĐỘNG VÀ TRỢ CẤP BHXH PHẢI TRẢ Hạch toán lao động Tiền lương và trợ cấp BHXH IV - KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG Chứng từ và tài khoản kế toán Kế toán tổng hợp tiền lương V - KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Chứng từ và tài khoản kế toán Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương VI - SỔ SÁCH KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ HẢI PHÒNG Tính lương và trợ cấp BHXH phải trả Tổ chức ghi sổ kế toán PHẦN II: THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ HẢI PHÒNG I - ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ HẢI PHÒNG Lịch sử hình thành phát triển của đơn vị Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh II - ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CỦA ĐƠN VỊ‚ Tổ chức bộ máy kế toán Tổ chức sổ sách kế toán III-THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG tạI CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ HẢI PHÒNG Đặc điểm lao động Qũy tiền lương Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Du lịch Dịch vụ Hải phòng PHẦN III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ HẢI PHÒNG I - NHẬN XÉT CHUNG Hình thức trả lương Chế độ trả lương Hạch toán các khoản trích theo lương II - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ HẢI PHÒNG Về công tác quản lý lao động Chế độ trả lương Hoàn thiện cách tính trả lương Về chế độ trả lương Về công tác hạch toán các khoản trích theo lương KẾT LUẬN Danh môc tµi liÖu tham kh¶o  Trang 3 4 4 7 8 8 12 13 15 15 16 17 17 18 20 20 21 22 22 22 26 26 26 26 29 32 32 33 36 36 37 41 63 63 63 64 66 66 67 68 69 70 74      LỜI NÓI ĐẦU Không chỉ là tiền đề cho sự tiến hoá loài người, lao động của con người còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò quan trọng trong việc tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Một doanh nghiệp, một xã hội được coi là phát triển khi lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Như vậy, trong các chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, yếu tố con người luôn được đặt ở vị trí hàng đầu. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động của họ bỏ ra được đền bù xứng đáng dưới dạng tiền lương. Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của xã hội đến từng thành viên. Có thể nói rằng,tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong số ít vấn đề được cả doanh nghiệp và người lao động quan tâm. Vì vậy, việc hạch toán phân bổ chính xác tiền lương cùng các khoản trích theo lương vào giá thành sản phẩm, tính toán đúng và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động sẽ góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống người lao động. Là một doanh nghiệp nhà nước nên đối với Công ty Du lịch Dịch vụ Hải phòng, việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp, hạch toán đủ và thanh toán kịp thời nhằm nâng cao đời sống lao động cho cán bộ công nhân viên càng cần thiết hơn, nhận thức vấn đề trên tôi chọn đề tài: " Tổ chức hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Du lịch Dịch vụ Hải phòng " Kết cấu đề tài gồm 3 phần: Phần I: Lý luận chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Phần II: Thực tế tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Du lịch Dịch vụ Hải phòng Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Du lịch Dịch vụ Hải phòng. PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP I. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1. Lao động, tiền lương và ý nghĩa của việc quản lý lao động Lao động là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là yếu tố quyết định nhất. Chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn tìm cách kết hợp tối đa hoá tiền lương cho CNV và việc tối thiểu hoá chi phí về lao động. Do đó việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm cần thiết phải tiết kiệm chi phí về lao động. Sử dụng hợp lý lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh là tiết kiệm chi phí về lao động sống, do đó hạ thấp giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động trong doanh nghiệp. Chi phí về lao động trong doanh nghiệp biểu hiện dưới dạng tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương. Tiền lương hay tiền công là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của CNV đã bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền lương (tiền công) gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà CNV đã thực hiện. Xét về mặt kinh tế, tiền lương là một bộ phận của chi phí sản xuất được biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng của họ. Tiền lương là một bộ phận của chi phí sản xuất, chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau chi phí về vật liệu. Do vậy, quản lý hạch toán tốt chi phí nhân công sẽ góp phần làm hạ thấp chi phí sản xuất và thực hiện tốt các hình thức trả lương sẽ có tác động kích thích người lao động hăng hái học tập nâng cao tay nghề, phát huy sáng kiến tăng năng suất lao động và đem lại kết quả lao động cao. Xét về mặt chính trị xã hội, tiền lương thể hiện mối quan hệ phân phối, quan hệ sản xuất xã hội. Do đó, trong những chừng mực nhất định thì mối quan hệ này sẽ chuyển hoá thành quan hệ chính trị như: đình công, bạo loạn, đảo chính... gây nên xáo trộn về chính trị mất ổn định. Trên thực tế người lao động không quan tâm đến tiền lương nhiều hay ít mà họ chỉ quan tâm đến khối lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ họ nhận được thông qua tiền lương. Như vậy, tiền lương được chia làm 2 dạng: tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. Tiền lương danh nghĩa là số tiền thực tế mà người lao động nhận được , tuy nhiên giá cả hàng hoá ở mỗi khu vực, mỗi thời điểm là khác nhau nên với cùng một số tiền lương người lao động sẽ mua được số hàng hoá dịch vụ không giống nhau. Điều này làm nảy sinh khái niệm tiền lương thực tế. Tiền lương thực tế được sử dụng để xác định số lượng hàng hoá tiêu dùng mà người lao động nhận được thông qua tiền lương danh nghĩa của họ. Tiền lương thực tế phụ thuộc vào 2 yếu tố sau: + Tổng số tiền nhận được (tiền lương danh nghĩa) + Chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ Sự phụ thuộc này có thể biểu diễn qua công thức sau: Từ công thức trên ta thấy rằng tiền lương thực tế của người lao động tăng lên khi chỉ số tiền lương danh nghĩa tăng nhanh hơn chỉ số giá cả. Chức năng của tiền lương là tái sản xuất sức lao động nên bên cạnh tiền lương danh nghĩa doanh nghiệp cần phải quan tâm đến tiền lương thực tế. Tiền lương trong cơ chế mới tuân theo quy luật cung cầu của thị trường sức lao động, chịu sự điều tiết của nhà nước, hình thành thông qua việc ký kết hợp đồng lao động giữa người lao động với bên sử dụng lao động phù hợp với luật lao động và luật công đoàn. Ngoài tiền lương được hưởng theo số lượng và chất lượng lao động của mình người lao động còn được hưởng sự phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi tập thể trong xã hội, để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài của người lao động. Theo chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. BHXH được trích lập để tài trợ cho trường hợp cán bộ CNV tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu... BHYT để tài trợ cho việc phòng chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của người lao động. KPCĐ chủ yếu để cho hoạt động của tổ chức của giới lao động chăm sóc bảo vệ quyền lợi của người lao động. Cùng với tiền lương (tiền công) các khoản trích lập các quỹ nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm Việc tính toán chi phí về lao động sống phải trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động, sử dụng lao động trong sản xuất kinh doanh. Ngược lại việc tính đúng thù lao lao động, thanh toán đầy đủ kịp thời tiền lương và các khoản liên quan cho người lao động, một mặt kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng của lao động; mặt khác thúc đẩy việc sử dụng lao động hợp lý, có hiệu quả. Để tạo điều kiện cho quản lý, huy động sử dụng hợp lý lao động, cần thiết phân loại CNV của doanh ngiệp. Lực lượng lao động tại doanh nghiệp bao gồm: CNV trong danh sách và CNV ngoài danh sách. - CNV trong danh sách: là những người được đăng ký trong danh sách lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương. CNV trong danh sách được phân chia thành các loại lao động khác nhau theo 2 tiêu thức sau: + Căn cứ vào tính liên tục của thời gian làm việc: CNV thường xuyên: là người đựoc tuyển dụng chính thức làm việc lâu dài cho doanh nghiệp và những người tuy chưa được tuyển dụng chính thức nhưng làm việc thường xuyên và liên tục. CNV tạm thời: là những người làm việc theo hợp đồng lao động trong đó quy định rõ thời hạn làm việc. + Căn cứ vào tính chất hoạt động sản xuất: CNV sản xuất kinh doanh cơ bản: bao gồm toàn bộ số lao động trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh ngiệp bao gồm: công nhân sản xuất học nghề; nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. CNV thuộc các hoạt động khác: gồm số lao động hoạt động trong lĩnh vực khác của doanh nghiệp như CNV xây dựng cơ bản, CNV vận tải, CNV hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ, căng tin, nhà ăn... - CNV ngoài danh dách: Là những người tham gia làm việc tại doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền quản lý và trả lương của doanh nghiệp. Họ là những người do đơn vị khác gửi đến như thợ học nghề, sinh viên thực tập, cán bộ chuyên trách đoàn thể, phạm nhân lao động cải tạo... Tuy nhiên, số CNV ngoài danh sách chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong lực lượng lao động nên doanh nghiệp chủ yếu quan tâm đến CNV trong danh sách. Việc quản lý, huy động, sử dụng lao động hợp lý, phát huy được trình độ chuyên môn tay nghề của CNV là một trong các vấn đề cần được doanh nghiệp quan tâm thường xuyên. Để làm dược điều này, các doanh nghiệp cần quản lý lao động theo trình độ kỹ thuật, trình độ tay nghề của từng CNV để có sự phân công sắp xếp lao động hợp lý. 2. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Tiền lương và các khoản trích theo lương là vấn đề quan tâm đặc biệt của cả người lao động và doanh nghiệp. Trong mỗi doanh nghiệp công tác kế toán tiền lương hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình phục vụ công tác quản lý toàn doanh nghiệp, góp phần tính đúng, tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm hay chi phí của hoạt động. Vì vậy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời về số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản đó cho người lao động. Kiểm tra việc sử dụng lao động , việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lương, trợ cấp BHXH, và việc sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH. - Tính toán, phân bổ hợp lý, chính xác chi phí về tiền lương (tiền công), BHXH vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng. Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương và BHXH. Mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương, BHXH đúng chế độ. - Định kỳ lập báo cáo về lao động, tiền lương và BHXH, phân tích tình hình sử dụng lao động và quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH. Đề xuất biện pháp để khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động, ngăn ngừa những vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động, tiền lương và BHXH. Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan. II. HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG, QUỸ TIỀN LƯƠNG, QUỸ BHXH, BHYT VÀ KPCĐ 1. Các hình thức tiền lương Hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụng 2 chế độ trả lương cơ bản: chế độ trả lương theo thời gian làm việc và chế độ trả lương theo khối lượng sản phẩm. Tương ứng với 2 chế độ trả lương đó là 2 hình thức tiền lương cơ bản: - Hình thức tiền lương thời gian - Hình thức tiền lương sản phẩm 1.1. Hình thức tiền lương theo thời gian: Là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Hình thức trả lương này thường áp dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ quan quản lý hành chính, những người làm công tác quản lý trong doanh nghiệp hoặc các đối tượng lao động mà kết quả lao động của họ không xác định được bằng sản phẩm cụ thể. Theo hình thức này tiền lương được tính như sau: Tiền lương thời gian tính theo đơn giá tiền lương cố định còn được gọi là tiền lương thời gian giản đơn. Tiền lương thời gian giản đơn nếu kết hợp thêm tiền thưởng (vì đảm bảo ngày công, giờ công,...) tạo nên dạng tiền lương thời gian có thưởng. Để tính lương thời gian phải theo dõi ghi chép được đầy đủ thời gian làm việc và phải có đơn giá tiền lương thời gian cụ thể. a. Tiền lương thời gian giản đơn Đây là hình thức tiền lương thời gian áp dụng đơn giá lương cố định. Theo chế độ hiện hành lương thời gian được tính như sau: Lương tháng: Theo quy định hiện hành (Nghị định số 77/2000/NĐ - CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ mức lương tối thiểu đối với CNV làm việc trong các doanh nghiệp trong nước là 210.000 đ/tháng , Quyết định số 188/1999 QĐ - TG ngày 04/10/1999 về ngày lao động trong một tháng là 22 ngày, số giờ làm việc trong một ngày là 08 tiếng. Lương ngày: Lương giờ: b. Tiền lương thời gian có thưởng: Thực chất của hình thức này là kết hợp giữa tiền lương thời gian giản đơn với tiền thưởng khi đảm bảo vượt các chỉ tiêu quy định như: tiết kiệm thời gian lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động hay đảm bảo giờ công, ngày công. Các doanh nghiệp thường chỉ áp dụng hình thức tiền lương thời gian cho những loại công việc chưa xây dựng được định mức lao động, chưa có đơn giá lương sản phẩm (công việc hành chính, tạp vụ,...), vì bản thân hình thức tiền lương này còn những hạn chế lớn: Chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, chưa gắn tiền lương với kết quả và chất lượng lao động,chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động, chưa khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả lao động. Vì vậy, để khắc phục bớt những hạn chế này, ngoài việc tổ chức theo dõi ghi chép đầy đủ thời gian làm việc, doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm tra tiến độ làm việc và chất lượng công việc của CNV kết hợp với chế độ khen thưởng hợp lý. 1.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm Là hình thức tiền lương tính trả cho người lao động căn cứ vào kết quả lao động, số lượng và chất lượng, sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng, quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó. Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu hạch toán kết quả lao động (ví dụ: phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành,...) và đơn giá tiền lương mà doanh nghiệp áp dụng đối với từng loại sản phẩm, công việc. Cụ thể là: So với hình thức tiền lương thời gian, hình thức tiền lương sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn. Đó là quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số lương, chất lượng lao động, gắn chặt tiền lương với kết quả sản xuất của người lao động. Do đó kích thích họ tăng năng suất lao động, khuyến khích công nhân phát huy sáng tạo, cải tiến kỹ thuật. Vì vậy hình thức này được sử dụng rộng rãi với nhiều hình thức cụ thể khác nhau: Tiền lương sản phẩm có thể áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm trực tiếp, hoặc có thể áp dụng đối với người gián tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm, gọi là tiền lương sản phẩm gián tiếp. Tuỳ theo yêu cầu kích thích người lao động để nâng cao chất lượng, năng suất, sản lượng hay đẩy nhanh tiến độ sản xuất mà có thể áp dụng các đơn giá tiền lương sản phẩm khác nhau. Các dạng tiền lương sản phẩm: - Tiền lương tính theo sản phẩn trực tiếp không hạn chế (còn gọi là tiền lương sản phẩm giản đơn). Hình thức này áp dụng chỉ với công nhân trực tiếp sản xuất căn cứ vào số lượng sản phẩm mà họ đã sản xuất ra và đơn giá của mỗi đơn vị sản phẩm. Tiền lương = Sản lượng thực tế x Đơn giá tiền lương Trong đó đơn giá tiền lương là cố định và được tính theo công thức: - Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp Căn cứ vào kết quả lao động của công nhân để tính trả lương cho công nhân phụ vụ việc. - Tiền lương sản phẩm tập thể Cách trả lương này áp dụng đối với những công việc cần một tập thể công nhân thực hiện như lắp ráp thiết bị, sản xuất các bộ phận, làm việc theo dây chuyền. Do sản lượng của công nhân không trực tiếp quyết định đến tiền lương của họ nên ít kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động cá nhân. Trong hình thức trả lương này cần tổ chức theo dõi mức độ tham gia của từng cá nhân trong tập thể và vận dụng cách chia lương phù hợp (chia theo thời gian làm việc và cấp bậc kỹ thuật hay chia theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật với bình diểm, bình loại) - Tiền lương sản phẩm có thưởng. Là hình thức tiền lương theo sản phẩm kết hợp với tiền thưởng khi người lao động hoàn thành hoặc vượt mức các chỉ tiêu quy định về tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, ... - Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến Theo hình thức này, ngoài tiền lương tính theo sản phẩm còn tuỳ theo mức độ vượt mức sản phẩm để tính thêm một khoản tiền lương theo tỷ lệ luỹ tiến, áp dụng khi cần đẩy mạnh tốc độ sản xuất. - Tiên lương khoán sản phẩm: Theo hình thức này người lao động sẽ nhận được một khoản tiền nhất định sau khi hoàn thành xong khối lượng công việc được giao theo đúng thời gian và chất lượng quy định đối với loại công việc này. Hình thức tiền lương sản phẩm rất có ưu điểm: đảm bảo được nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương gắn chặt với số lượng, chất lượng lao động do đó kích thích người lao động quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động của mình, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội. Vì vậy hình thức tiền lương sản phẩm được áp dụng rộng rãi. Sử dụng hợp lý hình thức tiền lương cũng là một trong các điều kiện để huy động sử dụng có hiệu quả lao động, tiết kiệm chi phí về lao động. 1.3 Trích trước tiền lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Tại các doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ, để tránh sự biến động của giá thành sản phẩm, dịch vụ, kế toán thường áp dụng phương pháp trích trước chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, đều đặn đưa vào giá thành sản phẩm, coi như một khoản chi phí phải trả, cách tính như sau: Tỷ lệ Tổng số lương phép kế hoạch năm của CNTTSX = x 100 trích trước Tổng số lương chính KH năm của CNTTSX Cũng có thể trên cơ sở king nghiệm nhiều năm, doanh nghiệp tự xác định một tỷ lệ trích trước tiền lương phép kế ho
Luận văn liên quan